Chương 4

Sang năm mới, tôi vẫn không về nhà, ba mẹ có gọi điện nhưng cũng chẳng nói gì.

Tôi không biết là vì sang năm mới hay vì nguyên nhân nào khác mà họ tạm thời không gây áp lực cho tôi nữa, thôi thì cứ tạm thời như vậy trước.

Từ sau khi Từ Trường Sinh bị bệnh, cuộc đời chúng tôi đã rẽ một hướng 180 độ, bước vào một quỹ đạo mà tôi không cách nào tưởng tượng được.

Thời gian không còn tính theo tuần, theo tháng nữa, cũng sẽ không còn chuyện hai người ung dung bàn xem đi đâu chơi.

Mà trở thành chu kỳ trị liệu hóa chất. Ba ngày hóa trị, nghỉ ngơi 11 ngày, lại ba ngày hóa trị, nghỉ ngơi 11 ngày —-

Mỗi khi một chu kỳ mới bắt đầu, ba ngày hóa trị chính là thời điểm cực khổ nhất. Tôi chỉ biết trơ mắt nhìn Từ Trường Sinh dần trở nên gầy gò, cân nặng giảm trầm trọng.

Anh trở nên gầy yếu, nghiêm trọng nhất là vào một lần sụt mất bốn năm cân chỉ trong ba ngày. Tôi có nấu canh bồi bổ cơ thể cho anh thế nào cũng vô dụng.

Khi chúng tôi sống chung, việc bếp núc trước giờ luôn do Từ Trường Sinh phụ trách, không phải tôi.

Bây giờ sau khi làm việc xong thì tôi vội vàng chạy về nhà, bắt đầu làm những thực phẩm đông lạnh ăn liền dưới sự chỉ đạo của anh.

Có một lần vào ngày nghỉ cuối tuần, anh và tôi cùng làm rất nhiều sủi cảo và bánh bao.

Từ Trường Sinh vốn đang hướng dẫn tôi, tôi thì tập trung lắng nghe, dần dà lại chẳng nghe được tiếng anh nữa.

Tôi khó hiểu ngẩng đầu lên hỏi: “Bước tiếp làm gì nữa? Có phải cần bóp chặt hơn nữa để nó không rơi ra không?”

Từ Trường Sinh đang nhìn tôi xuất thần rồi sực hoàn hồn lại, cười bảo: “Ừ, em gói tốt đó, vầy là được. Bình thường anh tự nấu một ít ăn cũng tiện, không sao.”

Yên lặng chốc lát, Từ Trường Sinh lại nói: “Lúc trước em không cần phải làm những việc này, Nghiên Nghiên, anh…”

Tôi biết anh muốn nói gì theo bản năng, vội cắt ngang lời anh: “Nếu không có anh thì em cũng phải tìm chồng, đâu thể không làm gì cả đời được.”

“Anh xem, thật ra không có gì khác biệt cả, hơn nữa đây cũng không phải việc gì quá khó khăn. Em học gói sủi cảo đẹp, năm mới về nhà có thể thể hiện tài năng.”

Nghe tôi nói, anh bật cười, trên khuôn mặt khó nén vẻ quạnh hiu.

Tôi muốn gì đó để khuấy động bầu không khí nhưng lại cảm thấy rất khó khăn.

Nói gì cũng chẳng thích hợp.

Từ Trường Sinh lấy đi chiếc sủi cảo bị gói xiêu vẹo của tôi cất vào hộp: “Anh vốn nghĩ mình có thể để em dựa dẫm vào thật lâu.”

“Bây giờ anh cũng thế mà.”

Tôi bật thốt lên.

Tôi chọn một ít chiếc sủi cảo xấu thả vào trong nồi.

Trước đây tôi không thích xuống bếp đâu, ở bên cạnh Từ Trường Sinh, anh vẫn luôn là người nấu nướng.

Nhưng cuộc sống lại kịch tính như phim vậy, hồi đó học tập không giỏi, thi đại học cũng qua loa cho xong chuyện, ngay cả trường học nghiên cứu sinh cũng do Từ Trường Sinh chọn.

Anh đã từng khích lệ tôi, bảo tôi phải chăm chỉ học hành, còn hứa sau khi học nghiên cứu sinh xong sẽ đi theo tôi chăm sóc cho tôi.

Trịnh Nghiên là một người yếu đuối lại dễ bị lười biếng, không ai ở bên cạnh đốc thúc cô thì cô sẽ không có động lực và quyết tâm thi cử.

Trên thế giới này sẽ không có người thứ hai đối xử tốt với tôi nhường ấy.

*

Trong thời gian nghỉ ngơi của chu kỳ hóa trị của Từ Trường Sinh, tôi và anh cùng tham gia hôn lễ của một người bạn đã từng nhắc đến lúc trước.

Có rất nhiều khách khứa, chúng tôi ngồi vào bàn toàn là bạn học chung đại học. Trong đó có kha khá người quen tôi, cũng đã nghe về chuyện của anh.

Tôi nhìn cô dâu chú rể đứng trên sân khấu, một đôi tiên đồng ngọc nữ tình cảm từ vườn trường đến trưởng thành vô cùng hạnh phúc, vô cùng xứng đôi.

Bữa tiệc diễn ra được một lúc thì Từ Trường Sinh rời chỗ ngồi, bạn nữ ngồi bên cạnh tôi mới khẽ hỏi.

“Đây là bạn trai cậu à? Hôm nay anh ta cũng đến, sức khỏe…”

Giọng điệu thận trọng, mang theo đôi chút thương hại.

Tôi đã nghe những lời kiểu thế này nhiều lần rồi nên cũng thoải mái trả lời: “Hôm nay sức khỏe anh ấy rất tốt, hơn nữa lúc trước tôi cũng nói rồi đấy, phải đưa anh ấy đi gặp cậu.”

Bạn nữ kia có hơi lúng túng: “Hôm nay đã gặp được rồi, hồi còn ở khoa cậu có bảo tốt nghiệp xong sẽ kết hôn nhỉ.”

Không sợ bước vào mộ phần hôn nhân quá sớm sao?

Vấn đề này rất khó để trả lời vì cho đến tận hôm nay, tôi chưa từng cảm thấy chung sống với Từ Trường Sinh là “mộ phần”.

Lựa chọn kết hôn hay không đều phụ thuộc vào tôi.

Nếu như một ngày nào đó, Từ Trường Sinh không còn tốt nữa, có khả năng họ sẽ ly hôn.

Sau khi rời khỏi hôn lễ, tôi đột nhiên nảy ra ý tưởng: “Từ Trường Sinh, chúng ta đi chụp một bộ ảnh đi.”

Anh hỏi: “Cái gì?”

Tôi đi bên cạnh anh, bất giác cũng có thói quen thả chậm bước chân có phần vội vã của mình: “Đi chụp hình đó, kiểu chụp trong giấy chứng nhận ấy. Chúng ta yêu nhau nhiều năm rồi mà toàn lưu ảnh trong album điện thoại thôi, ảnh chụp chung không có mấy, cùng đi chụp nha anh?”

Tôi không thích chụp ảnh, Từ Trường Sinh cũng không có thói quen này.

Mở điện thoại ra xem, ảnh chụp chung của hai chúng tôi chỉ lác đác chẳng có bao nhiêu, trái lại ảnh phong cảnh chia sẻ cho đối phương thì rất nhiều.

Từ Trường Sinh ngẫm nghĩ đôi chút, cũng không phản đối: “Vậy thì đi chụp đi.”

Khi kỳ hóa trị thứ hai kết thúc, chúng tôi đã đi chụp ảnh kiểu giấy chứng nhận trong khoảng thời gian tinh thần Từ Trường Sinh tốt nhất.

Đây là thời điểm mà trạng thái tinh thần của anh tốt nhất, tốt đến độ tôi còn ôm một niềm hy vọng nhỏ bé rằng anh có thể tốt như vậy mãi.

Nhưng hóa trị không phải như vậy.

Nó không phải thần dược, cũng không phải cứ trị liệu là chắc chắn sẽ đi được đến tương lai tươi sáng.

Sau kỳ hóa trị thứ ba, trạng thái của Từ Trường Sinh tuột dốc với tốc độ mắt thường có thể thấy được.

Công việc của tôi bận rộn nên không có quá nhiều thời gian ở bên cạnh anh, phần lớn chỉ có một mình anh bôn ba ở các bệnh viện.

Giữa chừng còn phải nghe điện thoại, qua loa đối phó với áp lực từ phía ba mẹ.

Qua năm mới, sau một khoảng thời gian vất vả lắm mới ngừng lại thì ba mẹ tôi lại bắt đầu nôn nóng tìm đối tượng xem mắt cho tôi.

*

Có lúc tôi cảm thấy được sống theo ý muốn của chính mình thật sự là một chuyện rất khó đối với con người.

Một lần nữa tôi lại đứng trên sân thượng công ty gây gổ với mẹ. Vẫn là những lời nói tồi tệ mà tôi nghe đến phát phiền.

Mẹ tôi nói: “Con đã ở bên cạnh cậu ta lâu như vậy, xem như đã có tình nghĩa lắm rồi? Vợ chồng người ta đại nạn ập lên đầu còn mỗi người một phương, con thì chọn ở lại.”

Mẹ tôi nói không chút kiêng nể: “Bây giờ mẹ thấy tình hình nó cũng chẳng tốt lắm… Nếu như có vạn nhất thì sao? Con có từng nghĩ xem bản thân đã bao nhiêu tuổi rồi không?”

Tôi đã 23 tuổi, cái tuổi mà không hề ngượng ngùng hay xấu hổ, cũng không cần gấp gáp đi xem mắt.

Mẹ tôi còn nói: “Thay vì bị nó làm chậm trễ thì chi bằng lên kế hoạch trước. Mẹ chỉ bảo con đi gặp người ta thôi mà, nói không chừng có điểm tốt, con có nhớ chưa? Là gia đình dì Trần hàng xóm, sau đó họ chuyển đi…”

Mẹ tôi ở bên kia khen ngợi đối tượng xem mắt mà bà thích một phen.

Nghe bà nói xong, tôi bình tĩnh hòa nhã đáp: “Lớn hơn con 5 tuổi, mới xuất ngũ ra, bây giờ chưa có công việc ổn định, trình độ học vấn cũng thấp hơn con.”

“Mẹ à, mẹ thật sự cảm thấy anh ta có thể tốt hơn con, tốt hơn Từ Trường Sinh sao?”

Bà có hơi chột dạ, song vẫn kiên quyết nói: “Mẹ nói có gì sai sao, kém hơn ở đâu? Chí ít thằng bé khỏe mạnh, ba mẹ hòa thuận, cũng chẳng bị bệnh tật gì.”

Có thể bà không nhớ.

Nhưng tôi vẫn còn nhớ.

Lần đầu tiên Từ Trường Sinh đến nhà tôi, lúc ấy, ba mẹ tôi tỏ ra khách khí hỏi han anh.

Sau khi biết anh tốt nghiệp từ một trường top hai, còn dẫn dắt tôi thi đại học thì họ thậm chí còn chẳng để ý đến việc ba mẹ anh đã ly hôn từ lâu.

Vậy mà vật đổi sao dời, giờ đây mọi thứ đã khác.

Tựa như nước biển dâng lên từng chút một, một cảm giác chìm ngập khó hình dung.

Mẹ tôi lại bảo: “Nếu con không thích người này thì mẹ chọn một người khác cho con nhé? Gần đây có đồng nghiệp hỏi thăm mẹ, mẹ bảo con gái mẹ rất ngoan ngoãn, cũng rất trọng tình trọng nghĩa, học trường tốt…”

“Con không muốn đổi,” Tôi nói: “Con đã quyết định rồi, phải ở bên anh ấy đến khi có kết quả cuối cùng.”

Nếu nhìn theo góc độ thực tế thì ba mẹ tôi không có gì sai cả —-

Móc tim móc phổi chăm sóc cho người bạn trai ung thư chưa kết hôn gần nửa năm cũng đã đủ rồi.

Họ chỉ sợ tôi bị chậm trễ thời gian, sau này tuổi tác lớn lại không tìm được đối tượng tốt.

Còn việc “trọng tình cảm” rốt cuộc sẽ tạo thêm ấn tượng tốt hay cái nhìn tiêu cực sau này.

Tôi không cách nào trả lời vấn đề này một cách khách quan được.

Trước Tết Từ Trường Sinh nói muốn làm bạn với tôi.

Tôi biết mai sau có thể sẽ không giống với mong muốn của tôi, tôi cố chấp như bây giờ thật giống một con ngốc.

Nhưng tôi không muốn làm bạn với anh.

*

Sau khi hoàn toàn chiến tranh lạnh với ba mẹ thì nhóm chat gia đình bỗng trở nên náo nhiệt khiến người ta khó chịu đựng nổi.

Wechat nhảy ra hàng chục lần, ngó sang toàn là chia sẻ mấy cái như “hối cưới”, “hối tìm đối tượng”.

Tôi có giấu giếm tốt hơn nữa thì cũng không lừa được Từ Trường Sinh.

Một hôm nọ khi đang ăn cơm chiều, Từ Trường Sinh đột nhiên hỏi tôi: “Dì tìm đối tượng xem mắt cho em, em có đi không?”

Đầu óc tôi tức khắc nổ tung.

Bảo là trống rỗng không nhớ nỗi gì cũng không quá khoa trương, cả người tôi thì lạnh toát.

Từ Trường Sinh vẫn bình thản nhặt đũa lên, còn trêu tôi: “Phản ứng gì đó, chỉ là anh thấy màn hình điện thoại em sáng lên có tin nhắn nên mới nghĩ em lại đang cãi nhau với mẹ thôi.”

Làm tôi giật cả mình.

Tôi tưởng ba mẹ tôi đã gấp gáp đến độ tìm anh nói chuyện, đây là chuyện tôi không thể nào tiếp nhận được.

Tôi: “Cũng có cãi nhau gì đâu ạ, kệ họ đi, qua một thời gian nữa là được rồi.”

Từ Trường Sinh điềm đạm ôn hòa như vậy: “Nghiên Nghiên, không sao, dì cũng đang bận tâm về em thôi.”

Anh vẫn dùng giọng nói chẳng khác những lần giúp tôi giảm bớt áp lực học hành năm lớp 12, lựa chọn nguyện vọng đại học trước đây.

Từ Trường Sinh nói: “Dì với chú chỉ lo lắng quá thôi, bệnh của anh không thể có kết quả ngay, tốt cũng không tốt mà chết cũng có…”

Tôi hung dữ trừng mắt nhìn anh, uy hϊếp không cho anh nói ra loại khả năng đó.

Từ Trường Sinh ngoan ngoãn “bị uy hϊếp”: “Vậy nên áp lực gia đình, em đừng vì anh mà khiến chú dì lo lắng.”

“Ba mẹ em cũng chỉ có một đứa con gái là em thôi, mọi chuyện đều suy nghĩ cho em cả.”

Anh nom vẫn hệt như hồi cơ thể vẫn còn khỏe mạnh, tuy có hơi gầy gò nhưng không có gì khác biệt.

Tuấn tú dịu dàng, tính khí tốt, có thể từ từ phân tích mặt tốt và xấu, mặt lợi và mặt hại của câu chuyện với một người tính khí nóng nảy như tôi.

Tôi cắt ngang lời anh: “Hồi đi học ba mẹ không quản lý em, thi đại học điền nguyện vọng cũng không phải ba mẹ em giúp em điền? Vậy chi bằng em nhận anh làm ba đi.”

Hiếm khi Từ Trường Sinh bị tôi chặn họng.

Những năm này, tôi luôn nghĩ đến chuyện ba mẹ bận rộn sự nghiệp và ít khi quan tâm mình trong những năm tháng còn đi học.

Từ Trường Sinh cũng biết, tôi thường xuyên kể những chuyện này cho anh nghe. Dù tôi đã học đại học nhưng quan hệ với gia đình cũng rất bình thường.

Từ Trường Sinh nhìn tôi hồi lâu, có phần bất lực: “Vậy thì họ cũng đâu hại em.”