Chương 14

“Nguyên Nhi đã chết trong giếng từ lâu rồi.”

“Người bò từ trong giếng ra là tôi.”

Ông Đỗ bước ra khỏi sương mù, trên khuôn mặt vốn có của ông ta xuất hiện một gương mặt khác, là bà ngoại Nguyên Nhi.

Tôi hít sâu một hơi, ông Đỗ bị nhập khi nào vậy?

Là khi đến khiêng quan tài sao?

Chẳng trách, ông ấy đối xử tốt với Phùng Lai đến thế.

Vệ Quân Bình và mẹ Nguyên Nhi sống không bằng chết, bọn họ chỉ còn lại mỗi cái đầu, đau khổ tận cùng.

Ông Đỗ đi về phía tôi, khi đi ngang qua ông nội Tống thì dừng lại:

“Ông Tống, cảm ơn ông.”

Bà ngoại nắm tay Phùng Lai, gửi gắm bé Nguyên Vọng cho ông Tống.

Hoá ra ông Tống đều biết cả, còn nhận lời giúp bà ấy nuôi Nguyên Vọng.

Bà ngoại bình tĩnh nói:

“Đời này của tôi không bằng chó lợn, kiếp sau đầu thai làm động vật, làm con mèo con chó cũng không hối tiếc.”

“Tôi lớn lên trong xã hội cũ, không ngờ những đau khổ lúc đó chẳng là gì so với hiện tại.”

Bà ngoại và Phùng Lai đi đến trước mộ Nguyên Nhi, Phùng Lai cảm kích nhìn tôi, sau đó lấy từ trong ngực ra một lọ thuốc độc rồi uống cạn.

Vào giây phút cuối đời, phía sau là vòng tay của Nguyên Nhi, trong tiếng hét xé ruột gan của Vệ Quân Bình và mẹ Nguyên Nhi, bà ngoại lẩm bẩm:

“Kiếp sau, tôi không muốn làm người nữa.”

(…)

Ngoại truyện (Góc nhìn của bà ngoại.)

Tôi là Viên Thục, sinh năm 1942.

Năm đó, nạn đói tiếp diễn, ba tôi không còn cách nào khác nên đành bán tôi cho con trai út của địa chủ, là Phúc Vinh mới chỉ tám tuổi.

Khi nhỏ tôi từng đọc sách, càng đọc nhiều sách thì con người càng đau khổ.

Đau khổ vì bản thân lực bất tòng tâm, không thể báo ân cho đất nước. Đau khổ vì phải thấy người dân bị quân Nhật tra tấn gϊếŧ hại, đau khổ vì bất lực trước sự mất mạng của vô số sinh mạng.

Tôi từng mơ rằng bản thân rời làng đi đánh giặc, đi cứu chữa cho nhân dân, thế nhưng đáng tiếc, mỗi lần tỉnh dậy đều thấy mình đang ở bên cạnh Phúc Vinh.

Cậu ta tám tuổi nhưng vẫn chưa cai sữa, đêm nào cũng bắt tôi cởϊ qυầи áo ra ôm cậu ta.

Tôi trải qua cuộc sống như vậy suốt năm năm, trong thời gian đó, chỉ cần tôi có ý định bỏ trốn thì đều bị người ta bắt lại.

Tôi không hiểu tại sao những người dân đó không buông tha cho tôi.

Họ và nhà Phúc Vinh rõ ràng không có bất cứ quan hệ gì, họ chỉ đơn thuần là muốn xem trò vui, vì ngược đãi người khác thôi.

Chỉ cần tôi chạy là người dân cả làng sẽ cầm đuốc đi tìm tôi.

Sau này, tôi sinh cho Phúc Vinh một đứa con trai đầu lòng, cuộc sống mới khấm khá hơn vài phần.

Dần dần, tôi sinh cho Phúc Vinh tổng cộng năm người con trai, một người con gái.

Tôi rất nuông chiều đứa con gái này, hy vọng con bé có thể ra khỏi làng, thoát khỏi xiềng xích.

Phúc Vinh ghét con gái, không cho con bé ăn cơm, tôi tự mình dành dụm thức ăn cho con bé.

Năm đứa con trai của tôi đều không phải người tốt.