Quan tri huyện Lợi Bồng hiếm muộn, gần năm mươi tuổi mới có được độc một cô con gái, cưng chiều hết mực, nhung gấm lụa là không thiếu, hầu hạ cô có tới sáu hầu gái, ba bà vυ", bốn nam đinh. Tri huyện Trần còn hận không thể đặt cô nàng lên giường gấm mà hầu hạ. Sống trong cưng chiều, ưu ái, nên cô chiêu này tính tình hoang dã tùy hứng, thường xuyên khiến quan ông Trần đau đầu, nhân dịp bà Lệ đến dạy khuê học, liền tống cổ cô con gái này đến lớp. Trước ngày mở lớp, quan bà huyện Bồng còn đến tận phủ Huỳnh, cầm tay bà lớn mà nhờ vả, chỉ mong cô chiêu Yên được uốn nắn, tuổi không còn nhỏ sắp tính đến chuyện mai mối, lại cứ như con ngựa bất kham.
Nàng Yên so với nàng Bình chính là hai thái cực đối lập. Nàng Bình nho nhã, yểu điệu, một chiếc lá rơi cũng làm nàng hoảng sợ, là kiểu con gái liễu yếu đào tơ (ấy là cái mà nàng ta thể hiện bên ngoài). Hai nàng ngồi chung một lớp, tranh cãi cũng là chuyện hiển nhiên, vài ngày một lần, vốn không đáng nói.
- Cô Bình, phiền cô mang tráp bút dịch sang bên chỗ mình! - Hồng Yên lạnh nhạt đẩy tráp bút để không đúng nơi qua một bên, nhìn chằm chằm chủ nhân của nó
- Chỗ của ta vướng một bức bình phong, chật chội không tiện, chỗ của chị rộng rãi như thế, ta để một chút, chị rộng lượng nhường ta đi
- Không phải ta bắt cô ngồi ở đó, chính cô cho rằng ngồi bên cửa sổ nắng sẽ làm sạm đen da cô, liền một hai phải đổi với em Mai, đến nhà người ta học, còn chiếm chỗ ngồi của chủ nhà!
- Ta nào có tranh giành, vốn dĩ là em Mai muốn ngồi bên cửa sổ, hít thở không khí. Em Mai, em nói có đúng không? - Mạc Bình nhìn ta bằng đôi mắt ủy khuất, nhưng đáy mắt lại hằn một tia phẫn nộ.
Mấy bà cô của tôi ơi, hai người cãi nhau thì cứ cãi, sao cứ lôi kẻ thấp cổ bé họng này vào. Ta hít một hơi dài, nở nụ cười giả lả, cung kính nhìn hai cô chiêu
- Dạ, là do em muốn ngồi ở cửa, chị Yên đừng trách chị Bình, chị Bình nếu chỗ có chật, thì cứ để tráp bút sang chỗ của em ạ - nhẫn nhịn chính là cái mà ta học được ở phủ Huỳnh, ngồi chật đi một tí cũng không mất miếng thịt nào, nếu để hai cô tiểu thư này cãi nhau to, thứ nhất làm trễ buổi học, thứ hai đến tai cha lại vạ lây vào ta.
Ấy vậy mà kẻ cứng đầu Trần Hồng Yên kia lại không chịu
- Chỗ ngay cửa sổ vốn đã không rộng là bao, để thêm cái tráp bút to đến lố bịch đó, em Mai định ngồi lên trên bàn mà học à? Sợ người ta không biết mẹ mình xuất thân nhà buôn, vàng bạc không thiếu, liền đóng một cái tráp to như vậy, không biết trong đó đựng được bao nhiêu bút, trong bụng có được bao nhiêu chữ!
- Này! Chị...Chị ăn nói cho đàng hoàng!! Đúng là hϊếp người quá đáng, ta đã động gì đến mẹ chị, mà chị nói mẹ ta như thế. - nói rồi chị ta khóc nấc lên, ngã phịch xuống đệm
- Có chuyện gì thế? - bà Lệ bước vào sảnh học, liền thấy hai cô chiêu tranh cãi, khóc lóc một hồi - Tiểu thư nhà quan lại tranh cãi khóc lóc thế này, hai cô không cần mặt mũi nữa sao? Có chuyện gì, nói cho ta nghe
- Thưa thầy, chỗ của con để bao nhiêu là thi thư, tranh sách, không đủ chỗ để thêm tráp bút, mới nương nhờ chỗ của chị Yên đây, chị ấy không cho, lại nặng nhẹ xúc phạm mẹ con huhu - Nàng Bình xinh đẹp, nước mắt lăn dài trên gò má trắng hồng đọng lòng người, mi mắt cong dài thấm lệ, rũ xuống như chiếc mành
- Thưa thầy, thuở đời con chưa thấy ai đi học lại mang một cái tráp to bằng nữa thân người con hầu như vậy - Hồng Yên nhàn nhạt đáp một câu, mắt vẫn hướng về phía Mạc Bình
- Cả hai quỳ xuống! - bà Lệ tức giận đập bàn, ra hiệu cho đám đầy tớ lui ra ngoài - Ta tuy chỉ dạy khuê học, nhưng các con gọi ta là thầy, nay ta lấy quyền thầy như cha mẹ mà dạy dỗ các con.
Sau đó là một màn giáo huấn, kẻ ngông cuồng, người ngang bướng, ai cũng phải chịu đòn mười thước kẻ vào tay, chép phạt một trăm lần nữ tắc. Ta ngồi lặng thinh cũng dính phải sóng gió, phạt hai cô chiêu không thể không phạt ta, tội của ta là gì à? là không có năng lực khuyên can, hòa giải ( ông trời ơi!!), nhưng chỉ có thể lặng lẽ chép cùng trăm lần nữ tắc, không mong muốn vì hôm nay mà kết thù với ai trong hai người bọn họ.
Kết thúc buổi học, ta gọi con hầu Lúa thu gom sách vở, bút nghiên ra về. Viện của dì Hoa điều hiêu, chỉ có một vυ" già, ba con hầu gái, ngay cả người bên mình nàng Yên cũng không bằng. Điều này cũng phải thôi, chỗ của mẹ ta, quan ông một tháng chỉ ghé một lần cho có lệ, nói dăm ba câu liền đi. Ngày lạnh không có than, ngày nóng không có quạt, tiền thưởng cũng chẳng thấy đâu, ai mà bằng lòng đến làm việc. Con hầu Lúa này là được bà cả thưởng cho ta lúc năm tuổi, có chút khờ khạo, nhưng cần mẫn thật thà.
- Em Mai, ta xin lỗi, liên lụy em rồi, trăm lần nữ tắc đó của em, để ta chép! - Nàng Yên đứng chắn trước cửa lớp, cuối đầu nhận lỗi với ta, làm lòng ta chấn kinh một đoạn.
- Không không, thầy phạt rất đúng, em nào để bụng, liên lụy gì chứ chị Hồng Yên đừng như thế! Em không dám trách hai chị!
- Haha! Nói láo! Em rõ ràng để bụng! Đừng tưởng ta không biết, hôm trước ả Bình mắc lỗi, đổ vạ cho em, trước mặt thầy em nhận, nhưng sau lưng lại thả một con ong chích sưng mũi nàng ta, đừng tưởng trò nhỏ này của em không ai biết!
Ta vô thức lùi lại mấy bước, đυ.ng phải bức bình phong, đầu va kịch một cái. Ta cho Mạc Bình ngửi một đóa hoa thơm, lại thả con ong nhốt trong bong bóng heo ở tay áo ra, ngay cả nàng ta cũng không biết vậy mà...
- Ta thấy rất thích con người của em, chúng ta kết bạn đi! - Ta vừa mấp máy môi định bụng buông ra mấy lời sáo rỗng như "em nào dám cùng chị xưng bạn gọi bè", "em hèn mọn không dám nhận ân điển này" liền nghe nàng ta hô to "Không được từ chối" rồi đi mất. Con người này thật kì lạ.