- 🏠 Home
- Huyền Huyễn
- Dương Thần
- Chương 1: THIÊN Ý DÂN Ý
Dương Thần
Chương 1: THIÊN Ý DÂN Ý
Cuối thu, mặc dù không có tuyết rơi, nhưng gió lạnh lại ngày càng một nhiều hơn.
Lúc này bên trong Ngọc kinh thành, băng lăng to thô trong suốt sáng lấp lánh sắc bén như những thanh đao, những lưới kiếm mà bảo phủ dưới mái hiên nhiều hộ gia đình. Tất cả đủ có thể hình dung được sự tàn khốc của mùa đông.
Ngọc kinh- Đô thành của Đại Kiền vương triều
Đại Kiền vương triều cường thịnh phồn hoa, rừng vàng biển bạc, đất đai rộng lớn, dân cư trăm triệu, chính là Thiên triều thượng bang.
Mà năm nay chính là sáu mươi năm lập quốc. Nhất giáp lập đô!
Trong sáu mươi năm, bốn đời hoàng đế của Đại Kiền vương triều luôn chăm lo việc nước, đưa đất nước tới thời thịnh thế, tiên hoa trứ cẩm, liệt hỏa phanh du.
Tại mặt Đông Nam Ngọc kinh thành,”Võ Ôn hầu” phủ chiếm trăm mẫu, địa thế khai dương, đại môn khẩu có một đôi hồng tất thạch điêu kỳ lân cao bằng ba người. Đại môn màu son, đồng đinh sáng ngời, đồng hoàn, môn khảu quần áo sáng rõ, thập phần trung khí, ánh mắt lợi hại của gia đinh… đều có thể biểu hiện địa vị Vũ Ôn hầu.
"Vũ Ôn hầu" là nhân vật hiển hách của Đại Kiền vương triều, họ Hồng, tên Huyền Cơ.
Người này chẳng những tước vị cao quý, hơn nữa vị cực nhân thần, quan cư nội các đại học sĩ, hàm thái tử thái bảo. Là một người văn võ song toàn, thời thanh niên có thể kéo bắn liên tiếp cường cung cửu thạch, cưỡi ngựa trùng sát mấy trăm địch nhân như đi vào chỗ không người.( Đại Kiền vương triều nhất thạch là một trăm cân, cửu thạch tương đương với chín trăm cân ).
Hai mươi hai tuổi sau khi lập được chiến công hiển hách, người này lại bỏ võ học văn, đề danh kim bảng, đỗ Thám Hoa, thụ phong quan tước, tham dự triều chính. Từng phò tá bốn đời hoàng đế Đại Kiền vương triều, được đánh giá trong mười hai chữ “Lên ngựa có thể trì quân, xuống ngựa có thể an dân "
……………………………………..
"Thiên thị tự ngã dân thị , thiên thính tự ngã dân thính….."
Một buổi sáng sớm, bên trong tiểu viện tại một góc hẻo lánh phía Tây Bắc của Ôn Hầu phủ đệ truyền tới âm thanh đọc sách.
Hồng Dịch hắn mở một nửa cửa sổ, ở trong gian phòng đặt một chậu thán hỏa, đang ở bên cạnh cái bàn đọc sách, chuẩn bị ứng phó khoa khảo, dáng vẻ nghiền ngẫm kinh nghĩa
Hắn thân mặc thanh sam, mi thanh mục tú, tuổi khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, thân thể hơi yếu ớt.
Trong phòng rất đơn sơ, thiêu hỏa là loại thiết bồn, thán cũng là loại thán bình thường, tịnh không như là Hầu môn đại hộ nhóm lửa dùng đồng bồn tinh xảo nhất, điêu khắc các loại hình dã thú trạng là "Thú thán".
Lúc hắn đọc sách bên người cũng không có thư đồng, tỳ nữ mài mực trạm giấy. Điều này hết thảy đều biểu hiện rằng Hồng Dịch tại hầu phủ địa vị cũng không cao, nhưng còn có thời gian đọc sách nên không phải cái loại nô phó chi lưu.
"Có thể hay không mang cho mẫu thân đã mất một cái danh phận phải xem vào khai xuân ân khoa cùng hội khảo mùa thu này. Trước trúng cử nhân, sau đó thành tiến sĩ, kim bảng đề danh, gia phong ba đời ….. Triều đình hạ chỉ sắc phong mẫu thân ta thành phu nhân. Mộ mẫu thân có thể tiến vào tổ phần của Hồng gia, linh vị cũng có thể đặt trong từ đường thờ phụng."
Hồng Dịch mở một quyển sách, đọc hai câu, trong lòng lại nhớ tới mẫu thân đã chết lúc hắn mới bảy tuổi.
Mẫu thân của Hồng Dịch trước khi gả cho "Vũ Ôn hầu", là một tài nữ nổi danh tại Ngọc kinh thành, cầm kỳ thi họa mọi thứ đều tinh thông, thi từ ca phú càng tài hoa hơn người, bán nghệ không bán thân, trong một lần cùng Võ Ôn hầu đối xướng thi văn mà nhận thức, sau lại giá vào Hầu môn.
Nói là tài nữ, kỳ thật là thanh lâu "Tiện tịch". Sau gia nhập vào hào môn, địa vị phi thường thấp.
Huống chi, lúc mẫu thân Hồng Dịch gia nhập Hầu môn, Vũ Ôn hầu đã có chánh thê, bình thê, thân phân nàng chỉ có thể là tiểu thϊếp.
Pháp luật Đại Kiền vương triều, một phát thê (vợ cả) , hai bình thê, bốn tiểu thϊếp. Thϊếp có địa vị phi thường thấp, có ít hào môn quý tộc, sĩ đại phu còn trao đổi tặng tiểu thϊếp để vui chơi.
Làm thϊếp trong lúc ăn cơm, đều không được phép ngồi, với tỳ nữ giống nhau cùng phải đứng.
Hồng Dịch là con của thϊếp, căn bản không có quyền lợi kế thừa tước vị cùng gia sản. Chỉ có lối thoát duy nhất đó là thông qua thi khoa cử để thoát ra ngoài.
Hồng Dịch trong lòng đã rất rõ ràng, chính mình nếu có thể khảo trung tiến sĩ, chẳng những có thể thoát ly hầu phủ làm quan xuất nhân đầu địa, tối quan trọng là... có thể vì mẫu thân có thêm một danh phận "Phu nhân".
Đại kiền vương triều trọng khoa cử, một khi kim bảng đề danh, có thể gia phong ba đời.
Danh phận “Phu nhân” này không đơn giản. Bây giờ trong hầu phủ có ba vị phu nhân. Chính là vì Ôn Vũ hầu Hồng Huyền Cơ liên tiếp lập công lớn, triều đình đặc biệt ban ơn.
Bình thường là trong nhà giàu có quý tộc, cũng chỉ có phát thê là "Phu nhân".
Khi mà đạt quan hiển vinh, triều đình ban cho thê tử trong nhà thành phu nhân, đó chính là ân vinh lớn lao, ân điển này so với thăng quan tiến tước còn lớn hơn.
"Nếu ta thi đỗ tiến sĩ, nếu ta thì đỗ tiến sĩ, triều đình sẽ gia phong mẫu thân ta là phu nhân. Đến lúc đó, không biết vị chính phòng kia, vẻ mặt của Triệu phu nhân thành cái dạng gì nhỉ?"
Hồng Dịch thì thào niệm hai câu "Triệu phu nhân, Triệu phu nhân …" Trong ánh mắt diện lóe ra tia hận ý.
Hồng Dịch vĩnh viễn cũng không thể quên được, mình năm ấy bảy tuổi, lúc vừa mới hiểu chuyện, bên trong Hầu phủ tiến hành yến hội nhân trung thu thưởng nguyệt, nhiều người tụ tập dưới một mái nhà, phụ thân cùng khách nhân làm thơ cũng bởi vì mẫu thân đáp một câu lập tức phu nhân trước mặt mọi người răn dạy, "Cử chỉ lẳиɠ ɭơ,bất tuân nữ tắc, thói quen thanh lâu không thay đổi."
Buổi tối hôm đó sau khi trở về, bản thân mẫu thân tức giận đến mức huyết mạch ứ đọng, thổ huyết làm tổn hại sức khỏe, hai tháng sau mắc bệnh qua đời. Lúc chết, mẫu thân hắn mới hai mươi lăm tuổi.
"Cuộc thi khai xuân lần này, ta đều chuẩn bị đắc không sai biệt lắm, bất quá vẫn còn phải nghiền ngẫm nghiền ngẫm."
Hồng Dịch trong lòng nghĩ, gập lại quyển kinh nghĩa sách luận, mở một quyển “Thảo đường bút ký”.
Quyển sách này bìa ngoài còn rất mới, nhưng giấy thì rất cũ , hiển nhiên là lão thư không ai xem. Bởi vì “Thảo đường bút ký” không phải kinh nghĩa, lễ phép, sách luận mà người đọc sách cần nghiên cứu, mà là thần quái bút ký thuộc về loại hoang đường không theo khuôn phép nào.
Người đọc sách không nói quái, lực, loạn, thần. Loại sách này người chuẩn bị khoa khảo thì không xem nó
Bất quá Hồng Dịch xem nó là vì chuẩn bị khoa khảo.
Bởi vì... quyển sách này là một quyển bút ký của Tể tướng tiền triều Lý Nghiêm, tả về chính là yêu ma quỷ quái, đạo sĩ thần tiên, tài tử giai nhân, nữ tiên hồ tiên.
"Chính quyển “Thảo đường bút ký” này mặc dù tất cả các thiên đều là giảng về thần quái hồ quỷ, tài tử giai nhân cùng nữ tiên, nữ hồ, nhưng kỳ thật mỗi thiên đều là một ngụ ngôn, không hổ là Tể tướng đứng đầu một triều, người sáng lập học phái Lý thị
"Bây giờ Lý Nghiêm mặc dù đã người xưa, nhưng trong triều đình đại bộ phận quan viên sinh ra từ khoa khảo, đều là môn sinh của ông, quan chủ khảo chủ trì cuộc thi lần này khẳng định cũng là người trong học phái của ông. Cố gắng nghiền ngẫm trên phương diện này Lý Nghiêm nhờ hồ ly quỷ quái mà biểu đạt các tư tưởng ngụ ngôn, phù hợp với khẩu vị môn nhân của ông, tất nhiên có thể đều trung học."
"Những học trò tông học, cho dù là ưu tú , cũng chỉ biết những điều trong sách mà lại không biết nhân tình để truyền vào trong văn chương thì bài thi của ngươi cho dù là diệu bút sanh hoa, nhưng không hợp với tiết phách trong học phái của khảo quan, khẳng định cũng đem ngươi đánh trượt."
Cuộc thi trước, nghiền ngẫm học phái, tư tưởng và những cái yêu thích của khảo quan mà viết văn, đó là cực kỳ trọng yếu. Hồng dịch mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng trong lòng cũng hiểu.
"Hay cho câu thiên ý tức dân ý, nguyên lai còn có giải thích như vậy ."
Hồng Dịch đột nhiên thấy cố sự thứ nhất, cẩn thận đọc một lần, kinh ngạc ngồi dậy.
Chuyện xưa là như thế này:
Dân gian có một tức phụ cùng bà bà, buổi tối trong lúc ngủ vách tường đột nhiên sụp đổ, tức phụ ngủ ở bên trong,liều chết chống đỡ vách tường để bà bà chạy đi, chính mình bị đè mà chết. Tức phụ sau khi chết, bà bà rất thương tâm. Vì vậy mọi người trong thôn an ủi bà nói là nằm mộng thấy tức phụ được thượng thiên phong thành hoàng thần.
Lúc ấy Lý Nghiêm cùng một đám sĩ đại phu nghị luận chuyện này, một đám sĩ đại phu cho rằng tức phụ đích thực là trọn đạo làm con, nhưng mà ngôn ngữ phong thần này chỉ là lời nói của dân quê mùa
Nhưng mà Lý Nghiêm lại cật lực phản đối nói tức phụ kia được phong thần bởi vì trong sách của thánh hiền có câu "Thiên thị tự ngã thị, thiên thính tự ngã dân thính", dân chúng cho rằng tức phụ kia thành thần, cũng chính là thiên ý, vậy nàng tất thành thần.
Chúng sĩ đại phu đều cười Lý Nghiêm đọc sách đi quá xa, nhưng mà về sau Lý Nghiêm nói ra một đạo lý to lớn: "Kỳ thật thần bất quá chỉ là ý nghĩ của người mà thành, miếu vũ là chỗ ở của thần phật, sở dĩ có thể thường xuyên hiển linh là bởi vì thừa nhận hương khói cung phụng cùng tín ngưỡng của mọi người. Vốn thế gian này là không có thần, tín ngưỡng của nhiều người, ý nghĩ mọi người tụ tập lại, thần phật cũng sẽ sinh ra. Muốn tiêu diệt thần phật cũng rất đơn giản, chỉ cần phá hủy miếu vũ, khiến mọi người không hề tín ngưỡng nó, dùng hương khói cung phụng nó, lâu ngày sẽ tự nhiên biến mất."
Trong đó có sĩ đại phu gật gật đầu, lại hỏi: "Phá hủy miếu thờ thần phật, khiến người không thể lại tín ngưỡng nó, vậy vạn nhất thần phật báo ứng xuống đây thì sao?"
Lý nghiêm lại nói: "Sách thánh hiền viết, chính trực thông minh sẽ thành thần, người đọc sách chỉ cần nội tâm chính trực, nghiêm minh, ý nghĩ sẽ tự nhiên cùng thần cường đại giống nhau, thần phật lại há có thể báo ứng ngươi sao?"
"Người đọc sách chính trực nghiêm minh, suy nghĩ của bản thân phải cường đại tinh khiết,nguyên chất, đã tiếp cận đến Dương thần thiên tiên trong Đạo gia so với Âm thần không thể hiện hình chỉ có thể thác mông,báo ứng còn cường đại hơn nhiều."
Chúng sĩ đại phu nghe Lý Nghiêm chậm rãi nói, đều tâm sinh kính ngưỡng, vì vậy hỏi ông đạo lý đạo gia tu luyện thiên tiên Dương thần
Lý Nghiêm nói: "Âm thần có thể thoát xác xuất du, mắt người không thể nhìn thấy, vô hình vô chất là một đoàn hồn phách, chỉ có thể dựa vào ngoại vật biểu hiện sự thần kỳ, mà Dương thần cùng những người khác là như nhau, hiển hóa đủ loại Pháp Tướng, phi thiên độn địa, trường sinh bất lão."
Chính lúc chúng sĩ đại phu đang muốn hỏi thêm một câu nữa, Lý Nghiêm lại nghiêm mặt nói: "Người đọc sách chỉ nói dân sinh triều chính, nhân nghĩa lễ phép, việc thần quỷ hoàn toàn dứt bỏ, hôm nay đã nói quá nhiều rồi."
"Thần phật vốn là không có, là ý nghĩ tín ngưỡng của con người biến thành mà sinh ra? Như lời trong sách " Thiên thị tự ngã thị, thiên thính tự ngã dân thính, Thiên Ý Tức Dân Ý", còn có giải thích như vậy? Chính trực thông minh thành thần? Âm thần dương thần?"
Hồng Dịch biết thêm được một cái mới, những cố sự này dường như mở ra cho hắn cánh cửa lớn thần bí
Bang bang phanh!
Đang lúc Hồng Dịch trầm tư, đột nhiên ngoài cửa truyền đến âm thanh gõ cửa.
Là có người gõ cửa, nhưng là thanh âm rất lớn, phải là dùng chân để đá
Hồng Dịch nhướng mày, đứng dậy ra mở cửa.
- 🏠 Home
- Huyền Huyễn
- Dương Thần
- Chương 1: THIÊN Ý DÂN Ý