Hoa triêu [1] đang đến gần, khu vườn của Tống Phủ đã có thêm vài phần ý xuân. Đêm qua gió thổi suốt đêm, sau đó là một trận mưa nhẹ, lặng lẽ làm ướt vạn vật. Những chiếc lá non trong khu vườn Tống phủ vẫn một màu biêng biếc, trên thân lẫn đầu cành mọc ra không ít chồi non lẫn nụ hoa vừa chớm nảy nở.
[1] hoa triêu; ngày sinh của trăm hoa; ngày trăm hoa đua nở (tương tuyền là ngày 12 tháng 2 hoặc ngày 15 tháng 2 âm lịch là ngày trăm hoa đua nở) Nguồn chú thích: Phần mềm Quick TransThi Yến Vi ngồi trên chiếc ghế đẩu thấp cạnh cửa sổ, trong nồi đang chưng sữa bò, mùi thơm thoang thoảng tỏa ra từng đợt cùng làn sương khói mỏng.
Hỉ Nhi đang hái rau cải trước cửa, miêu tả sống động y như thật về tình hình hôm qua khi gia chủ trở về với Thiện Nhi.
"Hôm qua đến tận lúc chập tối gia chủ mới về nhà, tuy có chút phong trần nhưng cả người tinh thần phấn chấn. Nhắc mới nhớ, Tấn Châu đến Thái Nguyên phải hơn năm trăm dặm, gia chủ gấp rút trở về bất kể ngày đêm nhưng vẻ mặt ngài lại không nhìn ra chút mệt mỏi nào."
Thiện Nhi đứng bên bếp lẳng lặng nghe nàng nói xong, cuối cùng mới cười nhạt phụ họa: "Nghe nói gia chủ tập võ từ nhỏ, mười lăm tuổi đã theo chân Tống công chinh chiến khắp nơi, hai mươi tuổi kế thừa chức quan tiết độ sứ, mấy năm nay lập được không ít chiến công hiển hách, đương nhiên không thể so sánh với những võ tương tầm thường rồi."
Cuộc trò chuyện giữa hai người lọt vào tai Thi Yến Vi không sót một chữ, Thiện Nhi còn không quên nghiêng đầu nhìn về phía nàng, có chút tò mò hỏi: "Không biết hôm qua trời sẩm tối, lúc ra cổng Dương nương tử có gặp được gia chủ không?"
Thi Yến Vi cũng không hứng thú nào với vị gia chủ này, về cả dáng vẻ lẫn khí chất nên nàng chỉ thản nhiên đáp: "Hôm qua ta hơi mệt, ăn cơm xong thì về phòng ngay, chưa từng gặp qua."
Là khách quý ở Tống phủ, Thi Yến Vi không ở cùng một chỗ với nhóm tỳ nữ vυ" già trong phủ. Tiết phu nhân đặc biệt sắp xếp cho nàng một tiểu viện rộng rãi sáng sủa ở phía tây. Dù Tống Hành về phủ thực sự đã gây ra động tĩnh không nhỏ bên ngoài, nhưng Thi Yến Vi không thèm để ý, chỉ một lòng nằm ngửa trên giường la hán.
Thi Yến Vi vốn là người gốc miền Nam, nàng có cha mẹ yêu nhau sau đó tình nguyện đến với nhau, chị em tốt không có gì giấu giếm lẫn bạn trai trúc mã luôn săn sóc tỉ mỉ. Nàng trải qua cuộc sống hai mươi tư năm bình đạm ở hiện đại, sau đó vì một lý do không giải thích được linh hồn nàng nhập vào thân thể này, nhìn môi trường sống hoàn toàn xa lạ xung quanh thì thật khó để chấp nhận.
Nhưng, người ở dưới mái hiên sao có thể không cúi đầu.
Nàng sợ bị coi là yêu quái cướp hồn nên đành phải đè nén cảm giác bất an và sợ hãi khi đột nhiên bị bắt vào một thế giới xa lạ khác. Im lặng mất một khoảng thời gian mới vươn tay vỗ vào lớp vải mịn đang băng miệng vết thương trên trán, chậm rãi nói rằng có thể nàng bị đυ.ng trúng đầu nên tâm trí tổn thương, rất nhiều chuyện xảy ra trước kia nhưng đều không thể nhớ nổi.
Bà mụ được Tiết phu nhân phái tới thăm bệnh nghe nàng nói những lời này xong, không khỏi hơi nhíu mày, nghĩ thầm sợ là nàng bị thương nên đã mất trí nhớ.
Bà mụ kia cũng không ở lại lâu, mềm giọng trấn an nàng vài câu thì quay về Thúy Trúc cư bẩm báo lại với Tiết phu nhân.
Tiết phu nhân là người tốt bụng, nghe xong liền cúi đầu sờ trán, thấp giọng nói câu "thật đáng thương", sai người thỉnh y sư am hiểu chứng bệnh này tới phủ xem bệnh cho nàng.
Y sư vào phòng Thi Yến Vi, cẩn thận xem xét vết thương trên trán nàng, hỏi một lượt mấy câu, Thi Yến Vi trả lời từng câu một, y sư cũng không nói gì thêm, đề bút viết ra đơn thuốc.
Thi Yến Vi tuy đã uống khổ dược hơn một tháng nhưng dù sao nàng cũng không phải là Dương Sở Âm, đương nhiên không thể nhớ ra bất kỳ điều gì, chỉ từ từ biết được thân thế Dương Sở Âm thông qua người khác.
Nguyên thân Dương Sở Âm và huynh trưởng Dương Duyên sống nương tựa vào nhau. Ba năm trước Dương Duyên đầu nhập quân Hà Đông, mãi đến năm ngoái mới được bào đệ Tống Tam lang của Tống Hành thưởng thức, thăng thành hạ giáo úy lục phẩm. Nhưng năm tháng trước trong một cuộc chiến, Dương Duyên vì cứu Tống Tam lang mà chết dưới đao quân địch.
Tống Tam lang là người biết báo đáp ân tình, rưng rưng nước mắt sai người an táng thật tốt thi thể của Dương Duyên. Sau nhiều lần dò hỏi hắn cũng tìm được nguyên thân Dương Sở Âm, đích thân đến huyện Văn Thủy đón nàng về Tống phủ, cũng dời mộ phần Dương Duyên đến nằm cạnh mẫu thân hắn.
Dương Sở Âm đã quen sống ở huyện Văn Thủy nên vốn muốn cự tuyệt nhưng Tống Tam lang nào phải loại người dễ dàng từ bỏ, dựa vào thời cuộc bất ổn cùng những lời phó thác từ chính miệng Dương Duyên trước khi nhắm mắt, sau bao lần khuyên bảo cuối cùng cũng đả động được nàng, bái lạy dập dầu trước mộ phần Dương Duyên lần cuối xong lúc này nàng mới chịu theo hắn lên đường tới Thái Nguyên.
Vì nàng là ân nhân cứu mạng của tôn nhi, dung mạo lại xinh đẹp, đôi mắt hoa đào trong veo như nước rất được lòng Tiết phu nhân nên Tiết phu nhân đối xử rất nhiệt tình với Dương Sở Âm. Tỳ nữ bà mụ trong phủ thấy Tam lang lẫn thái phu nhân đều đối đãi ân cần với nàng nên đương nhiên thường ngày cũng không dám khinh mạn, mỗi khi thấy đều sẽ cung kính mà gọi nàng một tiếng "Dương nương tử".
Khi mới đến Tống phủ, trong mắt mọi người vị Dương nương tử này là người ít nói, tính tình cực kỳ trầm muộn, cho đến đêm mưa lúc trời nhá nhem tối trước tháng tư, không biết vì sao nguyên thân ngã xuống thềm đá đập phải đầu, sốt cao không hạ gần ba ngày, sau khi tỉnh lại thì quên hết những chuyện hồi trước, tính tình cũng có điều thay đổi.
Ngoại trừ Thi Yến Vi, không một ai trên đời này được biết nàng không phải bị ngã đập đầu tổn thương não, mà là bị tráo đổi linh hồn.
Tống phủ nhà cao cửa rộng đương nhiên không phải lo cái ăn cái mặc, nhưng dù gì đi nữa thì cũng là ăn nhờ ở đậu. Dù Tiết phu nhân cùng Tống Tam lang có thể nhớ kỹ ân tình của huynh trưởng nguyên thân mà đối xử tử tế với nàng nhưng từ trước đến nay lòng người dễ thay đổi, thời gian trôi qua, không ai có thể nói trước liệu hai người họ có còn đối xử với nàng như ban đầu không, nói không chừng đến một lúc nào đó, nàng ở Tống Phủ sẽ trở thành kẻ chướng tai gai mắt, chọc người khác phiền chán thì biết làm thế nào?
Huống chi nàng và Tống gia không phải người thân cũng chẳng phải bạn cũ, lại cũng không thực sự là Dương Sở Âm, cứ như vậy yên tâm thoải mái mượn thân phận người khác sống cuộc sống đưa tay nhận áo, há mồm nhận cơm, không khỏi hổ thẹn trong lòng.
Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Thi Yến Vi quyết định tạm thời sống nhờ ở Tống phủ, nếu rảnh rỗi không có việc gì thì giúp đỡ nhóm tỳ nữ lão bà trong phủ những việc nằm trong khả năng, đợi tương lai tình hình phương bắc trở nên ổn định hơn sẽ rời khỏi Tống phủ, đến thành Cẩm Quan sống những ngày tháng tiêu dao.
Nhân khẩu Tổng phủ so với thế gia đại tộc khác cũng không được coi là phức tạp. Tiết phu nhân năm nay gần bảy mươi tổng cộng sinh được hai trai một gái, con gái duy nhất Tống Vi Lan gả đến Lan Lăng từ năm mười sáu tuổi, đến nay đã được năm năm, cùng phu quân sinh được hai nhi tử.
Trưởng tử đã qua đời của Tiết phu nhân là Tống Lâm văn võ song toàn, mới ba mươi tuổi đã làm đến chức Hà Đông tiết độ sứ nhị phẩm. Nhược quán nghênh thú nữ nhi nhà họ Chân, vài năm sau sinh được ba trai một gái: Đại Lang chết yểu, Nhị lang Tống Hành thiên tư thông minh, từ nhỏ thuần thục binh pháp, không bao lâu sau đã tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, lực cánh tay kinh người, sau này rong ruổi sa trường đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi, so ra trò giỏi hơn thầy, riêng mỗi việc hôn sự không được thuận lợi cho lắm, đã hai mươi sáu nhưng vẫn chưa thú thê. Tam lang Tống Duật chưa nhược quán đã cưới đích trưởng nữ gia đình thế giao, phu thê cực kỳ ân ái, đến nay không nạp thϊếp thất, sinh được một nhi tử. Đại nương Tống Thanh Âm là tài nữ nổi danh Thái Nguyên, tám năm trước được gả đến Lan Lăng, mấy năm trước nàng cùng phu lang đi Trường An nhậm chức, đến nay đã ba năm chưa từng trở về nhà.
Con thứ Tống Minh của bà rất khác so với huynh trưởng Tống Lâm. Hắn bỏ bê việc học từ rất sớm, cả ngày chỉ mải ăn uống vui đùa, chơi bời lêu lổng, vừa cập quan đã háo sắc mê muội, không có công danh chức quan trong người, chưa cưới vợ đã có ba phòng thϊếp thất mạo mỹ, đó là còn chưa tính những tỳ nữ bị hắn chà đạp lẫn kỹ nữ bên ngoài.
Tống Minh phong lưu thành tính nhưng dưới gối lại chỉ có một nhi tử và một nữ nhi. Tứ Lang do thϊếp thất Vương thị sinh hạ, lúc này mới hơn mười hai tuổi. Nhị nương do chính thê Cao thị sinh được, tháng hai năm ngoái làm lễ cài trâm, tên là Thanh Hòa. Nàng ấy có khuôn mặt như trái đào, da trắng như sứ, tính tình nhõng nhẽo hoạt bát, thường pha trò khiến Tống lão phu nhân vui vẻ.
Vị Tống Nhị nương này thích đồ ngọt, tự do ra vào phòng bếp của Thi Yến Vi, thích nhất là các món điểm tâm Thi Yến Vi làm. Tối hôm qua lúc Tống Hành về phủ, vừa nhìn thấy Tống Thanh Hòa đã thuận miệng nói câu: "So với mấy tháng trước lúc ta rời phủ nhìn Nhị nương có vẻ mượt mà hơn rồi đấy." Tống Thanh Hòa nghe xong chỉ biết tủi thân nhíu mày cắn môi dưới, nhìn là biết nàng không vui chút nào.
Thấy vậy Tiết phu nhân làm bộ vỗ vào cánh tay Tống Hành, giọng điệu có phần trách móc: "Đang yên đang lành sao cháu lại trêu Nhị nương, nhìn có giống a huynh không? Ăn cơm nhanh còn về tắm gội thay quần áo rồi đi thắp nén hương cho ông và cha cháu."
Vốn dĩ chỉ là câu nói đùa, nhưng Tống Thanh Hòa dường như đã nhớ kỹ lời hắn nói, sáng ra đã buồn bực ngồi đối diện gương đồng mặt vàng tỉ mỉ soi xét, cuối cùng mới bảo thị nữ đến phòng bếp yêu cầu một chén nhỏ váng sữa hai lớp sau giờ ngọ.
"Tiếc quá, nghe Thúy Nhi châm tuyến phòng nói gia chủ cao hơn sáu thước bốn
(triều Đường một thước bằng khoảng 30,7 centimet), trời sinh kim chất ngọc tướng, oai hùng bất phàm, dõi mắt khắp toàn bộ Thái Nguyên cũng không tìm được lang quân thứ hai có phẩm mạo vóc người được như gia chủ. Giờ gia chủ đã về phủ, sẽ có lúc Dương nương tử gặp được ngài thôi mà."
Lời nói của Thiện Nhi ngắt ngang dòng suy nghĩ của Thi Yến Vi, nàng khó khăn lắm mới định thần lại, thờ ơ nhẹ nhàng đáp lại một tiếng. Lúc này, sữa bò được chưng trong l*иg hấp cũng đã hoàn thành, Thi Yến Vi rót ra chén nhỏ để nguội.
Ngoài cửa truyền đến giọng nói Lưu mụ, sau đó rèm được kéo ra, Tống Thanh Hòa cùng thị nữ nhị đẳng Ngân Chúc cười khanh khách rảo bước tiến vào, hơi nghiêng đầu nghe Lưu mụ kể chuyện.
Hai người đi vào phòng bếp, Lưu mụ không nói nữa mà đứng cạnh nhìn Hỉ Nhi hái rau.
Ngân Chúc chậm rãi đi tới, cười hỏi Thi Yến Vi: "Dương nương tử, món váng sữa hai lớp của tiểu nương tử đã làm xong chưa ạ?"
Thi Yến Vi rắc thêm mật ong đậu đỏ và nho khô trên bề mặt váng sữa, nhoẻn miệng cười nhìn nàng: "Cô tới vừa đúng lúc, nhưng phải đợi nguội hẳn, để đông mới ăn được."
Ngân Chúc trời sinh khuôn mặt tròn trĩnh như chậu bạc, lông mày lá liễu, khi cười rộ để lộ đôi má lúm đồng tiền nho nhỏ, thanh tú thoát tục. Nàng là người nhanh nhẹn, thường xuyên ra vào phòng bếp nên chẳng mấy chốc đã nhẵn mặt với Thi Yến Vi, hai người kết thành bạn tốt.
"Dương nương tử là khách quý trong phủ nhưng hôm nay rảnh rỗi nên phiền cô tự mình xuống bếp."
Thi Yến Vi nhìn ra ngoài cửa sổ, đậy nhắp cho từng chén nhỏ rồi xếp vào hộp đồ ăn, mỉm cười nói: "Cô mở miệng là nịnh nọt người ta, mau mau về đi, đừng để tiểu nương tử chờ lâu. Khi khác rảnh rỗi sẽ tìm cô nói chuyện sau."
Ngân Chúc tiếp nhận hộp đồ ăn, hạ giọng nói mấy câu khôi hài với nàng xong thì rời đi.
Thúy Trúc cư.
Tiết phu nhân cùng Tống Hành ngồi hai bên giường La Hán, trên chiếc bàn trà bằng gỗ tử đàn khắc hoa đặt trên giường đất là lư hương màu xanh, hoa quả tươi đúng mùa được bày biện trên dĩa hoa bạc bạch sứ.
"Lúc trước cha cháu tiến đánh Tấn Châu bất thành, thất bại bỏ mạng ở Doanh Châu. Lần này Nhị lang đại phá Tấn Châu, cha cháu dưới suối vàng có linh chắc chắn sẽ tự hào về cháu." Tiết phu nhân vừa nói vừa nhớ đến trưởng tử chết trẻ của mình, bất giác hốc mắt ửng đỏ .
Tống Hành nghe vậy hơi rũ đôi mắt, đáy mắt có chút u ám, lặng lẽ cầm tách trà lên nhấp hai ngụm nhuận giọng
Tiết phu nhân thấy vậy, thầm hối hận đáng lẽ không nên nhắc đến, liền đổi chủ đề: "Ta nhớ mang máng thê tử Ngụy phó tướng kia của Tam lang qua đời từ ba năm trước, dưới gối chỉ có một nữ lang, giờ hắn đã tái giá chưa?"
Tống Hành thản nhiên nói hai chữ: "Vẫn chưa."
Tiết phu nhân nghe xong suy nghĩ một lát, cúi xuống đầu khẽ thở dài, giọng điệu buồn bã: "Không ngờ hắn lại là người chung tình." Nói xong nhìn hắn nâng chén trà trong tay, lại mở miệng: "Loại trà Quân Sơn Ngân Châm [2] để lại từ năm trước, cháu thấy có được không?"
[2] trà Quân Sơn Ngân Châm là loại trà vàng nổi tiếng nhất ở Trung Quốc và trong lịch sử là một loại trà cống triều đình xưa. Trà được sản xuất trên hòn đảo Quân Sơn ở hồ Động Đình.Quân Sơn Ngân Châm là loại trà sinh trưởng trên hòn đảo nhỏ ở hồ Động Đình, sản lượng cực kỳ hữu hạn, chưa kể hai năm gần đây quan hệ giữa Tống Hành và tiết độ sứ Hồ Nam ngày càng trở nên căng thẳng nên càng không dễ dàng lấy được. Cũng vì nguyên do này mà từ năm ngoái loại trà Tống Hành thường uống đã được đổi thành trà Mông Đỉnh ở Tứ Xuyên. [3]
[3] trà Mông Đỉnh là loại trà được rồng riêng tại đỉnh núi Mông Sơn 蒙山
(Thành Đô, Tứ Xuyên) một loại trà chỉ có vị ngọt, người đời thường gọi loại Trà đó là Mông Đỉnh Cam Lộ 蒙顶甘露
phục vụ riêng cho Hoàng Đế. Tống Hành đáp: "Rất tốt. Nhưng chỗ tổ mẫu chắc cũng không còn nhiều, lần sau nhờ người pha loại trà bình thường cho tôn nhi thôi là được."
Tổ tôn hai người nói chuyện phiếm một lúc thì Tống Hành cáo từ rời đi, Tống lão phu nhân phái Hoán Trúc đi mời Thi Yến Vi tới.
Hoán Trúc mới rời khỏi Thúy Trúc Đường, trên trời mây đen không biết đã kéo tới từ khi nào, nàng lo lắng rảo bước nhanh hơn nhưng trên người vẫn bị dính chút nước mưa.
"Bên ngoài đang mưa sao cô lại không che dù, nhìn xem người ướt hết cả rồi, đầu xuân gió mát nhưng vẫn nên cẩn thận, đừng để bị cảm lạnh rồi thành bệnh thương hàn." Cách cánh cửa, Lưu mụ vừa nói vừa lấy khăn sạch mang lại đây.
Hoán Trúc cầm lấy khăn lau tóc, cảm ơn một tiếng rồi nhìn Thi Yến Vi dịu dàng nói: "Vừa rồi ta đến viện tìm cô nhưng không thấy cô đâu, đoán cô không chịu ngồi yên mà sang thiện phòng giúp đỡ nên mới đến đây tìm, chứng tỏ ta đoán không sai mà. Thái phu nhân phái ta tới mời cô đi một chuyến đến Thúy Trúc cư."
Thi Yến Vi gật đầu đồng ý, thấy nàng tóc đen ẩm ướt, ân cần nói: "Hoán Trúc cô nương mắc mưa, lau khô tóc tai y phục, uống chén canh gừng làm ấm người xong rồi hẵng đi, nếu để bị lạnh thì sao hầu hạ Thái phu nhân tiếp được. Giờ ta đi Thúy Trúc Đường trước, để ta nói rõ chuyện này với Thái phu nhân, chắc không có gì đáng ngại đâu."
Thiện Nhi nghe vậy cười phụ họa hai câu, lấy miếng gừng trong trong giỏ đựng rau. Hoán Trúc cũng thấy nàng nói có lý, cảm ơn mọi người trong phòng bếp rồi ngồi xuống ghế đẩu cạnh bếp lò, sưởi ấm hong khô tóc.
Giọt mưa đập vào vạt chuối tây sát tường phát ra tiếng kêu tí tách. Thi Yến Vi mở chiếc ô trúc vẽ hoa sen làm bằng giấy dầu, bước xuống bậc thang rời khỏi viện tử, đi về phía Thúy Trúc cư.
Thi Yến Vi hơi xoay người qua cửa ngăn đi vào vườn, khu vườn xanh tươi mướt mát, tím đỏ đan xen, hoa quang liễu ảnh. [4] Gót giày dưới lớp lụa trắng mỏng dẫm lên phiến đá khiến vài giọt nước bắn ra, mép váy cùng giày thêu đều dính phải nước bùn. Nàng vừa ngẩng đầu đã thấy cách đó không xa, trên cầu đá cạnh lương đình có vị lang quân cao lớn khôi ngô đang đứng. Người mặc một bộ áo dài cổ tròn họa tiết mây màu đen. Thi Yến Vi hơi nhướn mắt, nhận ra dường như người kia cũng đang nhìn nàng...
[4] trích từ chương 25 tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng" của Tào Tuyết Cần. Nghĩa: hoa nở rực rỡ, liễu rũ đong đưa. Mô tả sự xuất hiện của mùa xuân trên thế giới, đầy màu sắc và tươi mới.