Tiễn đưa nguyễn huệ trở ra. nguyễn toản định trở vào cùng nàng hân hoan niềm vui chiến thắng. trong hơi men ngà say, bước đi chếnh choáng, một con mèo chạy qua, nguyễn toản ngã xầm, đầu óc đau nhức, mở mắt ra xung quanh là một mảnh đen kịt.
đã một lần xuyên qua, nguyễn toản bỗng nhiên cảm thấy căng cứng sợ hãi. cuộc sống nơi đây vừa bắt đầu, chả nhẽ lại đi....nếu đi, mẹ con nàng ra sao...hàng loạt suy nghĩ miên man. đúng lúc này một âm thanh êm ả vang lên:
“ mấy trăm năm bãi bể nương dâu
ngoái nhìn trông lại mà đau đớn lòng
may thay vận chuyển càn khôn
thái bình thịnh thế, muôn dân an nhàn.”
nhận ra đó là giọng u cơ, nguyễn toản hô lớn:
” người...người...ở đâu...”
“ người....người....ở đâu...”
nhưng mặc cho gào thiết, đáp lại vẫn là sự lặng im. nguyễn toản tâm trạng sa sút, lững thững bước đi giữa màn đen vô tận.
......
bỗng dưới chân một cơn sóng bất ngờ ập tới, cuốn lấy. nguyễn toản chật vật đứng vững, chỉ thấy xung quanh một con sông, sóng lớn chồm lên nhau. trước mắt một khung cảnh mờ hiện.
.......
tiên lãng, một vùng quê yên bình. xung quanh đồng lúa được dòng sông tuyết bồi đắp phù sa. nên lúc nào nơi đây cũng vang lên nụ cười.
bên bờ sông, bạch vân am dù về đêm vẫn sáng đèn, nguyễn bỉnh khiêm ngồi nhìn những lá thư, chốc chốc lại thở dài, than:
“ loạn lạc sinh anh hùng. nhưng trăm năm tới ngóng hoài chẳng có ai. khổ vẫn là dân chúng.”
bên cạnh, dương nhan thấy vậy, an ủi:
“ không được. có thể để họ cát cứ mỗi người một nơi, chờ thánh nhân bình định. cũng tốt hơn bây giờ.”
nguyễn bỉnh khiêm gật đầu:
“ ừm. vậy mai có khách đến. nàng tạm đưa con về nhà ngoại chơi, tránh chút phiền hà.”
dương nhan cũng là người thông minh, gật đầu:
“ vâng.”
......
tờ mờ sáng, đang cho gà ăn thì một người dáng vẻ vội vã bước vào. vừa thấy đã vội thi lễ, nói:
“ thưa trình quốc công, tôi tên mạc kính chỉ là người của bệ hạ. mấy nay người thân thể không tốt, có chút lo nghĩ, thế trận cũng ngày càng nguy. nên sai tôi đến hỏi ngài.”
nguyễn bỉnh khiêm nhìn qua thấy đúng là ấn tín năm xưa khi từ quan trao cho mạc đăng dung, cầm lấy, tiếp tục phẩy thóc, nói:
“ cao bằng tàng tại, tam đại tồn cô.”
người nọ nghe nguyễn bỉnh khiêm ngâm vậy, vội khom người:
“ cảm tạ quốc công, tôi đi trước.”
nhìn bóng người đi xa, nguyễn bỉnh khiêm thở dài.
......
kinh đô, nguyễn kim bất ngờ chết, quyền hành liền rơi vào tay con rể. vốn có nghi kỵ từ trước, trịnh kiểm cho người đầu độc nguyễn uông. đang ở xa, nghe tin dữ, nguyễn hoàng chạy một mạch về bạch vân am, không kể ngày đêm. đến nơi, ngựa cũng kiệt sức mà chết. nguyễn hoàng đứng lặng, khom người:
“đoan quận công nguyễn hoàng xin bái kiến tiên sinh.”
nguyễn bỉnh khiêm nhìn ra, gọi:
“ vào đi.”
nguyễn hoàng bước vào, thấy nguyễn bỉnh khiêm đang chuẩn bị ăn, nói:
“ không biết có làm phiền tiên sinh.” dứt lời, lôi trong người một hòn ngọc, nói:
“ đi vội vã, có chút quà mong tiên sinh nhận lấy.”
nguyễn bỉnh khiêm lắc đầu:
“ ta biết cậu đến lên đã chuẩn bị sẵn. còn quà cáp cất đi, chỉ cần cậu hứa với ta. nếu được hãy xây dựng một nơi muôn dân thái bình. không bao giờ được rước giặc ngoại xâm về nước.”
nguyễn hoàng trịnh trọng gật đầu:
“ tôi xin nghi nhớ. nếu trong tộc có kẻ như vậy. gϊếŧ không tha.”
nguyễn bỉnh khiêm cười:
“ cậu đã nói ta tin, hy vọng làm được.”
rồi gắp qua miếng cá kho qua, tiếp:
“ cá nhà nuôi. ngon và béo lắm. nhìn cậu vậy, chắc đi đường vất vả. không chê thử chút. ăn uống xong rồi ta nói cho.”
nguyễn hoàng gật đầu:
“ vâng.”
.......
bữa cơm dần qua, nhìn nguyễn hoàng khí sắc đã ổn, nguyễn bỉnh khiêm ngâm:
“ hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân "một dãy hoành sơn dung thân ngàn đời".”
nguyễn hoàng nhanh chóng hiểu ý, gật đầu:
“ cảm tạ ngài, tôi đi trước.”
.........
buổi tối, người đến sắc phục xa hoa, binh lính xếp hàng dài, thấy nguyễn bỉnh khiêm đang thưởng trà, ngắm trăng, trịnh kiểm tiến lại khẽ cười:
“ hôm nay tiên sinh thật thư giãn.”
nguyễn bỉnh khiêm lắc đầu:
“ kẻ hèn nhàn nhã thôi, chứ đâu biết trăng sao. thái sư bận rộn, nay đến đây có việc gì không ạ.”
trịnh kiểm cười, xua binh lính ra, trầm giọng:
“ bọn nhà mạc chỉ như ngọn nến heo hắt. không đáng lo... giang sơn cần ngày thống nhất.”
nguyễn bỉnh khiêm hiểu ý, chỉ về cánh đông phía xa:
“ năm nay mất mùa, thóc giống không tốt nên tìm giống cũ mà gieo mạ.”
rồi chỉ tiếp về ngôi chùa đang nghi ngút khói, tiếp:
“giữ chùa thờ phật thì ăn oản.”
trịnh kiểm nhận được đáp án, tuy không hài lòng nhưng cũng không khẽ cười. hai người thưởng trà đến đêm rồi đi.
......
đưa tiễn xong, nguyễn bỉnh khiêm thở dài:
“ ta đã làm hết khả năng. hi vọng các ngươi sẽ đem lại hạnh phúc yên bình cho nhân dân.”
........
nhận được lời khuyên, cả ba lời dần dần hành động. thế cục đất nước nhanh chóng biển hóa. sông linh giang thành ranh giới chia cắt. đàng ngoài: vua lê- chúa trịnh. đằng trong là chúa nguyễn.
......
liên tiếp những cuộc chiến tranh xảy ra. hơn 50 vạn đồng bài ngã xuống. máu thịt phơi đầy đồng, tiếng khóc con mất cha, vợ mất chồng...vang vọng khắp nơi.
nhìn lại toàn bộ, trên mặt những giọt nước mắt dần lăn rơi.
......
theo dòng nước mắt, hư ảo dần biến mất. nguyễn toản đứng trên cơn sóng, trong đầu ngoài tanh thương, là hình bóng trạng trình nguyền bỉnh khiêm, cảm thán:
“ phiến ngữ toàn tam tính "một lời có thể bả toàn cho ba họ". tài đức mà tiếc không gặp thời.”
p/s: nguyễn bỉnh khiêm: là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa việt nam trong thế kỷ 16. ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ nam – bắc triều "lê – mạc phân tranh" cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử việt nam