Hà Thần

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tên Khác: Quỷ Thuỷ Quái Đàm
Truyện ma đôi khi là những truyện bịa ra dọa người, đôi khi là những truyện bí ẩn có người từng trải, thực có, ảo có, chuyện làm người ta có cảm giác rùng mình, có chút thắc mắc không lời giải. Ai cũn …
Xem Thêm

Chương 4: Thi biến ở nhà ga Lão Long Đầu
Trở lại chuyện chính, lại nói đến vụ “Án dìm xác ở ngã ba sông”, thời thế bấy giờ thật quá loạn những tử án hiếm có phá không được đếm cũng không hết, nhưng đã là đại án gây náo loạn khiến cho mọi người chú ý, nhà nước ít nhiều cũng phải có hành động. Đội tuần sông Ngũ Hà vớt được tử thi thì nhiều vô số kể, nhưng có thể nói đại án cũng không nhiều, theo như Quách sư phụ kể lại, ông ta ở đội cảnh sát trên sông mấy chục năm, nhưng thực sự khiến cho cả thành đầu đường cuối ngõ đi đâu cũng bàn tán xôn xao, lòng người kinh sợ chỉ có 2 bản án, đầu tiên là vụ “xác chết trôi ở sông Hải Hà”, còn lại chính là vụ “Án dìm xác ở ngã ba sông”, đương nhiên còn có những vụ án quái dị có lẽ còn kinh hãi hơn, nhưng không được truyền ra ngoài, người ngoài biết được lại càng ít.

Nói đến đây tiện nói qua một chút về vụ xác chết trôi ở sông Hải Hà, năm đó án xác chết trôi ở sông Hải Hà từng được liệt vào một trong dân quốc thập đại án chưa được phá giải. Đó là năm 1911 năm Cách mạng Tân Hợi nổ ra, triều đình Mãn Thanh sụp đổ, cho mãi tận đến năm 1949 khi Trung Quốc được thành lập, trong những năm này xảy ra mười vụ đại án, mỗi vụ đều khiến cho cả nước khϊếp sợ, tất cả đều không có lời giải đáp, đến cuối cùng đều trở thành án treo, nguyên nhân treo án thì nhiều lắm, tất nhiên trong đó có những vụ do quan lại cấu kết với thổ phỉ, bao che cho nhau, nhưng cũng có vài vụ thực sự là phức tạp không thể phá giải nổi.

Ta không thể nói từng bản án một vì thập đại huyền án này hợp lại cũng đủ nguyên một bộ sách, nhưng cùng lắm ngoài vụ án xác chết trôi ở Hải Hà ra thì các bản án còn lại không liên quan nhiều lắm đến “Hà thần” cho nên mới không nói kỹ càng như vậy. Trong thập đại huyền án có hai vụ xảy ra ở Thiên Tân, một là án Đông Lăng quốc bảo mất tích, bọn phản động Tôn Điện Anh nửa đêm lẻn đến Đông Lăng ăn trộm, những bảo vật tùy táng cùng Từ Hi và Càn Long đều bị cuỗm sạch không còn thứ gì, nhưng càng về sau thì phần lớn tung tích của các bảo vật đó đều không rõ, tương truyền là Tôn Điện Anh đem bảo vật giấu ở tầng hầm của một căn nhà lớn ở đường số 2 Mục Nam, Thiên Tân, sau này căn phòng đá đó hình như cũng bị biến đổi, nghe nói trong phòng có hai tầng hầm ngầm, có thể sau cùng không ai tìm được cửa vào tầng hầm thứ hai, nên thành ra một cái cọc án chưa được giải quyết.

Thêm nữa, trong án xác chết trôi ở Hải Hà, phải nói đến việc Hải Hà hàng năm có quá nhiều người chết đuối, những năm gần đây nạn đói hoành hành, xác chết trôi cũng vì đó mà nhiều thêm lên, trên sông ba ngày từ 2 phía đều có xác chết trôi đến, nhưng việc xác chết xuất hiện trên Hải Hà, vì sao lại bị liệt vào dân quốc thập đại huyền án, ngang hàng với án mất tích bảo vật bồi táng ở Đông Lăng, trong này ắt hẳn phải có điểm gì kinh sợ, bất thường.

Án xác chết trôi ở Hải Hà thực ra trước sau có đến 2 vụ, một vụ xảy ra vào những năm cuối triều Thanh, vụ án này đã có kết quả, thập đại huyền án được nhắc đến không có quan hệ gì đến bản án này cả, có thể quá trình cũng không có gì khác biệt lắm. Lúc ấy Hải Hà đột nhiên xuất hiện hơn mười cái xác chết trôi, giữa ban ngày trôi từ thượng du sông vào trong thành, xác chết xuất hiện liên tục, không có ai dám mò vớt, khiến cho cả thành đều sợ hãi, người đến vây xem tấp nập, lời đồn nổi lên bốn phía, người thì nói là do thổ phỉ, có người lại bảo là có yêu dưới sông tác quái, nếu chỉ một cái xác chết thì cũng thôi, đằng này lại cùng một lúc xuất hiện nhiều như vậy, nhất định là điềm không may, quan phủ phải ra mặt thu gom những xác chết này, đếm ra là đúng bốn mươi lăm bộ, đấy là còn chưa tính những cái không vớt lên được, tìm người khám nghiệm tử thi thì thấy hầu hết đều chết đã lâu, thối rữa hết cả, không có cái nào là do chết đuối, như thế thì càng kì quái, ai ăn no rỗi việc mà lôi mấy cái thây trong mộ ra ném xuống sông làm gì, chẳng lẽ người chết lại tự mình từ trong mộ leo ra, nhảy xuống sông bơi lặn chắc?

Mặt khác trong số những tử thi này không có cái nào là đàn bà con gái, tất cả đều là đàn ông, cũng không có trẻ nhỏ, mặt mũi phần lớn đều không còn nhìn ra được, cũng may là án này tương đối nhiều manh mối, đầu tiên là trên thi hài vẫn còn quần áo, có thể từ đó mà thẩm tra, đối chiếu được thân phận người chết, tiếp nữa là ở thượng du không ai trông thấy nhiều xác chết trôi như vậy, giống như là từ dưới đáy nước nổi lên mà trôi vào trong thành vậy. Đã có phương hướng đại khái như vậy, quan phủ liền phái công sai đến khu vực đó thẩm tra, không bao lâu án được phá, nguyên là có một quán thuốc phiện, bán nha phiến ở địa phương đó, lão chủ quán tham lam, dùng giá thấp mà mua vào một lượng nha phiến biến chất cho người ta hút, khách tới đây vào buổi tối hôm đó hút thuốc phiện, hút được mấy hơi liền dậy không nổi, sùi bọt mép, chết ngay tại quán, những khách này phần lớn là lén lút đến quán, trong nhà không ai hay, lão chủ quán trong lòng biết đã mắc vào đại họa, mới sai tiểu nhị ra bờ sông đoạn phía dưới chân cầu, đào 1 cái hố to, cả đêm đem mấy cái xác ấy vùi xuống, không ngờ rằng chỉ vài ngày sau, thượng du sông Hải Hà đột nhiên mưa lớn, nước tràn lên cuốn trôi đi lớp đất mặt chôn người chết, những tử thi trong đó đều bị lũ cuốn vào thành, lão chủ quán thuốc phiện cùng tiểu nhị đều bị khép vào tội chết, áp giải vào trong thành mà thi hành án, án xác chết trôi ở sông Hải Hà chấn động mấy năm cuối cả triều Thanh đó được phá giải như vậy.

Rồi bây giờ mới nói đến vụ án xác chết trôi ở sông Hải Hà thứ hai, đó là vụ án đến nay vẫn chưa cách nào phá giải nổi, sự tình bắt đầu vào năm 1936, cũng như vụ trước, Hải Hà đột nhiên xuất hiện rất nhiều xác chết trôi, lần này có đến cả mấy trăm bộ, cũng đều là đàn ông, chủ yếu là thanh niên trai tráng, nhìn bộ dáng thì hình như tất cả đều là nông dân, hơn nữa đều bị trói hai tay sau lưng, không có người địa phương, thân phận không có cách nào đối chiếu, án này thực ra lúc ấy cũng không phải không thể tra, chẳng qua là không dám tra xét.

Lúc ấy Hải Quang tự Thiên Tân vệ là nơi Nhật Bản đóng quân, có người nói những xác chết trên sông này là do bọn quỷ Sơn Đông Nhật Bản mò tới trại lính bắt nhân công lao động, xong việc vì bảo vệ bí mật công sự quân đội, quân Nhật mới dùng dây thừng trói những công nhân đó dìm chết từng người một, thi thể đem ném xuống dưới hố ở doanh trại Hải Quang Tự, bên trên dùng bê tông bịt lại. Tưởng rẳng như thế thì thần không biết, quỷ không hay, không ngờ rằng đó thực chất là một cái động lớn, thông với đường thoát nước của kênh mương, thời điểm mưa to mùa hạ, nước ngầm từ dưới đất dâng lên tràn vào Hải Hà, mấy trăm bộ tử thi theo đó mà trôi vào sông.

Ngay trước trận càn quét của quân Nhật, giống như điềm báo, vụ án lớn như vậy cuối cùng lại không giải quyết được, đã qua nhiều năm mà không có kết luận, trở thành vụ án chết nhiều mạng nhất trong dân quốc thập đại huyền án, về sau trên khúc sông này lại vô duyên vô cớ xuất hiện xác chết trôi, mọi người mới cất công mời cao tăng Đại Bi Thiền viện đến siêu độ. Đại Bi Thiền viện xây dựng vào những năm đầu triều Thanh, hậu cung thờ Bồ tát Đại Bi, chính là quan âm nghìn mắt nghìn tay. Theo truyền thuyết thì số mắt và tay Bồ tát có đến cả tám vạn bốn ngàn, tạc tượng cao tám thước, có 24 cánh tay, 36 con mắt, kim quang lóe lên bốn phía, ngoài ra hai bên còn có điện thờ La Hán, Bồ Tát Địa Tạng , tiền điện thờ Phật Di Lặc cùng tượng Bồ Tát Vi Đà, đều được xây dựng từ rất lâu rồi, nhưng so với việc thờ quan âm vẫn chỉ là phụ, cho nên mới đặt tên là Đại Bi viện. Ở đây hương khói quanh năm rất thịnh, lại còn thờ cả xương cốt của pháp sư Đường Huyền Trang, trong miếu có rất nhiều cao tăng, về sau khi xảy ra án xác chết trôi trên sông Hải Hà, tổng hội từ thiện mới phải mời đến cao tăng nội viện, 3 ngày liền cúng bái hành lễ siêu độ cho những vong hồn kia, còn hành lễ cúng bái ra sao là việc của thầy tu, đạo sĩ, chúng ta chẳng thể biết được.

Án xác chết trôi trên sông Hải Hà xảy ra vào năm 1936, lúc ấy Quách sư phụ vẫn còn theo sư phụ của ông học nghề ở đội tuần sông, đường sông bấy giờ bị đến mấy trăm xác chết trôi làm tắc nghẽn, tình cảnh quả thực thấy mà giật mình, nhưng toàn bộ bản án thế nào, ông ta cũng không rõ lắm, nói đến vụ án chết trôi ở ngã ba sông, thì chính là kinh nghiệm ông trải qua, trong đó có rất nhiều điểm ly kỳ, đúng là đến chết cũng không quên được, ngay dưới gầm cầu lại phát hiện ra hai cỗ thi hài một lớn một nhỏ rêu phủ toàn thây, nhưng tất cả mới chỉ là mở đầu, đoạn sau này mới thực sự dọa cho người ta chết khϊếp.

Con sông trong vòng một năm nay, số người chết so với những năm trước quả ít đi nhiều, Quách sư phụ cũng chẳng nghĩ đến vụ xác chết trôi ở ngã ba sông nữa, hai cỗ thi thể đã hỏa thiêu, đem tro cốt chôn ở chùa Lệ Đàn. Thiên Tân có rất nhiều miếu, nhiều am, nhà thờ cũng nhiều, chùa Lệ Đàn nằm trong con phố nhỏ tên là Lệ Đàn, trong chùa thờ Bồ Tát Địa Tạng, chuyên độ hóa ác quỷ, đem tro cốt đến đó chôn cũng xem như là yên ổn. Vốn tưởng chuyện như thế là xong, ai mà ngờ sau này vẫn còn lắm sự.

Lại quay lại chuyện Quách sư phụ cùng Đinh Mão lo việc gấp giấy trong tang lễ của gia chủ, cũng xem như được thêm ít tiền trợ cấp, hôm nay lúc chạng vạng tối, hai anh em còn đang loay hoay với mấy cái hình nhân bằng giấy thì Lý Đại Lăng đột nhiên đến mang theo một gói điểm tâm. Đó là những đồ tiến cúng của nhà giàu, sau khi bái thần tế tổ lưu lại. Người giàu có sang trọng chỉ ăn “Cung tiêm nhi”. Nói qua là cúng phẩm thường được bày thành hình bảo tháp, dưa leo, điểm tâm xếp vào một bàn, không để chung nhau, những đồ ở trên và ở dưới thì đều giống nhau, nhưng đồ bày trên cùng thì gọi là “cung tiêm nhi”(ngọn tháp). Theo cách nói trước kia, ăn cung tiêm nhi có thể hưởng thêm phúc, còn lại những cống phẩm bình thường kia thì đều đem phân phát cho các chùa, miếu, am cho người xuất gia, tại đây coi đó như là một cách tích đức hành thiện. Xế chiều hôm đó có người cho hòa thượng béo vác một bọc cung tiêm nhi như thế, đây giống như một loại điểm tâm làm từ gạo nếp, từng cái từng cái đem xếp thành hình bảo tháp, sau đó phủ mật lên trên, là đồ chuyên dùng để cúng bái thần phật.

Quách sư phụ cùng Đinh Mão cũng đã quá trưa mà chưa ăn uống gì, vừa vặn lại có chỗ đồ ăn này lót dạ. Đinh Mão cầm lấy một cái ném vào miệng nếm, bên trong còn có cả mứt táo hãm liêu, mυ"ŧ ngón tay tán thưởng: “Thật khách sáo quá, mùi vị thật không tệ. Đúng là cúng phẩm hảo hạng, là bảo vật, lại ăn cùng mứt táo, trong số rất nhiều điểm tâm tiến cúng thì ngon nhất vẫn là mứt táo hãm liêu đấy!”

Quách sư phó nói: “Ngươi đúng là cái đồ bán bánh nướng mà không mang theo lương khô, ăn sành quá nhỉ, mới có một miếng mà đã biết đây đúng là điểm tâm tiến cúng hảo hạng.”

Lý Đại Lăng nói “Hai vị ca ca đều là người trong nghề, ăn miếng điểm tâm mà còn có nhiều điều để nói như vậy, tại hạ hôm nay xem như được mở rộng tầm mắt rồi, thiện tai, thiện tai.”

Đinh Mão nói: “Ngươi bình thường giả mạo hòa thượng đi đến những nhà giàu có tổ chức pháp sự, cũng vơ vét được không ít điểm tâm trái cây của nhà người ta, ngươi chỉ có ăn mà không nghĩ, đương nhiên không thể biết được những chuyện này rồi, ngươi có biết lai lịch thứ mật dùng để tiến cúng này ra sao không? Ta cho ngươi biết, năm xưa khi ta còn theo một vị sư phụ chuyên làm điểm tâm cúng tiến cho nhà chùa, nghe nói là truyền nhân của Lỗ Ban, tay nghề không phải chuyện đùa, người ta dùng đường để làm mật cúng phẩm, cúng phẩm được xếp thành hình dạng như bảo tháp, ở dưới lớn, bên trên ngọn nhỏ dần, từng cái từng cái xếp chồng lên nhau, tháp lại có cửa, từ ngoài có thể nhìn vào trong được, cuối cùng đem đồ lên cho đặc quánh lại, màu hổ phách, trong suốt như thuỷ tinh, quá trình làm mật này là tuyệt đối bí mật, không ai được biết. Rất nhiều người còn không biết vị sư phụ này cư ngụ ở đâu. Làm điểm tâm tuyệt phẩm mà lai lịch khó tra ra. Hiện tại mật cung mà ta vừa ăn chính là của hậu nhân vị sư phụ đó."

Quách sư phụ nói: “Nếu nói thế thì khác gì nói nhà nào làm điểm tâm chả có một loại tuyệt phẩm? Bánh trung thu Nhất Phẩm Hương, bánh tét Tứ Viễn Hương, bánh nướng Vĩnh Nguyên Trai, bánh Thái Sư ở Thuận Hương, cái nào mà chả có tên tuổi. Nói thế thì có lấy cả chân lẫn tay ra đếm cũng không hết."

Đinh Mão lại nói: “Sư huynh, những cửa hàng điểm tâm huynh nói đúng là đều có tuyệt phẩm cả đấy, có thể không bằng đồ cúng chay này nhưng đều là tuyệt phẩm. Nhưng điểm tâm chay này không cần ăn, chỉ cần nhắm mắt mà ngửi là có thể phân biệt được, lấy thứ điểm tâm đơn giản nhất ra mà nói, đừng nói đến dùng sách hướng dẫn, mà ai cũng có thể làm được, nhưng với những đồ tiến cúng này thì khác, trứng gà là thứ trứng gà Hà Bắc lớn hơn trứng bình thường, mỡ thì dùng loại mỡ heo tấm, đường cũng là thứ đường hoa mai, bột mì hết thảy đều là tinh bột, mua ở những nơi uy tín, không có nguyên liệu tốt tuyệt nhiên không thể làm ra. Những thứ kia liệu có thể so sánh được không?"

Lý Đại Lăng đột nhiên nói: “Hơn nửa đêm rồi, ta nói chuyện khác không được sao? Hôm nay ta tới đây không phải vì chuyện ăn cơm, nói thật là ta chỉ muốn hai vị đại ca có thể cho ta biết một chút về cái thây nữ toàn thân phủ lông xanh kia không?"-

Quách sư phụ thừa biết Lý Đại Lăng này thuộc loại Tỳ Hưu(dã thú; tiếng cổ), chỉ có ăn vào mà không biết nhả ra, vô duyên vô cớ lại có lòng tốt đem điểm tâm hảo hạng đến, quả nhiên không phải vì chuyện tào lao mà đến, rút cục thì có chuyện gì?”

Lý Đại Lăng nói: “Có chứ, có chứ, nếu không có chuyện gì ta đã chẳng đến đây, đã đến đây ắt phải có chuyện.”

Đinh Mão nói: “Tốt xấu gì thì cũng còn mang được theo một chút điểm tâm đến, còn hơn là tay không mà đến, chẳng qua ta thật không nghĩ ra, Lý Đại Lăng ngươi lại quan tâm đến cái xác chết ở ngã ba sông ấy, người đàn bà đó khi còn sống có quan hệ thân thiết với ngươi sao?”

Lý Đại Lăng vội gạt đi: “Tiểu ca đừng đùa ta, ta nhát gan lắm. Ngươi xem, bây giờ trời đã tối rồi, ăn bao nhiêu điểm tâm cũng không thể không ăn cơm được. Chi bằng để ta làm chủ, mời nhị vị một bữa vậy.”

Đinh Mão nói: “Thật là có lòng, vậy ngươi định mời chúng ta ăn cái gì đây?”

Lý Đại Lăng nói: “Ta cũng rất chú ý cái này, có câu, xuân ăn cua biển, hạ ăn cua đồng, đông ăn cua tím, nếm qua cua tím, trăm thứ đồ ăn khác đều vô vị, đương nhiên mời hai vị ca ca phải mời cua tím thượng hạng rồi, mùa này cũng không phải là không có. Nếu không đến hiệu ăn Trừng Thắng Lâu, ta mời hai vị ăn tôm lắc, tôm sạch bóc vỏ, Phù Dung Toàn Giải(cua cả con bọc trong lá phù dung), cá trích nướng,..."

Quách sư phụ và Đinh Mão rất hiếu kỳ, không nghĩ ra là tên họ Lý này muốn nói chuyện gì, lại cũng thèm chén súp dê, ba người đi vào một quán bán súp dê với quà vặt ở khu chợ phía tây đường cái, chỗ này yên ắng, thực khách cũng chỉ thưa thớt vài người, vừa ngồi xuống liền gọi ngay 4 chén súp dê, 1 chồng bánh nướng…, đang lúc mùa hè nóng bức, chẳng mấy người uống súp dê, nhưng những người đi tuần sông tối ngày phải ngâm mình dưới nước, tiếp xúc với tử thi, trên người âm khí rất nặng, uống chén súp dê nóng hổi có thể bổ khí, lại thêm nhiều ớt nữa, uống xong toàn thân đổ mồ hôi như tắm, thật khỏe khoắn vô cùng. Chỗ bán súp dê cách nhà thờ lớn không xa lắm, nhà thờ này là của những người theo đạo Hồi, thành Thiên Tân có bốn cái nhà thờ đạo Hồi, xung quanh có rất nhiều Hồi dân sinh sống. Có câu “Người Hồi tay hai dao, một dao cắt bánh ngọt, một dao xẻ thịt dê”, từ đó có thể thấy súp dê ở đây rất nổi tiếng. Quách sư phụ cùng mấy người bằng hữu thường xuyên đến phố này ăn, cha con chủ tiệm thường đẩy xe trên phố để bán hàng, cửa hàng này chẳng qua cũng chỉ là gánh hàng rong, không phải khách quen không thể nào tìm nổi.

Ba người vào chỗ của mình rồi uống súp dê, Quách sư phụ quay ra nói với Lý Đại Lăng: “Có chuyện gì thì cứ nói thẳng ra, cái thây nữ ở ngã ba sông làm sao vậy?”

Lý Đại Lăng nói: “Nhị vị đại ca, các vị là người của đội tuần năm sông, thi thể dưới đáy sông ấy là do các vị vớt được, ta chẳng qua chỉ muốn biết, vụ án này có kết quả thế nào?”

Quách sư phụ nói: “Nếu như đã ăn bánh nướng, uống súp dê của hòa thượng nhà ngươi rồi, ngươi hỏi tới chúng ta cũng không thể không nói, lúc ấy có rất nhiều người tụ tập đến xem, đều thấy nữ thi thể ấy rêu xanh bám đầy mình, đã thế lại bị buộc cả một cục sắt to tướng sau lưng, toàn thân phủ đầy rêu, cũng không biết vì sao lại biến thành như vậy, chính quyền cũng sợ lòng dân bất an, cũng ngày hôm đó liền đem tử thi đưa đi thiêu hủy, tro cốt đem đến chùa Lệ Đàn chôn cất, kết quả chỉ có thế thôi, nếu ngươi muốn biết thân phận của nữ thi thể ấy thì chịu thôi, không có cách nào tra ra cả, theo ta thấy cái cục sắt ấy han gỉ nhiều lắm rồi, dễ đến ở dưới đáy sông đến mấy trăm năm cũng nên, cho dù liên quan đến mạng người thì đến bây giờ cũng chẳng thể tra ra được kết quả gì, mà có tra ra thì cũng chẳng để làm gì, vậy nên quan trên cũng không truy cứu nữa.”

Lý Đại Lăng kinh hãi: “Trời đất thì ra cái tử thi kia đã chìm dưới đáy sông lâu như vậy…”

Quách sư phụ quay ra Lý Đại Lăng hỏi: “Ngươi nghĩ gì mà lại đi nghe ngóng chuyện nữ thi thể chết chìm ở ngã ba sông này?”

Lý Đại Lăng nói: “Đại ca, huynh không biết đó thôi, chuyện này không thể một hai câu mà nói rõ được, hãy nghe ta kể từ đầu vậy…”

Hắn không nói từ gốc gác căn nguyên ra, nhưng chúng ta lại phải nói rõ ràng. Bàn về thành Thiên Tân, giàu có nhất tổng cộng có tám hộ, xưng là Bát đại gia. Một trong số Bát gia là Thạch gia, có Thạch gia đại viện giữ lại được đến nay, đó đúng là một căn nhà cổ lớn, gạch xanh, ngói xanh, rường cột, khí phái phi phàm, lầu diễn Phật đường đủ cả. Tổ tiên Thạch gia có hơn vạn khoanh ruộng tốt vì thế nên có cái tên lóng là "Thạch vạn khoanh", lại buôn bán trong cả thành, tiền đếm không xuể. Về việc tại sao Thạch gia lại phát tài thì tới nay có vài truyền thuyết.

Thứ nhất là lúc vào thời Minh mạt, Thanh sơ (cuối Minh đầu nhà Thanh), Sấm vương Lý Tự Thành đánh vào Bắc Kinh, ép hoàng đế Sùng Trinh phải treo cổ trên Môi Sơn, có một cung nữ mang theo một món trân bảo trong cung là "đèn Dạ Quang Như Ý" từ kinh thành trốn đi, tới ban đêm thì tới Thạch gia ngủ trọ. Thấy chủ nhân trung hậu chất phác nên nương thân gả cho Thạch gia. Đèn Dạ Quang Như Ý kia vốn là vật báu vô giá trong đại nội hoàng cung nên Thạch gia cưới được bà thần tài kia là lập tức phất nhanh như diều gặp gió.

Có chuyện khác lại kể rằng, thời Càn Long có vị tham quan Hoà Thân, dùng sưu cao thuế nặng làm tiền tài chống chất như núi, phú khả địch quốc. Tới lúc Hoà Thân bị tịch thu gia sản, định tội, trong đám tiểu thϊếp của Hoà Thân có một người thừa dịp trốn tới Thạch gia. Người tiểu thϊếp này vốn được Hoà Thân sủng ái nên mang theo trên người không ít của báu. Vì phải tị nạn nên người tiểu thϊếp đó chấp nhận gả cho tổ tiên Thạch gia, từ đó tổ tiên Thạch gia phất lên.

Nói tóm lại những truyền thuyết kia cũng không khác nhau là mấy, đại loại là tổ tiên Thạch gia gặp vận may, cưới được người vợ có tiền, giống như đem ngọn núi báu rước qua cửa nhà. Tiền nhiều tới mức mấy đời dùng không hết. Nhưng tổ tiên có để lại di huấn: Có tiền cũng không được vì giàu mà bất nhân, đời đời Thạch gia đều tích đức làm việc thiện, dưới mở hàng cháo, trên mở tiệm áo bông. Mười mấy năm trước, Thạch gia có vị tiểu thư tư thông với một gã mặt trắng hát hí khúc. Hai người có tư tình, tới lúc bụng đã lớn thì đúng như câu "kỹ nữ vô tình, hát xướng vô nghĩa". Tên hát hí khúc kia vừa biết tiểu thư có bầu, sợ gây ra rắc rối, hơn nữa đã có con với vợ ở nhà nên trong đêm đó vội vàng bỏ trốn cùng gánh hát. Còn lại cô tiểu thư mang cái bầu kia một mình hoài thai, cô ta cũng không còn mặt mũi nào nên cũng thu dọn đồ bỏ nhà ra đi. Thạch gia đã phái người đi tìm nhiều năm nhưng tới nay vẫn chưa tìm thấy.

Trong vụ án xác chết ở ngã ba sông vừa mới xảy ra, có người nói tiểu thư Thạch gia mang thai với tên ở gánh hát làm nhục gia đình. Thạch gia nói bên ngoài là tiểu thư bỏ đi nhưng thật ra là trói tiểu thư vào khối sắt ném xuống đáy xông. Cái này gọi là một xác hai mạng người. Thạch tiểu thư bị chết oan, oan tình không ai giải được, xác chết lại được đội tuần sông vớt lên, với tiền cao thế lớn của Thạch gia thì họ dễ dàng thu xếp để không ai truy xét nữa. Từ xưa đã có câu: Miệng người đáng sợ, nói chuyện tốt thì không ai tin nhưng nói chuyện xấu thì ai cũng tin, truyền đi truyền lại, thêm mắm thêm muối trở thành những lời quả thật là rất khó nghe. Thạch gia luôn lấy trung hậu chi đạo làm gia truyền, đâu dễ gì chịu được tai tiếng đó.

Quách sư phụ cùng Đinh Mão vừa hiểu ra chuyện là thế thì lập tức nói: "Chúng ta cũng không rõ việc nhà Thạch gia thế nào, nhưng án xác chết trôi sông mỗi năm nhiều không kể xiết, chưa chắc đã có quan hệ với tiểu thư Thạch gia."

Lý Đại Lăng nói: "Ai biết không phải đây? Lời đồn vang lên bốn phía như thể đâm sau lưng người ta. Vụ án xác chết ngã ba sông một ngày không có kết quả thì lại thêm một ngày không bịt được miệng đám người bịa đặt kia."

Lúc đó, nhà nước căn bản không để ý tới vụ án này. Huống hồ những kẻ ngồi trên lại chỉ biết bóc mẽ, doạ dẫm nhau, không có mấy người thật sự đi điều tra. Thạch lão gia cũng không tin đám chó săn đấy. Ông ta chỉ tin duy nhất Hà thần Quách Đắc Hữu, mà xác chết lại được Quách sư phụ tìm thấy. Bởi vậy nhà họ nhất quyết mời Quách sư phụ tìm ra chân tướng. Thạch gia hàng năm đều tổ chức trai tịnh, phàm là hoà thượng tới hoá duyên là đều được ăn uống xả láng, sau khi về còn được vài quan tiền hương hoả. Lý Đại Lăng thường xuyên giả làm tăng nhân đi tới đủ nơi ăn uống. Hai ngày trước, hắn nghe thấy Thạch lão gia nhắc tới chuyện này, Lý Đại Lăng mặt dày tự xưng là anh em kết nghĩa với Quách sư phụ ở đội tuần sông, nguyên làm người trung gian giúp Thạch lão gia mời Quách sư phụ giúp đỡ. Lý Đại Lăng thay mặt Quách sư phụ đồng ý làm Thạch lão gia mừng rỡ, ông ta còn hứa nếu giải quyết thành công sẽ có hậu tạ.

Quách sư phụ nghe Lý Đại Lăng nói rõ ngọn ngành thì cảm giác có chút khó xử. Đội tuần sông ngũ hà thường chỉ phụ trách vớt xác chứ chưa bao giờ tham gia phá án, huống chi thi thể kia đã bị đốt thành tro chôn xuống đất. Mọi dấu vết giờ đã xoá sạch, một chút manh mối cũng không còn, thế thì tra thế nào đây? Nhưng Quách sư phụ nghe nói nhà họ Thạch xây cầu trải đường, nhiều đời làm việc thiện thì không đành lòng để cho Thạch lão gia có tiếng xấu, có tâm để giúp nhưng không biết giúp thế nào.

Đinh Mão nói: "Anh à, đây là chuyện tốt. Tìm ra được kết quả vụ án xác chết ở ngã ba sông, vừa an ủi người đã khuất, vừa mang lại tiếng tốt cho Thạch gia, chúng ta không những được tiền thưởng mà con được tiếng là tích đức."

Sau một trận khuyên bảo thủ thỉ đủ kiểu, Lý Đại Lăng và Đinh Mão cũng khuyên được Quách sư phụ động tâm, đồng ý tìm kiếm dò la tin tức. Mặc dù nói mưu sự tại nhân nhưng tới cuối cùng, kết quả thế nào thì vẫn còn phải xem sắc mặt của ông trời.

Ba người cùng uống canh dê, thương lượng phương hướng giải quyết. Ít nhất cũng phải điều tra rõ thân phận xác chết kia, bởi vì lý do nào mà bị trói vào tảng sắt dìm ở đáy sông. Nói đi nói lại cũng chưa có cái gì rõ ràng cả, mà việc này cũng không phải muốn là làm được ngay. Nhất quyết phải có thời gian, tới nhà kho của đội tuần sông, điều tra thêm về tảng sắt mà xác chết kia bị trói vào. Đó chính là manh mối.

Uống xong canh dê, Lý Đại Lặng đi về nhà ngay, Quách sư phụ và Đinh Mão nhàn rỗi không có việc gì, tản bộ qua miếu Hà Long, chưa về nhà đã có người tìm tới. Gặp việc lớn, hai người vội vội tới xem. Hoá ra ở cửa sáu nhà ga Lão Long Đầu, đám khuân vác đánh nhau, có không ít người chết, nhưng cái quỷ quái ở đây là có người thấy cả xác chết biết đi ở đó.

Nói tiếp lại càng thấy việc này cổ quái, nhà ga Lão Long Đầu kia hiện giờ là trạm phía Đông của Thiên Tân, nhà ga ở ngay cạnh Hải Hà. Nếu nói theo phong thuỷ thì vị trí này chính là đầu rồng. Trước kia khi chưa có nhà ga, ở đây có không ít gia đình cùng lầu Quý Gia, miếu Hoả Thần và bảy thôn. Những năm cuối triều Thanh, người ngoại quốc bắt đầu tu sửa đường xá, xây dựng đường sắt để chở hàng. Lúc ban đầu, đây gọi là nhà ga Lão Long Đầu, về sau gọi là Lão trạm. Đây vốn là tô giới của người Nga. Tới lúc Viên Thế Khải mang quân đóng giữ Thiên Tân, bộ đội cần nhà ga Lão Long Đầu, người Nga không đồng ý vì đây là tô giới của người Nga, không phải địa bàn của Viên Thế Khải. Lúc đó, đội ngũ của Viên Thế Khải khá lớn nhưng cũng phải hạ súng. Viên Thế Khải ấm ức nhưng lại không thể nào trêu vào người Nga mũi to. Nuốt không trôi cơn tức, hắn nhất quyết xây một trạm khác ở phía Bắc, không thèm để ý tới trạm Đông.

Mặc dù có trạm Bắc nhưng vị trí của nhà ga Lão Long Đầu lại vẫn thuận tiện hơn thành ra tới nay vẫn là trạm chính, là đầu mối quan trọng của đường vận tải biển, đường sắt. Bình thường ai muốn chở hàng đi bằng đường sắt đều tới để ở kho bãi trạm Đông cả. Mỗi năm, chỉ tính riêng tiêu thụ than đá, nhà ga Lão Long Đầu cũng đã ngốn tới trăm vạn tấn, đó là còn chưa kể tới các loại hàng hoá tập kết ở đó. Từ đó có thể suy ra kho bãi ở Lão trạm lớn thế nào. Ở kho bãi trạm Đông có tường bao đầy đủ, không có tường bao, ban đêm rất dễ bị mất trộm. Ở kho bãi trạm Đông có tám cửa lớn ra vào, đánh số theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam. Xung quanh có đám phu khuân vác cư ngụ, theo các cửa mà chia ra làm tám nhóm người khuân vác, nhiều thì hơn một ngàn, ít cũng phải tới hai ba trăm. Dần dần, nơi đây hình thành một ngành độc quyền, người ngoài không nhúng tay vào được. Nhưng ai cũng biết đây là khúc thịt béo, không thể không đỏ con mắt. Dựa vào cái gì mà ngươi ăn được lại không để người khác ăn?

Nói về nghề khuân vác thuê thì ở Thiên Tân Vệ đã có từ xưa tới nay. Đây là nơi trung tâm của giao thông đường biển trên chín khúc sông. Từ thời Tống đã bắt đầu vận chuyển bằng đường biển các loại mặt hàng như muối... Tới lúc Minh Thành Tổ dời đô về Bắc Kinh, Thiên Tân Vệ vẫn là đường giao thông huyết mạch của triều đình, buôn bán qua lại từ Bắc chí Nam. Nơi đây luôn có kho dự trữ lương khố, muối của triều đình. Từ triều Thanh tới nay, buôn bán muối phát triển, mà nơi này lại từng là kho muối của cả nước thành ra buôn bán ngày càng phát, quân đóng cũng tăng lên nhiều. Tới năm bị cắt đất đền tiền, nước ngoài bắt triều đình Mãn Thanh phải dỡ bỏ tường thành ở Thiên Tân Vệ. Việc làm đó chính là để phá huỷ khả năng phòng ngự của triều Thanh. Từ đó về sau, chín nước chia nhau đặt tô giới ở đây, ngành vận tải tới thời kỳ cường thịnh chưa từng có. Mà nghề vận tải lại cần nhân lực khuân vác, vậy là hình thành nghề khuân vác thuê. Ở ba trăm sáu mươi ngành, nghề khuân vác là một ngành cực lớn.

Mỗi ngành sản xuất đều có quy tắc riêng. Mà với một ngành có lịch sử phát triển mấy trăm năm, quy tắc gần như đã nặng hơn cả vương pháp. Trước tiên là huyện nha định rõ địa giới ở bốn phía trong thành, chỉ định người tới chịu trách nhiệm. Đừng nhìn cái nghề vất vả tới muốn chết này mà nhầm, ai có khả năng đều nhảy cả vào đấy. Tới cả quan cũng tham gia, gọi là "khuân vác quan". Tới thời mạt Thanh, bọn đầu đường xó chợ lại nắm giữ trở thành "khuân vác tư".

Nước ngoài xây dựng nhà ga Lão Long Đầu, dỡ bỏ toàn bộ bảy thôn. Khi đó tiền đền bù cũng chẳng đáng bao nhiêu, mà quan phủ cũng không quản thành ra những người ở đó bỗng chốc mất nhà. Cuối cùng quan bức dân phản, có người bắt đầu tụ tập biểu tình, nằm ở đường ray chặn xe lửa đi qua. Quan phủ không cách nào cưỡng chế được nhóm người này, cuối cùng phải thành lập ra đội khuân vác tư. Kho hàng trạm Đông được giao cho người khuân vác của bảy thôn này phụ trách, quan phủ thì phụ trách chia Long phiếu. Long phiếu chẳng khác gì giấy phép hoạt động do chính phủ cấp. Khi đó tình hình mới lắng xuống. Kho hàng trạm Đông có tám cửa, đội khuân vác bảy thôn chia nhau mỗi thôn một cửa. Cửa còn lại không chia cho bất kỳ thôn nào mà cho dân khuân vác ở bên ngoài. Cửa của mình có việc làm thì có cái ăn, không việc thì phải chịu đói. Việc này cũng như thể phân chia địa bàn hoạt động, không ai được phép vượt qua ranh giới, vượt ranh giới coi như là đi cướp bát cơm, bắt được là đánh chết, không hề sợ gϊếŧ người đền mạng, mà quan phủ cũng không hề truy cứu.

Từ bên ngoài nhìn vào, cái nghề khuân vác nhìn có vẻ khá ác liệt. Ở trạm Lão Long Đầu thường xuyên có nhóm khuân vác thuê dùng binh khí đánh nhau. Tới cửa số tám cũng có tranh đấu với nhau. Ở xã hội cũ, việc đám khuân vác đánh nhau chết người diễn ra như cơm bữa. Hiện giờ, hai bên khuân vác thuê đánh nhau chết hơn trăm người. Tới lúc kiểm kê nhân số, tính đi tính lại, đếm tới đếm lui, không hiểu tại sao lại thừa ra một người.

Việc khuân vác thuê đánh nhau chết người không phải cái gì quá lạ. Nhân dân chỉ cần có cơm ăn, không phải chết đói thì dù có khổ nữa, mệt nữa, nhưng không bức đến đường cùng thì cũng không ai dám tạo phản. Tất cả những người dám tạo phản đều là bị ép tới không thể sống nổi nữa. Từ xưa tới nay đều là như vậy. Nghề khuân vác thuê thuộc vào nghề tận cùng của xã hội. Ở kho hàng trạm Đông, một cái áo bông và một cái móc là toàn bộ gia sản của một người, không hề có vật dụng nào khác. Mỗi ngày một người phải khiêng cái rương gỗ bốn năm trăm cân đi qua đi lại trên cái ván cao hơn một trượng, không cẩn thận để ngã thì không chết cũng tàn phế, mồ hôi rơi trên đất như tắm, ban ngày mệt muốn chết, tới đêm có túp lều để ngủ đã là không tồi rồi. Thân nằm đất, trên người đắp cả trời, dưới đầu gối viên gạch. Ăn cơm chỉ là từ dùng quen mồm, chứ bình thường trộn đủ cả trấu, cải vào. Một ngày được hai bữa là coi như no đủ. Nhưng tới khi thiên tai nhân hoạ không ngừng, các nơi mất mùa, dân tị nạn đổ dồn vào trong thành thì đám người này cũng chẳng còn việc mà làm. Tới lúc này thì chỉ có mà làm liều.

Nếu tính về khả năng côn đồ lưu manh thì nghề khuân vác này đứng đầu. Qua nhiều đời làm, lúc bình thường không có việc gì, cả đám đều đứng khoanh tay ở một chỗ đất trống, chờ tiền tới tay. Nghề khuân vác áp dụng cách phân chia từ xưa, làm xong việc được tiền là hơn nửa phải chia cho đám đại ca, đó chẳng khác gì giao tiền bảo kê cho đám đại ca bảo vệ địa bàn, không cho người ngoài nhúng tay vào. Đám đại ca khuân vác có luật lệ cực kỳ cay độc. Một nhóm người khuân vác hoạt động như một bang phái, không tuân thủ luật lệ là bị đuổi ra thành người ngoài, mà đã bị đuổi là không có nhóm khuân vác thuê nào thu nhận giúp đỡ cả, lại không bao giờ cho phép nhận việc một mình. Tranh đấu của nhóm khuân vác thuê nói trắng ra chính là tranh nhau địa bàn khuân vác.

Lần tranh đấu của hai nhóm khuân vác thuê này, một nhóm là Hoả Thần Miếu ở cửa sáu, một nhóm là Sơn Đông Câu Tử Bang. Hoả Thần Miếu chính là tên một thôn có trước khi nhà ga Lão Long Đầu được xây dựng, về sau cả thôn trở thành người khuân vác ở cửa sáu kho hàng trạm Đông, nhiều đời truyền lại Long phiếu. Đừng nhìn Long phiếu là món đồ chơi thời Thanh, đó chính là vật dụng để ấn định bát cơm từ thời tổ tông để lại cho nhóm người Hoả Thần Miếu. Cướp mảnh đất này cũng không khác gì đào mộ tổ tiên nhà họ lên. Sơn Đông Câu Tử Bang là thế lực lớn nhất bên ngoài, chủ yếu là dân chạy nạn, trong đó đều toàn là anh em ruột cả. Những người này cực kỳ đoàn kết, đánh nhau sống chết. Do bị đám lưu manh châm ngòi nên nhóm này tới cửa sáu đánh nhau để tranh nghề khuân vác.

Tranh cướp thế nào ư? Đơn giản là lúc đầu chỉ cần thêu dệt một số chuyện là xong. Đối với những người khuân vác thuê Hoả Thần Miếu ở cửa sáu thì loại chuyện này xảy ra thành thói quen rồi. Nếu ai tới tranh, cứ theo luật lệ mà làm. Hai bên ghi tên những người vào đánh, rút thăm được ai thì người đó lên. Hai bên một đấu một, hẹn tới ngày thì dẫn vài trăm người tới cửa sáu kho hàng trạm Đông gặp mặt.

Tối hôm đó trăng sáng, theo luật lệ cũ, Câu Tử Bang đưa một người ra trước, tự chọc một dao vào bụng, móc cả dạ dày trắng bóc cho đối phương xem.

Bên Hoả Thần Miếu cũng chẳng ngạc nhiên, cũng phái ra một người còn kinh hơn. Kẻ đó lấy đao thái ra chặt phứt cánh tay của mình đi, máu chảy như suối cũng chẳng màng, thậm chí cầm cả cánh tay vừa rơi xuống giơ ra cho đám người trước mặt xem: "Tặng các vị một phần quà gặp mặt."

Câu Tử không thể yếu thế, bởi vì chỉ cần có chút khϊếp hãi thì từ nay về sau đừng nghĩ tới chuyện lăn lộn ở nơi này nữa nên phái tiếp ra một người. Đôi bên làm đủ các trò, ngươi chặt tay thì ta chặt chân, về sau còn đem lên cả một chảo dầu sôi, đợi tới lúc dầu xôi, quăng vào trong đó một đống tiền. Hoả Thần Miếu phái ra một người, thò tay vào lấy đống tiền, cho dù động tác có nhanh tới mấy thì cánh tay móc tiền xong cũng chín nhừ, vậy mà mặt không hề đổi sắc.

Câu Tử cũng phái ra một kiệu phu đứng trước chảo dầu tính toán làm cách nào không thua Hoả Thần Miếu. Gã đại ca của Câu Tử đứng đằng sau đá ra một cước làm gã kiệu phu bay thẳng vào chảo dầu.

Nhóm người khuân vác Hoả Thần Miếu thấy Câu Tử có dũng khí, dám ném người sống vào chảo dầu sôi. Nếu tiếp tục thì đôi bên sẽ phải cùng ném người sống vào chảo dầu sôi. Tên kia vừa bay vào chảo dầu, khói đen đã bốc lên nghi ngút, chỉ sau ít phút trong chảo chỉ còn lại chút mỡ cặn. Nếu không tiếp tục, không bằng người ta tức là thua, thua tức là phải nhường địa bàn lại hoặc là cho đối phương chen chân vào.

Nghĩ mãi, cuối cùng không tìm ra được cách gì ác hơn "ném người sống vào chảo dầu". Văn không phân cao thấp, kế tiếp là so võ. Một bên đấu một bên về tàn nhẫn là đấu văn, hai bên quần ẩu là đấu võ. Bên Hoả Thần Miếu dùng cọc và búa, còn bên Câu Tử thì dùng móc kéo rương và gậy. Hai bên đánh nhau cạnh bờ sông, một sống một chết, đánh tới lúc máu thịt tung toé, chết hơn trăm người, trên đất có hơn hai mươi thi thể mất tay mất chân, cả đám như vũng máu.

Đánh tới ác liệt vậy thì nhà nước cũng phải mắt nhắm mắt mở. Bởi vì từ trước tới nay, quan phủ luôn ngầm đồng ý với việc tranh đấu của đám khuân vác thuê. Mặc kệ là chết bao nhiêu người, đôi bên cứ thế mà tự giải quyết. Về sau phía Sơn Đông Câu Tử Bang không đỡ nổi, chấp nhận ngừng đánh nhau, đồng ý từ nay về sau không nhúng tay vào cửa sáu kho bãi trạm Đông nữa. Sau khi chiến thắng, bên Hoả Thần Miếu cũng không lấn tới, chết là do số trời, qua rồi là không trả thù nữa, sau đó còn xin bỏ tiền cho Câu Tử mua thuốc trị thương và an táng người chết.

, cả người đầy bùn đất, giày ướt sũng, như thể vừa đi lên từ đáy sôngHai nhóm người dừng tay, ai bị thương thì chữa, chết thì nhặt xác về. Nhưng tính đi tính lại, số người chết là hai mươi hai nhưng trên mặt đất lại có hai mươi ba cái xác. Cho dù chết nhiều, mặt mũi biến dạng, sắc trời cũng âm u, mây mù che mờ cả trăng sáng, nhìn không nhận ra ai, nhưng chết bao nhiêu người đều phải tính ra được. Không hiểu tại sao lại có hơn một xác chết.

Hoả Thần Miếu nhắc Câu Tử bang: "Quý bang không tính nhầm đấy chứ. Có phải quên tính một vị lúc nãy nhảy vào chảo dầu không?"

Câu Tử Bang nói không phải. Người nhảy vào chảo dầu không tính. Đôi bên đều tính toán cả rồi, sai thế nào được. Rốt cuộc người trên mặt đất là ai?

Kho hàng trạm Đông ở cạnh nhà ga Lão Long Đầu, đối diện với Hải Hà, chỉ có một cửa vào, người ngoài không thể vào được. Có hơn một người thì nhất định phải là người của đôi bên. Tuy nhiên cả hai bên đều bảo không có ai như thế, cuối cùng phải đốt đuốc lên, nhận dạng từng xác chết trên đất. Sau cùng phát hiện ra một xác chết mà không ai biết. Người chết này là đàn ông, mặc áo đen quần đen đi miên hài, quần áo đã cứng lại như đồng tiền, bàn tay rắn như móc sắt.

Một gã trong nhóm khuân vác Hoả Thần Miếu run lẩy bẩy kể lại, trong lúc hai bên đang tranh đấu kịch liệt thì hắn thấy có người đi lên từ sông, ánh trăng mờ ảo nên cũng không rõ là ai, còn tưởng là gã nào bị đánh rơi xuống, tới lúc chạy tới nhìn thì thấy đúng là "Hà phiêu tử" này.

Dân gian thường gọi xác chết trôi sông ở Hải Hà là Hà phiêu tử. Xác chết này bò lên từ sông, chẳng phải là hành thi(xác chết biết đi) sao? Đám người khuân vác thuê sợ tới ngây người. Lúc trước khi đánh nhau, cắm dao trắng vào rút ra dao đỏ mà mày không nhíu, nhưng người xã hội cũ vốn mê tín, thấy hành thi đi lên từ sông là sợ tới mức không biết phải làm thế nào. Trong đám khuân vác Hoả Thần Miếu có một lão khá có kiến thức. Theo lời lão nói, lúc trước khi nhà ga Lão Long Đầu xây dựng, ở hai bên bờ Hải Hà có rất nhiều mộ, lúc đầu có dời mộ ra nơi khác chôn cất, nhưng một vài cái chưa kịp dời đi vẫn để bên khu đất hoang cạnh sông. Tới ngày dọn sạch toàn bộ thì có một quan tài bên trong trống không, nắp quan tài bị bật ra, xác chết trong quan không thấy đâu. Có người nói là xác đã hoá thành cương thi chui xuống sông, cũng có người nói đạo tặc mở quan huỷ thi. Do không có chủ nhà mộ phần ở đó thành ra cũng không thể nào truy cứu được, cứ để sống chết mặc. Không chừng, xác chết này chính là con cương thi chui ra từ mộ phần đó, xuống dưới sông, vừa rồi bị máu tanh trong trận đánh hấp dẫn, nó mới bò lên, khi trước có ánh trăng, nhờ âm khí của trăng mới có thể chuyển động. Lúc này trăng bị mây che thì nó mới ngã xuống không thể động đậy. Hà phiêu tử không dễ đốt nên tốt nhất là báo cho đội tuần sông.

Đám khuân vác thuê vội vàng đi tìm người thuộc đội tuần sông ngũ hà, còn cái xác kia thì không ai dám động tới, lại sợ chút nữa ánh trăng chiếu xuống, nhỡ nó đứng dậy thì không biết có gϊếŧ người không đây? Tính đi tính lại vẫn không biết phải làm sao, cuối cùng ông lão cầm Long phiếu của tổ tiên ra, đặt viên gạch lên giữ trên đầu xác chết. Long phiếu đại Thanh có dấu của quan phủ, ngày trước ai đều cho rằng thứ này có thể trấn tà, đặt trên xác chết là không thể động đậy. Hoả Thần Miếu để lại hai người canh xác, còn lại đều đi hết. Hai kẻ này thấy mây đen tản ra, ánh trăng lại chiếu xuống thì không khỏi sợ tới run đầu.

Hai gã khuân vác lo lắng đề phòng, không dám tới gần, chỉ đứng xa xa canh gác. Thấy con rắn dưới sông bò vào tảng đá, hai gã dùng nhánh cây nghịch để giải buồn. Lúc đó, hai tên còn động viên nhau không phải sợ, tốt xấu gì cũng có Long phiếu quan ấn đặt lên đầu Hà phiêu tử, sao có thể xảy ra chuyện gì được?

Dù nói như vậy, nhưng do lo sợ, hai người vẫn nhịn không được phải quay lại xem, vừa thấy cái xác nằm ngang trên đất thì lập tức giật nảy: "Không ổn rồi!"

Hoá ra bọn họ quên mất, cái xác chết này toàn là bùn đất, Long phiếu là một tờ giấy vàng, có quan ấn ở trên, giấy kia không thể để thấm nước được. Không biết bao lâu đặt trên xác chết, tờ giấy đã sũng cả nước, quan ấn ở trên cũng gần như mờ hết.

Long phiếu là vật truyền đời của dân khuân vác cửa sáu nhà ga Lão Long Đầu, không có vật này mà muốn sống yên ở đây thì nhất định phải cần cái mạng để đổi.

Hai tên khuân vác vội vác con rắn đi, lao tới bóc Long phiếu ra, nhưng Long phiếu vốn đã cũ, lại bị ướt nên vừa bóc cái là rách tơi tả. Hai gã thầm kêu khổ trong lòng, lại thấy xác chết trên đất mở mắt ra.

Ánh trăng mờ ảo chiếu lên mặt xác chết kia làm vừa nhìn đã phát run. Hai tên khuân vác hồn phi phách tán, mồm gọi từ cha mẹ tới ông bà, vội vã quay đầu bỏ chạy, nghe thấy tiếng hành thi đuổi đằng sau, cả hai bị doạ tới phát khϊếp, không tên nào dám quay đầu lại.

Cửa sáu kho hàng trạm Đông ở ngay cạnh đường sắt, hai tên khuân vác chạy phía trước, hành thi đuổi phía sau, tới lúc qua đường ray thì đúng lúc tàu đi qua, hai tên khuân vác mạng lớn không chết, còn xác chết đuổi theo thì bị nghiền nát trên đường ray. Tới lúc Quách sư phụ và Đinh Mão đội tuần sông tới thì xác chết đã bị nghiền gần như nát hết trên đường ray.

Quách sư phụ cũng không tin lắm vào lời của đám khuân vác, vì dù sao đây cũng chỉ là lời một bên, làm sao có thể biết được lúc hai đám người đó đánh nhau, ngộ thương phải người ngoài xong rồi cố ý dùng hành thi dưới sông lên để che giấu? Nhưng dù sao những việc này cũng không thuộc chức trách của đội tuần sông mà thuộc về cảnh sát. Lần này, Hoả Thần Miếu đánh nhau với Sơn Đông Câu Tử Bang gây chết quá nhiều người, gần đây cũng không mấy khi xảy ra tranh đấu, vì thế cục cảnh sát bắt một toán về sở. Quách sư phụ thấy Sơn Đông Câu Tử Bang không có gì để sống nên cố giúp họ tìm việc làm bên bến tàu làm cho cả hai nhóm người Hoả Thần Miếu và Câu Tử Bang cảm tạ sâu sắc. Lúc đó, ông ta thấy con rắn nhỏ bị tảng đá đè lên, lại thấy đâu là loại rắn nhỏ không cắn người nên nhất thời hảo tâm nhấc tảng đá lên, thả con rắn này đi. Nhưng rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra với cái đầu của hành thi kia?

Cương thi bò lên từ sông là câu chuyện được kể nhiều nhất, ngoài ra còn có người nói rằng, có một hung đồ đánh mê gây án, gϊếŧ một gã đồng hương, vốn định vứt xác xuống sông để huỷ thi diệt tích, không ngờ người chết không chìm xuống, lúc đó lại gặp đám khuân vác cửa sáu trạm Đông đánh nhau nên lập tức nhét xác chết vào trong đó. Kết quả làm cho số người chết của hai bên bị nhiều thêm một người. Người nọ lúc đó không hoàn toàn tắt thở, sau một lúc hôn mê lại tỉnh dậy, tưởng nhầm đám khuân vác kia hãm hại mình nên quyết liều mạng với hai gã đó, cuối cùng bị xe lửa đâm chết. Câu chuyện này có vẻ hợp lý hơn, có điều nhà nước cũng không xác thực, về sau tin tức lan nhanh, dân gian truyền đi truyền lại, rất nhiều người tin là thật, ai ai cũng cho mình từng nhìn tận mắt. Trước giải phóng, câu chuyện thi biến nhà ga Lão Long Đầu được phát sinh từ đó.

Thêm Bình Luận