- 🏠 Home
- Kinh Dị
- Việt Nam
- Gà Gáy Canh Ba
- Chương 9 + 10:
Gà Gáy Canh Ba
Chương 9 + 10:
Đặng Trí dùng mái chèo hất văng con bọ kia đi xa. Phong lại dùng mái chèo của mình kéo mảnh xương sườn kia ra khỏi mái chèo của Hải Linh. Trần Trí thì vẫn đứng ở vị trí đầu mái chèo, anh ta không thể bước lại bởi nếu không giữ thế cân bằng thì chiếc bè chắc chắn sẽ bị lật.
- Hải Linh, cô không sao chứ? - Phong hỏi.
Linh lắc đầu, đám dòi bọ kia ẩn dưới nước nên cô không còn thấy sợ hãi nữa. Vừa rồi do cảnh tượng kinh hãi ấy đến qúa bất ngờ nên đâm ra lỗ mãng. Nhưng giờ đây lí trí hồi phục, cô gật đầu như tỏ ý cảm ơn với Phong, lại nói:
- Da thịt vẫn còn, chứng tỏ kẻ đó mới đến đây không lâu.
Ba người còn lại cũng đang ngẫm nghĩ. Nếu chỉ chèo bè bình thường thì chắc chắn sẽ không chết như vậy, ắt hẳn phải có lí do nào đó khiến kẻ kia chết.
Là do đồng bọn sát hại đẩy xuống hay là do còn một thứ đáng sợ khác canh ngự nơi này?
Mái bè tiếp tục di chuyển, ánh đèn pin soi rõ con nước phía trước. Có cái xác chết ở đấy, bọn họ tuyệt đối không thể lơ là một khắc!
Qua đi mái đá hẹp dài, mái bè dần chuyển sang một cái hồ rộng. Bốn bề im ắng đen kịt, nơi đây cũng không có lấy cái cây nào cả, một mãnh tĩnh lặng u ám như đông tàn.
Phóng ánh đèn pin ra xa hơn, ở khoảng cách xa chừng hai mươi mét phía bên kia con nước là một bãi đá rộng. Trần Khải soi đèn cao hơn nhưng cũng chỉ thấy bãi đá chứ không nhìn thêm được thứ khác.
- Chúng ta…
Anh ta còn chưa nói hết lời thì ở dưới mặt nước, ngay chiếc bè họ đang ngồi có một con vật vừa chạm qua làm chiếc bè rung lên dập dềnh. Sắc mặt ai nấy đều khó coi, cầm chắc mái chèo chạy nhanh về phía bên kia con nước.
Trần Khải vừa cầm mái chèo cứng cánh tay lao về phía trước, con vật kia vẫn cứ chờn vờn dưới đó. Nó phát ra tiếng thở ùng ục làm bọt nước nổi lên tung tóe.
Đặng Trí gấp đến độ nói vang:
- Nó là thứ quái quỷ gì đó?
Chẳng ai đáp lại lời cậu ta, không phải vì không thèm nói mà không biết gì để trả lời. Đèn trên đầu lay động theo thân mình của người ngồi trên bè, ai lấy đều ra sức chạy cho kịp. Tiếng nước văng lên tung tóe, bọt nước bắn ra như những chiếc bong bóng vỡ vụn từng mảnh.
Con vật kia tiếp tục bám sát, Hải Linh nhìn thấy nó rõ nhất. Đầu nó như con cá sấu, thân mình uốn lượn theo dòng nước lộ ra da thịt sần sùn nham nhở. Nhưng dường như cũng không hẳn là cá sấu, chỉ là nhìn khá giống thôi.
Cô lên tiếng:
- Trông nó rất giống cá sấu. Cả người dài chừng ba mét, thân mình cũng khoảng bốn mươi phân đấy.
Nếu thế thì khả năng gây sát thương cao nhất chính là hàm răng. Cả nhóm còn chưa kịp nghĩ ra phương án thích hợp thì nó rướn người đến, giơ hàm nanh trắng muốt định cắn lấy chiếc bè.
Hải Linh rút dao ra, chiếc dao nhỏ con nhưng vô cùng sắc bén giơ lên khiến con cá sấu quẫy đuôi. Chiếc đuôi đánh thẳng từ dưới bè lên trên khiến bốn người phải giữ chắc lấy thân bè, tuy vậy chiếc bè vẫn lật, bốn người chao đảo ngụp lặn xuống nước.
Đèn pin soi dưới mặt nước lộ ra những chiếc xương trắng nhiều vô số nằm dưới đáy. Cả bốn người đều mang trên lưng hành lí nên cũng không lo mất ba lô, chỉ là phải mong chóng tìm cách khác để leo lên bờ.
Con vật kia há miệng ngậm chặt lấy mái bè rồi dùng răng nanh cắn nát một góc. Nó quẫy phá khiến cho chiếc bè giơ lên rồi lại ngụp xuống. Bốn người mau chóng bơi lại gần bờ, nhân lúc nó còn chưa chú ý thì chia ra ba ngả bơi lên.
Hàm răng của con vật bỏ chiếc bè ra, dường như nó thấy con người đang bơi ra xa bèn lập tức quẫy đuôi tiến về phía trước. Nó liếc đôi mắt ti hí nhìn về bốn người rồi lựa chọn hướng của người yếu nhất để tấn công.
Nước trong hồ lạnh giá, ai nấy đều run rẩy tiến về phía trước không dám quay đầu. Lúc Phong cảm nhận con thủy quái kia không hướng về phía mình thì sửng sốt, chỗ nó đang tiến lên là chỗ của Hải Linh!
Trước khi lên rừng, ai nấy đều đem theo một con dao nhỏ giắt trên lưng đề phòng lúc nguy cấp. Giờ đây khi ba người đàn ông phát hiện ra người yếu nhất trong đoàn bị tất công, tất nhiên là lao tới ứng cứu.
Trần Khải trồi lên mặt nước, anh ta nói:
- Trí và tôi sẽ tới phần đuôi cá sấu để thu hút sự chú ý của nó. Còn cậu Phong thì tới chỗ tim đâm tới!
Chẳng để cho mọi người kịp lưỡng lự, con vật quẫy đạp ầm ầm, chẳng mấy chốc đã bám sát chỗ của Hải Linh.
Ba người đàn ông cùng bơi ra chỗ phân công. Con vật dường như cũng cảm nhận được sát ý đang bủa vây lấy nó, thế nhưng mục tiêu là con mồi phía trước, nó dùng sức lao đến muốn ngoạm chân của người phía trước.
Nào ngờ, Hải Linh nhanh nhẹn bơi vòng sang hướng khác. Mất đà, con vật trừng mắt ti hí nhìn con mồi. Đằng sau Trí và Khải lấy dao đâm thẳng vào đốt xương khiến nó đau điếng.
Nó quẫy đạp hai chân trước, quay đầu há miệng như muốn nuốt chửng những con người xâm phạm lãnh thổ. Phong bơi ngay bên ngang người nó, đâm thẳng dao từ dưới lên trên.
Máu đỏ chảy ra làm mực nước xung quanh đỏ au. Đã đến gần bờ, bọn họ cũng không lên mà quyết chiến đến cùng. Những kẻ quái thú săn mồi này nếu để chúng còn một chút hơi thở chắc chắn sẽ trả thù tàn nhẫn.
Hải Linh dùng thân mình bỏ bé trườn qua tránh hàm răng sắc bén của nó. Cả thân mình bị đâm tới ba nhát, nó quẫy đạp mãnh liệt làm cả sóng nước bắn lên tung tóe.
“Ầm… ầm…”
Hải Linh nói:
- Đâm sâu vào tim nó thêm nữa.
Quả nhiên tim là chỗ yếu mạng, nó vùng vẫy quẫy đạp nhưng phần thân dường như không nhúc nhích. Hải Linh bơi tới chỗ Phong, cô dùng dao đâm thêm một nhát vào nữa. Đằng sau, hai người kia cũng tránh từng đợt tấn công của con vật, cố gắng rạch da thịt của con quái thú sâu hơn chút nữa.
Nước không còn bắn lên tung tóe, con vật nhắm mắt lại, bốn chân cũng không còn động đậy gì.
Cả bốn người cùng rút dao bơi lên bờ, ai nấy đều ướt nhẹp, cả người run lên cầm cập.
May mắn ba lô đều là loại chống nước nên đồ ở trong vẫn còn giữ được. Chỉ là sau một hồi vật lộn, ai nấy đều thở chẳng ra hơi, hơi hết là cảm giác lạnh buốt từ đầu tới chân bao trùm lấy cơ thể.
Bọn họ không thể làm gì khác hơn là tự vắt quần áo cho bớt nước. Ở đây đều không có củi để đốt, chiếc bè duy nhất thì cũng là tre tươi không thể bén lửa được. Cho nên chỉ có thể đi tiếp để hơi ấm trên người làm quần áo mau khô. Vả lại cái mùi máu quá nồng của con quái thú khiến ai cũng muốn rời đi ngay lập tức.
Từng mỏm đá nhỏ gập ghềnh nằm ngay bên bờ. Ánh đèn rọi chiếu từng chỗ trên con đường, trước mắt đã thấy một cánh cửa bằng gỗ cũ kĩ. Nhìn kĩ thì lớp bụi trên cánh cửa này đã bơi vớt, chứng tỏ đám người đi trước kia cũng đã đi qua.
Cánh cửa đã phá khóa, chỉ cần đẩy nhẹ đã có thể mở ra. Trước mặt họ là một cái hang rộng, viền đất đá xung quanh cũng đã qua bàn tay con người trở nên trơn nhẵn hơn, thế nhưng điều làm bọn họ kinh ngạc là những hình thù được khắc trên đó.
Có hạc, có rùa, có rồng phượng linh thú ở trên cao. Ngoài ra còn có hình cây lúa thể hiện rõ nền văn minh lúa nước một thời. Những hình người trên đó có nam và có cả nữ, nam thì đóng khố, nữ thì quấn váy che thân, khung cảnh cả một toán người vô cùng hòa hòa, người giã gạo, kẻ nấu cơm.
Trần Khải lấy tay sờ lên từng hình vẽ khắc trên đá, trong lòng mừng rỡ hơn bao giờ hết. Phía trước ắt hẳn là một nền văn minh kì bí đã được ẩn giấu thật sâu dưới rừng núi Tây Bắc mịt mù!
Nào ngờ đâu khi anh ta chiếu đèn pin tiếp tục trên những lớp đá, ánh mắt co lại nhìn hình khắc trước mắt. Chỉ thấy người ngồi trên ghế cao là một người phụ nữ, trên đầu đội một cái mạng che mặt, tóc dài xõa xuống thắt lưng, trên tay cầm một mũi giáo sắc. Đám người ở phía dưới quỳ xuống, có cả nam và nữ, trên mặt bọn họ đều không có vẻ bất mãn.
Cả bốn người nhìn thấy sáu người mặc trang phục màu sắc khác nhau ngồi trên một cái ghế. Thế nhưng rõ ràng trên mỗi người phụ nữ là một chấm tròn, số lượng chấm tròn dần dần tăng lên đều thể hiện rõ một điều.
Ấy là chân truyền từ đời này sang đời khác! Mà người phụ nữ cầm cây giáo gươm ngồi trên ghế cao, phía dưới đám người đều thuần phục đi theo, rõ ràng thể hiện đây là… Thị tộc mẫu hệ!
Chương 10: Bộ Lạc Chân La
Trong lịch sử đã có không ít ghi chép về cách sống theo mẫu hệ. Người phụ nữ sẽ là người cầm quyền trong gia đình và được mọi người tôn kính. Thế nhưng theo thời gian, thị tộc mẫu hệ càng ngày càng biến mất. Bọn họ được nhìn thấy những nét khắc này, quả là vô cùng kinh ngạc và mãn nguyện.
Song, ở những nét khác cuối cùng của người phụ nữ cầm quyền có điều gì đó rất lạ lùng. Người phụ nữ kia đội mạng ngồi ở trên ghế, một tên đàn ông che kín mặt đưa lưỡi gươm về phía nữ vương. Từ sau nét khắc này chỉ thấy mọi thứ mờ nhòe, e rằng đó là vị nữ vương cuối cùng còn cầm quyền.
Kẻ áo đen kia được khắc trông rất cao lớn, động tác quyết tuyệt lạnh lùng, ắt hẳn là kẻ đã hãm hại nữ vương, chấm dứt thị tộc mẫu hệ.
Mà bộ lạc kia, theo như Trần Khải cố gắng đọc được nét chữ đã phai mờ trên tảng đá thì đó là bộ tộc Chân La.
Anh ta nói:
- Còn cả đám chữ viết nữa đây này.
Thế nhưng những chữ cổ kia cả ba không ai đọc được nên anh ta vừa nghiên cứu lại vừa đọc thành những câu rời rạc. Cả bộ lạc Chân La từng huy hoàng mấy trăm năm lại lụn bại bởi một tên gian tặc!
Nữ chủ nước Chân La cuối cùng tại vị khi mười sáu tuổi. Để chọn được bạn lữ ưng ý cô ấy đã cho các thanh niên trai tráng trong bộ tộc đến tham dự, ngày hôm ấy gặp được kẻ tên Thát.
Thát có bề ngoài tuấn tú, lại thông minh nên được nữ vương yêu quý. Hắn ta nói lời ngon tiếng ngọt khiến nữ vương bỏ bê việc trong bộ tộc, những người khác khuyên nhủ cũng chẳng lọt nổi vào tai.
Chẳng mấy chốc mà nữ vương có mang, ngày lâm bồn chính là ngày Thát cho người đến đánh chiếm vùng đất này. Người trong bộ tộc chết như ngả rạ, bên ngoài trời mưa tầm tã nên nữ vương chẳng mảy may phát hiện ra những người bên cạnh đã nhắm mắt từ khi nào. Máu của người trong tộc chảy thành sông, xác chết đầy bên gò núi. Dẫu còn một hơi thở cuối cùng vẫn quyết định trung thành với nữ vương, dùng thân thể để chống lại kẻ thù gian ác.
Ngày hôm sau, thân tín bên cạnh đã chết, quá nửa người trong bộ lạc Chân La đã không còn. Nữ vương lúc đấy mới tỉnh mộng, hóa ra bản thân đã làm một việc hồ đồ, nuôi ong tay áo. Nàng cầm thanh kiếm định gϊếŧ chết Thát thì hắn đã tránh thoát, còn dùng kiếm đưa tới bên cổ nữ vương.
Về sau Thát cho người kiểm soát bộ lạc Chân La. Nữ vương sống hay chết bọn họ cũng không biết được, những kẻ còn trung thành thì chỉ có thể vào trong hang đá này khắc lên bia mộ của các nữ vương đã khuất, để chút hơi tàn viết lại quá khứ đầy bi hùng của cả bộ lạc.
Đặng Trí là người mở lời bình phẩm đầu tiên:
- Thật đáng tiếc! Câu chuyện này cũng khá giống với truyền thuyết Mị Châu Trọng Thủy đấy chứ?
Hải Linh liếc nhìn bức khắc cuối cùng, cô nói:
- Thực ra thì kết thúc của nữ vương quá thảm khốc nên người đó không muốn khắc lên đó thôi.
Rồi cô chỉ tay lên một góc của bức khắc, nói:
- Trong tay của nữ vương có ôm một cái gì đó, tôi đoán chính là đứa trẻ mới sinh ra. Đằng sau chiếc ghế này là một đường vẽ mỏng, đoán chừng chính là vách núi.
Mọi người chợt hiểu rõ mọi chuyện. Xem ra mọi thứ đã không còn cứu vãn được nữa, nữ vương muốn giữ lại chút tự tôn cuối cùng nên ôm con ngã xuống vách núi, vĩnh biệt nhân sinh tàn khốc.
Đồng hồ trên tay Trần Khải kêu lên tí tách, kim giây chạy qua kim phút. Hóa ra bây giờ đã là ba giờ chiều rồi.
Qua một thời gian, quần áo trên người cũng gần khô, bọn họ đi tiếp vào trong hang, ngóng chờ thêm nhiều điều thú vị nữa ở đằng sau cánh cửa đá kia.
Bước qua một gian cửa là bệ đá vô cùng lớn. Trên bệ đá lại có những hình tượng nhỏ nằm đổ xuống, soi kĩ lại mới phát hiện đó là ba vị tượng khác nhau.
Một tượng nữ khuôn mặt hiền lành hòa ái như bồ tát, một tượng nam bên cạnh trông gầy gò mặt ủ mày chau buồn bã. Tượng cuối cùng là kì quái nhất, đôi mắt thì ánh lên nét hung tợn giận dữ, xuống bên dưới miệng lại được khắc rộng thể hiện rõ niềm vui. Hai tay của tượng này cũng thật lạ, tay trái móng vuốt dài trông đáng sợ, bên phải lại nắm như đang vỗ về yên ả.
Quả thật là quá kì quái!
Phong cầm thử một bước tượng, mùi thơm nhẹ nhàng trầm trầm thoáng qua khiến cậu cảm thấy dễ chịu. Lại nói ba bức tượng gỗ này chắc chắn đã rất lâu đời, màu sẫm đỏ cổ kính. Nếu cậu đoán không nhầm thì những bức tượng này được làm từ gỗ mít, chọn ra loại tốt nhất để khắc thành.
Đặng Trí đứng ở một bên nhìn sang, cậu ta nói:
- Gỗ mít ư? Thiếu gì loại gỗ quý mà họ lại chọn loại này.
Phong cười bảo:
- Mày có điều không biết đấy thôi. Gỗ mít ngày xưa rất được người dân yêu thích và coi như vật tôn quý chỉ có giới quý tộc mới được dùng đấy.
Thuở xưa nước ta rất tôn kính và theo đạo Phật cho nên tượng Phật được lựa chọn khắc chế vô cùng tinh xảo và kì công. Gỗ được chọn cũng phải xem hướng mọc, tuổi cây, dáng cây, loại nào. Và mít chính là loại cây được ưu tiên hàng đầu!
Những người thợ được chọn không chỉ giỏi mà còn phải được xuất thân trong sạch, không mắc các thói hư tật xấu như rượu chè, cờ bạc. Nhóm thợ đi khắp nơi để tìm cây mít mọc ở hướng nam, cành lá càng nhiều càng chứng tỏ cây phát triển, thân gỗ càng to chứng tỏ càng lâu năm.
Trước khi đốn hạ người ta cũng phải chuẩn bị đồ cúng, gồm gạo nếp, ba chén nước và vài đồng xu trên mặt đĩa. Lúc thân cây hạ xuống thì không thể dùng ngay mà đưa vào rừng, tróc sạch vỏ rồi đem phơi vài tháng. Lại nói những người thợ sau đó phải thực hiện trai giới nghiêm ngặt, sống ở một khu cạnh rừng không cho tiếp xúc với người bên ngoài.
Chờ cho đến khi đủ ngày đủ tháng phơi nắng, nhóm thợ bắt đầu tiến tới đẽo gọi phần thân mít. Người xưa nào có thước đo và các vật dụng tiên tiến như bây giờ nên họ phải dùng quy tắc “quân bát, phát tam, tồn ngũ, phân nhị’’ (1) để biết kích thước trong ngoài của khối gỗ. Cuối cùng sau khi chạm xong lại cho làm mịn, làm bóng mới ra được một thành phẩm xứng đáng.
Mít là loài có tính lành, gỗ chắc thơm mùi hương trầm nhẹ lại ít mối mọt và khó cong vênh nên được ưa chuộng. Hơn nữa trong những hình khắc của bộ tộc Chân La vừa rồi thấy cây mít được khắc họa khá nhiều chỉ sau cây lúa nên những bức tượng này làm bằng gỗ mít là đều dễ hiểu.
Phong nói xong, cả ba người kia đều nhìn cậu bằng ánh mắt tán thưởng. Đặng Trí là người đầu tiên khen:
- Ái chà, không ngờ bình thường mày chỉ suốt ngày lông bông mà cũng uyên bác ra phết đấy.
Phong cười xùy một tiếng. Cậu có đôi chút ngại ngùng khi Hải Linh nhìn mình, thầm nghĩ đến cuối cùng cô cũng chú ý đến, xem ra sau này cũng dễ nói chuyện hơn.
Nhưng cả bốn người bọn họ cũng không hiểu tại sao ba bức tượng này lại kì quái như thế, rõ ràng lại còn được đặt cạnh nhau để thờ cúng, xem chừng là vô cùng quan trọng của tộc Chân La.
Cả căn phòng này chỉ thờ ba bức tượng nhỏ, bọn họ xem xét một hồi thấy không có gì lạ thường bèn đi sâu vào bên trong.
Lúc Trần Khải định bước lên mở cửa thì Phong vội nói:
- Hãy khoan đã!
Khải quay lại, lúc này Phong mới giải thích:
- Trước khi mở cánh cửa, anh hãy gõ ba lần, lại bật lửa hơ qua ba vòng.
Nói xong Phong cũng không chắc về hành động của mình. Lại nói ông cụ Hồ Kị đã dạy anh rằng qua cửa thờ cúng ắt hẳn là cánh cửa của thần giữ của. Đã là của trong nhà thì được gia chủ trông coi nghiêm ngặt, lúc sống thì dùng tính mạng coi giữ, lúc chết thì phải dùng bùa để trấn yểm!
Bàn tay thon dài của Trần Khải co lại, anh ta theo lời của Phong gõ xuống ba tiếng.
“Cốc… cốc… cốc.”
—-
(1) Quân bát, phát tam, tồn ngũ, phân nhị: quy tắc để tìm đường kính hình tròn của người Việt xưa, tức là chia đường tròn thành 8 phần, bỏ đi 3 phần còn 5 phần lại chia đôi.
.
- 🏠 Home
- Kinh Dị
- Việt Nam
- Gà Gáy Canh Ba
- Chương 9 + 10: