Sau buổi lễ tang của Hoàng thượng… chẳng có sự tranh giành ngôi là một đằng khác. Họ còn nhường lại cho nhau. Từ những vị vương gia, đến các vị tiểu vương, đến các hoàng tử, công chúa. Dường như chẳng ai cần.
“Các con không có quyền nhường cho ai, vì vốn các con chưa có ngôi vua này. Hoàng thượng có để lại di chiếu đấy, ngày mai hãy đến chính điện.” – Thái hậu ôn tồn chỉ bảo. Người thấy các anh chị em nhường nhịn lẫn nhau, không tranh đoạt mà tàn sát lần nhau, nhìn vẻ ngoài không để tâm lúc này của Thái hậu Tử Sa, nhưng bên trong, thực chất bà đang rất cảm động.
Sáng hôm sau, như đau buồn thay bị hoàng đế trẻ tuổi qua đời. Hoa hồng ngài tự tay trồng, chưa nở đã úa tàn rồi. Cũng không nghe thấy tiếng chim hót. Bên trong chính điện nguy nga này cũng chỉ chìm trong sự tĩnh mịch khó mà diễn tả lại.
“Di chiếu.
TruyenHDThuận thiên thừa vận
Hoàng đế chiếu viết:
Trẫm biết một ngày không xa, trẫm sẽ không còn trên cõi nhân gian này nữa. Viết sẵn di chiếu này, sau ngày tang lễ của trẫm, hay đọc để người nối ngôi sau không bị chậm trễ chuyện triều chính.
Tiểu Lục hoàng tử - Hoàng Trấn Lâm, có tài có trí. Thông minh lại khiếm tốn. Văn võ đều giỏi. Nay ta chọn làm người nối ngôi vị này. Ngự sau này của con, sẽ ở Dưỡng Tâm điện này.
Tư Hàn vương gia – Hoàng Nhất Ngôn, văn võ song toàn, đã từng nhiều lần giúp nước. Nay ta phong đệ làm Nhϊếp chính Vương gia, phò tá giúp tiểu Hoàng đế trị vì Đại Lam. Ban ngự ở Lãnh Cơ điện.
Khâm thử.”
Thật sự, ai biết tin này đều rất kinh ngạc. Bao nhiêu hài nhi của mình, Hoàng thượng lại chọn con nuôi của mình. Liệu Ngài cảm nhận được điều gì đó đặc biệt từ Trấn Lam hay chăng?
Hai ngày sau, Trấn Lâm không chậm trễ, tiếp tục nối ngôi đảm nhận triều chính… Chuyện nước đương nhiên không dễ dàng. Nếu không có Nhất Ngôn thì chẳng có việc gì xong xuôi được cả. Trấn Lâm cũng chỉ mới có 6 tuổi thôi mà. Làm sao có thể ngày đêm phê duyệt hết đống sổ sách này được. An Thục cũng thương con, nhưng cũng chẳng dám cãi lời. Là chuyện của cả một nước, chứ chẳng phải cá nhân. Muốn giúp con, cũng không thể được. Thân là mẫu phi, thấy mình vô dụng, nhiều đêm nàng khóc. Trấn Lâm rất hiểu tính mẹ dễ xúc động, nên rất thường xuyên lui đến Tuyết Dư cung thăm mẫu phi.
“Tiểu Lâm Nhi, con làm nhiều việc như vậy, thật sự không mệt sao?” – Nhϊếp chính Vương gia hỏi thăm khi nhìn thấy vẻ đắm đuối phê duyệt sổ sách của Trấn Lâm. Hình như trong đó, có nét của Hoàng thượng. Cái nét khiếm nhã, anh minh, luôn hết mình vì nước. Cái nét trọng tình trọng nghĩa, chăm lo, quan tâm mẫu thân.
“Nhϊếp chính thúc thúc yên tâm, tuy giờ con còn nhỏ, nhưng con sẽ cố gắng đảm nhiệm tốt việc nước mà phụ hoàng còn dang dở.” – Lòng quyết tâm trong tiểu hoàng thượng thật sự rất lớn. Sau này, có lẽ Đại Lam vẫn sẽ bình yên dưới quyền trị vì này mà thôi…