Chuyện học kỹ năng nghề nghiệp, Đức Phân muốn bàn bạc tỉ mỉ với Cố Hiểu Hoa.
Đầu tiên, cô muốn hỏi ý kiến Cố Hiểu Hoa xem anh ta thấy cô học nghề nào thì hợp lý nhất.
Với suy nghĩ của cô, cô rất muốn học làm tóc.
Học cái này nhanh, cậu cô nói nghề này chỉ cần học 2 tháng là có thể tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, muốn làm thuê cho cửa hàng khác hay tự mở tiệm đều được. Nếu không có tiền mở tiệm, chỉ cần cô có mấy cái kéo, một cái tạp dề, một cái ghế, hàng ngày đi dọc chợ cắt tóc dạo cũng kiếm được năm, sáu đồng.
Nhưng chủ yếu vẫn là cắt tóc, gội đầu, chăm sóc khách hàng tương đối nhẹ nhàng và môi trường làm cũng tốt.
Làm đầu bếp hay thợ làm bánh, khi nhào bột đều cần rất nhiều lực từ cánh tay. Sau một thời gian, cánh tay được luyện vừa thô vừa cường tráng. Ngoài ra còn phải ở trong bếp làm việc lâu dài. Trong nhà bếp mùi khói dầu nặng, không gian nhỏ hẹp, khắp nơi đều là dầu mỡ, bẩn thỉu oi bức khó chịu. Những mùa khác khá hơn một chút, mùa hè trong nhà bếp oi bức thực sự không phải là nơi thích hợp cho con người. Nếu làm một năm ở đây, không phải cô từ một cô gái nông thôn xinh như hoa biến thành một người phụ nữ luống tuổi có chồng sao?
Hơn nữa học phí, thiết bị và vật liệu cần thiết để mở cửa hàng đều cần tiền.
Không biết sẽ phải dùng hết bao nhiêu, trong lòng Đức Phân không tính nhưng chắc chắn đó sẽ là một khoản rất lớn.
Chỉ việc học nghề thôi nhưng chi phí không hề thấp, nghe cậu cô nói sẽ phải tốn năm sáu trăm đồng.
Đây là một khoản rất lớn với nhà họ Tằng.
Gia đình ở nông thôn không có nguồn thu nhập ổn định, chuyện kiếm tiền hoàn toàn dựa vào việc bán những nông sản nhà trồng được trên thị trấn.
Nguồn thu nhập lớn nhất nhà cô từ việc nuôi heo.
Đức Phân nuôi tám con heo, đầu xuân mua mấy con heo con, cho ăn nửa năm là có thể bán được.
Giá heo hơi bây giờ có thể đạt đến một đồng 1.5 cân thịt heo. Một con lợn trưởng nặng khoảng 400 cân*, có thể bán được 600 đồng. Tám con heo cô có thu được khoảng 5000 đồng. Học phí trường nghề, cô vất vả nuôi heo một năm, vèo một cái đã mất một phần mười tiền bán heo.
* 2kg bên Trung Quốc = 1kg Việt Nam
Nhưng cô vẫn nghĩ một cách lạc quan, cô đi học làm tóc hai tháng là có thể tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, cô có thể kiếm được tiền, tốt hơn cả việc nuôi heo.
Nếu có thể mở tiệm cắt tóc, có thể tiền lời một năm còn nhiều hơn cả nuôi heo.
Đức Phân mở sổ ra tính tính toán toán.
Nếu không mở tiệm, cô định sẽ mở một quán cắt tóc ở những nơi đông đúc như chợ bán thức ăn hay chợ bán nông sản. Nhất định các loại chi phí ở thành phố sẽ đắt hơn ở nông thôn và thị trấn, chỉ cần cắt một đầu hết 3 xu, một ngày cắt được mười đầu thì cũng thu được 30 xu. Một tháng cô có thể kiếm được một ngàn tám trăm xu, một năm cô có thể kiếm được hơn 2 vạn xu sao?? (Chỗ này mình cũng không hiểu tác giả tính kiểu gì)
Mở một quán bên đường đã kiếm được hơn 2 vạn xu, nếu cô mở một tiệm cắt tóc đàng hoàng, cô có thể mở thêm dịch vụ uốn, nhuộm, gội, chăm sóc, giá cũng cao hơn nhiều.
Giúp gia đình kiếm mấy chục đồng không khó, gia đình cô còn có thể thoát nghèo.
Sau khi tính toán như vậy, Đức Phân cảm thấy tiền đã chui vào túi mình, cô không khỏi thấy vui mừng khôn xiết.
Cho nên, cô cần khẩn trương lên kế hoạch với Cố Hiểu Hoa tính toán tổng chi tiêu, chuẩn bị thật sớm.
Nhưng Đức Phân có chút ưu sầu.
Chỉ dựa vào nhà cô thì không đủ vốn, phải cần hai nhà Tằng Cố hợp lực thì mới đủ tiền mở cửa hàng.
Cố Hiểu Hoa làm việc ở tỉnh, có tiền lương cố định, tiền lương còn cao. Nhà họ Cố cũng nuôi tám con heo, một năm thu nhập cũng là năm sáu ngàn. Nếu hai nhà hợp sức chắc chắn có thể mở cửa tiệm.
Cha mẹ trong nhà chắc chắn ủng hộ việc cô lên tỉnh kiếm tiền, việc này còn tốt hơn chuyện cuốc đất trồng rau nuôi gà ở quê nhiều. Làng trên xóm dưới chưa thấy nhà ai cứ quanh quẩn ở nhà cuốc đất mà kiếm được một vạn đồng cả.
Nhưng nhà họ Cố khó mà nói được.
Nhưng nếu anh Hiểu Hoa đồng ý, cô sẽ tính toán lại sổ sách cho cha mẹ Cố, nhất định hai người sẽ động tâm.
Học nhanh, chịu khó, siêng năng nên Đức Phân tin cô sẽ học thật tốt trên tỉnh. Cô không chỉ không cần Cố Hiểu Hoa kiếm tiền nuôi cô, cô còn có thể kiếm tiền đóng góp cho gia đình nhỏ trong tương lai.
Nếu Cố gia thật sự không muốn cho cô vay tiền thì cũng không sao, dù gì cô cũng chỉ là một thiếu nữ chưa từng đặt chân đến thành phố, hai người kia chưa chắc đã tin cô. Nếu vậy cô có thể đi tìm cậu Cố Thận Hành, cô có thể ghi giấy nợ, trả cả gốc lẫn lãi. Dù mở cửa tiệm thất bại thì cô vẫn còn có đường lui, cô còn ruộng vườn ở quê, cô có thể về quê nuôi lợn, không quá 2 năm thì có thể trả hết nợ.
Trong lòng Đức Phân yên lặng tính toán.
Trước mắt cô nghĩ rất hay, cô thật muốn triển khai luôn, mở cửa tiệm thì phải chuẩn bị giấy phép, nhập hàng, tuyển người làm,... Nhưng cô dốt đặc cán mai, cô chỉ thấy thật rối, cô không biết nên bắt đầu từ đâu cả. Nhưng anh Hiểu Hoa thông minh hơn cô rất nhiều, đến lúc đó anh phụ trách việc chỉ huy còn cô phụ trách những việc tay chân.
Một khi đã hạ quyết tâm, Đức Phân thấy rất nóng lòng.
Cô muốn vừa học nghề cắt tóc vừa làm mặt tiền, như vậy có thể tiết kiệm thời gian một hai tháng, nếu có thể tranh thủ mở tiệm cắt tóc ở tỉnh trước cuối năm thì không còn gì tốt hơn.
Nhưng dù nóng vội đến đâu cũng phải đợi đến khi Cố Hiểu Hoa nghỉ phép trở về rồi nói sau.
Có rất nhiều chuyện cô muốn nói, gửi thư rất phiền phức, tới tới lui lui. Đến khi hai người bàn bạc xong công việc chắc cũng phải mất mấy tháng.
Cũng không thể gửi một bức điện tín.
Phát điện báo rất đắt, cứ theo số từ mà trả tiền, một từ phải mất một xu rưỡi, số tiền này đủ mua 3 cái bánh ngọt rồi.
Chỉ là sau khi Cố Hiểu Hoa đi làm ở tỉnh, quanh năm suốt tháng số lần về quê chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Anh ta chỉ được nghỉ vào những ngày lễ tết theo quy định của nhà nước, đợi anh ta về cũng là một sự giày vò.
Lời nhắc nhở của cậu thật đúng lúc, cô hoàn toàn xem nhẹ điểm này. Cô còn chưa kết hôn với anh Hiểu Hoa, muốn thương lượng với anh ta một chuyện gì đó cũng khó, trong tương lai, khi có điều gì đó khẩn cấp và khó khăn xảy ra như cha mẹ cô đột nhiên ngã bệnh, cô mang thai rồi sinh con, trong nhà không có đàn ông, có phải cô gấp đến chết mất không? Cho nên, cô và anh Hiểu Hoa tuyệt đối không được hai người hai xứ!
Cũng may sắp đến ngày Quốc tế lao động, anh Hiểu Hoa sẽ về giúp gia đình cấy lúa nên cô sẽ không phải đợi lâu.
Với một kế hoạch lớn trong đầu là đến tỉnh học nghề và mở tiệm cắt tóc, mỗi ngày Đức Phân đều trông mong nhìn về nhà họ Cố.
Bởi vì cha mẹ và Vương Tú Trân mới cãi nhau, mấy ngày nay cô đều ngại ngùng không đến nhà họ Cố, cô chỉ ngóng trông Cố Hiểu Hoa trở về, cô và anh ta qua lại, sự tức giận của cha mẹ hai bên cũng tiêu tan.
Sau bữa trưa, Đức Phân đến hồ chứa nước để giặt quần áo, cô gặp Cố Xuân Lan - em gái Cố Hiểu Hoa, cũng đang giặt quần áo.
Cố Xuân Lan nhiệt tình chào hỏi cô, cô ấy cô vội vàng dọn quần áo và chậu rửa của mình để nhường chỗ cho Đức Phân.
“Chị Đức Phân, sao mấy ngày nay chị không đến nhà chúng em?” Cố Xuân Lan hỏi.
Vương Tú Trân ở nhà thường xuyên dè bỉu Đức Phân, Cố Xuân Lan nghe đến phát chán, cô ấy không tin Đức Phân không nhận ra mẹ cô ấy ghét bỏ cô nhưng cô vẫn đến nhà họ Cố giúp đỡ như bình thường. Sau khi kết hôn, có nhà chồng nào mà hằng ngày không ghét bỏ con dâu. Cho nên trong mắt Cố Xuân Lan, Tằng Đức Phân đã sớm là chị dâu của mình. Vì vậy cô ấy không liên hệ việc mấy ngày nay không đến nhà mình với cuộc cãi vã lớn giữa hai nhà ở sườn núi hôm đó.
Đương nhiên Đức Phân khó mà nói lý do, cô nói cô không khỏe, thời tiết dạo này nắng nóng nên cô không muốn ra ngoài, cô đã bỏ qua vấn đề này. Sau đó, trong khi giặt quần áo, cô thuận miệng hỏi: “Xuân Lan, anh trai em mùng 1 tháng 5 có về không?”
Trong mùa làm việc bận rộn, chẳng hạn như cấy mạ và tuốt lúa kê ở nông thôn, hầu hết những người đi xa sẽ trở về làng để giúp đỡ công việc ở nhà. Mùa đồng áng bận rộn đã qua, họ lại ra đi kiếm tiền như đàn chim di cư theo thời tiết.
Cố Xuân Lan nghe vậy, cô ấy bĩu môi mỉa mai: “Anh ấy có về hay không là một vấn đề.”
“A?” Đức Phân sửng sốt, “Trong nhà muốn cấy má, mấy chục miếng mạ, làm sao anh ấy không về?”
Nhà họ Cố có năm người và mười mấy mẫu ruộng. Nhưng đừng thấy nhà họ Cố nhiều người như vậy, già trẻ đều có nhưng không có sức lao động cường tráng. Nếu kéo dài thời gian, năng suất sẽ giảm rất nhiều vào mùa thu hoạch.
Cho nên nông thôn luôn phải tranh thủ thời gian gieo giống vì thời gian rất quan trọng.
Lúc ông trời thưởng thức cơm ăn, chúng ta phải tiếp tục công việc.
Ví dụ như mùa thu hoạch vụ thu, lúa mì chín nếu không thu mua kịp thời, một trận mưa to kéo tới, toàn bộ ngũ cốc sẽ rơi hết xuống ruộng và bùn lầy, bạn phải thu hoạch chúng như thế nào đây? Lúa mì gặp nước sẽ nhanh chóng nảy mầm, bạn sẽ không thu hoạch được, năm sau chắc phải hít gió trời để sống.
Bên kia Cố Xuân Lan càng thêm tức giận bất bình, cô ấy cầm một cái chăn đập ở trên mặt nước, bọt nước bắn lên tung tóe, sau đó cô ấy dùng sức nắm một góc chăn vứt nó lên một tảng đá rồi bắt đầu dùng chùy đánh như đánh anh trai mình.
“Anh trai em từ ngày đi làm đã xem mình như đại gia trên thành phố, về nhà chẳng muốn làm gì, cơm ăn cũng phải bưng, nước rửa chân cũng phải đun cho anh ấy, Dù sao, em cũng không hy vọng anh ấy sẽ về vào ngày Quốc tế lao động.”
Trong số 4 chị em nhà họ Cố, chị gái đầu đã đi lấy chồng. Anh hai là Cố Hiểu Hoa - trưởng nam nhà họ Cố, Cố Xuân Lan là chị ba, bé hơn cô ấy là em trai Cố Hiểu Phong đang học lớp 10.
Ngày Quốc tế lao động là thời điểm cấy mạ, chị cả phải lo cơm nước cho nhà chồng nên không trông cậy vào được. Em trai còn nhỏ, cha mẹ rất thương em trai nên nhất định không cho em trai ra đồng cấy lúa. Cho nên bình thường Cố Xuân Lan phải làm nhiều việc đồng áng nhất nhà.
Cố Hiểu Hoa là trưởng nam trong nhà và cũng là lao động nam nên đảm nhận công việc nặng nhọc và mệt mỏi nhất trong gia đình. Nhưng sau khi trưởng thành, anh ta đi học ở nơi khác và cũng làm việc ở nơi khác nên gánh nặng này rơi xuống người Cố Xuân Lan, người đang dần trưởng thành.
Vậy thì thôi, dù sao nước xa không cứu được lửa gần. Nhưng Cố Hiểu Hoa về nhà vào ngày nghỉ, cô ấy không trông mong anh ta sẽ chia sẻ gánh nặng, ngược lại cô ấy còn phải hầu hạ anh ta nữa, oán niệm của Cố Xuân Lan ngày càng lớn.
Cũng bởi vậy, cô ấy rất thích Đức Phân hay đến nhà họ Cố hỗ trợ. VÌ khi Đức Phân đến nhà họ Cố, thực ra là giúp cô ấy làm việc.
Sau khi nghe Cố Xuân Lan nói, Đức Phân mím môi, cô thực sự lo ngày 1 tháng 5 Cố Hiểu Hoa sẽ không trở về.
Cô cũng biết tính Cố Hiểu Hoa, đối với công việc đồng áng cứ kén cá chọn canh vì từ nhỏ anh ta đã được cha mẹ chiều chuộng. Anh ta là nam đinh, lúc đi học cứ như người thời xưa hay ngồi đọc sách trong nhà, cha mẹ anh ta toàn tâm toàn ý cho anh ta đọc sách, đọc cho ra trò nên việc đồng áng ít khi kêu anh ta làm.
Lên thành phố được hai năm, anh ta trở nên trắng trẻo mập mạp, tay trắng nõn xinh đẹp nên càng không thích hợp làm việc nhà nông.
Nhưng mà, người tình trong mắt hóa Tây Thi, Đức Phân không có ý kiến với hành vi của đại gia Cố Hiểu Hoa. Mỗi lần anh ta về nhà, cô lại vội vàng đi hành hạ.
Chỉ nói chuyện có thể Cố Hiểu Hoa không trở về vào ngày 1 tháng 5, tiết Thanh Minh cũng không về. Lần cuối cùng hai người gặp nhau vài ngày Tết m lịch. Nếu kì nghỉ ngày 1 tháng 5 anh ta không về có phải cô phải đợi đến Tết trung thu hoặc lâu hơn là Tết Nguyên Đán không? Đức Phân không thể chờ được.
Điều này không thể kéo dài, nháy mắt một năm sẽ trôi qua, cô sẽ 25 tuổi mất!
Sau khi trở về nhà, Đức Phân xin mẹ 5 đồng - người nắm giữ tài chính trong gia đình là mẹ cô. Năm đồng là quá nhiều, mẹ cô hỏi cô xin tiền làm gì, cô nói dối đến đại đội để mua một ít đồ vệ sinh, lúc này mẹ cô mới không hỏi nữa. Sau đó Đức Phân lấy tiền và đi thẳng đến văn phòng ủy ban thôn của lữ đoàn để mượn điện thoại.
Địa chỉ và phương thức liên lạc của Cố Hiểu Hoa ở tỉnh, Đức Phân đều có.
Ủy ban thôn đã lắp đặt điện thoại cố định mấy năm trước, nếu cần liên lạc với người bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp, bạn có thể liên lạc với người khác trong vòng một phút, điều này thuận tiện và nhanh hơn nhiều so với việc chạy đến thị trấn để gửi một bức điện tín.
Chỉ là tiền điện thoại rất đắt, gọi trong tỉnh mỗi phút hai đồng, dưới một phút vẫn phải tính là một phút.
Đức Phân không muốn nói chuyện nhiều với Cố Hiểu Hoa qua điện thoại, cô thầm mong ngày 1 tháng 5 anh ta có thể trở về nên cô chỉ mang theo 5 đồng.
Nhiều quá, cô không muốn tiêu, cô tiếc những đồng tiền khó mà kiếm được.
Điện thoại được kết nối, đầu bên kia giúp cô gọi Cố Hiểu Hoa tới nghe điện thoại.
Ngón tay Đức Phân vòng quanh đường dây điện thoại, cô cân nhắc xem nên mở miệng nói với Cố Hiểu Hoa như thế nào.
Cô muốn làm nũng với Cố Hiểu Hoa trong điện thoại để ngày 1 tháng 5 anh ta trở về nhưng người của ủy ban thôn đang ngồi ở đây. Có người ở đây, cô phải thu lại vẻ nũng nịu của con gái và tỏ ra nghiêm túc.
Nhưng cô còn chưa mở miệng, trong ống nghe truyền đến thanh âm không kiên nhẫn của Cố Hiểu Hoa, anh ta tức giận nói: “Em gọi cái gì? Đức Phân, có chuyện gì sao em không viết thư cho anh? Anh đang làm việc. Chỗ này không giống như ở nông thôn tản mạn, anh không thể vô tổ chức vô kỷ luật.”
Nghe điều này, tất cả sự nũng nịu và xấu hổ đều tan thành mây khói.
Cố Hiểu Hoa nói rất to, những người ở ủy ban đều nghe thấy.
Đức Phân đỏ mặt quay lưng đi, cô che miệng vội vàng nhỏ giọng hỏi: "Anh Hiểu Hoa, em, em muốn hỏi khi nào anh về nhà? Ngày 1 tháng 5 anh sẽ về chứ?”
Cố Hiểu Hoa im lặng một lúc, lúc sau anh ta mới mơ hồ đáp lại: “À, dạo này anh hơi bận, không biết hôm đó anh có về hay không nữa.” Nhưng anh ta lập tức nói: "Về nhà một chuyến cứ đi tới đi lui phải mất hai ngày, anh ở nhà cũng không được mấy ngày, anh không muốn về lắm, anh lười lăn qua lăn lại.”
Đức Phân nhất thời nóng nảy: “Nhưng em có chuyện quan trọng muốn nói với anh, anh nhất định phải về.”