Chương 24: Xe đạp ơi

Tìm Em như thể tìm Chim

Chim bay Biển Bắc tôi tìm Biển Nam

Xe đạp không phải là vật dụng quá quý giá vào thời điểm tôi lớn lên, nhưng nó quen thuộc, quen thuộc như những chiếc xe máy bây giờ các bạn đang đi.

Nhà tôi có hai.

Chiếc xe của cha tôi là con ngựa sắt có khung.

Của mẹ tôi là một xe đạp đầm.

Hồi còn bé, vác con ngựa sắt có khung ngang ra tập. Chân cẳng chó. Tức là xỏ cái cẳng chân của mình chui qua khung rồi đạp nửa vòng pedan. Cũng may là chuyện tập tành không lâu lắm, chứ nếu lâu khéo xương sống quẹo qua một bên, chân bên dài bên ngắn.

Thời điểm xuống Sài Gòn, tôi cũng ráng gồng mình mua chiếc xe đạp để đi đây đi đó.

Dì Quỳnh Anh lúc nào cũng sẵn sàng cho mượn chiếc Suzuki. Vấn đề tôi e ngại bởi không có ….tiền đổ xăng. Mà đi chùa thì chẳng hay ho gì lắm.

Nắm được tin tức Em ở quận 9. Tôi lập tức lên kế hoạch đi thăm. Đi xe đạp chứ không theo ý định ban đầu……

Người đồng vai sát cánh cùng tôi là đứa bạn mà bản thân ít khi ngờ tới.

Thằng Quân Ngọng.

Chiến trường chiến đầu kề cạnh nhau, nhỏ Thảo Nguyên học chung với cả bọn hồi năm cấp III. Đang theo học đại học ngân hàng – khu Thủ Đức. Ở luôn trong ký túc xá.Một khi chúng ta ở cùng chiến tuyến đi đánh giặc, thì bỗng đâu tất cả quá khứ là quá khứ. Sự tương phản tính cách thời cấp ba biến mất, thay vào đó là sự đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau. Tôi có xe đạp, nó được nhà gửi cho ít tiền gọi là lộ phí. Thế là cả hai nghiên cứu bản đồ thành phố đánh dấu từng đoạn đường.

Nếu ra đường muốn biết ai là sinh viên ở các tỉnh mới lên Xì Phố. Có hai cách. Một thấy thằng nào mặc bộ đồ thật đẹp, quần tây áo sơ mi- đóng thùng – Chân đi đôi giày đen bóng láng . nhưng đạp xe đạp. Đích thực là sinh viên đang đi làm phục vụ.

Cách thứ hai là bọn đi tới ngã tư thì – Leo Lề – Dừng Xe – Ngó Bản Đồ.

Hai đứa tôi được phân biệt theo cách thứ hai.

Từ lô cốt đạp xe qua bên quận 7 sang nhà cậu của thằng Ngọng. Rồi từ quận 7 đi về hướng cầu nguyễn hữu cảnh ra Xa Lộ Hà Nội. Hai thằng thi nhau đạp. Chỗ nào mệt lại dắt xe leo lề ngồi uống bịch nước mía mua sẵn. Tôi hiểu thằng bạn này nhiều hơn. Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Bố mất sớm, mẹ tần tảo nuôi anh em nó vất vả. Thương con như trời như biển, dĩ nhiên là cũng có lúc thái quá. Nhiều trò chơi thả diều bắt cá chỉ nghe qua chứ chưa bao giờ được thử dù chỉ một lần. Niềm hi vọng của mẹ đôi lúc là áp lực học hành khiến hai đứa con chỉ chăm chăm vào sách vở. Bỏ quên đi niềm vui tuổi thơ. Nghe nó kể thấy tội và quý bạn nhiều hơn.

Hai đứa ra tới ngã tư Thủ Đức quyết định ghé Hoàng Diệu thăm cô bạn Thảo Nguyên. À không, nên dùng từ “ Bạn Gái Tương Lai” của thằng Ngọng mới đúng. Nói “tương lai” vì theo như thằng bạn của tôi kể là rất có hi vọng. khả năng 100% là nhỏ cũng thích thằng này. Vấn đề là chúng nó “ Mặt Trong như đã, mặt ngoài còn e” nên không tiến được với nhau. Khoản này xem ra là tôi có kinh nghiệm. Đơn giản là thằng Ngọng cũng rõ tôi vốn dĩ nhiều gái theo. Tức là phải tỏ tình rành mạch. Khát vọng lớn nhất của nó là ba chữ” Mình thương Bạn” chạy từ Đan Điền, lên cổ họng rồi phát ra khỏi cái miệng, ngay lập tức cái miệng đối phương cũng phun châu nhả ngọc từng ấy chữ ngược lại. Có điều đời không ai học được chữ ngờ.

Hai thằng lon ton dừng xe trước cổng ký túc xá đại học Ngân Hàng đợi bác bảo vệ rao tên. Đợi mỏi cả giò, đợi đến nóng cả người vẫn…..không thấy Thảo Nguyên ra. Thằng Quân đứng như phỗng trường cổng trường. Tôi thì mồ hôi dễ dãi đi tìm chỗ rúc nắng. Đợi đâu cũng tầm cả gần tiếc rưỡi. Nhờ bác bảo vệ thì không dám nhờ nhiều sợ bị la. Câm như hến. Bác bảo vệ thật thà khuyên:

– Hay tụi con đi ăn trưa đi, rồi quay lại.

Tôi thấy đó là ý kiến vô cùng hay, có điều nhìn quá khuôn mặt thảm hại của thằng Bạn nên cụt hứng, ráng động viên nó:

– Hay thôi, tao với mày đợi ở đây. Lỡ Thảo Nguyên ra không thấy mày lại khóc hu hu….

Mắt thằng Ngọng sáng rực…như hai đèn pha ô tô. Chắc nó nghĩ tới cảnh con “Bạn gái tương lai” của nó ra tìm không thấy nó đâu, khóc sưng nước mắt . Lòng thằng bạn tôi như được thổi một luồng gió mát…..

Ơn giời! cuối cùng thì Thảo Nguyên đây rồi.

Nhỏ mặc bộ đồ ở nhà lon ton ra cổng, cầm theo cái cà mem cơm –cạnh nhỏ còn có hai đứa bạn xinh như mộng nữa. Nói chuyện ra chiều rôm rả, Có điều tư thế và ăn mặc không có thái độ gì là đón khách hết trơn. Hai đứa tôi chưng hửng. Nhác thấy nhỏ từ xa, thiếu điều thằng Quân muốn xuất phát nhanh chạy vượt rào 100m. Nín nhịn vẫy tay gọi í a í ới.

– Thảo Nguyên, hú….hú…..Quân nè…..Thảo……..Uyên

Ba cô tiên đi ra tới cổng, Khác với niềm hi vọng của thằng Quân. Tôi thấy nhỏ có vẻ ngại với hai đứa bạn. thẹn thùng khi thấy có bóng dáng nữa. Hai cô tiên kia cười khúc kha khúc khích

– Sướиɠ nha Nguyên, ngày nào cũng có người tới thăm.

Tôi nghe mà muốn nổ đom đóm mắt, tự dưng thiện cảm mấy tiếng đồng hồ dành cho cô bạn này bỗng chốc biến mất. Ngó về phía thằng Quân. Thì ra ngoài bị “ngọng” nó còn bị “Điếc” nữa. Hai bà quỷ dạ xoa kia nói to thế mà đầu nó không lọt vô được chữ nào. Mặt mày hớn hở như sắp tết. lại còn dơ tay vẫy vẫy tôi lại. tôi ể oải rời khỏi chỗ ngồi tới gần cổng trường.

– Ủa, Phong cũng ra thăm Thảo Nguyên hả? – Cô nàng lên tiếng

– Uhm, tiện đường thôi. – Tôi đáp lại, đời tôi ghét nhất cái kiểu “ thân con gái là phải được săn đón” . Tôi tuy nghèo nhưng chưa có đứa con gái nào dám lên tiếng nói hai từ kiểu như “Nghĩa Vụ” vậy. mà vẫn có nguyên đám gái bu quanh.

Thằng Ngọng không hiểu nổi cảm xúc của tôi. Nghĩ chắc do đạp xe nhiều nên mệt. Đúng là đồ dại gái thấy ớn. Ba đứa qua bên hẻm đối diện vào quán cà phê cóc uống ly cà phê. Chuyện thằng Ngọng nhờ tôi dò xét ý Thảo Nguyên thế nào để ba chữ” Mình thương bạn” đủ dũng khí thoát ra khỏi cổ xem ra không cần làm nữa rồi. Tôi hiểu tỏng kiểu con gái vậy. Sau này mới thấy lúc đó mình nghĩ sai. Nhỏ Thảo Nguyên đúng là không thương tới thằng Quân thiệt, nhưng cũng không nghĩ tới ai. Chuyện gia đình nhỏ cũng là áp lực học hành quá lớn. Nhưng đó là khi trưởng thành, còn thâm tâm tôi lúc đó. Thấy phát ghét cô nàng.

Thằng Ngọng giả vờ đi mua cơm cho nhỏ và cơm cho hai thằng, xách cà mem cơm đi.

Còn lại tôi với Nguyên trong quán. Tôi lên tiếng trước phủ đầu:

– Nguyên nè, tui thấy thằng Quân cũng tội. bà có thích nó không? Nếu không thích thì nói để cho nó khỏi hi vọng . Chứ bà có “ ĐẦY NGƯỜI” theo đuổi rồi – Tôi nhấn mạnh vẻ hằn học

– Thì Nguyên cũng tính nói đây – Giọng nhỏ đầy ngạc nhiên nhưng cũng quyết đoán.

– Uhm, làm vậy được.

Hai đứa không biết nói câu gì hơn ngoài mấy câu hỏi thăm vớ vẩn tình hình học hành. câu chuyện đi vào ngõ cụt. Đâu đó bóng dáng thằng bạn đi từ xa về hí hửng……

Tự dưng thấy thương thằng này ghê. Nó mà bị Nguyên từ chối chắc khéo chở nó đi tới cầu Sài Gòn nó lao mình xuống dưới mất xác. Nếu không thế chắc cũng học hành không đâu vào đâu. Mà trường Bách Khoa thì chương trình căng lắm. Quay qua cô nàng nói vội:

– Thôi, bà đừng nói chi. Cứ nửa nạc nửa mỡ thôi. Tôi sợ Quân thương bà quá hóa điên.

Cô nàng gật đầu đồng ý , khi đó “Ngọng và Điếc” vừa mua cơm về. Ba đứa ăn cơm trong sự vui vẻ nhưng mỗi đứa theo đuổi một tâm trạng riêng.

Suốt lúc ăn cơm, thằng Ngọng cứ quay qua tôi dùng ánh mắt dò xét. Rồi lại ấp a ấp úng với cô gái ngồi bên, Thằng Phong tôi thiếu điều muốn tham khổ. Nghĩ bụng” thằng dở hơi cá bơi”.

Đoán chuyện mở lời tình cảm mà nó nhờ, tôi làm chưa xong. Nó rầu rĩ – im như hến. Ba đứa ngồi xíu rồi Thảo Nguyên xin phép vào ký túc lại. Đi được nửa đường cô nàng ngoái lại nở một nụ cười thật tươi:

– Ráng học hành tốt nha Quân. Có gì lâu lâu ra thăm.

Mặt thằng Ngọng thêm một lần được đốt cháy rực rỡ…..

Hên quá, may mà có câu nói vớt vát đó nên Quân không điều tra tôi vụ dò xét tình cảm đối phương thế nào. Theo mặc định.Nhỏ khuyến khích nó học giỏi và thường xuyên ra thăm. Coi như nhỏ đã chấp nhận nó là “ Bạn Trai “ rồi. Thằng bạn tôi quên mất một điều là Thảo Nguyên chơi chữ. “ lâu lâu ra thăm” có nghĩa là “lâu thật lâu hẵng ra nha – Để yên cho tui học”.

Ngôn ngữ tiếng Việt phức tạp ghê. Thêm phải con nhỏ thông minh nữa. thành Hại Não

Xong cái vụ Hoàng Diệu thì đến chiến trường chính .

Lúc này áp lực dồn cả lên não. Theo thông tin lòng vòng của nhỏ Quỳnh, thằng Tiến và mấy đứa bạn trong lớp thì nhà Em trọ đi từ ngã tư Thủ Đức, bên hông coopmart đi xuống tầm đâu 1km. gặp một cái ngã tư lớn, rẽ trái rồi ngó bên phải có dãy nhà. Số má thì không biết.

Lúc này mới thấy ngu ngu. Cầm súng ống ra chiến trường mà địa chỉ quân thù không có. Hai thằng quay tới quay lui, về không dám về, hỏi không dám hỏi. Nhìn mặt tôi còn tồ hơn cả mặt Quân lúc nãy. Lại thêm gần một tiếng nữa ngồi nghĩ cách giữa trời nắng chang chang….

hay là tin tức sai lệch. Cả khu này ngoài biệt thự. Nhà cao cửa rộng còn lại toàn Phòng trọ, mà tôi tin chắc ba mẹ em không lý nào để đứa con gái cưng ở phòng trọ cả. nhưng nếu là mấy căn biệt thự kia cũng trật nốt. Không giàu tới vậy

Loay hoay cũng đánh liều vào dãy trọ đầu tiên. Gõ cửa phòng số đầu tiên, hỏi người đầu tiên bước ra khỏi phòng.

– Chị ơi cho em hỏi thăm. Ở dãy này có ai tên Trà My – người ở Lâm Đồng xuống đi học không ạ?

– Chờ chị xíu nghe – Chị gái lớn tuổi nói rồi quay vào phòng hỏi mấy người trong đó.

– Không có Em ơi, hay Em đi hỏi mấy phòng khác xem ai biết không. Mà chắc là không đâu. Đây toàn công nhân đi làm thôi – Chị đáp lại

Tim tôi như đứt từng đoạn

Thằng Quân thay tôi đi gõ cửa hai ba phòng nữa rồi lắc đầu quay ra.

Đến dãy trọ thứ hai kết quả y chang.

Qua dãy trọ thứ ba thì bọn tôi chỉ buồn hỏi đúng phòng đầu tiên. Thấy lắc đầu là thôi không tìm nữa.

Thất tha thất thiểu.

Vậy là cả một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tính toán sâu xa cuối cùng ra không gặp.

Trà My ơi, Em ở phương trời nào mà sao một mảnh thông tin về Em không cho anh hay. Em có biết anh nhớ Em lắm không?

“ TÌM EM NHƯ THỂ TÌM CHIM

CHIM BAY BIỂN BẮC- ANH TÌM BIỂN NAM”

Trước lúc về. Tôi nghệch ngoạc cầm gạch viết nguyên dòng chữ to tướng bên lề đường và bức tường : “ TÌM THIÊN LÝ- ĐỒI GIÓ HÚ-THƯƠNG!”

Viết xong hai đứa quay về lại Sài Gòn. Suốt quãng đường đi, tôi chẳng nói nên lời.

Ai ngờ mấy nét nghếch ngoặc đó sau này hóa ra có người đọc được. Duyên số chưa dứt. Em không bay về biển Bắc, Em đã ở rất gần tôi. Ở ngay dãy trọ thứ ba bọn tôi tìm đến. Nhưng không phải trong phòng trọ. Mà là trong nhà ông bà chủ. Em là con họ của chủ nhà. Hèn gì không ai biết.

Chương tiếp theo : Đυ.ng Độ – Bênh Bạn hóa hại nhau.