Chương 1: Nhà!!

An...Dậy đi học!!

Tiếng gọi vang lên từ bếp khiến tôi vỡ mộng. Thế là ngày mới lại bắt đầu, lại một chuỗi học tập dài dăng dẳng cho năm cuối cấp. Nói vậy cho áp lực, nhìn tôi vẫn ung dung chán. Cứ đến buổi thì học, tan buổi lại về. Ngày qua ngày vậy mà nhàn. Mấy đứa cùng lứa giờ đã tới tấp chạy deadline, dí theo những con điểm mà bản thân tôi thấy vốn nó vô nghĩa. Biết sao giờ, tâm lí chung mà. Một phần cũng do áp lực từ những bậc phụ huynh đè nặng lên con mình. Một số gia đình hơi khó hiểu. Tương lai của thế hệ trẻ lại phải vùi đầu vào sách vở theo mục đích mà cha mẹ đặt ra. Trường cũng họ quyết, ngành nghề cũng họ quyết. Con em chỉ việc làm theo chỉ định từ họ, đúng hơn là không có tiếng nói, không có sự lựa chọn.

Rất may tôi đang ngự trong một gia đình mà tôi hài lòng về mọi thứ. Nơi tôi thấy thoải mái cho cuộc sống học sinh của mình, nơi tôi được tự cho làm những điều mà tôi muốn, nơi tôi không quá bị áp lực cho việc học của mình. Như thiên đường vậy, tuyệt vời!..

Gia đình tôi thì chỉ ba người thôi. Tôi...là An, 17 tuổi, vô dụng và tự thấy dương như những công việc tay chân không phù hợp với mình. Hơn tôi có bà chị Thư, bả khó ở lắm, lúc nào mặt cũng có phấn, không ít thì dày ba bốn lớp. Không biết làm vậy chi, cho ai coi? Thật thì ả ta cũng đẹp, không cần trang điểm vẫn tỏa ra sắc hương ngời ngợi mà, đào hoa lắm. Đó là với người khác, những con người đứng nhìn chỉ để phán xét, để mà tia người này đẹp rồi chê người khác xấu. Haiz.. ở nhà thì ả vẫn chỉ là bà chị mà tôi ghét nhất. Vậy chứ cũng quý, nhà có hai chị em, dẫu sao thì tôi cũng hay tâm sự với chị, cũng hay nhận được những lời khuyên và góp ý từ ả. Thôi thì quý bà lần này...

Và tiếng gọi ban nãy... Là mẹ tôi. Người phụ nữ quyền lực nhất trong gia đình. Hơi sai ha, mẹ tôi hiền và thương hai chị em lắm. Nhưng là bờ vai vững trãi và đảm nhiệm hầu như mọi thứ trong nhà. Từ quét dọn, dậy sớm cơm nước cho hai chị em đi học. Bà cực lắm... tôi thương lắm... Hơn cả là việc dậy sớm đã bào mòn sức khỏe của mẹ tôi hơn hai mươi lăm năm nay rồi. Sức khỏe cũng có hạn dùng của nó, huống hồ chi bà lao động như vậy thì còn đâu nữa mà...

So với những người phụ nữ trung niên láng giềng gần nhà, nhìn mẹ tôi khác hẳn mọi người ạ. Mới ngoài năm mươi đã bạc nửa đầu rồi, nhìn mẹ tự ti khi ra ngoài mà chúng tôi xót lắm. Nên thường thì bà chị Thư sẽ chủ động tân trang lại cho mẫu hậu. Mẹ tôi bật tự tin lên liền. Chị tôi vậy mà có nghề, cơ đây là sinh hoạt thường ngày của ả mà, trông được việc phết.

Sẽ có người hỏi về ba tôi, tôi biết mà. Nói chứ tôi không có ba. Chính xác hơn là tôi không biết ba tôi là ai. Điều tôi biết và chắc chắn là tốt nhất ông ấy đừng xuất hiện trước mặt tôi, không tôi lại chửi cho một trận rồi bị gắn mác bất hiếu thì khổ mẹ.

Mẹ tôi thì lam lũng chắt chiu từng bạc lẻ để nuôi chị tôi ăn học, còn ông ta chịu cực chịu khổ không nổi, cười ghê. Khó xíu thì than vãn: "Vái trời cho con cuộc sống tốt hơn".

Không hiểu luôn?!

Làm việc thì thiệt xíu ngồi than, rồi ai chứng cho mà đòi "cuộc sống tốt hơn"? Như tôi, nói là không phù hợp với những công việc tay chân, nhưng đυ.ng là tôi làm à. Chắc sẵn tính lười nên có than thì tới lắm chắc tôi lèm bèm xíu rồi thôi, không cùng cực tới nỗi vái trời đâu.

"Do ba con không chịu được khó hoặc không chấp nhận được phận nghèo phận cực mà rời ba mẹ con mình đi, hay chăng là lý do nào khác khó nói, con đừng trách ông ấy"

Nghe mẹ kể mà muốn nổi khùng. Sao bà có thể chấp nhận được điều này? Không!.. Là mẹ đang dối lòng!

Tôi đủ lớn, đủ để hiểu được nổi lòng của một người mẹ đơn thân. Không dám nhận hiểu hết về bà. Thích gì hay muốn gì đến bản thân mẹ tôi còn không biết mà. À đúng rồi, "Mẹ mong con sau này có được công việc ổn định, có một gia đình nhỏ hạnh phúc và phải thật hạnh phúc. Đừng có chênh vênh vô định như ba mẹ lúc trước", tôi chợt chạnh lòng nghĩ tới những lời bà nói ra như thể sâu từ đâu đó ở tâm bà phát ra trong ngày sanh thần thứ 17 mà tôi vừa "sang trang" hai tháng trước.

Tôi còn nhớ chính tôi đã ngắt nhịp vui của ngày trọng đại vì không hài lòng khi bà nhắc đến người ba tắc trách, không ra gì trong ngày của mình.

Nói về ông ta thì chắc có bà chị Thư biết. Tôi thì chả biết mặt mũi ổng ra sao, hồi mà ổng bỏ đi tôi còn đỏ hỏn cơ, đã biết gì ở đời đâu. "Nhìn ai cũng như ai chứ có biết phân biệt đâu là thân, đâu là ngoài đâu. Thấy gì vui thì cười, không vui thì khóc. Lúc đói thì gào lên mà báo." Tôi vu vơ nghĩ.

Không phải bảo thủ, nhưng tôi vẫn thấy mình đúng khi có lối suy nghĩ như thế. Vốn dĩ ông ta có giúp được gì cho mẹ tôi đâu, còn vì khốn vì khó mà rời bà đi trong sự vô cảm, bỏ mặc bà gồng bao nhiêu trách nhiệm và gánh bao nhiêu cái cực hình vô thường của đời do người đàn ông tệ bạc kia để lại. Cứ coi như mẹ tôi trả hết duyên hết nợ cho ông kia mà sống trọn kiếp này với hai chi em tôi.

Mà thôi, dù sao để mà phải nghĩa, phải hiếu thì ổng vẫn là ba của tôi. Chả là do tôi thương mẹ tôi quá, nên đâm ra thù ông ta. Nhưng tha thứ hay bỏ qua như điều mà mẹ tôi muốn, hmm... Chuyện này tôi phải khất rồi, ai chứ tôi thì tâm không đủ tầm để mà bỏ qua dễ dàng như vậy!

Sống ba mẹ con như vậy nhà mới ấm. Gắn bó đâu đó cũng được hơn con giáp rưỡi rồi mà. Cứ thoải mái thì suôn sẻ hết chứ có chi đâu phải nghĩ, mệt đầu.

Lúc trước còn nghèo nên mẹ tôi cố gắng nhiều lắm, giờ thì đỡ được bà chị Thư. Học giỏi lắm, đến nay cũng đi làm được hơn bốn năm rồi. Không biết chính xác cà chị làm công việc gì, ngành gì. Vì vốn tôi cũng không quan tâm. Biết cái là thu nhập cao, cũng đỡ cho mẹ tôi. Phí học tập của tôi, nhiều phần là nhờ bà Thư này. Giờ thì được vậy, mẹ tôi mừng. Chứ khi trước mà ả còn đi học, lười mà thây kết keo. Không muốn đυ.ng tay đυ.ng chân, thường xuyên phí phạm vào những đồ trang điểm gì đó. Nào phấn, son mỗi lần mua thì những vài ba cây. Chưa kể đến tối ngày ăn chơi, mấy khi tôi nhìn thấy bả đèn sách đâu. Tụ tập với mấy bà bạn của ả cứ phải là thường xuyên. Mẹ tôi lúc đấy... não lòng...

Mẹ tôi mắng bà Thư mãi, đánh thì không đánh đâu, mà nói thì chị không nghe. Nhưng mỗi lần ả bị mắng, hả hê lắm, nhìn vui mà tôi chỉ biết đứng cười thôi. Ai bảo phận con gái mà không biết làm sao cho ra nết, hài!..

Nói bà chị vậy chứ tôi cũng đâu thua. Tôi là tôi phá trời đánh. Giờ thì tôi ở chung cư, trước đây ba mẹ con tôi sống trong căn nhà nhỏ cũ kĩ, xập xệ. Trước nhà có mảnh sân to lắm, nhiều khi nghĩ lại chắc còn to hơn cả căn nhà trước đây tôi ở. Trong sân còn có một vườn thủy cảnh do chính mẹ tôi chăm sóc. Đấy là một vùng đất lỏm đọng nước, mẹ tôi tận dụng điều kiện sẵn có, đưa vô những loài cây cần nhiều nước để sống, chúng tươi tốt lắm.

Nơi đây cũng là nơi tôi thường bị xách tai vì quậy. Với tính tò mò kèm một chút nghịch ngợm, quậy phá. Hẳn là tôi đã leo vô cái nơi mẹ tôi trồng cây thủy cảnh... tắm. Trời! Tôi không tin đấy là tuổi thơ của tôi luôn! May sao chỗ đấy cũng nông, không thì chắc...

Không những thế đâu, tôi cũng thường thực thi những lần "vượt ngục" có kế hoạch, ác lắm. Thời điểm đó tôi cũng là thằng nhóc sáu bảy tuổi, tôi nhớ như in. Nhà tôi tọa lạc trong một khu phố nhỏ. Khu đó toàn những đứa chạc tuổi tôi thôi. Lúc đó mẹ tôi đi làm, chị thì đi học. Tôi phải ở nhà một mình. Đây rồi, cả thế giới này là của tôi. Tôi ngỡ như mình làm chủ mọi thứ vậy, cảm giác đó đã lắm. Rồi thì cũng đâm ra buồn, có gì để làm đâu. Có cái tivi nhỏ thì xem mãi cũng phệ mặt ra mà chán ngấy nó lên. Nhìn ra phía cổng thì...

Những đứa bạn đang chạy chơi rất vui ngoài kia. Tiếng chúng nó cười nói đôi lúc còn át cả tiếng tivi trong nhà. Khu tôi sống cũng nhỏ nên âm vang to, nghe rõ lắm. Nhìn bọn nó mà tôi không cam tâm. Rồi cái suy nghĩ đấy cuối cùng cũng tới. "Vượt ngục, tôi muốn vượt ngục." Nói là "ngục" thì hơi quá thật. Nhưng còn nhỏ, cứ nghĩ vậy mà ngầu lắm.

Nhanh nhảu, tôi lượn quanh sân, tìm đủ dụng cụ thiết bị hỗ trợ cho kế hoạch của mình.

"Đây, đây rồi"

Những phiến đá trông cũng nặng lắm, nhưng lại bằng phẳng và khá chắc chắn. Coi bộ những thứ này sẽ có ích. Đúng! Có ích thật, nhưng chưa mệt vì vượt rào mà những phiến đá đó làm tôi đỏ mặt. Nặng lắm. Tôi gồng mình nâng từng phiến đá đến ngay chỗ cổng nhà. Từ nơi tôi tìm được chúng đến nơi tôi chọn cho kế hoạch cũng chỉ dăm vài ba mét, nhưng tựa đâu tít tắp vậy. Trĩu nặng trên mỗi bước chân, cặp giò tôi run lên vì mỏi, mặt bừng đỏ như Quan Công, khó khăn thở gấp từng nhịp một. Với một cậu bé sáu tuổi, mỗi phiến đá như cực hình đè nặng lên đôi vai bé nhỏ này. Nhưng đã làm thì phải tới. Cũng dần tôi đã chồng những phiến đá lên với độ cao đúng ý mình. Rất nhanh, với khả năng tẩu thoát cùng kĩ năng như vận động viên chuyên nghiệp, tôi đã leo ra được bên ngoài chiếc cổng sắt gỉ sét...

Hòa vào đám bạn, tôi như được tự do, đi kèm một chút gì đó tự cao mà khoe chiến tích vừa đạt được với đám bạn. Ai nấy cũng cười phá lên vui lắm. Vui vậy chứ tan cuộc lại cực tôi. Phải leo vào và để những phiến đá về nơi vốn chúng thuộc về. Đủ thứ chuyện phải làm để che dấu đi hành vi của mình, nói như hình sự vậy nhưng đó là thực tế. Nghĩ tới cảnh tôi bị mẹ hay chị phát hiện đi, toang đó.

Đúng toang thật, tôi bị bà chị bắt tại trận khi ả vừa đi học về ngay lúc tôi đang leo vào. Hôm đấy tôi ham quá, chơi quên giờ về, mãi tới chiều thì mới vội vã mà leo vô. Thế mà không kịp, dẫu có kịp cũng không thể xóa đi sự thật là những phiến đá kia đang bán đứng tôi phía bên kia cổng. Vì nếu không lấy chúng đi nơi khác không thì cánh cổng không thể được mở ra. Bửa đấy ả Thư nói với mẹ, mẹ tôi mắng tôi hết nước. Một tuổi thơ bất ổn!

Sau cùng thì đó vẫn là những ngày tháng vui tươi, những kỉ niệm đẹp, sẽ mãi theo tôi, có thể nói như một điểm tựa để tôi vững trãi tâm lí đến cả sau này.

Kể ra tôi vẫn còn rất may mắn, dù không có ba nhưng cuộc sống tôi vẫn đủ đầy và hạnh phúc.

Không biết gia đình với những người khác được định nghĩa ra sao, với tôi gia đình là một khái niệm thiêng liêng, không giới hạn số lượng thành viên. Hai người cũng được mà ba, bốn hay năm người vẫn được. Chỉ cần sự quan tâm và sẻ chia lẫn nhau, thương nhau, quý nhau và tôn trọng nhau.

Không bạo lực, không hoài nghi vô lý. Không vì chút bất bình mà mà tổn thương nhau bằng những lời nói, hay cả việc tác động vật lý lẫn nhau. Như vậy không phải gia đình, đó chỉ là một chốn để con người chút đi phiền muộn mà ta mang...

Cuộc sống tốt nhất là cuộc sống mang lại cho ta nhiều sự thay đổi tích cực nhất. Và gia đình chính là nơi giúp ta hình thành nên những hình tượng tính cách con người khác nhau. Rất rõ mà! Nhìn người được dạy dỗ với điều kiện tốt sẽ rất khác với những phận đời thiếu thốn từ điều kiện đến tinh thần.

Do vậy mà việc trân trọng gia đình dường như là một trọng trách, một bổn phận mà tự tâm ta tự nguyện thực hiện, không ràng buộc...

Với tôi, đang rất hài lòng với mái ấm mà tôi đang ngự trú. Thật sự may mắn khi không có ba nhưng gia đình tôi không hề hiện lên chút năng lượng tiêu cực nào. Tuy vậy mà...