Quý Du Sinh nheo mắt men theo ánh trăng thì mới phát hiện mặt của Thời Úc lấm tấm những chấm sơn màu.
Thời Úc hình như vẫn không biết, vẫn đang ríu rít nói chuyện, Quý Du Sinh từ từ nhận ra rằng trên mặt cậu ta là bột màu chứ không phải là màu sơn.
“Mặt của cậu.” Quý Du Sinh ngắt lời Thời Úc, sờ vào mặt của mình để ra hiệu cho cậu ta.
Thời Úc bất giác sờ vào mặt mình, sau đó xoè lòng bàn tay dưới ánh trăng để nhìn, đột nhiên bừng tỉnh mở to hai mắt như vừa ngủ trưa dậy, cứng ngắc nhìn những hạt chấm sơn đỏ, vàng, canh trong tay của mình.
Dọc theo ánh trăng nhìn xuống, Quý Du Sinh nhìn thấy ba màu “cầu vòng” trên bộ quần áo trắng tinh của mình, sau đó nhìn đến lọ sơn xẹp lép trên tay Thời Úc, trông nó giống hệt như nước sốt cà chua bị cạn kiệt, không có tí sơn nào ở trỏng, còn cậu ta thì cứ giống như một đứa trẻ bướng bỉnh, ăn xong không chùi mép.
“Chuyện này… tớ thực sự xin lỗi” Thời Úc gãi đầu nói.
“Cậu muốn vào phòng vẽ tranh của tớ thay quần áo không?” Lời nói vừa ra khỏi miệng thì lập tức ngừng, cứ như vô tình nói điều gì đó bí mật đã bị chôn vùi dưới lòng đất hoặc rừng sâu.
“Có bất tiện không?” Quý Du Sinh hỏi.
“Không, không, không sao, phòng vẽ của tớ hơi lộn xộn, nhưng thu dọn một tí là được.”
“Đi theo tớ.”
Quý Du Sinh đi theo Thời Úc đi hết con đường đến học viện nghệ thuật mà cậu hằng mơ ước. Cậu đi sau lưng Thời Úc nhìn cậu ta, thấy cậu ta vừa đi vừa cẩn thận cầm ba lọ sơn, thỉnh thoảng cúi đầu nhìn sơn, sau đó vui vẻ ngẩng đầu tiếp tục bước đi, không biết có phải cậu bị ảo giác không chứ cậu thấy tâm trạng hôm nay của Thời Úc rất tốt.
Cánh cửa của Học viện Nghệ thuật được trang trí theo tỷ lệ cổ điển hoàn hảo của đền Parthenon ở Athens [1] Hy Lạp. Nó được coi như một sự tôn vinh cho “vương miện của nghệ thuật thế giới”. Điểm khác biệt duy nhất là các hình chạm khắc trong hình tam giác phù điêu là của Học viện Athens, có nghĩa là nghệ thuật đầy trí tuệ.
Hai bên cửa có hai bức tượng, một là tượng thần mặt trời Apollo, hai là thần ban đêm Nuokes. Apollo đội một chiếc vương miện bằng vòng nguyệt quế bằng vàng, vuốt cây đàn lia trên tay và có một con quạ trên vai. Người nhìn vào khoảng không ánh sáng xa xôi với đôi mắt cương nghị. Nuokes mặc một chiếc váy lụa bay bổng, trên đầu có một chiếc khăn che mặt như lông vũ, cô ấy cầm một quyền trượng và chỉ lên mặt trăng, như thể tuyên bố rằng bây giờ cô ấy là chủ nhân của thế giới này.
Quý Du Sinh đã tưởng tượng ra tất cả những cảnh này, chẳng hạn như ngày đầu tiên đi học, cậu bước lên bậc thềm với niềm mong đợi và mơ ước, nhìn lên Tam giác huy hoàng của Học viện Athens, nhưng cậu chưa bao giờ nghĩ đến giờ mình phải theo người khác thì mới vào được.
Thời Úc dẫn Quý Du Sinh lên một cầu thang bằng đá cẩm thạch xoăn. Tay vịn cầu thang bằng đá là tác phẩm điêu khắc của các vị thần của Athens. Trên đường đi, nhiều người sành nghệ thuật hoặc sinh viên nghệ thuật đội mũ nồi, dắt ngòi bằng hoa đi ngang qua. Có những người nhạc sĩ mang theo violin và một chiếc kèn, tất cả đều tỏa ra ánh sáng lý tưởng, vô cùng hấp dẫn trong mắt Quý Du Sinh.
Quý Du Sinh cảm thấy trong lòng như có một giọng nói đang hét lên, nơi này, nơi đây, nơi thuộc về cậu.
Khi Thời Úc dẫn Quý Du Sinh đến cửa một phòng vẽ, cậu ta đột nhiên dừng lại, xoay người đẩy Quý Du Sinh lùi lại nửa bước.
“Chờ ở đây nhé, tớ vào dọn dẹp!” Sau đó cậu ta mở một khe nhỏ ở cửa, chui vào cá chui vào hàng dưới đáy biển, rồi đóng chặt cửa lại. Một lúc sau, trong phòng phát ra tiếng bàn đập vào cửa, Quý Du Sinh đoán được có lẽ cậu ta đã dùng cách gì đó để chặn cửa.
Cậu nghĩ sao lại không tin tưởng nhau thế? Cậu lại càng tò mò không biết có gì trong đó.
Tác giả có chuyện nói:
“Apollo và Daphne (Apollo e Dafne)” của Maestro Di Parigi
“Hoa hướng dương”