Chương 83: Bùa lào

Một câu chuyện mà nghe mấy lần khi tôi còn sống bên Lào với người già kể trôi qua như dạy dỗ con cháu hãy theo tự nhiên sinh sống duyên số đường đời, đừng có lưu luyến với bùa ngải để thay đổi sứ mệnh con người, để khỏi bước vào cái quả báo không may mắn trong ngày sau tới.

Một ông già hơn 70 tuổi, hàng xóm ít khi đến ngồi với đống củi đang cháy mùa đông, như đêm nay ông lại đến ngồi chơi với con cháu ăn khoai nướng với một chút rượu đế. Ông cũng mang lại cho con cháu và hàng xóm một chuyện kể từ khi ông còn trẻ trai, rất là vui nghe trong đêm nay, tiếng cười ầm ầm từ khi câu chuyện kể cho đến khuya hết chuyện vẫn còn cười khà khà khà, xong mới về nhà ngủ, vì mai là thứ bảy là ngày nghỉ ngơi. Theo câu chuyện trước khi ông vào sinh sống trong tỉnh thành, thì ông còn ở với ba mẹ ở một huyện xa thành phố cỡ 25 km, trong lúc đó tuổi tác ông cũng cỡ 20, rồi ông ngồi kể:

- Trong làng thời xưa thiên nhiên sinh sống rất là vui vẻ, ai cũng bận rộn về ruộng nương vườn trái quanh năm, người như nhớ mặt nhau và quen nhau hết cả làng, tiếng vui cười chào hỏi nhau từng ngày. Rồi một hôm tôi nghe tin đồn:

- Đối với hai người bạn trong làng phải đền tiền cho người ở chợ búa hôm nay, câu chuyện kể nghe hơi là lạ, nghe rồi cười đau cả bụng. Chiều xong ruộng nương trong ngày, tôi mới ráo bước tới thăm bạn bè. Khi tới nhà bạn thì bạn hai người đang ngồi dưới gầm nhà, bên cạnh có một con trâu đang nằm đó và thêm một người bạn thì đang ẵm một con gà vì bạn là người thích đá gà và thích nuôi gà đá nữa. Hai cái mặt của hai ông vua nghịch ngợm nhất làng bây giờ biến thành ba màu như con mèo tam thể luôn, nửa tím nửa trắng nửa hồng, ngó thấy thật là dễ thương. Tôi cười đau cả bụng rồi ngồi xuống chơi với hai ông vua, xong tôi hỏi:

- Làm cái gì mà đi dạo chợ trong làng mà mang cả trâu cả gà đi theo vậy, để cho nó phá rau cỏ gạo thóc người ta? Vậy bạn làm thế nào dạy dỗ trâu mà ngoan như thế được? Coi kìa nó nằm sát bên cạnh bạn, còn con gà thì quanh quẩn ở gần hai chân bạn, lúc đi chợ sao không ẵm nó? Trong làng bây giờ đang lang thang chuyện của hai bạn đó, cũng là một chuyện lạ mà xẩy ra hai tuần nay. Mình bận rộn về ruộng nương từ sáng đến tối mà còn vẫn nghe chuyện của hai bạn vào tai mình.

Hai ông bạn tranh nhau trả lời, hai ông vua vẫn còn nổ như là pháo không chịu thua ai cả:

- Từ trước đến nay, mình không biết là nó đi theo đằng sau mình từ lúc nào không hay, nếu biết thì mình sẽ nói cho nó ở nhà chờ, đem nó đi chợ theo làm chi, còn chuyện dạy dỗ trâu với gà của hai đứa tôi rất là bí mật không thể cho bạn biết được.

Tôi cười lên khà khà và khen bạn mình thật là giỏi giang, nhưng trong lòng tôi biết là hai đứa bạn mình đang có gì xẩy ra, ngồi trò chuyện thêm chút lát rồi tôi đi về tắm rửa nghỉ ngơi, mai là ngày rằm lớn cả làng nghỉ động thổ đi chùa theo phong tục.

Một buổi sáng trong sạch bầu trời trong mùa mưa ruộng nương, hôm nay trời dừng hạt mưa, trên sân chùa từ sáng đông đủ là bóng người với bộ quần áo truyền thống, ngó rất là dễ thương với cảnh thiên nhiên từng rằm. Ở trong chùa buổi lễ hôm nay, bao nhiêu tiếng cười tiếng nói chuyện kể trâu với gà làm cho buổi lễ hôm nay đầy là tiếng cười mang theo.

Trong chùa mấy người già cả đang chuẩn bị thức ăn, hoa trái trước khi tụng kinh, còn ở ngoài người đầy sân chùa đang ngồi chờ nghe kinh và trò chuyện nhau.Thì bỗng nhiên tiếng trò chuyện cười vui tắt đứng luôn như người tắt cái ti vi vậy, rồi tất cả quay mặt về thẳng một hướng từ cổng chùa vào, quả nhiên đó là hai chiếc bóng của hai ông vua quậy đến chùa muộn hơn hết mọi người. Hai người dâng hoa trái rồi ra ngoài sân ngồi với người làng đông đủ ở sân chùa. Hai người vẫn tỉnh bơ ngồi chờ nghe kinh trong khi đang đối diện với cả mấy trăm con mắt ngộ nghĩnh của người làng đang ngó với tiếng thì thầm thì thào cười nhè nhẹ.

Rằm hôm nay, tiếng kinh từ trong chùa vang ra ngoài, nhưng hình như người làng ngồi ở sân vẫn còn thì thầm thì thào nhau với tiếng cười. Sau hơn 15 phút rồi tiếng kinh mới phủ ngập hết sân chùa im lặng nghe kinh. Trong lúc đang nghe kinh được một lát, mấy trăm người ngồi ở sân chùa không được hẹn nhau và quay mặt về đằng cổng chùa cùng một lúc khi nghe tiếng con trâu vừa chạy vừa gầm lên ầm ĩ như tức giận chạy thẳng vào trong sân chùa, bao nhiêu người đứng lên chạy toán loạn, tiếng kinh ngừng tụng. Người già ngồi trong chùa cũng chạy ra ngoài coi có chuyện gì, trong lúc đó ông chủ trì bước ra thấy con trâu đang nằm xuống bên cạnh hai ông vua đang ngồi đó. Ông cười lên khà khà lắc đầu và nói:

- Không có gì đâu.

Tất cả ngồi xuống nghe kinh tiếp, vài phút sau tất cả mới hoàn chỉnh ngồi xuống nghe kinh, như tất cả con mắt của người đến chùa hình như không ngó vào chùa chỉ ngó về phiá hai ông vua với con trâu đang nằm bên cạnh. Tụng kinh còn chưa xong thì hai ông vua đứng lên đi về trước khi buổi lễ xong, để lại cái lạ lùng mà cả làng ai cũng thắc mắc trong lòng chỉ biết là ôm bụng cười thôi.

Khi tất cả mọi người ăn cơm sau tụng kinh, bao nhiêu cái lạ và thắc mắc đó, người già cả mới hỏi ông sư thầy, ông ôm bụng cười lắc đầu như ông đã biết rõ chuyện gì đã xảy ra với hai ông vua này, rồi ông trả lời:

- Có tham thì có thiệt, người ta làm lấy chứ ai làm đâu, và cũng đừng có lo lắng gì cho hai ông vua đó là được rồi.

Nói xong, ông lắc đầu cười đi vào trong chùa. Xong chuyện buổi lễ đã đến trưa, tất cả ra về thì lần này chuyện xôn xao cả làng. Ba mẹ của hai ông vua nghịch ngợm đó mới gọi lại hỏi chuyện trò ra thế nào mà xảy ra chuyện như vậy?

Ông vua trâu trả lời:

- Con cũng không hiểu tại sao mà trâu nhà mình lại như vậy, nó không ở ruộng mà lại cứ theo con khắp nơi. Một hôm, con nằm ở lan can nhà buổi trưa khi nghe tiếng động bên cạnh mình, và khi con mở mắt thì thấy nó đã ở bên cạnh con rồi. Nhà mình 11 bậc cầu thang mà nó còn lên được, dạo này ban ngày con phải ở gầm nhà đó mẹ. Còn bạn con cũng như vậy, nếu nó không giam con gà lại thì đi đâu chỉ một lát thì thấy nó theo sau rồi. Hai đứa chúng con hỏi nhau luôn luôn nhưng cũng không có biết là cái gì nữa, gần một tháng trôi qua rồi gầm nhà mình đầy là phân trâu, làm thế nào nó mới ở đồng ruộng như xưa được, bây giờ mình nói chuyện thì nó cũng chen vào nghe chúng mình nói nè.

Ba mẹ ngó mặt nhau như có ý kiến mới bàn nhau là:

- Ở cuối làng mình có một ông sư phụ cũng có sự hiểu biết về huyền thuật nên chúng mình tới bàn bạc coi.

Lời nói vừa tới đây thì con trâu đứng lên và đi đâu mất. Nói xong, ba mẹ với ông vua trâu lững thững đi đến cuối làng, trong lúc đang đi tới thì một người qua lại mới nói là:

- Ở cuối làng có con trâu bỗng dưng lại đuổi ông già, và nó đang canh nhà ông kià!

Cả 3 người ráo bước tới thì quả thật con trâu mình đang đứng ở dưới cầu thang nhà và ngó lên chằm chằm, xong mới dẫn con trâu về, rồi lên nhà trên và mẹ nói khe khẽ:

- Đường như khi chúng mình nói chuyện bàn nhau ở gầm nhà nó nghe mà nó hiểu nên từ giờ đi nói gì coi chừng một chút, rồi ba mẹ qua nhà ông vua gà tìm hiểu với gia đình người ta coi ra thế nào?

Một lát ba mẹ trở về lắc đầu chẳng biết nói sao đây vì nó chung một chuyện chẳng khác gì nhau, thế nào cũng lưu luyến với đường tâm linh gì đó. Hai gia đình mỗi nhà chỉ có một đứa con thôi, thương chiều quá nhiều nên mới lừng dang thành hai ông vua quậy trong làng. Bây giờ hai ông ở nhà chơi với gà và trâu, còn ba mẹ hai bên ngược về chùa. Ông chủ trì như biết là sẽ có chuyện nên ông đứng chơi chờ ở cổng chùa, tất cả vào trong chùa ngồi trò chuyện, ông nói:

- Không có gì nguy hiểm cả, nhưng phải về hỏi hai đứa coi là nó đã làm gì, hai đứa là người gây ra mà lại không hiểu thì ai biết đường nào mà gỡ cho, nên về kiểm tra với hai ông vua đã, nếu còn không được thì hẵng quay trở về chùa rồi ông sẽ giúp cho, nếu mình giúp người mà nó không hiểu nó đang làm gì thì sẽ gây thêm tai họa vào thân thêm đó.

Nghe xong 4 người ra về thẳng nhà và thẳng vào hai ông vua nghịch. Chiều nay hai gia đình ăn cơm chung nhau ở nhà ông vua gà, không dám nói trò chuyện nhau ở nhà ông vua trâu vì sợ nó ở gầm nhà nghe thấy. Vừa ăn cơm vừa tra hỏi, hai ông vua cũng trả lời:

- Chúng con cũng buồn bực lắm chứ, khi ngồi nói chuyện với ai cũng không được, muốn tán gái cũng không được rồi đi chợ cũng phải trốn tránh mới đi được hơn một tháng trời nay.

Trò chuyện nhau đến xong bữa cơm chiều cũng không giúp gì được cả nên hai gia đình ngày mai nghỉ động thổ ruộng nương và lặng lặng dẫn nhau ra chùa xin ông chủ trì giúp.

Sáng ra sau bữa cơm sáng, hai gia đình 6 người dạo bước tới chùa, ông chủ trì đang quét lá cây sáng như đang chờ chuyện hôm nay sẽ tới. Cả 6 người bước vào cổng chùa ngồi xuống chắp tay lễ rồi đứng lên đi vào trong chùa, thì đằng sau trước cổng chùa con trâu đã tới rồi, nhưng nó không bước qua cổng chùa vào trong sân chùa như hôm trước. Ông chủ trì bước ra thẳng vào con trâu ở cổng chùa và nói:

- Con về đồng ruộng nghỉ ngơi chứ không ở trong làng hôm nay.

Nói xong con trâu biến mất dạng khỏi cổng chùa. Khi tất cả ngồi xuống thì ông chủ trì nói luôn:

- Trên đời không phải các con xài bùa ngải mà đổi duyên số đường đời được đâu, đây là hai con may mắn lắm rồi, nếu bùa mà các con được về đó mà đυ.ng vào người thì hai con còn có nạn lớn hơn đây, đem lại trả cho người ta và người đó mới là người gỡ cho các con bình an được.

Hai gia đình ba mẹ 4 người ngồi ngơ ngác không hiểu ông thầy chủ trì nói gì cả, quay mặt lại ngó hai ông vua thì cúi mặt lợn luộc bò lem bò luốc đó, vì bí mật trong lòng không nói cho ai biết giờ đã bắt đầu lộ rồi.

Hai gia đình ba mẹ đôi bên lên cơn lòng lợn ào ào muốn băm tại chỗ, rồi bắt hai ông vua kể cho nghe để kiếm đường gỡ chuyện. Hai ông vua bắt đầu kể:

- Hai ông trong lòng yêu một cô em gái con ông trưởng làng rất là đẹp nữ, nhưng cả hai đều không biết trong lòng ai. Cả hai đều muốn được bùa ngải để phết vào cô thôi, rồi hai ông ngày ngày mơ ước muốn được bùa nên mới tìm hiểu thì mới biết là làng dưới cũng xa làng này nửa ngày đi đường bộ, nơi đó có một ông sư phụ rất là giỏi giang về bùa ngải, hai ông vua bòn tiền rồi hẹn nhau đi chung. Khi tới thì quả thật có ông thầy bùa, hai ông vua đưa ngày sanh tháng đẻ rồi tuần sau mới ngược về lấy bùa được, cũng mất một ngày sáng đi chiều về. Hai ông vua trong lòng thom thỏm đếm đầu ngón tay ngón chân mong ngày được bùa về trong tay mình mai sẽ có bạn gái đẹp đẹp khoe xóm làng. Rồi cũng đến ngày đi lấy bùa, ông đưa cho mỗi người một hủ nhỏ bằng đầu ngón tay cái và ông hỏi tiếp:

- Vậy các con có muốn thử trước khi mang về không? Nếu các con muốn thử thì gà vịt đầy đây, các con chấm một chút lên ngón tay và thoa lên con nào cũng được và thả xuống coi nó có đi theo đít con không? Đó là bùa ngải có hiệu quả và thành công rồi.

Hai ông thử với mấy con vịt và khi thả xuống thì thấy vịt chạy quấn tíu theo chân mình. Hai ông vua quá mừng quỳ xuống lễ ông thầy bùa từ giã ra về gấp luôn, đến làng thì cũng chập choạng tối.

Hai ông vua kể chuyện bằng đó, và cũng không biết tại sao mà con trâu với con gà cứ đi theo như vậy, bùa còn chưa được xài hay thử thách gì trong làng mình cả, sáng ra đã thấy con trâu nó nằm ở đầu cầu thang nhà rồi. Còn ông vua gà cũng vậy, khi sáng ra mở chuồng gà thì nó cứ đi theo bước chân mình hết mọi nơi. Các con không nghĩ là bùa ngải gì cả vì hai đứa chúng con chưa được đem ra xài thì nó đã có chuyện trước rồi, cho chúng con nói sao, đó chúng con kể chuyện ra là nó như vậy.

Ông chủ trì ngồi im lặng mắt lim dim nghe kể, miệng thì mỉm cười. Còn hai gia đình ngó mặt nhau, khi nghe chuyện hai ông vua kể xong với bao nhiêu câu hỏi chuyện nó ra sao đây. Một lát thì ông chủ trì cất tiếng hỏi hai ông vua:

- Hai con đi lấy bùa ngải rồi hai con thử thách vào bầy vịt, hai con có vui không?

- Dạ, hai con rất là vui mừng, trong lúc đó nghĩ là mai này mình sẽ có bạn gái rất đẹp, câu trả lời hai ông vua quậy.

Ông chủ trì ngồi ngó hai cái mặt rất là dễ thương đó, ông mỉm cười một lát thì ông hỏi tiếp:

- Hai con trước khi về có rửa tay không hay là quá mừng rồi quên cả rửa tay? Hai con ngồi nghĩ lại cho rõ coi lời ông nói có đúng hay là không? Rồi hẵng trả lời ông trước mặt ba mẹ hai con ngồi đây.

Hai ông vua ngồi im lặng nghĩ một lát ầm ừ ầm ừ ầm ừ xong cười lên cùng một lúc khà khà khà. Ông vua trâu nói trước:

- Lúc con quá mừng thì chúng con quên rửa tay và khi về tới làng mình thì đã chiều hôm. Trên đường làng đi qua đồng ruộng, trong lòng quá vui mừng nên con đưa tay vỗ vào mông con trâu mấy cái, con còn khoe với con trâu là mai con sẽ có vợ. Lúc đó hình như nghe tiếng con trâu nó hừ lên một tiếng và quay mặt lại ngó con, giờ con mới nghĩ ra, lòng lo sợ hơn một tháng rồi. Cả làng ai nấy thấy con với con trâu đi sau hay bên cạnh thì ai cũng ngó con với đôi mắt ngộ nghĩnh như con đang đóng tuồng cải lương Lào gì không biết, đứng quay lưng vào con rồi cười lên khà khà khà.

Ông vua gà trả lời:

- Đúng thật chúng con quên rửa tay, chiều hôm hai người mới về tới làng thì con chạy tới con gà đá mà con cưng nhất và ẵm nó lên, bây giờ con mới hiểu.

Ông chủ trì ngồi lặng im, còn hai gia đình ba mẹ không biết là lên cơn gì đây nó mới đúng, lên cơn lòng trâu lòng gà, lên cơn cười hay khóc đây. Mỗi gia đình có một đứa con trai, đi xin bùa ngải về không vỗ lên con gái nào mà lại vỗ lên mông con trâu với con gà, làm cho cả làng không biết làm sao nữa chỉ biết chạy toán loạn. Trâu với gà đi trong làng ngày đêm như người đi chợ vậy, rồi mẹ của ông vua trâu than thở nói:

- Trong gia đình có mỗi môt đứa con trai thôi, đi kiếm vợ không làng này thì làng khác, đứa thì lấy trâu làm vợ, đứa thì lấy gà làm vợ còn gì để nói nữa đâu.

Lúc này cái mặt hai ông vua y hệt con trâu với con gà luôn, ngồi ngó nhau cười và lắc đầu thôi. Ba mẹ thì xin ý kiến với ông chủ trì, rồi ông nói:

- Ngày mai hai gia đình lên gặp ông thầy bùa và lấy bùa xin trả lại cho người, rồi xin ông rút và xoá nó ra cho là xong không có gì cả đâu.

Nói xong thì tất cả quỳ lễ ông rồi từ giã ra về. Ngày mai lại thêm một ngày mà hai gia đình nghỉ động thổ ruộng nương nữa. Cả 6 người đi gặp ông thầy bùa cho tới chiều mới về tới làng, khi đi về qua đồng ruộng thì ông vua trâu chạy te te te đến con trâu thử coi, cái tánh quậy phá còn chưa hết, lần này không phải nó ngoan như trước, nó lên cơn đuổi húc đít cho từ đồng ruộng đến bậc cầu thang nhà luôn, vừa chạy vừa la làng, cả năm luôn không dám đến gần con trâu nữa. Cả làng ai nghe cũng cười đau cả bụng và tiếp theo với một lời nói cùng nhau là “đáng đời”. Ngày hôm nay tất cả như buông một cái mối nợ trong lòng và thở dài nhẹ nhõm của hai gia đình. Hai ông vua quậy được một bài học nhớ đời luôn.