Tôi thuộc tuýp người tin tưởng tuyệt đối vào Tây y, chưa bao giờ dùng phương pháp chữa bệnh bằng Đông y. Thế nhưng khi ông cụ người Hoa kia đắp một lớp lá gì đó vào chân tôi, chỉ vài phút sau, cổ chân đau nhức của tôi lập tức trở nên dễ chịu một cách kỳ lạ.
Tôi ngẩng đầu lên nhìn Khánh, thấy anh ta đang chăm chú quan sát từng động tác ông cụ đắp thuốc. Cảm nhận được ánh mắt tôi, anh ta mới ngước lên:
– Sao rồi? Dễ chịu hơn không?
Tôi gật gật:
– Đỡ đau hơn nhiều rồi.
– Vẫn chưa xong đâu, ngồi yên để ông xoa bóp thêm một lúc nữa.
– Ừ.
Ông cụ người Hoa liếc chúng tôi một cái, gương mặt già nua phúc hậu thấp thoáng một ý cười. Bàn tay gầy guộc của ông khẽ xoay cổ chân tôi, cất giọng khoan thai:
– Xoay thế này có cảm giác gì không?
Ban nãy cử động còn đau như d.a.o cắt qua xương, bây giờ xoay mấy vòng mà chỉ hơi nhói, tôi kinh ngạc kêu lên:
– Lạ quá, cháu không đau như sáng nay nữa ông ạ. Chỉ hơi nhói một tý thôi ạ.
– Thế là thuốc có tác dụng rồi đấy.
Ông cụ xếp thêm một lớp lá, đắp vào chân tôi:
– Chân này đắp lá khoảng 3, 4 ngày là khỏi thôi. Nhưng trong 3, 4 ngày này hạn chế đi lại nhé. Tuyệt đối tránh leo cầu thang. Để chân phải chịu trọng lực của cơ thể thì khó lành lại được.
– Vâng ạ. Cháu cảm ơn ông.
Tôi mỉm cười nhặt mấy mảnh vụn lá đắp bị rơi xuống giường, đem bỏ vào lòng bàn tay để lát nữa đi vứt. Ông cụ đang xếp lại hộp thuốc, khẽ liếc tôi, sau đó ánh mắt dừng lại ở thấy cổ tay phải của tôi.
Có lẽ con mắt người thầy thuốc luôn tinh tường như vậy, vừa nhìn đã biết tay tôi không được bình thường. Đợi đến khi cất xong hộp thuốc, ông cụ mới hỏi:
– Tay phải của cô từng bị thương à?
Động tác nhặt lá của tôi ngay lập tức khựng lại, tôi vô thức ngước lên nhìn Khánh một cái, thấy anh ta không tỏ thái độ gì mới quay sang ông cụ, gượng gạo đáp:
– Vâng ạ. Trước cháu bị thương.
– Nặng phải không?
– À… chắc là cũng hơi hơi nặng ạ.
– Đưa đây tôi xem thử.
Tôi hơi ngại ngùng, không muốn Khánh biết chuyện quá khứ của mình, nhưng không dám làm trái ý ông cụ nên dè dặt đưa tay phải ra. Ông cụ người Hoa nắm tay tôi, đôi mắt đầy nếp nhăn nheo chặt lại. Trầm ngâm một lúc, ông mới hỏi:
– Bị thương thế nào?
– Dạ. Cháu bị đứt gân, đã nối lại rồi ạ.
Bên cạnh phảng phất như có một tiếng hít vào thật dài, không phải của tôi, cũng chẳng phải của ông cụ, mà là người còn lại duy nhất trong phòng.
Chẳng biết Khánh đang nghĩ gì, chỉ thấy anh ta lặng lẽ quay mặt đi, tôi không thể nhìn được rõ ràng. Đúng lúc này, ông cụ lại tiếp tục nói:
– Tay này gần như hỏng rồi. Không làm những việc cần sự tỉ mỉ được nữa. Cầm bút viết chữ cũng khó khăn.
– À… vâng ạ.
Người bên cạnh tôi đột nhiên lại lên tiếng hỏi:
– Có thể chữa được không ạ?
– Cái này phải tùy duyên.
Ông cụ người Hoa đặt tay tôi xuống, chậm rãi đứng dậy đi về phía tủ đựng thuốc phía sau, lấy một cuốn sách cũ kỹ viết bằng tiếng Hoa ra lật giở:
– Tay bị ảnh hưởng đến gân rất khó hồi phục, nhưng không phải không có cách. Cô cậu muốn thử thì để tôi thử xem. Nhưng nói trước là đừng hy vọng gì nhiều.
Tôi cũng không có hy vọng gì ở bàn tay đó nữa, nhưng nghe nói thế, cảm giác buồn bã vẫn như dội vào tim, tựa như vết sẹo sâu hoắm trong lòng lại vừa bị rạch một đường, đau nhói.
Tôi định từ chối chữa trị, nhưng ông cụ hình như đã lật xong trang cần giở, bỗng dưng lại ngước lên hỏi:
– Tay cô bé bị thương mấy năm rồi?
– Dạ, sáu năm ạ.
– Ngoài nối gân ra thì đã thử phương pháp đông y lần nào chưa?
– Cháu chưa ạ.
Ông cụ không đáp nữa, lại cúi đầu nhìn tờ giấy đã ngả màu ố vàng dưới cuốn sách. Tôi không muốn ông phí phạm thời gian cho mình nên lòng nhộn nhạo không yên, khi sắp nói ra câu từ chối thì bỗng dưng có một bàn tay đặt lên vai tôi, mạnh mẽ ấn xuống.
Ngước lên thấy Khánh đang nhìn tôi chăm chú, ánh mắt kiên định và cứng rắn. Hình như anh ta đọc được những gì trong lòng tôi đang nghĩ nên bảo:
– Để ông thử tìm cách xem.
– Tay tôi…
– Ông đã nói không phải là không có cách.
Ngữ điệu của anh ta rất lạnh nhạt, nhưng lòng tôi như bị thứ gì đó chạm vào, xúc động và tủi thân khiến viền mắt bỗng dưng cay cay. Tôi không biết phải trả lời anh ta thế nào, đành cúi đầu im lặng.
Tôi phát hiện ra, hình như tôi càng lúc càng dựa dẫm vào anh ta thì phải.
Một lát sau, ông cụ mới gập cuốn sổ, ngẩng lên nhìn hai chúng tôi:
– Đã đến đây rồi thì coi như tôi và cô cũng có chút duyên. Trong sách của thầy tôi có bài thuốc chữa gân tay, để tôi thử xem có được không. Được thì tốt, không được thì cứ coi như phí công một chuyến.
Khánh nghe vậy, bàn tay đặt trên vai tôi lập tức buông lỏng. Anh ta hướng mắt về phía ông cụ, vẻ mặt nghiêm túc và kính trọng trăm năm khó gặp:
– Vâng. Được ạ. Nhờ ông giúp đỡ. Chúng cháu cảm ơn ông.
Ông cụ khẽ gật đầu, sau đó đưa cho tôi mấy túi thuốc và một hộp cao nhỏ xíu in chữ Thanh Tuệ Đường, bảo chúng tôi ra về, ngày mai lại đến.
Chân tôi không đi lại được, Khánh vẫn phải bế tôi lên xe. Tôi vẫn chưa quen với việc anh ta ôm mình nhưng lại không thể phủ nhận được rằng từ sâu thẳm trong lòng, tôi rất thích và lưu luyến sự ấm áp này.
Hơn nữa, tôi còn có ấn tượng rất tốt với Thanh Tuệ Đường, lúc trên xe đi về, tôi cứ cầm lọ cao nhỏ kia nhìn đi nhìn lại mãi. Bỗng dưng lại muốn nói chuyện:
– Mẹ anh hay đưa anh đến đây lấy thuốc à?
Khánh đang lái xe, nghe tôi hỏi vậy thì hơi ngạc nhiên, lát sau mới ừ nhẹ một tiếng:
– Các cụ hay thích kiểu thuốc nam thuốc bắc này, lúc đầu tôi cũng không tin, nhưng lần trước ốm, dùng một lần thấy hiệu quả nên từ đó đến giờ vẫn hay lấy thuốc ở Thanh Tuệ Đường.
Nghe anh ta nói vậy, tự nhiên tôi nhớ lại lần trước đã nghe trộm được mẹ anh ta nói một câu: “Mấy năm trước mày suýt c.hế.t”, không rõ có phải là “lần trước ốm” mà anh ta vừa mới nói hay không.
Bắt gặp ánh mắt tò mò của tôi, Khánh mới cười cười:
– Bị mấy em người đẹp hành mấy ngày mấy đêm nên suy kiệt sức khỏe. Ông cụ người Hoa này bốc cả thuốc tăng cường sinh lý mà.
Tôi cũng cười, chẳng muốn vạch trần anh ta nên chỉ ậm ừ rồi nghiêng đầu đi chỗ khác.
Tôi chợt nhận ra một điều rằng, hình như tôi chưa từng hiểu được người đàn ông này thì phải, anh ta luôn tỏ vẻ cà lơ phất phơ, luôn biến mình thành người xấu xa trong mắt người khác, nhưng nội tâm của Khánh có lẽ không tệ như tôi nghĩ.
Bởi vì nếu anh ta là một gã tồi, mua tôi xong thích làm gì thì làm, đâu cần chờ đến tận bây giờ, cũng đâu cần phải nhường chăn áo cho tôi khi phải chịu lạnh, càng không cần phải đưa tôi đến Thanh Tuệ Đường này để chữa trị.
Có lẽ, có nhiều thứ tôi nên cảm nhận bằng tim, không thể nhìn vẻ bề ngoài, giống như người đàn ông này.
Mấy ngày tiếp theo, vì vẫn chưa đi lại được nên tôi vẫn kiếm cớ bận rộn, không đến bệnh viện thăm Trung.
Anh có lẽ cũng đoán tôi bận vẽ tranh nên không làm phiền, chỉ nhắn tin bảo tôi chú ý giữ gìn sức khỏe, dặn tôi ăn uống đầy đủ. Tôi gửi một icon mặt cười, nói vài hôm nữa hoàn thành xong tranh rồi sẽ đến thăm anh.
Mấy ngày này, Khánh dường như cũng rất rảnh rỗi nên không đi làm. Anh ta cũng ở nhà cùng tôi, không làm gì cả, chỉ yên lặng ở bên phòng đọc sách phía bên kia và thỉnh thoảng bế tôi lên xuống cầu thang mà thôi.
Trong nhà không chỉ có một mình, mà còn có bác Lan nữa nên tôi ngại, mà chủ yếu là không quen với việc anh ta tử tế với mình nên mới đầu cũng phản đối:
– Tôi đi được, anh không cần bế tôi đâu. Chân tôi đã què đâu, đắp thuốc xong đi được bình thường rồi.
– Không nghe ông cụ nói gì à?
– Ông cụ chỉ dặn hạn chế đi lại thôi, không phải tuyệt đối không được đi lại.
– Cô có nhớ thiếu không?
Tất nhiên là có, ông cụ người Hoa đã dặn tận hai lần, nói tôi tuyệt đối không được đi cầu thang, vì lúc đó trọng lực sẽ dồn rất nhiều vào đôi chân, cổ chân sẽ khó mà lành được.
Tôi cắn cắn môi, đuối lý nên hơi xấu hổ. Khánh cũng không làm khó tôi, bước chân anh ta vẫn đều đều đi lên cầu thang, mãi đến khi đặt tôi xuống giường xong, anh ta mới nói:
– Nhanh khỏe lại đi.
Ngữ điệu của anh ta rất nhẹ nhàng, thậm chí còn có chút dịu dàng, khiến đáy lòng tôi như bị một sợi lông vũ cọ qua, mềm mại và ấm áp đến mức cơ thể tôi tựa hồ run lên.
Tôi không dám nhìn anh ta, chỉ xấu hổ đáp:
– Tôi biết rồi.
Anh ta gật đầu, xoay người đi ra ngoài, chưa đầy hai phút sau đã quay lại, mang theo một đôi nạng gỗ:
– Muốn di chuyển thì chống nạng, đi xung quanh phòng thôi. Muốn đi xuống cầu thang thì gọi tôi.
– Ừ.
– Cần thêm gì nữa không?
– Không, thế này đủ rồi.
– Cần thì có thể…
Anh ta hắng giọng, ngừng một lát mới nói ra thêm hai chữ: “Bác Lan”.
Liếc đồng hồ, bây giờ đang là giữa trưa, lẽ ra bác Lan sẽ không đến nhà vào thời gian đó, cho nên tôi đoán anh ta cố ý gọi bác Lan đến để chăm sóc tôi. Sự ấm áp trong lòng tôi dường như càng lan rộng, tôi phát hiện ra trái tim mình càng lúc càng mềm xuống.
Mềm đến mức không còn muốn hận hay thù gì nữa, chỉ muốn thật bình yên như giờ phút này.
Nghĩ đến đây, tôi thoáng giật mình. Chẳng rõ từ khi nào bản thân tôi lại dễ xiêu lòng đến thế, chỉ một vài cử chỉ của một người đàn ông mà đã quên hẳn đi nỗi đau năm xưa anh ta đã từng phụ bạc tôi.
Sau cùng, tôi đành gạt những suy nghĩ vớ vẩn ấy đi, ngẩng lên, nhìn Khánh bằng ánh mắt vô cảm, khách sáo đáp một tiếng:
– Cảm ơn anh.
– Ngủ một lúc đi.
Trong mấy ngày ở nhà, tôi vẫn ôm máy tính bảng vẽ tranh, để tránh đυ.ng chạm thì ngoài lúc phải đi đến Thanh Tuệ Đường đắp thuốc, tôi không hề xuống cầu thang. Về việc ăn uống, bác Lan luôn nấu mấy món tôi thích rồi mang lên tận phòng. Hôm thì Khánh cũng sang ăn, hôm thì tôi ăn một mình, tóm lại, mặc dù giữa cả hai vẫn có phần xa cách, nhưng không khí đã khác hẳn trước kia.
Không ai cáu giận ai hay nói mấy lời châm chọc làm khó chịu đối phương nữa. Và cũng có thêm một việc kỳ lạ, đó là hình như anh ta đã bắt đầu quen mùi, tối nào làm việc xong cũng quay về phòng ngủ cùng tôi.
Không làm gì cả, chỉ nằm bên cạnh, thỉnh thoảng nửa đêm ngủ say sẽ quờ tay sang ôm gọn tôi vào lòng. Tôi cũng lười phản kháng, bởi vì đã nhận tiền thì chuyện xá© ŧᏂịŧ sớm muộn cũng phải làm, kéo dài chừng ấy thời gian đã nhiều rồi, thôi thì nếu anh ta muốn thì cứ mặc kệ anh ta đi.
Tôi đắp lá đến ngày thứ 3 thì bỗng dưng nhận được tin nhắn từ Vân. Lâu rồi không liên lạc, tự nhiên cô ấy nhắn tin đến làm tôi hơi ngạc nhiên:
– Dạo này Linh đi đâu mất tích thế? Có mấy lần tớ đến khách sạn mà không gặp cậu. Hôm nay đến bệnh viện cũng không gặp.
– Cậu đến bệnh viện à?
– Ừ, tớ đến thăm chồng cậu. Thấy có mỗi mình anh ấy nằm ở đây thôi, hỏi thì anh ấy bảo cậu bận nên không đến.
– À… mấy hôm nay tớ bận vẽ mấy bức tranh, bù đầu quá nên không đến được. Mà lần trước tớ đã nói cậu không cần phải đến thăm mà, cậu làm thế tớ ngại lắm.
– Ngại gì mà ngại. Tớ bận đến mãi bây giờ mới đến được, lẽ ra phải ngại với cậu ấy. Dạo này anh Trung có vẻ khỏe ra hơn hôm trước nhỉ?
– Ừ, bác sĩ cũng bảo sức khỏe anh ấy cũng ổn hơn rồi. Chắc một thời gian nữa sẽ có thể ghép thận thôi. Cảm ơn cậu nhé, bận mà vẫn đến thăm chồng tớ.
– Khách sáo làm gì. Hôm nào có thời gian thì đi chơi với tớ nhé, lâu rồi chẳng gặp cậu, đang có nhiều chuyện muốn tâm sự đây.
– Thế hả? Được luôn. Có tâm sự gì thì cứ nói với tớ.
Tin nhắn gửi đi, mãi một tiếng sau mới thấy Vân nhắn tin lại:
– Ôi nãy giờ mải nói chuyện với chồng cậu với cả em điều dưỡng kia, quên mất. Cũng không có chuyện gì to tát cả, chỉ muốn khoe khoang với cậu là tớ đã thả thính thành công anh sếp cậu thôi.
Tim tôi bỗng dưng nhói lên, không rõ vì lý do gì mà lại cảm thấy khó chịu như vậy. Tôi biết Khánh đào hoa, nhưng nghĩ đến đối tượng anh ta lăng nhăng là bạn tôi, cảm giác này thật khó diễn tả.
Tôi hít sâu vào một hơi rồi trả lời:
– Thế à? Chúc mừng cậu nhé.
– Chúc mừng thì phải có bia chứ, để hôm nào gặp nhau thì lấy bia chúc mừng tớ nhé.
– Ừ.
Gửi xong tin nhắn đó, tự nhiên tôi lại tò mò nên lại gõ thêm một tin:
– Cậu thả thính sếp tớ thế nào vậy?
– Haha, thì tớ hỏi thăm xem ông ấy hay đi đâu. Vừa hay đợt trước biết ông ấy dạo này hay đến quán Bar uống rượu, tớ cũng giả vờ vô tình đến đó rồi gặp nhau, tâm sự nói chuyện. Thả thính thả thính. Thế là dính luôn.
L*иg ngực tôi càng lúc càng nặng nề, tựa như bị thứ gì đó rất lớn đè nặng. Tôi không muốn hỏi cặn kẽ sâu thêm nữa, một phần vì không muốn biết, phần còn lại vì tôi sợ điều gì, chính tôi cũng không rõ ràng.
Cuối cùng tôi chỉ bảo Vân đợi khi nào tôi có thời gian rồi tâm sự sau. Cô ấy không nhận ra thái độ của tôi khác lạ, vẫn vui vẻ gửi một icon mặt cười kèm dòng chữ Ok.
Bởi vì cuộc nói chuyện kia mà lòng tôi chông chênh cả một ngày dài, muốn tự ép mình phải vứt suy nghĩ đó ra sau đầu nên tôi lại ôm máy tính vẽ, vẽ đến mức trời đã chuyển về khuya từ lúc nào không biết. Mãi sau nghe tiếng người nói bên tai, tôi mới giật mình:
– Muộn rồi sao vẫn chưa ngủ?
– À, tôi đang vẽ tranh.
Khánh chăm chú nhìn bản vẽ trên máy tính của tôi, mà lúc này tôi cũng cúi xuống, phát hiện ra cả ngày nay mình chưa vẽ được nét nào nên hồn.
May sao anh ta không nghi ngờ gì, chỉ bảo:
– Vẫn chưa tìm được ý tưởng cho mấy bức tranh mùa đông à?
– Ừ. Chắc tại ở trong nhà mãi nên không có cảm hứng. Đợi mấy hôm nữa khỏi chân xong, chắc tôi phải ra ngoài đi vài vòng tìm cảm hứng.
Khánh cười cười, cầm hộp cao nhỏ trên tab đầu giường mở ra, kéo tay tôi lại rồi nhẹ nhàng xoa xuống. Mấy ngày này anh ta vẫn luôn như vậy, tôi phản kháng mấy lần nhưng vô dụng, cuối cùng đành phải mặc kệ anh ta thoa cao Thanh Tuệ Đường cho mình.
– 3 hôm nữa đến Noel, tôi sang Nhật, muốn đi theo không?
Tôi lắc đầu:
– Không, tôi phải vẽ tranh.
– Không phải bảo muốn ra ngoài tìm cảm hứng à? Ở Nhật mùa này là mùa đông đấy.
Tôi từng sang Nhật, nhưng ấn tượng về nơi ấy không nhiều, bởi vì đi gấp, về cũng gấp, chẳng ngắm được bao nhiêu. Nghe nói mùa đông ở Nhật cũng rất đẹp nên tôi cũng muốn đi, nhưng nghĩ đến việc giữa anh ta và Vân, tự nhiên trong lòng lại có cách trở.
– Ở đây cũng có thể tìm được cảm hứng. Anh cứ đi đi.
Thoa cao xong, Khánh đặt tay tôi lên đùi mình, sau đó lôi máy tính bảng mang đi cất. Lúc quay đầu lại, anh ta mới chậm rãi nói với tôi:
– Mua vé rồi. Lần này có cả mấy người trong khách sạn cùng đi. Nếu sợ chồng cô không yên tâm, tôi có thể bảo chị Hoa quản lý gọi điện thoại nói với chồng cô một tiếng.