Giường Đơn Hay Giường Đôi

10/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Giường Đơn Hay Giường Đôi là câu chuyện tình yêu có phần ngọt ngào và cay đắng của những người bạn học cùng nhau, cùng nhau xây dựng gia đình nhưng rồi họ đã không bảo vệ được hạnh phúc hôn …
Xem Thêm

Anh ấy kết hôn rồi, cùng Cầu Nhân.

Câu nói ấy lóe lên trong đầu rồi lại bị cô cố tình che giấu.

Phổ Hoa cảm thấy tiếng vù vù của quạt điện khuấy đảo nhịp đập trái tim khiến nó trở lên hỗn loạn, giống như bệnh nhân mắc bệnh nặng gần đất xa trời, nảy lên một cái rồi lại hụt một cái.

Hơn một năm trước Quyên Quyên từng cảnh cáo, cô không tin.

Quyên Quyên nói: Cậu đừng ngốc nữa, cái gì rồi cũng đều thay đổi.

Cô còn hỏi ngược lại Quyên Quyên: Ai nói?

Bây giờ cô đã biết, đúng vậy. Theo thời gian, cái gì rồicũng đều thay đổi, hơn nữa thay đổi một cách triệt để.Cho dù ngồi trong quán cũ năm đó, ăn phô mai hạnh nhân năm đó, cô cũng không thể trở lại mười mấy nămtrước.

Rút di động ra, Phổ Hoa đọc lại hai tin nhắn của Quyên Quyên, cô muốn xóa tin nhắn chỉ có hai chữ đó đi. Tay đặt trên phím xác nhận xóa, nhưng lại không ấn.

Rất nhiều năm rồi, Phổ Hoa chưa từng chủ động nhắc tới cái tên Cầu Nhân. Không phải cô không nhớ, mà nhớ rất rõ. Họ chưa từng là bạn, cũng không phải kẻ thù mặt đối mặt. Ngoài cùng lớp cấp hai ra, họ không tiếp xúc nhiều, sau khi lên lớp mười một chia lại lớp, đến cơ hội vô tình gặp mặt ở hành lang cũng rất ít.

Khi những học sinh mũi nhọn như Kỷ An Vĩnh, ThiVĩnh Đạo, Lý Thành Tự hợp thành “lớp học sinh ưu tú ban khoa học tự nhiên”, Cầu Nhân cũng trong danh sách đó, còn cô tự mình cầm kết quả phân lớp đứngtrong hành lang khổ sở tìm kiếm phòng học ban xã hội.

Hai cái tên Phổ Hoa và Cầu Nhân giống như chữ viết trên hai mặt của đồng tiền kim loại, không thể đồng thời xuất hiện. Cô từ bỏ là người cuối cùng vào danh sách “lớp học sinh ưu tú ban khoa học tự nhiên”, đã giúp Cầu Nhân đạt được mục đích. Từ khi đó, ba chữ Diệp Phổ Hoa liền bị ép xuống mặt sau của đồng tiền kim loại, không thể trở mình.

Mồ hôi trượt từ xương quai xanh vào trong áo, Phổ Hoa không tìm thấy khăn giấy, dứt khoát cho phô mai áp lên mặt. Nói không ra là nóng hay oi, hay cái gì nữa.

Cô phân biệt tiếng vù vù của quạt và âm thanh trong đầu mình, nghĩ rất lâu mới nhớ ra một người. Đợi phô mai hết lạnh, cô lại cầm di động, mở tới danh mục số gọi đi.

*********

Bà chủ hơn bốn mươi tuổi mang lên cho Phổ Hoa một bát phô mai hạt ý dĩ, đặt cạnh cốc phô mai hạnh nhân còn chưa ăn. Phổ Hoa cảm ơn, nghiêng người dựa vào lưng ghế, trán tựa lên tấm kính.

Bốn, năm giờ, cửa sắt bên đường đối diện đã mở, học sinh tản ra mỗi góc đường như thủy triều, bao gồm cả quán phô mai Kiến Nhất. Thấy bọn trẻ mặc những bộ đồng phục học sinh rộng thùng thình trên người, cô không nén được cảm giác có chút xúc động. Kiểu dáng đồng phục trường giống hệt mười năm trước, màu trắng tinh khôi, tên trường học màu đỏ tươi nghiêng nghiêng thêu trước ngực.

Ngày xưa, cô và Quyên Quyên từng mặc bộ đồng phục như vậy, màu trắng không tránh được bẩn, dễ bị cũ, học sinh nhà nghèo đeo bao tay áo, bọn họ không thế, nhưng cũng quý trọng như vậy, không thể chịu được một chút dầu mỡ, một tia sờn.

So với Quyên Quyên, bộ đồng phục của Phổ Hoa còn cũ hơn vì cô mặc nó tròn sáu năm trời. Để tiết kiệm tiền cho gia đình, năm lớp bảy cô đã mua cỡ lớn dành cho trung học, trong sáu năm, người cô cũng không thay đổi nhiều.

Cô còn nhớ đầu gối trái trên quần đồng phục có một vết rách, mẹ cắt miếng vải trắng từ túi quần vá lên, tuy đường kim cẩn thận, vẫn nhìn ra dấu vết vá vào, vị trí tương tự trên đầu gối trái của cô cũng để lại vết sẹo, khi làm việc cô thường quen vuốt phẳng chỗ đó.

Vì chỗ rách ấy, cô có cơ hội nói câu đầu tiên từ trước đến nay với Kỷ An Vĩnh, cũng trong cùng một ngày, cô quen người anh em thân thiết của Kỷ An Vĩnh là Thi Vĩnh Đạo.

Đáng tiếc sau khi tốt nghiệp cô không còn mặc đồng phục trường nữa, nhưng ngẫu nhiên nhìn thấy nó hai lần khi phơi đồ trong tủ quần áo. Rất nhiều việc đều đã niêm phong trong ký ức, thời trung học cô còn nhỏ, không nghĩ quá nhiều. Lớn lên biết suy nghĩ nhưng cảnh còn đây mà người đã đổi thay.

Quán phô mai vang lên tiếng chuông điện thoại, Phổ Hoa cúi đầu nhìn di động, ngỡ của mình, sau đó mới phát hiện là của em học sinh đi qua cô. Học sinh bây giờ cao thật, học sinh cấp hai mà trông đã lớn như học sinh cấp ba. Khi học cấp ba, nam sinh thường lớn rất nhanh, tay dài chân dài, vài ba tuần đã thấy dáng vẻ khác rồi.

Sao có thể lại nhớ tới những điều này chứ? Phổ Hoa không nhìn theo nữa, khuấy cốc phô mai trước mặt.

Học sinh líu lo khiến cửa hàng chật như nêm. Sau lưng áo dán vào da thịt, Phổ Hoa cảm thấy nóng bức, mồ hôi lau đi lại chảy ra, đành chịu đựng. Sau khi học sinh đi hết, bà chủ đóng một cánh cửa, ánh sáng tối hơn một chút. Lúc Mộc Hải Anh đến đã là hoàng hôn, mặt trời lặn ở phía tây, nhiều người đi tản bộ ven thành hào, trong quán phô mai Kiến Nhất ngoài Phổ Hoa, còn có vài bàn khách nữa.

Bộ váy dài của Hải Anh che đi thân hình hơi đẫy đà sau sinh, Phổ Hoa nhìn thấy vẻ hạnh phúc và ổn định trên người cô ấy. Họ không gặp nhau khoảng hơn một năm rồi, lần trước gặp là khi đầy tháng con gái Hải Anh. Kết hôn cùng thời gian, bây giờ Hải Anh đã có con gái, cô vẫn một thân một mình, sao có thể không bùi ngùi?

Hải Anh kéo ghế ngồi xuống, nắm tay cô, giống như thời còn là học sinh, coi cô như em gái.

“Hơi tắc đường, ngại quá, mình đến muộn rồi”.

“Không sao!”. Phổ Hoa nắm tay Hải Anh.

“Thực sự lâu lắm không gặp, hơn một năm nhỉ”.

“Ừ, lần trước là Kỳ Kỳ đầy tháng, cậu gầy đi nhiều so với lần đó”.

“Đâu có! Béo hơn rồi!”. Hải Anh cũng gọi phô mai hạnh nhân lạnh, trong lúc đợi cô ấy vấn tóc lên, “Béo tới mức không ra hình dáng nữa, sau khi cai sữa cũng không gầy, đâu như cậu, mãi chẳng béo”. Cô ấy giơ tay véo véo má Phổ Hoa, vẫn thân mật như xưa.

Phổ Hoa cúi đầu cười gượng, xoa xoa má mình, béo gầy xấu đẹp những thứ đó cô đã không còn quan tâm một thời gian rồi.

“Sao lại chọn nơi này, bao năm không trở lại”. Phô mai được mang ra, Hải Anh nghiêm túc thử một miếng: “Vị không bằng hồi xưa, cậu thấy thế nào?”.

“Cũng được mà”. Phổ Hoa cầm phô mai hạnh nhân của mình, lơ đễnh ăn hai miếng.

“Cũng không giống lắm, phô mai hạnh nhân hồi trước không ngọt như thế”.

Hải Anh quay đầu nhìn bà chủ đứng trong quầy thu tiền và biển hiệu cũ treo bên cạnh.

“Cậu xem, lại đổi chủ rồi, mình và Doãn Trình hồi đại học từng trở lại, khi đó đã đổi một lần. Sau khi Kiến Nhất nhượng lại, mình luôn có cảm thấy phô mai không ngon bằng hồi đầu”. Cô chỉ mấy chiếc ghế nhựa xếp chồng lên nhau trong góc, “Khi đó chúng ta thường tới, ngồi chỗ kia, thường một người đi xếp hàng, hai người kia chiếm chỗ, có lúc người đông còn phải đứng đợi rất lâu, còn nhớ không?”.

Phổ Hoa nhìn theo hướng Hải Anh chỉ, nhìn lên vạch đợi vàng sậm trên vách ngăn quầy hàng, dường như nhìn thấy chính mình, Hải Anh và Quyên Quyên thời trung học, mặc đồng phục, khoác ba lô nối đuôi xếp hàng, nói chuyện với nhau, chờ một cốc phô mai nhỏ.Có lúc không đủ tiền lẻ, ba đửa còn chia nhau một cốc.

“Nhớ, đương nhiên còn nhớ”.

“Khi đó vui biết bao!”. Hải Anh than một tiếng, “Đã không quay trở lại được nữa”.

Phổ Hoa trầm ngâm khuấy phô mai trong bát, ngẩng đầu hỏi Hải Anh: “Các cậu... từng trở lại?”.

“Cậu nói cùng Doãn Trình?”. Hải Anh gật đầu, “Khi đó đều là sinh viên nghèo, không có tiền xem phim ăn tiệm hàng ngày, hai đứa liền đạp xe đi dạo khắp nơi, chỗ nào cũng đến, cũng từng trở lại. Những ngày tháng đó thật vui, vô âu vô lo, không gặp là nhớ, ở cùng một thành phố còn thường xuyên viết thư. Trẻ con bây giờ khác rồi, toàn dùng di động, sau khi đầu phố mở McDonald, còn có mấy cửa hàng phô mai? Quán cũ trên con đường này cũng dỡ đi gần hết rồi, chỉ Kiến Nhất vẫn còn. Có điều... vị cũng không bằng hồi xưa”.

Hải Anh đẩy bát phô mai trước mặt ra, chống cằm nhìn Phổ Hoa, “Chúng ta cũng khác, đều đã trưởng thành. Qua vài năm nữa, nên nói là... già rồi”.

Thêm Bình Luận