Chương 2-8

Việc giáo sư Hinsh và Kim Trân phát minh ra thứ cờ mới là vào năm 1949, sau Tết ít lâu, tức

là sau ngày thành phố C được giải phóng không lâu, Hinsh được tạp chí

“Lí thuyết toán học” của Mĩ mời sang Đại học California tham gia một

hoạt động toán học. Để tiện cho việc đi lại, người tổ chức hội nghị lập

một trạm liên lạc ở Hồng Công, những đại biểu châu Á tập trung tại Hồng

Công, sau đấy đáp máy bay đi và về. Cho nên, lần đi Tây này của giáo sư

Hinsh ngắn hơn rất nhiều, tất cả gói gọn trong vòng nửa tháng, thậm chí, lúc ông về trường, mọi người không tin là ông đã sang bên kia bờ Thái

Bình Dương về. Nhưng, đồ đạc rất nhiều chứng minh việc ông đã đi, ví dụ

giấy mời của các trường đại học, viện nghiên cứu ở Ba Lan quê ông, ở Áo, thậm chí cả ở Mĩ, hoặc những tấm ảnh kỉ niệm chụp chung với các nhà

toán học J.V. Neumann, Sharply, Kuhn... Ông còn đem về đề thi của cuộc

thi toán học mang tên W.L. Putnam của Mĩ năm đó.

(Ghi theo lời kể của thầy Dung)

William Lewell Putnam là tên một nhà toán học, ông sinh tại nước Mĩ, trong giới toán học ông có danh hiệu cao quý là “Gauss thứ hai”. Năm 1921, Uỷ ban

toán học nước Mĩ phát động cuộc thi toán học hàng năm mang tên Putnam,

cuộc thi có uy tín lớn trong các trường đại học và giới toán học Mĩ,

cũng là cơ hội để các trường, các viện phát hiện những tài năng toán

học. Cuộc thi nhằm vào sinh viên khối cơ bản, nhưng độ khó của đề thi

lại như nhằm vào giới toán học. Nghe nói, cho dù hàng năm dự thi đều là

những sinh viên giỏi của các trường, các viện, đề thi rất khó, trong

nhiều năm, điểm số bình quân gần bằng không. Ba mươi thí sinh đầu bảng

hàng năm, nói chung đều trở thành nghiên cứu sinh của các viện nghiên

cứu hàng đầu của nước Mĩ, thậm chí của nhiều nước. Ví dụ đại học Harvard mỗi năm nhận ba thí sinh của cuộc thi vào học, được cấp học bổng cao

nhất của trường. Cuộc thi năm ấy có mười lăm câu hỏi, tổng số điểm là

một trăm năm mươi, thời gian thi là bốn mươi lăm phút, kết quả điểm số

cao nhất là 76,5 điểm, điểm bình quân của mười thí sinh đầu bảng là

37,44 điểm.

Sở dĩ giáo sư Hinsh đem đề toán thi Putnam về là

muốn để thử Kim Trân. Cũng chỉ có Trân, còn với những người khác, kể cả

các thầy, ông cảm thấy như vậy khác nào làm khó đối với họ, cho nên

không thi thì tốt hơn. Trước khi cho Trân thi, ông tự giam mình trong

phòng bốn mươi lăm phút, làm thử sau đấy tự chấm, cho điểm. Ông cảm thấy điểm số cũng không cao, vì ông chỉ làm được tám câu, câu cuối cùng vẫn

chưa hoàn thành. Tất nhiên, nếu thời gian cho phép, những câu hỏi trong

đề toán ấy ông đều giải được, vấn đề ở thời gian, tôn chỉ của cuộc thi

Putnam nổi lên hai điểm:

Một, toán học là khoa học trong khoa học.

Hai, toán học là khoa học trong thời gian.

Người cha của trái bom hạt nhân của Mĩ kiêm nhà thực nghiệp Robert

Oppenheimer đã từng nói, trong các môn khoa học, thời gian là đề khó

nhất, trong khoảng thời gian vô hạn, mọi người sẽ phát hiện ra tất cả bí mật của thế giới. Có người nói, quả bom hạt nhân đầu tiên ra đời đã kịp thời giải quyết được vấn đề khó khăn của thế giới hồi ấy là kết thúc

chiến tranh thế giới thứ hai. Cứ thử nghĩ xem, nếu Hitler là người đầu

tiên có bom hạt nhân loài người sẽ phải đối mặt - lại một lần nữa đối

mặt - với một vấn đề khó khăn lớn hơn nữa.

Trong vòng bốn mươi

lăm phút, Trân làm được sáu câu, trong đó câu đầu tiên là đề chứng minh, giáo sư Hinsh cho rằng Trân đã phạm sai lầm đánh tráo khái niệm, không

cho điểm. Câu cuối cùng là đề suy lí, lúc ấy chỉ còn một phút rưỡi, về

cơ bản không đủ thời gian, cho nên Trân không đυ.ng bút, chỉ ngồi trầm

tư, nhưng khi chỉ còn vài giây, cậu đưa ra một kết quả chính xác. Điều

ấy có vẻ hoang đường, cũng nói lên, Trân có một năng lực trực giác phi

thường. Điểm của câu này rất linh hoạt, có thể cho điểm cao nhất, mà

cũng có thể cho ít điểm, nhiều hay ít là do ấn tượng của thầy giáo đối

với đạo đức và trí tuệ của sinh viên ấy, nhưng không được dưới 2,5 điểm, giáo sư Hinsh cho 2,5 điểm, ở mức khắt khe nhất. Như vậy, cuối cùng

Trân cũng được 42,5 điểm, vẫn cao hơn điểm bình quân của mười sinh viên

đầu bảng trong kì thi Putnam của nước Mĩ năm ấy là 37,44 điểm.

Nói như thế có nghĩa là, nếu Trân dự thi, cậu ta chắc chắn lọt vào số mười

sinh viên đầu bảng, tiếp theo, một trường đại học danh tiếng và suất học bổng cao nhất chờ đợi cậu, còn gây được tiếng vang đầu tiên trong giới

toán học. Nhưng cậu không dự thi, nếu không sẽ được trình làng thành

tích ấy, nụ cười trào lộng vô tình của cậu ta có thể sẽ được hồi phục.

Vì không ai tin, một thằng nhỏ Trung Quốc chưa học xong năm đầu bậc đại

học lại có thể đạt điểm cao như vậy, điểm số cao như vậy chỉ là một sự

lừa dối. Không ai tin vào sự lừa dối. Lừa dối ngu xuẩn. Dù là giáo sư

Hinsh, trước một thành tích như vậy cũng sẽ sinh ra ảo giác lừa dối, tất nhiên chỉ là ảo giác. Nói một cách khác, chỉ có giáo sư Hinsh mới tin

rằng, thành tích ấy là thật không chút nghi ngờ, cho nên cũng chỉ có ông Hinsh coi sự việc vốn là một trò chơi, là sự bắt đầu cho một câu chuyện chân thật.

Giáo sư tìm ông Lily, kể lại chi tiết việc Trân

giải đề thi toán Putnam, sau đấy bày tỏ dứt khoát những ý kiến mà ông đã suy nghĩ chín chắn.

Hinsh nói: “Tôi có thể nói một cách đầy

trách nhiệm rằng, Kim Trân là một sinh viên giỏi nhất của khoa toán đại

học N, ngày mai sẽ trở thành một sinh viên giỏi của những trường đại học hàng đầu thế giới như Havard, Massachusette, Stamford, Princeton, cho

nên tôi đề nghị để cậu ta đi du học, Harvard hoặc Massachusette đều có

thể.

Ông Lily chưa có ý kiến gì ngay.

Giáo sư Hinsh nói: “Hãy tin tưởng ở cậu ta, cho cậu ta một cơ hội.”

Ông Lily lắc đầu: “E rằng không được.”

“Tại sao không?” Hai mắt giáo sư tròn xoe.

“Không có tiền.” Ông Lily nói dứt khoát.

“Nhiều lắm chỉ một học kì.” Giáo sư Hinsh nói. “Tôi tin rằng, sang học kì thứ hai cậu ta sẽ được học bổng.”

“Đừng nói gì một học kì, sợ rằng ngay lúc này gia đình cũng không đủ tiền đi đường.” Ông Lily cười đau khổ.

Giáo sư Hinsh rất buồn, ra về.

Ông buồn vì nghĩ rằng chuyện không thành, mặt khác ông cũng nghi ngờ. Có

thể nói, về phương án dạy Kim Trân, hai người vẫn chưa đạt được sự nhất

trí, ông không biết ông Lily nói vậy là thật hay chỉ là không đồng ý nên từ chối. Ông không tin nhà họ Dung giàu có, sự nghiệp thành đạt lại khó khăn về kinh tế.

Nhưng đấy là sự thật. Ông Hinsh không biết,

gia đình họ Dung ở thị trấn Đồng mấy tháng trước đây tài sản đã bị suy

kiệt, lại bị thời đại cải tạo, chỉ còn một nửa khuôn viên cũ nát, mấy

gian nhà trống trải. Ở thành phố chỉ có một cửa hàng, mấy hôm trước, ông Lily với danh nghĩa là một nhân sĩ yêu nước, được mời dự lễ thành lập

chính phủ nhân dân, ông bày tỏ một lòng ủng hộ chính phủ mới. Trong buổi lễ, ông muốn tranh thủ sự quý mến của chính phủ mới, thật ra không cần

thiết, thứ nhất điều ấy sẽ do bên có liên quan xếp đặt, mặt khác, ông

cũng muốn kêu gọi các bậc nhân sĩ trí thức đứng vào hàng ngũ ủng hộ

chính phủ mới. Có thể khẳng định được rằng, lòng yêu nước của dòng họ

Dung vẫn được ông Lily kế thừa, được phát huy, ông tỏ ra trung thành với chính phủ mới, thậm chí dốc hầu bao ra ủng hộ, trong đó có vai trò nhận thức của ông, mà cũng có liên quan đến sự bất công của chính phủ Quốc

dân đối với ông. Tóm lại, tài sản tổ truyền, trong tay hai đời Lily cha

và Lily con, số thì hiến cho nhà nước, số thì hư hao tan nát, số chia

chác, nay còn không bao nhiêu. Còn về tích luỹ của cá nhân ông cũng đã

cạn kiệt trong lần cứu cô con gái, những năm gần đây tiền lương ngày một ít đi, đủ chi dùng vào khoản này khoản khác. Bây giờ Kim Trân đi học,

ông Lily rất tán thành, nhưng lực bất tòng tâm.

Về điểm này, về

sau giáo sư Hinsh không có gì phải nghi ngờ. Ấy là hơn một tháng sau,

ông nhận được thư của tiến sĩ Carter, Chủ nhiệm khoa toán Đại học

Stamford, đồng ý để Kim Trân sang học với học bổng của nhà trường, đồng

thời gửi kèm theo một trăm mười dollar làm lộ phí. Chuyện này hoàn toàn

dựa vào nhiệt tình và uy tín của giáo sư Hinsh. Ông viết cho tiến sĩ

Carter một lá thư dài ba nghìn chữ, ba nghìn chữ ấy đã trở thành giấy

thông hành và lộ phí để Kim Trân vào đại học Stamford. Khi đưa tin này

đến cho ông Lily, giáo sư Hinsh phấn khởi chú ý, ông Lily nở nụ cười xúc động.

Lúc ấy, Kim Trân vào Đại học Stamford cũng đã muộn, cậu

ta chuẩn bị qua nốt kì nghỉ hè cuối cùng ở Đại học N, sau đấy mới xuất

phát. Nhưng mấy ngày cuối của kì nghỉ hè, một chứng bệnh quái ác đã vĩnh viễn giữ cậu ta lại.

(Ghi theo lời kể của thầy Dung)

Bệnh viêm thận.

Chứng bệnh tưởng như gϊếŧ chết Trân.

Lúc Trân mới phát bệnh, bác sĩ đã thông báo không thể qua khỏi, bảo Trân

sống chỉ được nửa năm là cùng. Trong nửa năm ấy, đúng là cái chết luôn

cập kề, chúng tôi thấy một con người vốn gầy đét nay trở nên béo tròn,

nhưng thể trọng không tăng mà giảm bớt.

Béo giả! Bệnh viêm thận

làm cho Trân trở thành khối bánh kem đang thiu dần, đang trương lên, có

thời kì cơ thể Trân mềm nhũn giống như bông, đầu ngón tay tưởng chừng

như nứt cả ra. Bác sĩ nói, Trân không chết là điều kì lạ, nhưng thật ra

sống không khác gì chết. Ốm hai năm, bệnh viện trở thành nhà của Trân,

muối trở thành thuốc độc, cái chết như bài học, lộ phí đi Stamford trở

thành một phần viện phí, học bổng, văn bằng, học vị của Đại học Stamford trở thành giấc mơ xa vời. Việc mà giáo sư Hinsh tác thành lẽ ra là sự

kiện làm đổi đời Trân, lúc này chỉ còn lại ý nghĩa thực tại: thứ nhất,

một trăm mười dollar trở thành khoản chi hoặc tăng thêm hoặc giảm bớt sự hổ thẹn của gia đình; thứ hai, sự bình tĩnh của giáo sư Hinsh trở thành sự nghi ngờ không tốt của mọi người, kể cả tôi.

Không còn nghi

ngờ gì, ông Hinsh dùng hành động thực tế để chứng minh sự trong sáng của ông, cũng là để chứng minh rằng ông quý mến Trân. Không ngờ, nếu nói

ông ta lợi dụng Kim Trân để làm việc của mình, nhất định ông không thúc

giục Kim Trân sang học tại Stamford. Thế giới không có gì là bí mật, cái bí mật của ông Hinsh là ông khác với mọi người, đã nhận ra thiên tài

toán học hiếm thấy ở Trân. Có thể ông nhận ra bản thân trong quá khứ

trên con người Trân, ông yêu Trân, yêu vô tư, chân thành, nghiêm túc như yêu chính bản thân trong quá khứ.

Nhân đây cũng nói thêm, nếu

nói ông Hinsh có điều gì bất công đối với Trân, ấy là chuyện về sau,

chuyện có liên quan đến cờ toán học. Môn cờ này về sau ảnh hưởng rất lớn đối với giới toán học Mĩ và châu Âu, trở thành trò chơi thích thú của

giới toán học, nhưng không gọi là cờ toán học, ông Hinsh đổi tên thành

cờ Hinsh. Về sau, trong rất nhiều bài viết, tôi thấy mọi người đánh giá

cờ Hinsh rất cao, có người cho rằng, trong thế kỉ hai mươi, lí thuyết

Two person zero-sum của nhà toán học J. V. Neumann là phát hiện quan

trọng về mặt kinh tế học, cờ Hinsh là phát hiện quan trọng về mặt quân

sự, tuy cả hai phát hiện không có nhiều giá trị thực tiễn, nhưng về mặt

lí thuyết là rất cao. Có người chỉ ra rằng, giáo sư Hinsh, người trẻ

nhất thế giới được nhận giải thưởng Fields là niềm kiêu hãnh của giới

toán học, nhưng từ ngày ông đến Đại học N, ông không có cống hiến gì

thêm cho toán học, cờ Hinsh là công tích duy nhất của ông, mà cũng là

ánh hào quang nửa cuối đời ông.

Nhưng như tôi nói, cờ Hinsh hồi

đầu được gọi là cờ toán học, là phát minh của ông Hinsh và Trân, ít nhất Trân có mười phần trăm quyền phát minh. Nhưng qua việc ông Hinsh đổi

tên, ông tước bỏ quyền phát minh của Trân, tước bỏ, chiếm làm của riêng. Có thể nói đấy là điều không công bằng đối với Trân, cũng có thể coi

đấy là sự trả ơn của Trân đối với tấm lòng chân thành và yêu thương của

ông dành cho Trân. ()