Hắn hứa hẹn đủ điều, nhưng đến lúc cô gái báo tin mình đã mang thai thì hắn cao chạy xa bay không một lời từ giã.
Một mình thân gái nơi xứ lạ quê người, không người thân, không tiềnbạc, cô làm sao tồn tại được? Còn trở về quê thì cô biết ăn nói sao đâyvề cái bào thai đang lớn dần từng ngày trong bụng?
Khổ đau, tuyệt vọng, một đêm mưa gió đầy trời, cô gái đã tìm tới bên sông vắng để quyên sinh.
Nhưng bất ngờ, cũng trong đêm đó có một chàng trai lang thang đi dưới trời mưa trên đường vắng, tình cờ phát hiện cô gái định hủy mình.
Chàng trai đã kịp thời cứu cô thoát chết và nghe cô kể về hoàn cảnh của mình.
Xót thương cho thân phận người con gái bơ vơ nơi đất lạ, người con trai đã đứng ra nhận lấy trách nhiệm về mình.
Ngay sáng hôm sau, anh dắt cô gái về quê thưa chuyện với gia đình rằng:
- Con đã lỡ làm cho con gái người ta bụng mang dạ chửa, ba mẹ thươngcon, thương cháu nội mà đừng trách phạt chúng con, cho phép chúng conđược thành vợ thành chồng ...
Ai nấy ngớ người la trước cái tin hệ trọng của cậu con trai cả, nhưng sau đó cả nhà cũng mừng vui không kém vì sắp có cháu nội để bế bồng.
Thế là việc cưới xin được tiến hành ngay sau đó, tuy đơn sơ giản dịnhưng đã cứu vớt được cuộc đời của cô gái và cả đứa bé chỉ mới là bàothai.
Rồi khi đứa bé chào đời, người cha vẫn làm tròn bổn phận, không mộtchút đối xử phân biệt hay hà khắc nào với nó. Lắm lúc nó nghịch phánhưng chưa bao giờ người cha vung roi đánh con lấy một lần.
Chính điều đó làm cho người mẹ cảm động và nguyện với lòng mình, suốt đời này kiếp này mẹ con cô sẽ làm tất cả để đền đáp ân tình của ngườiđàn ông đó.
Nghe mẹ kể lại chuyện đời mình, Tỉ vô cùng hối hận vì đã có những lúc cảm thấy ghét cha, thù cha, và cả đến khi ông ấy chết, tuy Tỉ cũng buồn đau, cũng thương đấy, nhưng đâu đó bên cạnh vẫn là cảm giác được giảithoát, không phải giải thoát cho bản thân mình, mà là giải thoát chongười mẹ mà Tỉ luôn yêu thương, kính trọng.
Tỉ giúp mẹ làm đủ thứ việc để kiếm tiền nuôi em. Từ bán bánh bánkhoai, đến gánh nước, khiêng hàng,... thứ gì Tỉ cũng làm, miễn kiếm được ít tiền đem về cho mẹ.
Mẹ Tỉ nhiều năm lao lực nên sức khỏe sa sút rất nhanh, bà không cònlàm được những việc nặng nhọc nữa, chỉ quanh quẩn ở nhà lo cơm nước vá,may cho anh em Tỉ, đã vậy bà cứ nay đau mai yếu quặt quẹo rất thươngtâm. Những đồng tiền ít ỏi Tỉ kiếm được nếu chỉ để lo cho ba miệng ănkhông thôi thì còn tạm đủ, chứ thêm khoản thuốc thang cho mẹ thì Tỉkhông sao lo nổi.
Thế nên cuộc sống của ba mẹ con vẫn cứ đắp đổi qua ngày.
Năm hai mươi tuổi, trong một lần đi theo một ông thầu xây dựng làmmột công trình lớn tận Bình Dương, Tỉ tình cờ quen Lan, một cô gái nhỏhơn Tỉ hai tuổi, hiện đang làm công ở một lò gốm gần nơi công trình Tỉđang thi công.
Sau khi tìm hiểu, Tỉ biết được hoàn cảnh của Lan cũng bi đát không kém gì mình.
Lan mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cô sống với vợ chồng người chú và thường xuyên bị bạc đãi.
Lan phải làm việc và giữ em quần quật suốt ngày không được nghỉ tay,vậy mà vẫn bị chú thím chửi là "thứ đồ ăn hại", là "tội báo oan gia".Lớn lên một chút, Lan được thím giới thiệu vào làm ở đây, lương mỗitháng đều bị thím ứng trước gần hết, chỉ chừa lại cho Lan một số ít ỏi,không đủ để cô ăn xôi mỗi sáng đi làm.
Nhưng dẫu sao Lan vẫn thích đi làm hơn. Đi làm thế này vừa có bạn bèđể trò chuyện, có những giây phút lặng lẽ một mình để thả cho tâm hồnthiếu nữ mười tám tuổi được bay bổng với những ước mơ, và đi làm thế này thì đỡ phải nghe những câu mắng chửi nặng nề vô lý... Chuyện không cótiền trong người với Lan cũng đã trở nên quen thuộc rồi, bình thường rồi nên cô cũng không cảm thấy buồn hay phẫn uất gì cả.
Tỉ và Lan quen nhau không lâu thì cả hai đã thật sự cảm mến và thương yêu nhau vô hạn. Nhưng chuyện cưới xin đối với Tỉ lại là một vấn đề nan giải.
Ngày mẹ Tỉ lặn lội lên Bình Dương tìm đến thưa chuyện với chú thím Lan, bà trở về nhà với vẻ mặt ỉu xìu buồn tủi...
Chú thím Lan luôn miệng nói hai người đã nuôi dưỡng Lan từ hồi còn bé nên coi cô như con gái ruột của mình, giờ gả cô đi lấy chồng, họ khôngđòi hỏi gì nhiều, nhưng bắt buộc phía nhà trai phải lo đầy đủ các lễ vật và cả nữ trang cho cô dâu, tiền đưa cho nhà gái... Chỉ một trong nhữngyêu cầu đó thôi cũng đủ làm mẹ con Tỉ xính vính rồi, có đâu tới nữtrang, lễ lộc...
Tỉ thương Lan, hắn cũng muốn tổ chức một đám cưới thật rình rang,muốn cô dâu của hắn phải là người đẹp nhất, lộng lẫy nhất trong ngàycưới, nhưng khả năng kinh tế lại không cho phép hắn làm được một cái đám cưới thật bình dân!
Lâu nay, Lan là cô gái nhu mì, ít nói, chú thím nói gì cũng im lặnglắng nghe, và luôn làm đúng theo như thế. Nhưng riêng lần này cô quyếtliệt phản kháng.
Chú thím không cho phép Lan làm vợ một "thằng nghèo kiết xác", Lankhông cãi lại nhưng cô đã mạnh mẽ dắt tay Tỉ đi đăng ký kết hôn, khôngcần tới sự chấp thuận của chú thím.
Lan về làm vợ Tỉ mà không có cả một bữa tiệc trà để hai họ chung vui.
Nhưng cô không hề buồn vì điều đó.
Tỉ yêu Lan, và còn biết ơn vì cô đã biết thương, biết thông cảm cho hoàn cảnh của hắn. Mẹ Tỉ cũng hết lòng yêu quí con dâu.
Tử nhỏ Lan đã mất cha mẹ, Lan chưa được sống trong sự ấm cúng của một gia đình, nên từ ngày về nhà Tỉ, được Tỉ, mẹ Tỉ và cô em gái thương yêu quí mến, Lan cảm thấy sung sướиɠ lắm, hạnh phúc lắm. Dẫu cho cuộc sốngcó thiếu thốn, có vất vả hơn nữa Lan cũng bằng lòng.
Cưới nhau gần ba năm sau Lan mới có thai. Cả nhà Tỉ vui như mở hội. Ai cũng náo nức chờ đón đứa bé ra đời.
Riêng Tỉ, từ ngày có vợ, hắn luôn dằn vặt về sự bất tài của mình. Giờ thì hắn lại sắp có con, hạnh phúc nhân lên mà nỗi lo và vất vả cũng sẽnhân lên gấp bội.
Hết ngày này qua ngày khác, lúc nào trong đầu Tỉ cũng suy nghĩ, tìmcách có thật nhiều tiền để lo lắng cho gia đình, cho tuổi già của mẹđược an nhàn hưởng lạc, để vợ mình có được những ngày thật sự hạnh phúcvà để đứa bé sắp chào đời kia có được một cuộc sống đầy đủ không thuakém ai.
Một lần tình cờ Tỉ gặp lại Thống - một người bạn từng đi làm cu li,thợ hồ chung với Tỉ, nhưng hai người đã bặt tin nhau gần hai năm.
Gặp Thống, Tỉ thật ngỡ ngàng. Nếu Thống không chủ động gọi thì chắc Tỉ sẽ cho là mình lầm, cho là người giống người thế thôi.
Thống bây giờ sang trọng như một ông chủ lớn. Giày da bóng lộn, áoquần tươm tất, đầu tóc chải láng mướt và trên tay là chiếc cặp táp tođùng mà Tỉ cứ thắc mắc không biết nó chứa cái gì trong đấy?
Thống, một đứa chưa biết mặt chữ, mở miệng ra là chửi thề, không biết làm gì ngoài những việc nặng nề cần dùng đến cơ bắp. Thế thì hắn làm gì mới hai năm mà phất lên ghê thế?
- Mày lúc này thế nào?
Thống đặt ly cà phê trước mặt Tỉ, hất hàm trịch thượng hỏi.
Tỉ lúng túng, không biết phải xưng hô thế nào cho phải. Mình lam lũnghèo hèn thế này mà nói chuyện xưng hô mày tao với một kẻ sang trọngnhư Thông liệu có... kỳ không? Còn xưng hô tôi và anh thì Tỉ không quenlắm.
Nhưng thôi, Thống đã chủ động thì mình còn gì phải ngại nữa chứ, nó giàu sang mặc nó, mình cứ mày tao thỏa thích như lúc trước.
- Tao vẫn vậy thôi! Còn mày, dạo gần đây mày mất tích, làm gì mà coi bộ đổi đời rồi vậy?
Tỉ đã lấy lại được tự nhiên.
Thống cười ha hả:
- Cuộc đời mà mậy, lên voi xuống chó có mấy hồi! Cũng nhờ trời thương, tao gặp một cơ duyên mới được đổi đời thế này đây!
Tỉ nuốt nước bọt, tò mò hỏi:
- Cơ duyên gì thế? Mày có thể bày cho anh em kiếm sống không?
Nụ cười trên môi Thống vụt tắt, mặt sa sầm xuống, Thống nói nhỏ:
- Không được! Không phải tao ích kỷ gì với mày, nhưng đây là nguyêntắc mà tao phải tuân theo, không thể tiết lộ được. Nhưng Tỉ ạ, đôi khinghèo khổ như tao với mày lúc trước mà còn hạnh phúc hơn đó! Mày đừngnhìn bề ngoài của tao như vậy mà khát khao, buồn lắm mày ạ, tao đã phảiđánh đổi rất nhiều, rất nhiều đó...