Chương 14: Ông bà có từng coi tôi là con à?

Tuyết Lệ mang bộ dạng tả tơi về nhà, cô khóc đến tàn tạ, hai mắt sưng hút, thật may bình thường cô hay mang vài lọ make up đi học nên đã dặm được ít phấn cho bớt vết sưng.

Vừa vác mặt vào phòng khách đã thấy một cảnh tình thân ý thâm của một gia đình nhà ba người, Tuyết Lệ lạnh nhạt quay đi lên lầu.

- Mày vừa đi đâu về?

Tuyết Lệ không trả lời, chân vẫn bước. Tâm trạng cô không tốt, không có kiên nhẫn để đôi co với những người trên danh nghĩa thân sinh này.

Có vẻ thái độ của "con gái rượu" này đã chọc ông Lâm tức lên, ông vơ cái cốc nước, chả để ý nhiệt độ nóng hay không, cứ thế hắt cả nước lẫn cốc vào người cô.

Mà cô thì may né được chiếc cốc bay vào người nhưng nước nóng thì lãnh đủ, ướt đẫm cả một vùng áo sơ mi trắng xuyên thấu qua da.

Chiếc cốc vỡ thủy tinh vỡ toang ra sàn, tiếng to lớn khiến ai nấy cũng giật mình, nhưng chỉ một vài giây sau họ tiếp tục công việc mà chẹp miệng, lắc đầu ngán ngẩm.

Haizz, nó là việc hiển nhiên, việc lạ thường đến mức bình thường rồi!

Không biết đây là ly thứ ngàn mấy mà ông đã đập chứ?

- Thái độ của mày trước mặt mẹ mày là như thế này à, há?

Tuyết Lệ tiếp tục lơ đi, khuôn mặt đanh lại không cảm xúc thế nhưng nếu nhìn sâu bên trong hai con người vẫn lộ rõ vẻ bất bình.

Sao chỉ có mấy bước bậc thang thôi mà chân cô nặng như chì vậy.

Ông Lâm thật sự bị chọc giận, ông lại ném một cái chén đựng trà khác, lần này cái đập trúng lưng cô, dưới tác động mạnh khiến cô bật người ra phía trước lại rơi vỡ cái ra sàn.

Ông Lâm Chí Dũng hùng hổ đi đến, kéo tóc cô lôi ra phòng khách. Bị kéo bất ngờ, cô xuýt nữa bị ngã, may cô vịm được vào cầu thang mới đỡ được thân. Dưới sàn cầu thang có những mảnh chén vỡ nằm ra đấy, nhưng ông Dũng không thèm quan tâm, cứ thế kéo cô đi, chân cô dẫm ra đất, những mảnh vỡ cứa vào chân, đâm sâu đến chảy máu.

Tuyết Lệ vừa đau trên đầu, vừa đau dưới chân, phần da bị nước sôi hắt vào khiến nó đỏ ửng còn rát. Đau vậy khiến mặt mày nhăn nhó, đôi môi mở ra để lộ hàm răng cắn chặt, dù thế nhưng đôi mắt vẫn quật cường, không một tiếng rêи ɾỉ nào.

Máu từ bàn chân di xuống, be bét in dấu chân lên sàn trắng, tuy thế nhưng tuyệt nhiên nào có ai giúp đỡ, can ngăn?



Ông Dũng đẩy Tuyết Lệ xuống đất, nắm lấy tóc cô dựt lên, tay không chút lực sức cứ thế một phát một phát lên mặt cô, miệng chửi rủa

- Đm mày láo! Tao cho mày ăn học đoàng hoàng mà mày về mày báo cha báo mẹ thế à?

- Mẹ mày đứa con bất hiếu! Mày ra đường làm mất mặt Lâm gia, về nhà mày tỏ thái độ với ai? Hả?

- Vô dụng, vô dụng,....

Những cái tát vang lên, thế nhưng người ta mắt nhắm mắt mở cho qua.

Mà mẹ cô, người vẫn đang điềm tĩnh uống trà. Còn em trai cô, tay cầm điện thoại lướt lướt.

Nực cười!

Cô đang trông mong điều gì thế?

Thu hồi lại ánh mắt nhìn hai người thân đang lãnh đạm ngồi trên ghế, cô ngước nhìn đối diện người cha kính yêu của cô với một cái nhìn châm biếm, khıêυ khí©h.

- Ông bà có từng coi tôi là con à?

Câu nói của cô đã làm hai vị phụ huynh chột dạ, thẹn quá hóa giận, ông Dũng nâng tay muốn đánh cô nhưng cô vùng lại khiến ông lảo đảo xuýt ngã. Người mẹ đoan trang đứng bật dậy lên, chỉ thẳng vào mặt cô

- Con cái mất dạy, tao mà biết trước như thế này thì lúc đó tao đã phá đi chứ không nhất quyết đẻ ra lại giống súc sinh như mày.

- Mày là con gái thì mày phải biết đoan trang hiền thục, mày nhìn con Bảo Nhi bạn thân mày đấy mà học hỏi. Người ta nhã nhặn, nhỏ nhẹ, thục nữ. Mày đàn đúm với bọn giang hồ, phẩm chất con gái ở đâu? Rồi mày về nhà trách cha trách mẹ à?

- Vậy bà có dạy tôi lần nào chưa mà bảo tôi mất dạy?

Tuyết Lệ cười nhếch miệng, hai tay trống ngực, nghịch mái tóc xoăn của mình. Cô lại nói tiếp:

- Từ khi còn bé đến giờ, số lần bà trò chuyện với tôi là bao lâu? Tôi ốm ông bà nào có xót? Tôi đau ông bà nào có thương? Hay là để lại tôi cho người hầu trông nom, nằm viện truyền nước cũng đâu thấy mặt ông bà đâu?

- Mỗi lần không vừa mắt là ông bà đè đầu ra đánh rồi sỉ nhục tôi, có cha mẹ nào có thể coi trọng giúp việc hơn con mình không?



- Hay ông bà chỉ coi tôi là món đầu tư của Lâm gia, nuôi tôi lớn để kết thông gia làm ăn, cho dù không thể liên hôn với nhà họ Trần, thì ông bà sẽ tìm mối thích hợp gả tôi đi.

- Rõ ràng, ông bà đâu coi tôi là con, đúng ra phải là món hàng, là sản phẩm đầu tư mới đúng chứ!

- Ông bà chưa bao giờ tròn trách nhiệm làm cha mẹ, vậy sao lại trách tôi bất hiếu?

Họ cho cô tiền tài, cho cô của ăn của mặc nhưng đâu cho cô tình thương! Trong nhà này luôn luôn có một gia đình ba người ấm áp, có ba, có mẹ, có em trai.

Nhưng không có cô!

Du lịch luôn có ba người, tiệc tùng cũng chỉ có ba người, tất cả đều chỉ có ba người. Mà cô ở chỗ nào trong góc ảnh đó.

Cô chỉ là người thừa thãi, chỉ có ràng buộc trên giấy tờ.

Ngày họ tuyên bố đoạt tuyệt mối quan hệ huyết thống, khi ấy .... đã không còn gì nữa rồi!

Cho dù bây giờ chưa phải là mười năm sau, cô cũng chẳng cần sự bố thí đó nữa.

- Nói thật, tôi cũng đâu có muốn làm con của ông bà đâu!

Bà Nga nghe thấy cô nói vậy liền sững sờ hóa đá mà ông Dũng cũng nào có yên thân, mặt mày sưng sỉa, cau có. Có cha mẹ nào mà lại không đau lòng trước câu nói đó không?Ông cầm cái dép dưới chân phi thẳng vào mặt cô. Tuyết Lệ chẳng hoảng sợ, cũng chẳng lản tránh, cứ thế hứng trọn cái dép đập vào khiến mặt lệch ra một bên.

Ông Dũng bước nhanh đến phía cô, túm lấy tay cô lôi mạnh ra ngoài.

- Mày bảo mày đéo muốn làm con của nhà Lâm gia này phải không? Vậy cút đi, Lâm gia không nuôi loại ăn cháo đá bát như mày, từ giờ mày sẽ không nhận được một cắc nào của Lâm gia tao. Cuốn gói ra khỏi đây, Biến!!!!

Cha cô cứ thế hất cô ra ngoài trước những lời rè bỉu, khinh thường từ người làm lẫn hàng xóm. Trước cánh cổng khóa chặt của Lâm gia, trước lời qua tiếng lại của người đời, Tuyết Lệ điền nhiên như không, thong thả bước đi.

Cô ấy à, cho dù đời trước hay đời sau, mãi luôn bị người ta chán ghét, mãi bị người ta uất hận.

Một khi đau đớn đã nếm trải quá nhiều thành chai lì rồi thì sẽ đâu còn cảm thấy đau nữa!