Chương 3: Bánh gạo đường hoa quế (3)

"Dù sao con cũng là nhà nghiên cứu có kiến thức nền tảng uyên thâm về thực phẩm."

"Trong giới kinh doanh, lòng người rất khó

đoán. Con nghĩ mọi chuyện sẽ đơn giản như trong trường sao?"

Mẹ cô gật đầu đồng tình: “Những gì con học được đều là thực hành trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, nó rất khác với những công nghệ hàm lượng kĩ thuật thấp ở nhà.”

“Ông ngoại mà nghe được lời này của con, ông ấy thế nào cũng trở mặt tại chỗ mất thôi.”

Nhìn vẻ mặt không chút dao động của của con gái, trong lòng bà biết, một khi Giang Uyển Nhu đã quyết, ngay cả có tám con trâu cũng không thể kéo cô lại.

---------------

Hải Châu nằm ở vùng đất xinh đẹp mang tên Giang Nam, rất gần Thái Hồ, có giao thông thuận tiện và nông nghiệp phát triển. Từ xa xưa, đây là vùng đất nhiều ngư sản và lúa gạo.

Trong số rất nhiều sản phẩm, nổi tiếng nhất là gạo nếp được nuôi trồng ở bản địa, vốn là sản phẩm cống nạp cho triều đình từ thời nhà Minh và nhà Thanh, hiện được lưu hành trong và ngoài nước, đồng thời cũng là một trong những sản phẩm chủ chốt của địa phương nông nghiệp.

Bánh làm từ bột gạo nếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Hải Châu. Bánh xuân, bánh hạ, bánh thu đường, bánh đông tô đều được dùng theo sự thay đổi của tiết trời nên không bao giờ lặp lại.

Tính chung ra thì trên các con phố, ngõ hẻm cũng có khá nhiều quán bánh ngọt. Tuy nhiên, món ăn yêu thích đích thực của người dân Hải Châu trước giờ luôn là điểm tâm của Giang Nam Đạo ở đầu con phố.

Kể từ thời Đại Đồng của nhà Thanh, thương hiệu Giang Nam Đạo đã có lịch sử hơn 150 năm. Mặc dù ban đầu chỉ từ một người bán ven đường không nổi bật gì, nhưng sau nhiều năm phát triển, cửa hàng cũng được xếp hạng rất cao trong biên niên sử của huyện Hải Châu.

Hơn mười năm trước, khi ông Giang Phùng Lâm vẫn còn trẻ, kỹ năng làm bánh bao độc đáo được truyền lại từ tổ tiên đã được đánh giá là di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh.

Đó là giai thoại mà người ta hay truyền tai nhau mà ca tụng. Khi đó, phóng viên các đài tỉnh, địa phương gần như chen chúc muốn phá nát cửa hàng cũ của ông Giang.

Đặc biệt là những người Hải Châu già đời, được ăn bánh gạo Giang Nam từ nhỏ, càng thích nói về thời hoàng kim của tiệm bánh gạo Giang gia, cái thời mà cửa hàng có đến mười mấy nhà xưởng, hàng chục người học nghề, càng kể lại càng hưng phấn.

Trước khi tất cả các loại bánh đầy kiểu dáng độc đáo màu sắc chiếm lĩnh thị trường như bây giờ, Đạo Hoa Hương bắt đầu lập nghiệp bằng loại bánh gạo đường trắng truyền thống nhất.

Loại gạo thương hiệu Thanh Tuyết được sản xuất tại thị trấn Lễ Trạch thuộc địa phận Hải Châu có màu trắng và đầy đặn, dùng để sản xuất ra bột gạo nếp Giang Nam trắng mịn có mùi thơm tự nhiên. Đầu tiên ngâm 30 tiếng, trộn gạo nếp và gạo tẻ theo tỷ lệ vàng 8:2, sau đó rắc đường trắng mịn rồi rây vào thùng gỗ linh sam.

Sau khi hấp ở nhiệt độ cao, khi bột gạo ngả sang màu hơi vàng thì được nhào hoặc giã nhiều lần, lại nhào trộn khuấy đảo, để bột ở nhiệt độ cao 160 độ có thể phát huy tối đa độ dẻo của khối bột gạo nếp.

Giang Uyển Nhu nhớ rằng khi cô còn nhỏ, vào dịp Tết Nguyên Đán, ông của cô luôn đích thân đến xưởng để hướng dẫn các công nhân cách xếp lớp các miếng bột theo cách thủ công. Nhào nặn chúng, như thể đang thực hiện một màn tung hứng, làm cô cười khúc khích.

Chỉ là càng lớn lên, tấm lưng của ông càng cong xuống. Căn bệnh hen suyễn hồi còn trẻ chưa khỏi hẳn khiến ông cứ chút chút lại lên cơn hen như bóng bay bị xì hơn vậy.

Dần dần sau này, ông ngày càng ít đến xưởng hơn.

Cha của Giang Uyển Nhu, Hứa Chính Phàm, vốn là một đầu bếp bánh ngọt cao cấp được cửa hàng thuê. Ông ngoại của cô đã để mắt đến ông bởi trí thông minh và khả năng của ông nên nhất quyết giữ lại ông. Ông ấy không chỉ truyền lại kỹ năng làm tay cả đời cho ông. Mà còn đem con gái, Giang Ngọc Cần giao cho ông.

Tuy nhiên, do công việc kinh doanh được đẩy mạnh nên tốc độ làm bánh thủ công còn lâu mới theo kịp những đơn hàng được yêu cầu đến nhanh như gió.

Sau khi ông ngoại cô nghỉ hưu, bố mẹ cô tiếp quản một số cửa hàng và nhà máy sản xuất ở các quận, huyện trực thuộc Hải Châu, đồng thời thành lập Công ty TNHH Bánh Ngọt Giang Nam Đạo, cải tổ mạnh mẽ mô hình kinh doanh hộ gia đình truyền thống của xưởng Giang Nam Đạo, từng bước thay thế sản xuất thủ công bằng máy móc.

Chỉ một số chuỗi cửa hàng lớn trong thành phố có thợ thủ công tại chỗ, có thể đặt hàng và chế biến ngay. Còn những hộp quà được đóng gói đẹp mắt để trên kệ hầu hết đều được sản xuất trên dây chuyền sản xuất

Ông ngoại cũng thầm phê bình cách làm này, nhưng ông cũng biết rằng mình không thể ngăn cản dòng chảy của thời đại.

Khi còn học cấp hai, nhân lúc bố mẹ vắng nhà, Giang Uyển Nhu từng gói tất cả bánh ngọt làm trong nhà máy và mang về, và dành một tuần để nếm thử tất cả chúng.

Người bình thường có thể không cảm nhận được sự khác biệt, nhưng Giang Uyển Nhu chỉ sau một miếng đã bày ra vẻ thất vọng. Hương vị hoàn toàn khác với hương vị khi còn nhỏ.

Bàn tay của những người thợ tạo cho gạo nếp độ ấm và độ dẻo dai mà máy móc ở các xưởng sản xuất nhỏ không thể đạt được.

Trong năm thi tuyển sinh đại học, Giang Uyển Nhu đã thay đổi đơn đăng ký mà không nói với bố mẹ, chuyển từ chuyên ngành tài chính sang chuyên ngành thực phẩm tại Đại học Nông nghiệp. Gia đình chỉ nghĩ rằng con bé này từ nhỏ đã ham mê đồ ăn ngon, ngay cả việc học của cô cũng phải liên quan đến đồ ăn.

Từ quyền uy của đấng sinh thành, bố mẹ đã khiển trách cô nhưng rồi cũng không ngăn cản nữa mà chỉ để cô đi.

Ở tuổi 23, Giang Uyển Nhu tốt nghiệp Đại học Wageningen ở Hà Lan với bằng thạc sĩ thực phẩm. Thông qua một lời mời, cô trở lại Thượng Hải và vào làm ở vị trí trung tâm R&D của một công ty thực phẩm Fortune 500 có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ. Cô làm ở đó đã được hơn bốn năm.

*R&D: Research and Development – Nghiên cứu và Phát triển

Đúng như tên của cô, Giang Uyển Nhu trông giống như một cô gái liễu yếu đào tơ. Cô trông giống như một thiếu nữ điển hình của vùng sông nước Giang Nam, với làn da trắng ngần, đôi lông mày thanh tú và vẻ ngoài trầm lặng và trang nghiêm của một vẻ đẹp cổ điển, nhưng cô thiếu chút hoạt bát và năng động hơn những cô gái thế hệ 20 cùng tuổi.

Cô đi làm sớm mỗi ngày, tan sở đúng giờ và dành phần lớn thời gian trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu nhiều sản phẩm và công thức mới. Ngoài ra, giọng nói của cô hiếm khi được người ta nghe thấy.

Theo một số đồng nghiệp, cô dường như không có bất kỳ ham muốn trần tục nào. Cô không lợi dụng, vụ lợi, không bợ đít cấp trên và cũng không nhẫn nhịn gì cả. Cô hoàn toàn là một cỗ máy làm việc với cảm xúc bình ổn, có thể gọi cô là nhân viên yêu thích của tư bản.