Chương 7: Phi hoa lệnh

Tống Hành cởi bội kiếm bên hông xuống đưa cho binh sĩ phía sau rồi hành lễ với Tiết phu nhân. Tiết phu nhân liền phất tay vội bảo hắn đứng lên. Tống Hành chào hỏi hai vợ chồng Tống Thanh Âm, Mạnh Lê Xuyên rồi cùng nhóm tôi tớ đang vây xung quanh vào phủ.

Chính sảnh đã được bày sẵn trái cây điểm tâm trên bàn dài bằng gỗ hoa lê. Tiết phu nhân ngồi trên ghế dựa làm bằng đá cẩm thạch vẽ sơn thủy quay vào bức bình phong lớn từ gỗ tử đàn, trong tay vẫn cầm chuỗi tràng hạt đàn hương.

Hai tỷ muội Tống Thanh Âm và Tống Thanh Hòa lần lượt ngồi xuống hai bên bà. Tống Hành, Mạnh Lê Xuyên và các lang quân còn lại thì ngồi đối diện với Tiết phu nhân.

Thi Yến Vi dù sao cũng không phải người nhà họ Tống, cũng không có dự định ở lại đây lâu dài. Nàng tìm một góc rìa bên ngoài, ngồi xuống.

Thế gia đại tộc chú trọng lúc ăn và ngủ không được nói chuyện, tuy tằng tổ phụ Tống Hành không có xuất thân hiển hách nhưng Tiết phu nhân lại là quý nữ sĩ tộc không hơn không kém, mẫu thân Tống Hành cũng xuất thân từ dòng dõi thư hương nên bàn cơm ở Tống phủ cũng có quy củ này.

Ăn cơm xong, nhóm tỳ nữ đi lên thu dọn bát dĩa trên bàn, lại bưng nước trà tới cho cả nhà súc miệng. Hoàn tất những chuyện này xong, dần dà, bầu không khí trong phòng cũng trở nên sôi nổi, tiếng cười đùa nổi lên hết lần này đến lần khác.

Tiết phu nhân thấy sắc trời còn sớm, liền gọi nhóm tiểu bối chơi trò "phi hoa lệnh" giải sầu, nghiêng đầu bảo Sơ Vũ làm lệnh quan.

[1] phi hoa lệnh: mình giữ lại tên theo convert (gốc:飞花令) Trò chơi này được hình thành từ lâu và hoàn thiện thể lệ luật chơi dưới thời Tùy Đường. Trong "phi hoa lệnh" sẽ chọn ra một người làm lệnh quan (quản trò). Những người còn lại làm theo chỉ định của lệnh quan, lần lượt đọc thơ hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác, ai không làm được sẽ bị phạt rượu. (Chú thích được editor phỏng dịch từ internet)

Vợ chồng Tống Thanh Âm đi đầu xuống chỗ cạnh bàn, Sơ Vũ đếm lại số người, thấy thiếu một.

Lúc này Tiết phu nhân mới nhớ đến Thi Yến Vi, mắt cong cong cười tìm kiếm hình bóng nàng, vừa tìm được đã nói: "Ở đây không phải còn có Dương nương tử sao, Sở Âm, cháu cũng lại đây chơi đi."

Ánh mắt mọi người đồng loạt tập trung về phía nàng, biết khó mà trốn thoát nên Thi Yến Vi đành phải gật đầu đồng ý, ngồi cạnh Tống Thanh Hòa.

Mái tóc đen như mực của Thi Yến Vi được búi thành kiểu chuy kế, [2] bên trên cài một cây trâm ngân phượng cùng hai cây thoa mạ vàng, ánh nến chiếu xuống từng tia lấp lánh sáng, cực kỳ tương xứng với làn da của nàng.

[2] Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương.

Tống Minh ngồi một mình trên ghế tựa có chỗ để chân, lúc thì nhịp nhịp chân ngân nga tiểu khúc, nhắm mắt dưỡng thần, khi thì lén lén lút lút nhìn về nhóm tiểu bối đang quây quần xung quanh bàn vuông.

Sơ Vũ đếm lại nhân số, lần này vừa đúng bảy người, không thừa không thiếu một ai, cao giọng mỉm cười nghiêm mặt nói: "Thái phu nhân đã để nô làm lệnh quan, nô đương nhiên sẽ làm đúng luật lệ, nếu ai không làm được, làm sai hoặc nói sai thì đều không được bỏ qua, toàn bộ bị uống một chén rượu phạt."

Nàng nói xong, nhận ống thẻ mà Đống Tuyết mang tới, đưa đến trước mặt Tống Thanh Âm đứng kế bên rút một thẻ, dựa vào con số ghi trên thẻ mà định ra thứ tự.

Thi Yến Vi vừa rút thẻ xong thì Tống Thanh Hòa ngồi cạnh đã cười hỏi nàng là số mấy, Thi Yến Vi giơ ba ngón tay ra đáp lại.

Không lâu sau, lượt chơi đã được ấn định. Tống Hành đứng số một ngẩng đầu lên nói câu: "Hoa kính bất tằng duyên khách tảo/ Bồng môn kim thuỷ vị quân khai." [3]

[3] Hai câu trích trong bài: Khách chí (Khách đến thăm) của Đỗ Phủ.Bản dịch của Trần Trọng San (thivien.net): Chưa vì khách quét lối hoa/ Cửa bồng nay mới mở ra vì người.

Tống Thanh Âm tiếp: "Loạn hoa tiệm dục mê nhân nhãn/ Thiển thảo tài năng một mã đề." [4]

[4] Hai câu trích trong bài: Tiền Đường hồ xuân hành (Mùa xuân dạo hồ Tiền Đường) của Bạch Cư Dị.Bản dịch của Ngô Văn Phú (thivien.net): Loạn hoa những khiến người nheo mắt/ Vó ngựa mờ che, lối cỏ gầy.

Đến lượt Thi Yến Vi: "Hà tu thiển bích khinh hồng sắc/ Tự thị hoa trung đệ nhất lưu" [5]

[5] Phần này mình không tìm được tập thơ gốc, nhưng có tìm được bản dịch nghĩa tại fanpage Thị phi tại kỷ • Hủy dự do nhân: Chẳng cần xanh mờ hay phai đỏ, vẫn là đệ nhất giữa muôn hoa....

Lượt của Tống Thanh Hòa: "Xuân thành vô xứ bất phi hoa/Hàn thực đông phong ngự liễu tà." [6]

Vòng thứ nhất xong, mọi người đều đọc được thơ, không ai bị phạt rượu.

[6] Hai câu trích trong bài: Hàn thực (Tiết hàn thực) của Hàn Hoằng.Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu (thivien.net): Thành xuân đâu chẳng chốn hoa bay/ Hàn thực, cành dương gió nhẹ bay.

Đến vòng thứ tư, Thi Yến Vi hơi khựng lại một nhịp, lúc Sơ Vũ chuẩn bị bắt nàng phạt rượu mới miễn cưỡng đọc ra một câu: "Hoa tạ hoa phi, phi mãn thiên/ Hồng tiêu hương đoạn hữu thuỳ liên." [7]

[7] Hai câu trích trong bài: Táng hoa từ (Bài hát chôn hoa) của Tào Thuyết Cần, tiểu thuyết nổi tiếng Hồng Lâu mộng, được sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, thuộc triều đại nhà Thanh nên khi Thi Yến Vi đọc lên đã khiến Tiết phu nhân ngạc nhiên. Bối cảnh chính của truyện là cuối Đường, đầu Minh - Thanh. Bản dịch của nhóm Vũ Bội Hoàng (thivien.net): Hoa bay hoa rụng khắp trời/Hồng phai hương nhạt ai người thương hoa?

Lời mới nói xong, Tiết phu nhân hết sức ngạc nhiên, câu này bà chưa từng nghe qua, lại nghe vô cùng thuận tai, nhưng câu vừa rồi nghe có vẻ không được đại cát đại lợi cho lắm, thầm nghĩ nàng mới mấy tuổi đầu, sao lại niệm câu này ra trước mặt mọi người chứ?

Tống Hành bất động thanh sắc liếc nhìn Thi Yến Vi, đợi Tống Thanh Hòa nói xong, không biết vô tình hay cố ý rũ mắt nhàn nhạt nói ra một câu: "Hoa khai hoa lạc bất trường cửu/ Lạc hồng mãn địa quy tịch trung" [8]

[8] Hai câu trích trong bài: Ngọc thụ hậu đình hoa (Hoa trong sân) của Trần Thúc Bảo.Bản dịch trên thivien.net (không rõ tác giả): Hoa nở lại tàn, không mãi được/ Sắc hồng rụng đất, về hư không.

Tống Thanh Âm và Mạnh Lê Xuyên đọc xong, dù suy nghĩ một lúc lâu sau nhưng Thi Yến Vi vẫn không thể đọc thơ tiếp được. Sơ Vũ đi về phía nàng, nhấc bình long bính bạch từ [9] lên rót đầy ắp chén kim bôi hoa văn kháp ti, cười tủm tỉm nói: "Dương nương tử, đến lượt cô uống ly này."

[9] Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương.

Thi Yến Vi cầm chén kim bôi lên dưới ánh nhìn chăm chú của mọi người, nín thở nhắm mắt uống một hơi cạn sạch, rượu vào yết hầu căng chặt, liền vỗ ngực ho khan mấy tiếng mới cảm thấy dễ chịu hơn, tránh cho lát nữa mặt nóng lên rồi ửng đỏ.

Sơ Vũ giơ tay cầm chén kim bôi nghiêng sang cho mọi người cùng nhìn, ý bảo Dương nương tử quả thực đã uống cạn rượu phạt.

Hai khắc đồng hồ trôi qua (khoảng 30 phút sau) Thi Yến Vi uống trọn ba chén rượu hoa quỳnh vào bụng, chỉ cảm thấy đầu choáng váng não căng đau, dạ dày có đốm lửa như thiêu như đốt, gương mặt phù dung nhỏ nhắn cũng ửng hồng nóng bừng lên, Tổ Giang Lan thấy nàng dường như cực kỳ khó chịu, vội gọi người mang trà tới giải rượu.

Thi Yến Vi đỡ trán uống non nửa ly, bước chân lảo đảo như sắp ngã, bộ diêu cài trên tóc khẽ đung đưa, nhìn nàng lúc này càng có vẻ mảnh mai vô lực.

Tống Minh sớm đã bị cảnh tượng này làm cho mê mẩn, nhưng trước uy nghiêm của Tiết phu nhân và Tống Hành cũng như kiêng dè nàng là muội mội của ân nhân cứu mạng Tống Duật, từ trước đến nay hắn chưa dám nói gì hay làm điều gì khác thường với Thi Yến Vi trước mặt người khác.

Tống Thanh Hòa chân thành xem nàng như một nửa a tỷ để đối đãi, vừa thấy bộ dạng này của nàng, lòng không tránh được khẩn trương, gọi Ngân Chúc và Tiểu Phiến đang đợi hầu sau bức bình phong tới, cẩn thận phân phó: "Ngân Chúc, em và Dương nương tử có quan hệ tốt, để em và Tiểu Phiến đưa nàng về ta mới có thể yên tâm. Nàng uống rượu nên thân thể khó chịu, em giúp nàng nghỉ ngơi sớm đi nhé."

Phân phó xong, hai người Ngân Chúc Tiểu Phiến cùng lại đỡ Thi Yến Vi đứng dậy. Lúc này Thi Yến Vi vẫn còn đang thanh tỉnh, bước chân nhẹ bẫng được đỡ thẳng về nơi ở.

Lúc Ngân Chúc từ sau bình phong bước ra chỉ lộ mỗi một bên sườn mặt và thân hình, Tống Minh không thể thấy rõ dung mạo của nàng, nhưng nhìn nàng dáng người tinh xảo yểu điệu, cổ trắng nõn nên vẫn âm thầm để ý.

Tống Hành lẳng lặng nhìn theo bóng lưng tinh tế gầy yếu của Thi Yến Vi, chợt nghĩ Tây Thi say rượu cũng chỉ đến như thế, lòng hắn chợt dâng lên cảm giác khác thường, trái tim vừa mềm vừa ngứa, hắn hơi cau mày, ngửa đầu uống cạn chén rượu khác.

Một đường nghiêng nghiêng ngả ngả, khó khăn lắm mới đưa được Thi Yến Vi vào đến tiểu viện, Ngân Chúc và Tiểu Phiến cùng đặt nàng nằm yên trên chăn gấm, thấy Thi Yến Vi có vẻ muốn nôn ra, Tiểu Phiến liền đi lấy ống nhổ bằng bạc mạ vàng, Ngân Chúc duỗi tay nhận lấy, lại nhờ nàng đun thêm ít nước sôi.

Chân trước Tiểu Phiến vừa đi, Thi Yến Vi đã nằm bên bệ cửa sổ nôn sạch vào ống nhổ, khi dạ dày được nôn ra sạch sẽ, Ngân Chúc bưng nước trà ấm đến để nàng súc miệng.

Thi Yến Vi thấy dạ dày và khoang miệng dễ chịu hơn hẳn, đầu óc lại bắt đầu mơ hồ.

Nàng nắm lấy tay Ngân Chúc không chịu thả ra, nước mắt ấm nóng từ khóe mắt lăn xuống, thì thầm như đang mê sảng: "Ba mẹ, Trần Nhượng, Huyên Huyên, đừng đi... Ta không cho mọi người đi, không cho mọi người đi..."

Lúc này nàng nói năng không rõ ràng nên Ngân Chúc chỉ nghe được một số âm thanh đứt quãng, cái gì mà "Ba, cảm ơn, đi, không cho", toàn là những lời không rõ đầu đuôi, Ngân Chúc cũng không đặt trong lòng, chỉ nghĩ nàng uống quá nhiều rượu nên không còn tỉnh táo, nhớ đến người thân đã mất, trong lòng khó chịu nên dùng rượu giải tỏa bớt ra ngoài.

Tuy có ổ vàng ổ bạc nhưng xung quanh không một ai thân thích, lẻ loi một mình thì thực sự hạnh phúc thế nào được? Huống chi chung quy lại nàng vẫn đang phải nhờ ở đậu, tình cảnh sau này không ai có thể nói chính xác, trong lòng sao có thể không có lấy nửa điểm ưu phiền?

Nghĩ đến đây, Ngân Chúc thoáng thở dài, vỗ nhẹ vào mu bàn tay Thi Yến Vi, mềm giọng động viên nàng: "Ta không đi, không đi nữa, ở lại đây với cô là được chứ gì?"

Thi Yến Vi cầm lòng bàn tay Ngân Chúc, tinh thần thoải mái hơn nhiều, nàng dụi gò má nóng bừng vào chăn gấm, thoáng chốc đã ngủ thϊếp đi.

Lúc Tiểu Phiến đun nước mang vào phòng thì Thi Yến Vi đã ngủ say mất rồi. Ngân Chúc rút tay lại, dặn Tiểu Phiến đi đổ ống nhổ rồi tự mình giúp Thi Yến Vi cởϊ áσ ngoài lau người, lau xong thì giúp nàng thay trung y sạch sẽ màu bạch nguyệt.

Lúc làm xong hết thảy những việc này thì trời đã vào canh hai. Ngân Chúc và Tiểu Phiến cầm đèn lụa bát giác quay về Đại Tụ cư, Ngân Chúc vốn định ngày mai hẵng đến chỗ tiểu nương tử bẩm báo, không ngờ thính phòng vẫn để lại ánh đèn, tiểu nương tử ấy vậy vẫn còn chưa nghỉ ngơi.

Hoạ Bình vén rèm ra khỏi phòng, nhỏ giọng nói với hai người: "Tiểu nương tử đang chờ các em đấy."

Ngân Chúc thổi tắt đèn l*иg, vén tấm mành đỏ tươi đi vào trong, thuận miệng hỏi. "Đêm đã khuya thế này, sao tiểu nương tử còn chưa đi ngủ?"

Tống Thanh Hòa đang cầm một cái cửu liên hoàn bằng đồng, [10] đều giọng đáp: "Trên bàn uống hơn hai chén rượu, dạ dày có chút nóng lên, nhất thời vẫn chưa ngủ được. Dương nương tử bên kia ổn hơn chưa?"

[10] cửu liên hoàn: là một trò chơi trí tuệ truyền thống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó bao gồm 9 cái khoen tròn giống nhau và một "thanh kiếm". mục tiêu của trò chơi là tháo gỡ chín cái khoen ra khỏi "thanh kiếm". (Chú thích hình ảnh đặt ở cuối chương)

Ngân Chúc nghe xong, thành thật trả lời: "Dương nương tử cũng không đáng ngại, nôn một lúc xong thì giờ đã ngủ rồi."

Nghe nàng nói thế, Tống Thanh Hòa khó khăn lắm mới thấy yên tâm, đặt cửu liên hoàn xuống ngáp một cái, xốc lại tinh thần buồn bã nói: "Sớm biết nàng không uống được rượu thì phải đổi lại thành rượu trái cây nhẹ nhàng hơn mới đúng."

Ngân Chúc thoáng nghiêng đầu nhìn song cửa sổ, chỉ thấy gió lay cành hoa, trăng qua cửa sổ, bóng dáng cành hoa đậu trên cửa sổ khẽ động, nhất thời xem đến nhập thần, cũng không biết nên đáp lại thế nào.

Tiểu Phiến đứng trước bình phong nhận ra, nhẹ giọng an ủi Tống Thanh Hòa: "Có câu "thiên kim khó biết ý trời", tiểu nương tử sao phải nghĩ nhiều làm gì ạ? Đêm cũng không còn sớm, để nô tỳ hầu hạ tiểu nương tử tháo trang sức cởϊ áσ."

Tống Thanh Hòa khẽ "ừ" một tiếng, đứng dậy ngồi xuống trước gương, Họa Bình mang tới một cái chậu đồng mạ bạc hoa văn hoa điểu, cùng Tiểu Phiến hầu hạ Tống Thanh Hòa rửa mặt.

Hôm sau, Thi Yến Vi bị ánh mặt trời chói chang đánh thức, nhìn căn phòng mộc mạc được bài biện theo phong cách cổ xưa trước mặt, Thi Yến Vi nhất thời có chút thất thần, kha tử [11] đang còn nguyên trên người, chợt nghĩ đến Ngân Chúc đã giúp nàng thay đổi xiêm y.

[11] kha tử: là một trong số các loại đồ lót Hán Phục, thịnh hành trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc Trung Hoa, bắt đầu từ khi triều Đường diệt vong, kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ. Về trang phục triều Đường thì các bạn có thể xem kỹ hơn trên google nhé. Dễ tưởng tượng nhất là phim "Võ Tắc Thiên truyền kỳ" do Phạm Băng Băng đóng chính.

Kha tử cả một đêm không cởi, ép đôi gò bồng đào có chút hơi đau, cơn đau đầu do say rượu ập tới cũng khiến nàng không khỏi khó chịu, liền khoác áo ngoài vào phòng trà đun nước nóng chuẩn bị tắm.

Thi Yến Vi vừa đẩy cửa đi vào đã thấy Ngân Chúc đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ, tay cầm một cây quạt hương bồ ngồi trước lò đun nước, chưa đợi Thi Yến Vi bắt chuyện trước, Ngân Chúc đã ngoái lại nhìn nàng, lên tiếng bảo: "Tiểu nương tử lo cho cô nên mới sáng tinh mơ đã dặn ta chạy sang xem thử, thấy cô chưa tỉnh nên ta cũng không vào, tránh làm phiền đến giấc ngủ của cô."

"Ngân Chúc, đêm qua cảm ơn cô đã chăm sóc ta, lát về nhờ cô hãy giúp ta nói lời cảm ơn với Nhị nương." Thi Yến Vi chắp tay trước ngực thi lễ với nàng.

Ngân Chúc ngẩng đầu nhìn nàng, đè tay nàng xuống nghiêm túc nói: "Chuyện có gì to tát đâu, đừng cảm ơn ta mãi thế. Nếu cô thật lòng muốn cảm ơn tiểu nương tử thì hẵng đến viện nàng, bồi nàng chơi cờ song lục một lúc hẵng còn có ích hơn. Tiểu nương tử không có tỷ muội ruột thịt tuổi tác xấp xỉ, có mỗi một vị đường tỷ thì đã gả ra ngoài, nên luôn muốn có một người ở bên bầu bạn."

Thi Yến Vi cúi đầu suy nghĩ, mím môi trầm tư một lát, sau đó gật đầu đồng ý.

Nước nóng trên lò đã được nấu sôi, Thi Yến Vi tự mình đi tắm. Ngâm nước ấm xong, cả người thoải mái không ít, cảm giác đầu choáng váng não trướng đau cũng giảm đi ít nhiều.

Tắm gội xong, Thi Yến Vi ngồi ngay ngắn trước bàn trang điểm, Ngân Chúc giúp nàng búi tóc, Thi Yến Vi sực nhớ tới chuyện đêm qua, liền hỏi nàng: "Tối qua lúc ta say có nói nhảm gì không? Không làm cô sợ đấy chứ?"

Ngân Chúc lắc đầu nói: "Âm Nương tính tình quá mức ôn hòa, sao có thể nói ra mấy lời mê sảng dọa người được. Ta chỉ nhớ cô lẩm bẩm hai câu, gì mà A Nhượng, A Huyên gì gì đó, còn lôi kéo tay không để ta đi, nhìn chẳng khác gì con nít cả."

Nàng khẽ bật cười.

Thi Yến Vi nghe xong, mặt liền nhiễm rặng mây đỏ nhàn nhạt, giơ tay ôm gò má hơi nóng lên của mình, cười yếu ớt: "Nhưng mà ta phải cảm ơn cô thật tốt mới được. Hôm nào đó anh đào chín, để ta làm món anh đào tất la cho cô ăn được không? À nghe nói cô chưa ăn đá bào bao giờ, đợi đến hè ta sẽ làm cho cô ăn thử."

"Được, quyết như vậy đi nha." Ngân Chúc nói xong thì búi tóc cũng hoàn thành, Thi Yến Vi cài cây trâm bạc tùy ý nhặt ra từ hộp khảm trai, bước ra cửa cùng Ngân Chúc.

Hai người sóng vai ra đến sân, Thi Yến Vi và Ngân Chúc tách nhau ra, nàng đi về phía phòng châm tuyến.

Trương mụ đang giám sát mấy tú nương châm kim, thấy nàng tiến vào, nhìn tinh thần có vẻ không quá tốt, vội vàng đỡ nàng ngồi xuống ghế, quan tâm hỏi: "Nghe nói hôm qua cô uống rượu nên thân thể không khỏe, sao không ở phòng nghỉ ngơi cho tốt mà còn chạy đến đây làm gì?"

Trong phòng châm tuyến phần đa đều là người thật thà, so với tình cảnh hôm qua thì ở chung với bọn họ càng khiến Thi Yến Vi cảm thấy vui vẻ hơn, đôi mắt đào hoa nhìn Trương mụ nói: "Cả ngày không có gì vui, ở chung một chỗ với mọi người nói nói cười cười cũng là cách tốt để gϊếŧ thời gian, huống chi ta đã khỏe hơn nhiều, cũng không có gì đáng ngại."

Nói xong, cầm khung thêu lên, giúp mọi người tách sợi.

Đảo mắt đã hai ngày trôi qua, Thi Yến Vi ăn tối xong, cầm quần áo bẩn đi phòng giặt đưa lại cho tỳ nữ, vừa cười vừa lấy một nắm tiền đồng từ trong túi tiền ra cảm ơn. Rời khỏi phòng giặt đi được nửa đường thì tình cờ gặp được Thụy Thánh, hai người hàn huyên một lúc, sau đó Thi Yến Vi đi vào trong vườn tản bộ tiêu thực.

Đi đến hòn Đình Lan, ánh trăng chiếu xuống, mặt hồ sóng bạc lăn tăn, cầu đá cong cong nối dài đến thủy tạ (đình nghỉ chân xây dựng trên mặt nước). Thi Yến Vi bước lên cầu đá đi vào thuỷ tạ tường đỏ ngói xanh, ngồi một mình trên lan can nhìn minh nguyệt trên cao tỏa sáng lên vạn vật.

Vừa ngồi xuống được non nửa khắc, cảm giác gió xuân vừa mạnh vừa âm hàn, đang định đứng dậy mau chóng rời khỏi đây thì chợt nghe cách đó không xa truyền tiếng bước chân nhỏ vụn.

Thi Yến Vi đi theo tiếng động, thấy dưới tàng hoa xuân, một nữ lang mặc váy nhạt màu đang vén váy chậm rãi đến sau hòn giả sơn, bóng dáng kia có vài phần giống với Ngân Chúc.

Thi Yến Vi rời khỏi thủy tạ, đi về phía cầu đá, đang định hỏi nàng có phải Ngân Chúc không thì chợt thấy bóng dáng mảnh khảnh của một lang quân đập vào mắt, ôm lấy nữ lang đi về dưới tàng hoa. Thi Yến Vi sửng sốt ngây ra như phỗng, tim đập như trống.

Cho đến khi cổng vòm hình tròn có ánh nến chiếu tới, hình như có người định đi về hướng này, Thi Yến Vi lấy lại tinh thần, dùng khăn che miệng ho mấy tiếng, dọa hai người kia hoảng sợ, vội vàng tách nhau ra.

Dưới ánh trăng, Ngân Chúc nghiêng đầu nhìn về hướng cầu đá thì đυ.ng phải ánh mắt của Thi Yến Vi.

Khoảnh khắc đó, ánh mắt Ngân Chúc ngập tràn cầu xin, chỉ chỉ vào môi, lắc đầu hiệu cho Thi Yến Vi đừng kêu lên.

Thi Yến Vi thấy thế, lập tức bình tĩnh lại, gật đầu phất tay ý bảo nàng chạy nhanh ra sau hòn giả sơn trốn.

Động tác tay vừa rơi xuống, hai người bên kia cổng vòm hình tròn đã xuyên qua, đi về hướng này.

Phùng Quý giơ đèn soi rõ người đối diện, nói thêm một câu: "Đêm xuân lạnh lẽo, sao Dương nương tử lại đi về hướng này?"

*

Chú thích hình ảnh:[2] kiểu búi chuy kế:

[9] bình long bính bạch từ

[10] cửu liên hoàn