Năm lớp 11 là năm học kinh khủng nhất mà tôi trải qua.
Không nhiều chuyện để nói ngoại trừ việc thằng Ngọc bị cho ngưng học vì hạng kiểm cuối năm lớp 10 kém, buộc chuyển trường.
Kiến thức học thì nặng vô kể, Bọn lớp tôi đua nhau đi học thêm, nhất là các môn tự nhiên Toán – Lý – Hóa. Hầu như cả đám tập chung vào chuyện học hành, sáng cũng học, ra chơi cũng học, chiều đi học nốt. Trừ một vài thành phần như Tôi- Thằng Tiến và nhỏ Phương Anh.
Tôi với thằng Tiến không đi học vì không có tiền.
Nhỏ Phương Anh không đi học vì nó giỏi bẩm sinh, cách học của nó khác xa với đám đông.
Ba đứa trở nên thân thiết và cô độc trước lớp.
Chuyện tình của tôi và Em chẳng đi tới đâu.
Lần đầu tôi tới thăm Em thì Em có nhã ý là tôi nên tập chung vào việc học, không nên đi xa thăm em thế này, thế nọ. Chốt hạ bằng một câu là : Tránh Xa Em ra
Lần thứ hai xuống thì nhận tin Em đang thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lý.
Bọn Tôi biệt tăm.
Dần dần hình như tôi nhận ra, tất cả những kỷ niệm em và tôi có đều đã là một thời xa vắng. Em không còn là “Tiểu Long Nữ” thơ ngây và dịu dàng như hồi nào, bây giờ đã trở thành “Nhạc Linh San” trong tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ. Còn tôi là chàng Lệnh Hồ Xung quanh quẩn bên Em, Lúc này “ Lâm Bình Chi” chưa xuất hiện, nhưng mơ hồ tôi cảm nhận được ra bóng dáng của một người trong bóng tối.
Có gì đó đau nhói nơi trái tim.
Tiếng đàn tôi hát vang bài “ Người Yêu Cô Đơn”
Đời tôi cô [Am] đơn nên yêu ai cũng không duyên
Đời tôi cô [Dm] đơn nên yêu ai cũng không [Am] thành
Đời tôi cô [E7] đơn nên yêu ai cũng dở dang
Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi [E7] chi
……………………
Thằng Tiến thỉnh thoảng hỏi:
– Phong. Sao mày không đi thăm Trà My?
Tôi im lặng cười khổ một mình, Đôi lúc tôi muốn nói huỵch tẹc ra cho nó nghe là bị nàng xa lánh , nhưng rồi lại ngưng. Nó dường như hiểu ra tâm trạng buồn tôi đang trải qua nên lặng lặng rút lui. Tình bạn là vậy. Đâu cứ nhất thiết chia sẻ hết mọi chuyện. Chỉ cần hiểu là đủ.
Có hôm nhỏ Phương Anh ngồi cùng tôi ở ghế đá ….
– Phong, Phong còn thương Trà My không? – Nó hỏi
Tôi lại im lặng. Trà My là mối tình đầu của tôi. Không phải muốn quên là quên, muốn ngưng nhớ là được. Ai trên đời không có sẹo trong trái tim?
– Sao Phương Anh lại hỏi zậy? – Tôi ngước lên nhìn nó cắc cớ
– Thì…thì….tại P.Anh thấy Phong buồn nên nghĩ……
– Sau này Phương Anh đừng hỏi vậy nữa, Chuyện của Phong để Phong lo
Nói xong câu đó tôi rời khỏi ghế đá, bỏ mặc Nhỏ bên hàng lá phượng theo cơn gió tấp xuống những cánh lá nhỏ xíu như lá me bay. Thẫn thờ trước sân trường.
……………
Ngày còn nhỏ, tôi được mấy anh chị dạy một bài:
Chim Ri là dì sáo sậu – Sáo Sậu là cậu Sáo Đá – Sáo Đá là bác Sáo Đen – Sáo Đen là em Tu Hú – Tu Hú là chú Bồ Các – Bồ Các là bác Chim Ri – Chim Ri là dì Sáo Sậu……
Cứ như vậy bài hát được lập đi lập lại và xoay vòng tròn
Tình Ái cũng thế. Nó là một vòng lẩn quẩn và rối rắm , không đầu không đuôi. Một ngày nào đó lang thang trên phố, thấy một cô gái đẹp. Bỗng dưng trái tim nhảy dựng và rồi có chút gì yêu yêu, rồi lãng quên. Cũng có khi bên giàn hoa thiên lý. Bóng dáng một ai đó đã ngự lãnh trái tim mà không dùng bút gì xóa được. Cũng có người một đời yêu và chỉ yêu một người. Dù rằng người ta tệ bạc đến thế nào.
Nghe thì có vẻ triết lý, nhưng ứng vào chuyện của Tôi, xem ra là đúng.
Cấp hai có Trâm Anh thích tôi dù biết Em mới là người…….
Cấp ba Nhỏ Phương Anh thích tôi
Thích như Tôi thích Trà My
Đám bạn tôi thấy.
Thằng Tiến cũng thấy
Tôi cũng ít nhiều nhận ra được tình cảm của Nhỏ.
Nhưng vấn đề là bản thân chỉ xem Phương Anh như một người Bạn, một đứa em gái. Thế nên mới có chuyện “Nhỏ” gọi tôi là Anh. Bởi có hôm tôi kêu Phương Anh ra và quyết định nhận làm Em Gái kết nghĩa. Chưa cần biết có sự đồng ý hay không. Nhỏ nhận lời. Nhận lời với một vẻ mặt đưa đám……
Năm lớp 11, Nếu không nhờ “Đứa Em Gái” bất đắc dĩ đó chỉ cho vài đường về các môn học, khéo Tôi đã ở lại lớp. thỉnh thoảng còn cả gan ném đáp án cho tôi trong mấy môn kiểm tra.
Thằng Tiến mập tự lo thân mình. Tuyệt kỹ “Cóp Py thần Chưởng” của nó đã đạt cảnh giới tối cao. Hai ngón tay nó mang trong mình một bí kíp võ công vô đối hệt “ Linh Tê Nhất Chỉ” Lục Tiểu Phụng của tác giả Cổ Long. Nếu anh chàng kia chỉ dùng mỗi hai ngón tay kẹp được tất cả mọi ám khí trên đời, thì hai ngón tay của thằng Tiến Mập cũng có thể kẹp giấy, kẹp sách, giở sách khi đi thi. Đồng thời chỉ bằng diện tích hai ngón tay trỏ và giữa đã có thể chép toàn bộ công thức cơ bản của môn Lý –Hóa. Âu cũng là khả năng thiên phú.
Nếu không có mấy thứ đó, chắn gì điểm trung bình các môn học của Tiến Mập đã khá hơn ?
Cuối năm lớp 11. Tôi với thằng Nó đội sổ
May thay là ít khi xuất hiện ở sổ đầu bài.
“Học bạ” ghi: “HỌC TRUNG BÌNH –ÍT PHÁT BIỂU TRONG LỚP- TRẦM TÍNH” . tôi làm Ba Mẹ buồn nhiều.
Năm lớp 12.
Học kỳ I không có thay đổi gì mấy. Đồng bọn cũng say mê học như năm ngoái.
Đầu học kỳ II có thiên hướng thay đổi tí xíu. Đó là việc các môn không quan trọng được đám học sinh bỏ bứa. ví dụ như Giáo Dục Công Dân chẳng hạn. Gần như tất cả không thèm chép bài. Học để thi cho lấy lệ. Cả lớp tập chung vào những môn có khả năng thi tốt nghiệp và định hướng thi đại học. Trường cung cấp cho bọn tôi hồ sơ đăng ký thi. Cả lớp bàn tán xôn xao. Trừ một vài thành phần đã được bố mẹ ra quyết định, ví dụ như con có bố mẹ làm nghành ngân hàng thì thi đại học Ngân Hàng. Đứa nào có bố Công An thì thi An Ninh. Còn lại một đám y như gà mắc tóc. Ở cái thời mà công nghệ thông tin chưa phát triển, tất cả chỉ trông chờ vào cuốn định hướng nghề nghiệp do thư viện trường cho đọc tham khảo. Bây giờ ngẫm lại toàn là nói láo. Nào là thừa thầy thiếu thợ, nào là công nghệ thông tin, nào là ngành hót thiết kế đồ họa. Rốt cuộc sau này khi bọn tôi ra trường toàn phải làm trái nghề.
Tôi chọn một ngành mà tôi cho là có thi cũng không đậu : Cơ khí chế tạo máy của đại học sư phạm kỹ thuật. năm ngoái lấy 22 điểm ba môn. vơ vét thêm CĐ CN 4 và trung cấp Cao Thắng ngành sửa chữa ô tô. Cả ba đều thi riêng lẻ từng trường.
Vào độ tháng ba.
Ngoài sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp và đại học, còn là sức nóng của sự chia ly.
Đám học sinh được đám thầy cô truyền bá tư tưởng” Yêu nhau gấp đi – Nếu không là vài tháng nữa chia tay trong mưa” . Bọn chúng bắt đầu tiếc nuối thời gian ba năm học với nhau. Có đứa thì tiếc về tình yêu, có đứa thì suy ngẫm tìm cách nào tạo ra thật nhiều những kỉ niệm cuối cùng của đời học sinh.
Bỗng chốc lắm tình huống buồn cười.
Lớp trưởng thích Nhỏ Phương Anh từ lâu.
Một hôm đúng vào sinh nhật Nhỏ , len lén đem lên lớp một giỏ hoa hồng. để chỉnh ình lên bàn nhỏ với dòng chữ: “ Anh yêu Em” . Không chú thích, không phụ đề và P/s. Ban đầu Phương Anh vui vẻ trước lẵng hoa, có mấy đứa con gái được như Nhỏ? nhưng rồi bị đám bạn trêu đùa không ngớt đâm ra ngại ngùng và khó chịu. Nhỏ tính vứt ra sân thì được mấy bạn nữ khuyên để lại. Nhỏ nhìn quanh quất khắp cả lớp xem anh chàng nào dám cả gan tặng hoa? . Nhìn cả qua chỗ tôi. Tất nhiên Tôi làm gì có đủ tiền để mua cho từng ấy bông.
Không một chàng trai nào đủ dũng khí để nhận.
Kết quả giỏ bông đó được gửi lên văn phòng trường trong sự tiếc nuối đứt ruột của chủ nhân.
Nhằm kỉ niệm ngày 8-3 quốc tế phụ nữ. Trường tôi phát động phong trào cắm hoa. Mỗi lớp đại diện ra một nam sinh để làm việc này. Các cô trong trường thành lập hội đồng ban giám khảo để đánh giá chung. Điểm sẽ cộng vào điểm thi đua lớp. Đây là phong trào chưa từng xảy ra trước đây nên hầu hết các lớp đều háo hức tìm ra ai khéo tay nhất và đầu óc nghệ thuật nhất.
Nói tới nghệ thuật thì lớp tôi không thằng nào qua được tôi. Cả đám con gái nghĩ vậy bởi tụi nó biết tôi đàn ghitar. Mà trong trí tưởng tượng của tụi đó, Cắm hoa cũng giống như đàn ghitar, đều là một bộ môn nghệ thuật.
Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, ngoài chuyện đi hái hoa cỏ may kết thành bó cho nhỏ Trâm Anh. Tôi chưa bao giờ kết một loại hoa nào khác.
Ắt hẳn đám con gái lớp tôi chọn nhầm chăng?
Thật ra không phải vậy. Bằng cái máu nghệ sỹ của mình, Giỏ Hoa tôi cắm tạo ra sự độc nhất vô nhị tại cái trường học này, tạo ra sự tranh cãi giữa cô phụ trách công đoàn trường và cô hiệu trưởng khi trao giải, tranh cãi về nghệ thuật gay gắt tới mức cãi nhau tay đôi trước mặt toàn học sinh để bảo vệ quan điểm chấm thi của mình. Tạo ra sự bàn tán xôn xao giữa đám học sinh. Tạo ra một không khí vô cùng phấn khích. Tạo ra một “ Hot Boy “ chính hiệu suốt ba tháng sau đó, mà chủ nhân nhận được quá trời hoa và thư tỏ tình, nhiều đến nỗi “ Cô em gái” Phương Anh ghen cả lên.
Sự tình như sau.
Tôi nhận lời sẽ thay mặt Nam Sinh đi thi, với điều kiện sẽ không cần quỹ lớp, không cần làm nháp cho tốn tiền, đồng thời bí mật kiểu dáng của bình hoa cắm được tôi giữ đến phút cuối. Đám ban cán sự lớp đồng ý. Tụi nó hiểu tôi. Thằng Phong tôi nói được làm được.
Sáng mùng 8-3
Tiếng Loa rộn rã kêu gọi :
—A Lô, A Lô..Thân mời tất cả các Em học sinh các lớp tập chung tại khu vực chào cờ, Các bạn Nam yêu cầu đi lấy ghế cho bạn nữ, đồng thời phụ nữ được ưu tiên xếp trên…a lô. A lô…..
Cả đám rục rịch ra trước sân trường.
Sau lễ phát biểu dài chừng 15 phút ca ngợi mấy thành tích của chị em phụ nữ, Mirco cũng nhường lại cho cô phụ trách công đoàn công bố thể lệ cuộc thi: Mỗi bình hoa được chuẩn bị trong vòng tối đa 20 phút. Có 5p thuyết trình về nội dung mình cắm.
Thời gian bắt đầu….
Tích tắc…tích tắc…….
Xung quanh tôi là cả một đám nam sinh lôi ra nào kéo, cây cảnh phụ, hoa từng chùm, từng chùm.
Tôi khẽ khàng hành động. Cắm hoa lên. Bỏ đá lên. Chưa đầy 5p bình hoa đã hoàn chỉnh. Tôi hùng dũng bước lại về lớp. Tất cả thành phần ban giám khảo đều sửng sốt và đứng lên ngước nhìn, họ sợ học sinh này bị đau bụng hay gì đó mà kết thúc phần thi sớm.
Sau ba mươi phút tiếng gọi vang lên: Hết Giờ.
Một số Bình Hoa vẫn chưa cắm xong, Cô phụ trách phải ra tín hiệu ngắt lại lần thứ hai.
Lần lượt từng nam sinh trình bày ý tưởng của mình. Đến lượt tôi cầm Mirco:
– Dạ, kính thưa cô hiệu trưởng, Cô Phụ trách. Em tên Phong lớp 12a3. Trước khi trình bày về bình hoa, Em xin phép đàn và hát một bài.
Tôi vừa đàn vừa hát một đoạn của trường ca” Hòn Vọng Phu” của Lê Thương.
Cả hội trường im phăng phắc. Khi tôi ngưng, cả hội trường vỗ tay rần rần.
Tôi giải thích: Em chỉ cắm một bông hoa hồng tượng trưng cho người phụ nữ chờ chồng. Đá tượng trương cho hòn núi. Nước tượng trưng cho sóng biển……..
Cả Hội Trường vỗ tay vang dội lần nữa.
Kết quả là Chậu hoa tôi cắm đoạt giải nhì, giải nhất thuộc về chậu hoa lu xu bu của một lớp khác.
Tôi nổi tiếng đến mức không ngờ kể từ khi đó.
Tất cả các chương trình văn nghệ dự kiến cho cuối năm học đều lôi kéo tôi vào.
Thỉnh thoảng bàn học tôi lại xuất hiện một thư làm quen. Không đầu không đuôi. Tôi toàn đưa cho Phương Anh giữ giùm.
Âu cũng là một thời để nhớ.
Bọn tôi rục rịch thi tốt nghiệp.
Rồi thi đại học.
Mỗi đứa mỗi phương trời.
Lưu những kỷ niệm với nhau bằng những dòng chữ trên áo
Cô Em Gái vẽ lên áo tôi một trái tim bằng bút đỏ thật to.
Cả đám dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp cho tương lai.
Tôi được thêm những dòng địa chỉ của mấy cô gái hâm mộ tiếng đàn
Cuối cùng rồi cái gọi là cấp III đã trôi qua trong kí ức đời tôi. Những kỷ niệm êm đềm ngày mới lon ton vào trường. Hệt như bầy chim non nháo nhác. Những kỉ niệm về vụ “ Quần treo cây tùng” . Tất cả những hồi ức về trận đánh nhau kinh điển ở Bảo Lộc. Những lần hát cho Cô Em Gái nghe dưới ánh trăng. Tất cả đều chiếm một phần trong trái tim tôi đến giờ. Dẫu rằng có một vài điểm khiến tim tôi tan nát. Kỉ niệm không thơ mộng và đẹp như hồi cấp II. Tôi vẫn thầm ước rằng, giá như tôi có thể có túi thần kỳ của Doremon để bay về quá khứ, ngồi lại chỗ ngồi cũ của mình, thăm lại thằng Tiến, thăm lại Tiến Sỹ Gây Mê -Cẩm Vân.
Thỉnh thoảng Tôi ngang qua ngôi trường yêu dấu. Nhìn lại đám cây Tùng và hàng Phượng vỹ trổ hoa. Nhìn lại đám học sinh đi học.
Nhắc nhớ một thời không quên.
Cuộc đời tôi sau khi rời khỏi mái trường cấp III, rời xa nhà, xa gia đình, gặp lại Em và Trâm Anh. Tất cả đều đầy biến loạn. những Biến Loạn bị ướp bởi một mùi hương của đồng Tiền.
Tháng 9 năm đó . Tôi xách ba lô một mình xuống Sài Gòn nhập học vào một trường ở tại quận Gò Vấp.
Còn tiếp…………………
Chương Ngoại truyện : Đám Tang tiễn thằng Tiến.