Đông Chu Liệt Quốc

5.5/10 trên tổng số 2 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tuyệt tác văn chương phản ánh một gia đoạn 550 năm bão táp của lịch sử Trung Hoa từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, hàm chứa những vấn đề phổ biến và sâu xa của nhân loại. Bộ tiểu thuyết sánh ngang cùng với  …
Xem Thêm

Chương 9: Văn khương, gái Tề về nước Lỗ Chúc đạm, tướng Trịnh bắn vua Châu
Nguyên Tề hi-công có hai người con gái rất xinh đẹp. Người lớn là Tuyên-khương đã gã cho Vệ-hầu, còn lại người nhỏ là Văn-Khương. Nàng nầy mặt hoa, mày liễu , nhan sắc tuyệt vời, lại thêm học hành thông thái, thi phú rất giỏi, vì thế gọi là nàng Văn-khương .

Văn-Khương lại còn có người anh cùng cha khác mẹ , tức là Thế-tử Chư-nhi , chỉ lớn hơn nàng độ vài tuổi, diện mạo phương-phi, ra chiều trang nhã, nhưng phải cái tánh đa mê sắc dục.

Từ nhỏ đến lớn, Chư-nhi và Văn-khương thường lui tới, gần gũi nhau, do đó trong tình anh em lại có ẩn thêm một mối tình luyến-ái.

Tề hi-công vốn chiều con không bắt buộc giữ gìn khuôn phép, nên về sau sanh điều tệ hại.

Khi Thế-tử Hốt đánh tướng giặc Bắc-nhung, Tề hi-công thường khoe tài Trịnh Thế-tử trước mặt Văn-khương và thường nhắc đến việc hôn nhân của nàng với Thế-tử Hốt.

Văn-Khương lấy làm đắc ý . Nhưng về sau, nghe tin Thế-tử Hốt từ hôn, nàng buồn bã mà sanh bịnh, bỏ ăn, bỏ ngủ, ngày đêm mê hoảng.

Thế-tử Chư-nhi thường lại thăm nàng lân la bên giường bệnh, gây thêm mối tình danđíu.

Tuy-nhiên vì lúc nào cũng có cung-nhân hầu hạ một bên nên chưa đến nổi sanh điều da^ʍ-loạn.

Một hôm vua cha vào thăm con gái, thấy Thế-tử Chư-nhi đang ngồi chung giường với Văn-khương liền kêu ra ngoài mắng :

- Mi là anh sao mi không biết tị-hiềm vậy .

Chư-nhi cúi đầu làm thinh không đáp.

Tề hi-công nói :

- Từ nay mi chỉ được sai cung nhân đi thăm mà thôi, không nên lân la như vậy nữa.

Chư-nhi bẽn lẽn lui ra .

Từ ấy , chàng ít khi lui tới.

Cách đó không lâu, Tề hi-công cưới con gái của Tống-công cho Thế-tử Chư-nhi.

Ðược vợ, Chư-nhi thỏa tình tơ tóc quên lảng cuồng vọng riêng , nên anh em càng ngày càng xa lần.

Văn-khương ở nơi phòng loan vắng vẻ , lại thêm thương nhớ Chư-nhi, bịnh thế càng nặng hơn nữa.

Lúc bấy giờ tại nước Lỗ .

Lỗ hoàn-công khi nối ngôi đã lớn tuổi mà chưa có vợ .

Quan Ðại-phu Tang tôn- đạt tâu rằng :

- Chúa-công nên xem việc tôn-miếu là trọng mà kiếm người làm chủ trong cung mới được.

Công-tử Vận cũng quỳ tâu :

- Hạ thần trộm nghe thiên hạ đồn rằng con gái Tề hi-công là Văn-Khương nhan sắc tuyệt mỹ. Trước kia muốn gã cho Thế-tử Hốt, nhưng việc không thành . Nay xin Chúa-công cho người qua đó cầu hôn ắt đặng.

Lỗ hoàn-công nghe theo, liền sai Công-tử Vận qua Tề cầu hôn.

Tể hi-công thuận ý , nhưng lại thấy Văn-khương còn tại bịnh nên hẹn nán lại ít lâu.

Cung nhân hay được việc ấy, thuật lại với Văn-khương . Nàng lấy làm mừng lần hồi thuyên bịnh.

Kịp đến lúc Tề và Lỗ hội nơi đất Tắc .

Lỗ hàn-công đem chuyện cầu-hôn ra bàn.

Tề hoàn-công lại một một lần nữa chấp thuận và đính ước năm đến.

Năm sau, vào năm thứ ba của Lỗ hoàn-công.

Công-tử Vận xin thay mặt vua đem lễ-vật sang Tề để rước nàng Văn-khương về Lỗ .

Thế-tử Chư-nhi nghe được tin, giả chước sai cung-nhân đem hoa tặng Văn-khương, trong hoa có giấu một bài thơ :

Hoa đào đang độ hây hây

Ðượm tình thơ mộng những ngày xa xưa.

Càng hoa hé cửa song thưa,

Tiếc thay ! Con bướm vẫn chưa đi về.

Văn-Khương xem thơ hiểu ý, đáp lại rằng :

Vườn xuân một cánh hoa đào

Năm nay chưa bẻ, hẹn vào năm sau

Hửng-hờ bóng nguyệt canh thâu

Hoa xuân đâu đã phai màu thời gian.

Chư-Nhi đọc bài thơ ấy, biết Văn-Khương có dạ tưởng mình, lòng càng mơ mộng.

Cách đó vài hôm, Công-tử Vận đem lễ vật đến nước Tề.

Tề hi-Công quá thương con gái, nên có ý thân hành đưa Văn-khương sang Lỗ.

Chư Nhi biết được ý- định, vào quỳ tâu :

- Nay phụ-thân gã tiện-muội cho vua Lỗ, đó là việc rất hay, hai nước càng thân thân mật. Song vua Lỗ đã không sang đón, mà phụ-thân lại phải đưa đến, e thất thế đi chăng. Xin phụ-vương giao việc ấy cho con thay mặt cũng được.

Tề hi-công nói :

- Ta đã hứa đích thân đưa Văn-khương qua Lỗ, thì nay không thể thất tín.

Nói vừa dứt lời, được tin Lỗ hoàn-công thân hành đến đất Hoan, thuộc nước Lỗ, để tiếp đón .

Tề hi-công nói :

- Lỗ hoàn-công là một người trọng lễ, sợ ta đi xa mệt nhọc nên đến nữa đường tiếp đón, ta há lại thất lễ sao !

Chư-nhi buồn bã nín lặng bước ra, đợi đến lúc khởi hành, giả vờ đến tiển em, ghé vào tai Văn-Khương nói nhỏ :

- Em chớ quên những lời trong thơ hôm trước.

Văn-khương, lòng bịn rịn nhìn anh đáp :

- Xin anh cứ an tâm, ngày xuân còn dài, lo gì không có lúc hội ngộ.

Tề hi-công trao việc quốc-chính lại cho Thế-tử Chư-nhi, rồi cùng Văn-khương lên đường.

Ðến đất Hoan , Lỗ hoàn Công đã bày sẳn tiệc lễ đợi chờ.

Hai bên gặp nhau vui vầy khôn xiết .

Tiệc mãn , Tề hi Công cáo từ trở về nước, còn Lỗ hoàn-công đưa Văn-khương về kinh- đô làm lễ giao-bôi.

Lỗ hoàn-công thấy Văn-Khương tài sắc vẹn toàn, đem lòng quý mến.

Kế đó Tề hi-công lại sai Di trọng-niên đem lễ vật đến để thăm viếng .

Từ đấy mối tình của hai nước rất nên khắn khít .

Ðây nhắc qua tại triều Châu, từ khi vua Hoàn vương hay được tin Trịnh trang-Công giả mệnh mình đem quân đánh Tống, lòng căm giận vô cùng , khiến Quách công Lâm-phủ bỉnh-chánh một mình không thèm dùng Trịnh trang-công nữa.

Trịnh trang-công hay được tin ấy cũng giận vua nhà Châu , năm năm không vào triều yết-kiến.

Một hôm Hoàn-vương nói với các quan :

- Trịnh ngộ-sanh vô lễ, nếu không cử binh sang đánh Trịnh thì làm sao răn được các chư-hầu ?

Quách-công tâu :

- Tâu Bệ-hạ Trịnh có công lao lớn với triều đình, nay bị cất quyền mà phật ý không vào yết-kiến. Xin Bệ-hạ cứ viết chiếu đòi va vào triều mà trách mắng .

Hoàn-vương nổi giận, nói :

- Ta không thể nào dung thứ những đứa tôi loàn như vậy, các khanh chớ can gián làm chi.

Bèn hạ chiếu khiến nước Sái , Vệ, Trần cất binh sang đánh Trịnh.

Lúc bấy giờ ở nước Trần, Công-tử Ðà đã gϊếŧ Thế-tử Vân con trai lớn của Trần-hầu mà đoạt ngôi.

Người trong nước không phục, bỏ đi rất nhiều.

Do đó, Công-tử Ðà không dám trái lệnh vua Châu , sai Bá viên-chư làm tướng, đem quân thẳng qua nước Trịnh.

Sái , Vệ cũng đã cất quân theo nhà Châu đi phạt Trịnh.

Trịnh trang-công hay được tin, họp các quan lại bàn :

- Nay Châu hoàn Vương ngự giá thân chinh, sai Quách-công Lân-phủ và Châu-công Hắc-kiên thống-lảnh đại binh hiệp với quân ba nước Trần, Vệ, Sái mà đánh ta. Vậy các quan có ý chi chăng ?

Tế-Túc tâu :

- Thiên tử ngự giá thân chinh phạt Trịnh, bắt tội Chúa-công không vào chầu là lẽ chính đáng. Xin Chúa-công cho người đến tạ tội để đổi dữ ra lành thì hay hơn.

Trịnh trang-công nổi giận nói :

- Vua đã đoạt quyền bính của ta, lại còn đem binh đến đánh ta nữa, không nghĩ đến công lao của họ Trịnh hai đời xây dựng sự nghiệp nhà Châu. Như vậy sai lại gọi là chính đáng ?

Cao cừđi nói :

- Nước Trần thuở nay rất thân thiện với Trịnh, nay lại đem binh đánh Trịnh đó là điều bất đắc dĩ. Duy có Vệ và Sái, cừu hận với ta, hai nước ấy đem binh đến đây ắt cố đánh. Hơn nữa, Thiên-tử đang cơn thịnh-nộ, nhuệ khí đang hăng, ta phải thủ thành chờ cho lòng quân giải đãi rồi sẽ đánh.

Quan Ðại-phu là Công-tử Ngươn nói :

- Làm tôi mà nghịch với vua là trái đạo rồi ! Việc phải lo cho gấp nếu trì hoãn ắt thất bại. Tôi tuy bất tài song cũng xin hiến một kế.

Trịnh trang-công hỏi :

- Kế ấy như thế nào ?

Công-tử Ngươn nói :

- Binh của Châu-vương chia làm ba đạo thì quân ta cũng phải chia làm ba mặt mà đánh.

Trịnh trang-công nói :

- Kế ấy có gì là hay ?

Công-tử Ngươn tâu :

- Tâu Chúa-công, cái hay ở chổ nắm được địch tình. Nay nước Trần , Công-tử Ðà tuy đem quân sang đánh nhưng lòng quân miễn cưởng , ta thừa thế đem quân chủ-lực đánh vào chỗ yếu. Hễ binh nước Trần tan vỡ, Vệ và Sái ắt phải kéo binh chạy theo. Chừng ấy ta hiệp binh lại đánh với vua , ắt là trọn thắng.

Trịnh trang-công nói :

- Binh-pháp của khanh thật không kém gì Tử-phòng.

Lúc đang thương nghị xảy có quân vào báo :

- Binh vua đã đến Nhụ-các, đóng ba dãy trại liền-lạc với nhau.

Trịnh trang-công nói :

- Hãy phá chừng một trại thôi . Còn hai trại kia chỉ thị-oai cũng đũ.

Bèn khiến Mạng-bá đem một đạo binh đánh phía hữu, Tề-Túc đem một đạo binh đánh phía tả, còn Trịnh trang-công bổn thân dẫn Cao cừđi , Nguyên-phồn, Hà thúcđoanh và Chúc- đạm thống lãnh đạo trung-quân rầm rộ phát pháo khai binh.

Cao cừ- Di nói :

- Tôi nghe Châu-vương thông thạo binh pháp, chúng ta không nên khinh thường, phải lập trận Ngư-biếc thì mới mong thắng đặng .

Trịnh trang-công hỏi :

- Trận Ngư-biếc là trận gì ?

Cao cừđi nói :

- Phải dùng hai mươi lăm cổ xa làm tiền bộ. Mỗi cổ xa chỉ để hai mươi lăm tên quân chiến- đấu và hai mươi lăm tên quân dự-khuyết. Như thế chỉ tới mà không lui được, quân sĩ sẽ liều chết để thắng địch.

Trịnh trang-công khen hay làm y kế, rồi kéo binh đến Nhụ-các hạ trại.

Châu hoàn-vương nghe tin Trịnh trang-công kéo binh đến nghinh chiến, cả giận, muốn đem binh ra đánh tức thì, Quách-công hết sức can gián vua mới chịu thôi.

Ngày thứ, hai bên vừa lập bày thế trận, Mạng-bá dẫn một đạo binh hùng, xông đến dinh quân Trần mà đánh.

Quân Trần chưa đánh đã bỏ chạy tán loạn.

Tề Túc thừa thế đốc quân áp vào đánh quân Vệ và Sái.

Quân hai nước này địch không lại cũng chạy, làm cho doanh trại đều rối loạn .

Vua Hoàn-vương liền ra lệnh thu quân rút về, vừa chạy vừa chống đỡ.

Chúc- đạm đem quân đuổi theo, thấy nơi trung quân có ngọn tàn che, biết đó là vua Châu, bèn dương cung bắn một mũi.

Mũi tên bay vèo tới trúng nơi vai Châu-vương, nhưng cũng may nhờ Châu-vương mặc giáp dày, nên tên vào không sâu.

Chúc- đạm thừa thế xua quân đuổi theo.

Ðúng lúc nguy cấp xảy nghe trong vòng binh nước Trịnh có tiếng chiêng gióng thu quân .

Chúc- đạm tuân lịnh kéo binh về , còn Châu-vương chạy hơn ba mươi dặm nữa mới dám hạ trại.

Châu-công Hắc-kiên ra mắt vua, tâu việc binh Trần không tình đánh Trịnh.

Châu hoàn-vương nói :

- Cũng bởi trẫm không biết dùng người nên mới thua như vậy.

Còn Chúc- đạm, kéo binh về trại, ra mắt Trịnh trang-công và nói :

- Tôi bắn nhằm vai Châu-vương, và thấy quân Châu cả loạn nên muốn đuổi theo tận diệt cớ sao Chúa-công lại thu quân ?

Trịnh trang-công nói :

- Bởi Thiên-tử bất minh, lấy ơn làm oán, cực chẳng đã ta mới lượt binh đối địch. Lại nhờ sức các khanh mới giữ an bờ cõi, như thế cũng đã đủ rồi, ta còn mong gì hơn nữa . Dẫu khanh có bắt được Thiên-tử cũng chẳng dám phạm đến người .

Tề-Túc tâu :

- Lời Chúa-công rất chí lý. Nay nước Trịnh đã thắng một trận oai hùng, Chúa-công cũng nên sai người đến yết-kiến Thiên-tử tỏ dạ ân-cần để Thiên-tử biết rằng những việc vừa xảy ra không phải là ý muốn của Chúa-công.

Trịnh trang-công khen phải, suy tính một lúc rồi nói :

- Việc nầy khanh phải đi mới xong.

Nói rồi khiến Tề-Túc đem mười hai con trâu, một trăm con dê , và lúa gạo trăm xe , ra mắt Châu hoàn-vương.

Tề-Túc tuân lệnh, đem lễ vật vào trại Châu hoàn-vương, quỳ móp xuống đất tâu :

- Tâu Bệ- hạ, kẻ tội-thần là Ngộ-sanh không nỡ để xã tắc hư hại, cho nên phải đem binh gìn giữ, không dè trong quân lại phạm đến mình rồng, nên Ngộ-sanh lấy làm lo sợ, khiến ngu thần là Tề-Túc đến chịu tội trước viên môn. Còn những lễ vật nầy xin dâng cho Bệ-hạ để khao quân. Xin Bệ-hạ đoái tưởng mà dung tha tội vô lễ ấy .

Châu hoàn-vương làm thinh, mặt đầy sắc thẹn.

Quách-Công Lâm-phủ đỡ lời nói :

- Nay Ngộ-sanh đã biết lỗi, xin Bệ-hạ cũng rộng dung cho.

Ðoạn quay qua nói với Tề-Túc:

- Thôi, ngươi hãy lạy tạ ơn đi .

Tề-Túc vội vả lạy tạ lui ra, rồi lại đi khắp các dinh trại thăm viếng tướng sĩ nữa.

Châu hoàn-vương bị thua Trịnh phải kéo binh về, lòng giận không nguôi, muốn truyền lời hịch khắp nơi , triệu chư hầu đem binh phạt Trịnh nữa.

Quách-công can rằng :

- Bệ-hạ đã làm lỡ như vậy nếu còn phạt Trịnh ắt không khỏi bị thua. Vả chăng, chư hầu trừ Vệ, Sái và Trần, còn bao nhiêu đều đồng đảng với Trịnh , nếu Bệ.hạ triệu binh mà họ không đến, lại càng làm cho nước Trịnh khinh dễ thiên-triều. Nước Trịnh đã đến tạ tội , ta nên mượn cớ ấy mà dung tha để cho Trịnh hối lỗi sửa mình .

Châu hoàn-vương làm thinh.

Từ ấy không nói đến việc phạt Trịnh nữa.

Thêm Bình Luận