Đông Chu Liệt Quốc

5.5/10 trên tổng số 2 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tuyệt tác văn chương phản ánh một gia đoạn 550 năm bão táp của lịch sử Trung Hoa từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, hàm chứa những vấn đề phổ biến và sâu xa của nhân loại. Bộ tiểu thuyết sánh ngang cùng với  …
Xem Thêm

Chương 62: Chư hầu đem quân vây tề quốc vua tấn lập kế đuổi loan doanh
Doãn công Đà không tin lời Dữu Công Sai, quay lại đuổi theo Vệ Hiến công, được hơn hai mươi dặm thì kịp . Công tôn Đinh hỏi rằng:

- Nhà ngưoi theo ta để làm gì ?

Dõan công Đà nói:

- Thầy ta là Dữu công Sai, cùng với nhà ngươi có tình thầy trò; ta đây dẫu là học trò thầy ta, nhưng chưa hề có học nhà ngươi một ngày nào cả, vậy thì ta coi nhà ngươi khác nào người qua đường, lẽ nào ta lại vì người qua đường mà bỏ công nghĩa hay sao!

Công tôn Đinh nói:

- Nhà ngươi đã học nghề bắn của Dữu công Sai thì cũng nên biết cái nghề ấy tự đâu mà ra! làm người chớ nên quên gốc, mau mau trở về kẻo mất cả lòng tử tế đi!

Doãn công Đà không nghe lời, giương cung ra bắn Công tôn Đinh . Công tôn Đinh chẳng sợ hãi chút nào, sẽ đưa dây cương cho Vệ Hiến công, rồi chờ mũi tên đến, giơ tay bắt lấy, lại để vào cung mà bắn trả lại Doãn công Đà . Doãn công Đà nghiêng mình tránh thì mũi tên trúng ngay vào cánh tay tả, vội vàng bỏ chạy . Công tôn Đinh lại bắn thêm một phát nữa . Doãn công Đà chết ngay . Quân sĩ sợ hãi, bỏ xe chạy trốn .

Vệ Hiến công bảo công tôn Đinh rằng:

- Nếu không nhờ có mũi tên thần của nhà ngươi thi tính mệnh ta còn gì!

Công tôn Đinh lại cầm dây cương giục ngựa đi mau . Đi được hơn mười dặm, lại thấy phía sau có một toán quân kéo đến, Vệ Hiến công nói:

- Lại có quân đuổi theo thì làm thế nào ?

Khi toán quân ấy đi gần đến nơi thì hóa ra quân của người em cùng mẹ với Vệ Hiến công là công tử Chuyên cố theo để hộ giá . Vệ Hiến công mới yên lòng, liền cùng nhau chạy sang nước Tề . Tề Linh công cho ở Lai Thành . Tôn Lâm Phủ đã đuổi Vệ Hiến công rồi, mới bàn nhau với Ninh Thực, lập công tôn Phiếu lên nối ngôi, tức là Vệ Thương công . Tôn Lâm Phủ lại sai người báo tin cho Tấn Điệu công biết . Tấn Điệu công hỏi Tuân Yển rằng:

- Nước Vệ đuổi vua họ lập vua kia là không phải đạo, ta nên xử trí như thế nào ?

Tuân Yển nói:

- Vua Vệ vô đạo, chư hầu ai cũng biết, nay quân dân nước Vệ đều bằng lòng lập công tử Phiếu, âu là ta cứ để mặc thì hơn .

Tấn Điệu công theo lời . Tề Linh công nghe tin Tấn Điệu công không trị tội đuổi vua của Ninh Thực nước Vệ, liền thở dài mà nói rằng:

- Vua Tấn đã có ý lười biếng rồi! ta không nhân dịp này mà tranh lấy nghiệp bá thì còn đợi đến bao giờ!

Tề Linh công đem quân sang cướp phá ấp thành của nước Lỗ . Nguyên Tề Linh công lấy con gái nước Lỗ là Nhân Cơ làm phu nhân, không có con; người thϊếp là Dung Cơ, sinh được một con tên là Quang, Tề Linh công lập làm thế tử . Sau Tề Linh công lại có một người thϊếp yêu là Nhưng Tử cũng không có con, em gái Nhung Tử là Trọng Tử, sinh được một người con tên là Nha . Nhung Tử nhận Nha làm con mình . Tề Linh công lại có người vợ khác nữa sinh ra công tử Chử Cữu, nhưng Tề Linh công không có lòng yêu . Nhung Tử cậy thế Tề Linh công yêu, đòi lập Nha làm thế tử . Tề Linh công thuận cho . Trọng Tử can rằng:

- Chúa công lập Quang làm thế tử, kể đã lâu ngày! thế tử Quang lại đã nhiều lần dự hội với chư hầu, nay tự nhiên vô cớ mà bỏ đi thì e rằng người trong nước không phục, sau không hối lại được nữa!

Tề Linh công nói:

- Bỏ hay lập là quyền ở ta, ai dám không phục!

Tề Linh công sai thế tử Quang đem quân ra trấn thủ ở Tức Mặc . Thế tử Quang vừa đi xong thì Tề Linh công truyền lệnh bỏ thế tử Quang mà lập Nha làm thế tử; lại cho quan thượng khanh là Cao Hậu (con Cao Quốc) làm thái phó, và kẻ tự nhân (họan quan) là Túc Sa Vệ làm thiếu phó để dạy thế tử Nha . Lỗ Tương công nghe tin thế tử Quang bị bỏ, thì sai sứ sang hỏi xem vì cớ gì . Tề Linh công không thể trả lời được, lại lo nước Lỗ giúp thế tử Quang mà tranh nhau với thế tử Nha, liền đem quân đánh Lỗ, có ý muốn doạ nước Lỗ, rồi sau sẽ gϊếŧ thế tử Quang . Lỗ Tương công sai người sang cáo cấp với Tấn Điệu công nhưng gặp lúc Tấn Điệu công ốm nặng, không sang cứu Lỗ được . Cuối năm ấy Tấn Điệu công mất, thế tử Bưu lên nối ngôi tức là Tấn Bình công . Lỗ Tương công lại sai sứ sang viếng tang và cáo cấp với Tấn Bình công . Tuân Yển nói với Tấn Bình công rằng:

- Đợi sang mùa xuân, ta sẽ đại hội chư hầu, nếu nước Tề không đến, bấy giờ sẽ đem quân đi đánh, cũng chưa lấy gì làm chậm .

Năm sau, Tấn Bình công đại hội chư hầu ở đất Khứu Lương . Tề Linh công không đến, cho quan đại phu là Cao Hậu đi thay . Tuân Yển nổi giận, toan bắt giam Cao Hậu . Cao Hậu trốn về, lại đem quân cướp phá ấp Phường của nước Lỗ, gϊếŧ quan trấn thủ ở ấp Phường là Tang Niên . Thúc Tôn Báo nước Lỗ lại sang nước Tấn cầu cứu . Tấn Bình công liền sai Tuân Yển họp quân các nước cùng sang đánh Tề . Tuân Yển vừa điểm duyệt quân mã xong, đêm hôm ấy nằm mộng thấy một sứ giả mình mặc áo vàng, tay cầm một cuốn văn thư, đến bắt Tuân Yển đi đối chứng . Tuân Yển đi theo sứ giả . Đi đến một nơi dinh toà to lớn, trên có đấng vương giả ngồi, mũ cao áo dài, sứ giả liền bảo Tuân Yển quỳ xuống ở dưới sân . Tuân Yển trông thấy những người cùng quì với mình là: Tấn Lệ công, Loan Thư, Trình Hoạt, Tư Đồng, Trường Ngư Kiểu và một bọn người nhà của ba người họ Khước . Tuân Yển lấy làm quái lạ, lại nghe thấy bọn Tư Đồng cùng với ba người họ Khước cãi lý nhau lâu lắm, nhưng nghe không được rõ . Được một lúc thì thấy ngục tốt giải bọn ấy đi chỗ khác, chỉ còn có bốn người ở lại là: Tấn Lệ công, Loan Thư, Trình Hoạt, và Tuân Yển mà thôi . Tấn Lệ công kể hết sự tình đầu đuôi trong khi bị gϊếŧ . Loan Thư cãi rằng: "Việc ấy tự Trình Hoạt hạ thủ!" Trình Hoạt nói: "Việc ấy chủ mưu tự Loan Thư, tôi chẳng qua phụng mệnh mà làm, sao lại đổ tội cho tôi được!" Đấng vương giả ở trên điện giáng chỉ rằng: "Lúc bấy giờ Loan Thư cầm quyền chính, nên trị tội thủ ác, làm cho trong năm năm nữa thì con cháu phải tuyệt diệt" . Tấn Lệ công có vẻ tức giận mà rằng: "Việc ấy cũng bởi tay Tuân Yển, sao Tuân Yển lại được vô tội ?" Nói đoạn đứng dậy, cầm giáo đánh vào đầu Tuân Yển . Tuân Yển thấy đầu mình rơi xuống trước mặt, vội vàng lấy tay nhặt đầu, quì xuống mà đặt lên cổ, rồi chạy ra ngoài cửa điện . Tuân Yển đang chạy thì gặp người thầy đồng ở đất Ngạch Dương tên gọi Linh Cao .

Linh Cao bảo Tuân Yển rằng: "Sao đầu nhà ngươi lại lệch đi như thế kia ?" Nói đoạn Linh Cao bèn lấy tay sửa lại . Tuân Yển đau quá, sực tỉnh dậy, thành ra một giấc chiêm bao, nghĩ thầm lấy làm lạ . Ngày hôm sau, Tuân Yển vào triều, quả nhiên lại gặp Linh Cao ở giữa đường . Tuân Yển cho Linh Cao lên ngồi cùng xe, rồi kể chuyện chiêm bao cho nghe . Linh Cao nói:

- Thế là oan gia có báo, sắp chết đến nơi!

Tuân Yển nói:

- Nay ta sang đánh Tề, phỏng có kịp hay không ?

Linh Cao nói:

- Còn có thể đánh được nước Tề!

Tuân Yển nói:

- Nếu đánh được Tề thì dẫu chết cũng thoả!

Tuân Yển liền hội quân chư hầu cùng sang đánh Tề . Cả thảy có mười hai đạo quân là: 1. Tấn, 2. Tống, 3. Lỗ, 4. Vệ, 5. Trịnh, 6. Tào, 7. Cử, 8. Châu, 9. Đằng, 10. Tiết, 11. Kỷ, 12. Tiểu Châu .

Tề Linh công sai quan thượng khanh là Cao Hậu giúp thế tử Nha giữ nước, còn mình thì đem đại binh ra đóng ở thành Bình Âm . Phía nam thành Bình Âm có cái trạm phòng thủ, có cổng . Tề Linh công sai Kỳ Qui Phủ đào một dãy hào sâu ở ngoài cổng, bề ngang bề rộng đều một dặm, rồi tuyển quân tinh nhuệ ra phòng giữ ở đấy . Tự nhân Túc Sa Vệ nói với Tề Linh công rằng:

- Quân mười hai nước, vị tất đã đồng tâm được, ta nên nhân lúc mới đến mà ra đánh ngay, phá được một đạo thì các đạo đều sợ mất vía cả; nếu không đánh thì phải tìm nơi hiểm yếu mà giữ, chứ chắc gì ở một dãy hào phía ngoài cửa trạm . Tề Linh công nói:

- Một dãy hào sâu như thế, có họa bay thì mới sang được!

Tuân Yển nghe nói quân Tề đào hào để giữ, thì cười mà nói rằng:

- Quân Tề sợ ta rồi, tất không dám giao chiến, ta nên dùng kế mà phá vỡ!

Bèn truyền cho quân Lỗ, Vệ đi đường Tu Câu; quân Châu, Củ đi đường Thành Dương, đều qua đất Lang Gia mà tiến vào, còn mình thì đem đại binh qua đất Bình Âm, hẹn nhau cùng hội tại dưới thành Lâm Tri (kinh thành nước Tề) . Bốn nước (Lỗ, Vệ, Châu, Cử) đều phụng mệnh đem quân đi . Tuân Yển lại sai quan tư mã là Trương Quân Thần (con Trương Lão) đi cắm cờ ở các nơi rừng núi, bó cỏ làm hình người, rồi mặc áo giáp vào, đặt ngồi trên xe, và đem cành cây buộc ở sau xe, khiến cho khi xe đi thì cát bụi bay mù cả lên, để làm nghi binh . Tuân Yển truyền cho quân sĩ, xe nào cũng phải chất đầy gỗ đá, và mỗi người lại mang thêm một bì đất; khi đến cửa trạm, bao nhiêu gỗ đá trong xe đều đem ném cả xuống hào, lại bỏ mấy vạn cái bì đất xuống đấy nữa, để lấp bằng như mặt đất . Quân Tấn kéo ồ cả sang . Quân Tề không thể đương nổi, chết hại rất nhiều . Kỳ Qui Phủ xuýt nữa bị quân Tấn bắt, phải bỏ trốn vào trong thành Bình Âm, tâu với Tề Linh công . Tề Linh công kinh sợ, mới trèo lên núi Vu Sơn đứng xem thì thấy ở trong rừng, chỗ nào cũng có cờ cắm, giật mình mà nói rằng:

- Quân chư hầu sao nhiều như vậy, âu là ta phải bỏ chạy .

Tề Linh công mới hỏi các tướng xem ai dám đi đoạn cuối, Túc Sa Vệ nói:

- Tôi xin đem một toán quân đi sau cùng, chúa công chớ lo ngại!

Tề Linh công mừng lắm . Bỗng có hai viên tướng tâu rằng:

- Đường đường một nước Tề ta, không có người dũng sĩ nào, lại phải dùng đến kẻ tự nhân (trỏ Túc Sa Vệ) đi đoạn cuối hay sao! các nước người ta sẽ cười cho! hai chúng tôi xin để cho Túc Sa Vệ đi trước .

Hai viên tướng ấy tức là Thực Xước và Quách Tối, vốn là hai tay dũng sĩ, sức địch muôn người . Tề Linh công nói:

- Nếu được hai tướng quân đi sau cho thì ta còn lo gì nữa!

Túc Sa Vẹ thấy Tề Linh công không dùng mình thì hổ thẹn muôn phần, bất đắc dĩ phải theo Tề Linh công đi trước . Đi được hơn hai mươi dặm, đến Thạch Môn sơn là một nơi hiểm yếu, hai bên đều núi đá cả, chỉ có một lối đi ở giữa, Túc Sa Vệ căm tức Thực Xước và Quách Tối, có ý muốn làm hại, mới đợi cho quân Tề đi hết, rồi đem hơn ba mươi cỗ ngựa, gϊếŧ chết cả đi mà bỏ lấp ở ngang đường, lại đem mấy cỗ xe lớn, cũng bỏ ở đấy . Thực Xước và Quách Tối lững thững đem quân đi sau, khi đến Thạch Môn sơn, thấy ngựa chết và xe lổng chổng giữa đường, không đi qua được mới bảo nhau rằng:

- Đây tất là Túc Sa Vệ căm thù hai ta mà làm ra thế này đây!

Hai người vội vàng truyền cho quân sĩ khiêng những xác ngựa và xe ấy bỏ đi chỗ khác, nhưng đường hẹp khó khiêng, thành ra tốn nhiều công lắm, mãi không đi được . Tướng nước Tấn là Châu Xước đem quân đuổi tới . Thực Xước vừa toan quay xe lại để nghênh chiến thì Châu Xước bắn ngay một phát tên, trúng vả vai bên tả Thực Xước . Quách Tối giương cung toan bắn Châu Xước . Thực Xước lấy ta gạt đi khong cho bắn . Châu Xước thấy vậy, cũng không bắn nữa . Thực Xước không sợ hãi gì cả, giơ tay rút mũi tên ra mà hỏi Châu Xước rằng:

- Nhà ngươi là ai mà bắn trúng được vai Thực Xước này, cũng đáng khen cho là người giỏi! xin nói rõ họ tên ?

Châu Xước nói:

- Tướng quân nói dẫu phải, nhưng người nào vì chủ người ấy, thế tất phải như vậy . Nếu tướng quân chịu đầu hàng đi thì tôi có thể bảo toàn được cho tướng quân .

Thực Xước nói:

- Có quả thật như vậy không ?

Châu Xước nói:

- Tướng quân không tin thì tôi xin thề: "Nếu tôi không bảo toàn được cho tướng quân, thì tôi xin chết theo tướng quân".

Thực Xước nói:

- Tính mệnh Quách Tối, tôi cũng trao cho tướng quân đó!

Thực Xước cùng với Quách Tối và quân sĩ đều xin đầu hàng cả . Châu Xước đem Thực Xước và Quách Tối về nộp Tuân Yển, lại nói cho Tuân Yển biết hai tướng là người tài giỏi nên dùng . Tuân Yển truyền giam lại để đợi khi thu quân về sẽ định liệu . Đại binh nước Tấn qua thành Bình Âm, thẳng đường tiến vào kinh thành nước Tề . Quân Lỗ, Vệ, Châu, Cử cũng đều đến cả, vây kín bốn mặt thành Lâm Tri đốt phá nhiều nơi . Tề Linh công sợ hãi, mở cửa đông ra chạy . Cao Hậu nghe nói, vội vàng chạy theo, rút gươm cắt dây cương xe đi rồi khóc mà can rằng:

- Quân các nước dẫu hăng hái, nhưng đi xa như vậy, tất sẽ sinh biến, chẳng bao lâu rồi cũng phải rút về . Nay chúa công bỏ đi thì kinh thành không thể giữ nổi, xin chúa công hãy ở lại mười ngày nữa, nếu lực cùng quá, bấy giờ sẽ chạy, cũng chưa lấy gì làm chậm .

Tề Linh công mới ở lại, không bỏ chạy nữa . Cao Hậu đốc suất quân dân hết sức chống giữ . Quân các nước vây thành, đến ngày thứ sáu, bỗng có sứ nước Trịnh đem một phong thư của quan đại phu nước Trịnh là công tôn Xá Chi và công tôn Hạ đến phi báo với Trịnh Giản công, nói có việc cơ mật khẩn yếu . Trịnh Giản công mở ra xem, đại lược nói rằng:

"Tôi là công tôn Xá Chi và công tôn Hạ phụng mệnh chúa công, cùng với Tử Khổng (tức là công tử Gia) giữ nước, chẳng ngờ Tử Khổng có lòng phản nghịch, tư thông với Sở, toan làm nội ứng để cho quân Sở vào đánh Trịnh . Hiện nay quân Sở đã đóng ở đất Ngư Lăng, chẳng bao lâu sẽ kéo đến, việc nguy cấp lắ, vậy xin chúa công tức khắc rút quân về mà cứu lấy nước nhà".

Trịnh Giảnh công sợ lắm, đem ngay bức thư ấy vào trình Tấn Bình công, Tấn Bình công triệu Tuân Yển đến để thương nghi . Tuân Yển nói:

- Quân ta thẳng đường kéo vào Lâm Tri, đang muốn thừa cơ phá vỡ nước Tề, nay nước Tề chưa phá vỡ được, mà nước Trịnh lại có quân Sở đến đánh; nếu để cho Trịnh mất nước thì lỗi tại ta, chi bằng ta hãy rút quân về cứu Trịnh . Lần này ta dẫu không phá vỡ được nước Tề, nhưng vua Tề chắc cũng kinh sợ, từ sau không dám xâm phạm nước Lỗ nữa!

Tấn Bình công khen phải, liền rút quân về . Trịnh Giản công cáo từ Tấn Bình công rồi xin về nước . Tấn Bình công thấy quân Sở lại sang đánh Trịnh, thì lấy làm lo, khi về đến đất Chúc A, cùng với các vua chư hầu uống rượu, dáng không được vui vẻ . Quan thái sư coi việc âm nhạc, là Sư Khoáng tâu với Tấn Bình công rằng:

- Tôi xin dùng âm luật mà bói xem tốt xấu thế nào .

Sư Khoáng liền thổ sáo, hát khúc nam phong, thấy có nhiều tiếng nghiêm ngặt, sát phạt; lại há khúc bắc phong, thì thấy êm ái dễ nghe . Sư Khoáng nói:

- Khúc nam phong (nước Sở ở về phương nam) không mạnh thì quân Sở chẳng những vô công mà lại sắp có tai vạ, chỉ trong ba ngày nữa, ta sẽ biết tin .

Sư Khoáng, tên tự là Tử Giã, là một học giả thông minh bậc nhất ở nước Tấn, lúc bé học âm luật, thường bực mình về nỗi không được chuyên, mới phàn nàn rằng:

- Nghề không tinh là tại lòng không chuyên nhất, lòng không chuyên nhất là tại con mắt hay nhìn .

Liền lấy lá ngải đốt mù mắt đi, để chuyên tâm về nghệ thuật, bởi vậy tinh thông âm luật lắm, có thể biết khí hậu biến hóa, âm dương lên xuống, sự lành dữ trong việc trời việc người, trong tiếng chim tiếng gió . Bây giờ Sư Khóang làm quan thái sư ở nuớc Tấn, coi về việc nhạc . Tấn Bình công tin yêu lắm, hành quân ở đâu cũng đem đi theo . Bình công nghe Sư Khoáng nói vậy, liền đóng quân lại rồi sai người đi dò thám tin tức quân Sở . Chưa được ba ngày, có quan đại phu nước Trịnh là công tôn Mại đến báo tin quân Sở đã lui rồi . Bình công lấy làm lạ, liền hỏi kỹ đầu đuôi . Công tôn Mại nói:

- Nước Sở, từ khi Tử Canh (tức là công tử Ngọ) thay Tử Mang (tức là công tử Trinh) làm lệnh doãn, muốn báo thù đời trước, mới lập mưu đánh Trịnh . Công tử Gia (nước Trịnh) tư thông với Sở, hẹn khi quân Sở đến thì giả cách nghênh chiến để đem quân ra đón . May nhờ có công tôn Xá Chi và công tôn Hạ biết mưu ấy, đem quân giữ thành, rồi nghiêm cấm những kẻ ra vào; công tử Gia không dám ra đón quân Sở . Tử Canh đem quân qua sông Dinh, không thấy công tử Gia ra đón, liền đóng đồn ở dưới núi Ngư Sĩ, gặp trời mưa tuyết, mấy ngày không thôi, trong dinh nước sâu hơn thước, quân sĩ đều tìm chỗ cao để ẩn mưa, rét quá, chết rất nhiều, ai cũng có lòng oán . Tử Canh bất đắc dĩ phải rút quân về . Nay chúa công tôi đã trị tội gϊếŧ chết công tử Gia rồi, sợ phiền đến quân các nước, vậy có sai tôi đi đến đây, để tâu với nhà vua .

Tấn Bình công mừng lắm, nói:

- Từ Giã (tên tự Sư Khoáng) thật là thánh về âm luật!

Tấn Bình công truyền cho chư hầu rút quân về . Tuân Yển về đến nữa đường, bỗng nhiên trên đầu nảy ra một cái ung, đau không thể chịu được, mới ở lại đất Chước Ung . Được hai tháng thì cái ung ấy vỡ, rồi lòi mắt ra mà chết . Thực Xước và Quách Tối nhân dịp Tuân Yển chết, phá cũi mà ra, trống về nước Tề, Phạm Mang và con Tuân Yển là Tuân Ngô đưa linh cữu Tuân Yển về nước Tấn, Tấn Bình công cho Phạm Mang thay Tuân Yển làm trung quân nguyên soái và cho Tuân Ngô thay Phạm Mang làm trung quân phó tướng . Tháng năm năm ấy, Tề Linh công ốm nặng, quan đại phu là Thôi Trữ bàn mưu với Khánh Phong, sai người đem xe đón thế tử Quang ở Tức Mặc về .

Khánh Phong đang đêm đem quân gọi cửa nhà quan thái phó là Cao Hậu . Cao Hậu mở cửa ra đón . Khánh Phong bắt gϊếŧ đi . Thế tử Quang và Thôi Trữ vào cung, gϊếŧ nàng Nhung Tử (mẹ nuôi thế tử Nha), lại gϊếŧ cả thế tử Nha . Tề Linh công nghe tin kinh sợ, hộc máu ra mà chết . Thế tử Quang lên nối ngôi, tức là Tề Trang công . Tự nhân là Túc Sa Vệ đem gia quyến chạy sang ở Cao Đường . Tề Trang công sai Khánh Phong đem quân đi đuổi . Túc Sa Vệ chiếm cứ Cao Đường mà chống cự lại . Tề Trang công đem đại binh đến vây, đã hơn một tháng mà chưa phá vỡ được . Công Lũ người Cao Đường vốn có dũng lực, Túc Sa Vệ dùng để giữ cửa đông . Công Lũ biết Túc Sa Vệ không làm nên việc được, mới đứng trên mặt thành bắn một lá thư xuống, ước với Tề Trang công, xin đến nửa đêm hôm ấy thì làm nội ứng cho quân Tề trèo qua phía đông bắc vào thành . Tề Trang công có ý không tin, Thực Xước và Quách Tối nói với Tề Trang công rằng:

- Việc ấy hai chúng tôi xin đi, để báo lại cái thù Túc Sa Vệ làm hại hai chúng tôi ở Thạch Môn khi trước .

Tề Trang công nói:

- Các ngươi đi trước, phải cẩn thận mới được, rồi ta sẽ đem quân tiếp ứng .

Thực Xước và Quách Tối đem quân tới phía đông bắc chờ đến nửa đêm, bỗng thấy ở trên mặt thành có dòng mấy cái thừng xuống . Thực Xước và Quách Tối cùng quân sĩ bíu thừng leo lên . Công Lũ đưa vào bắt Túc Sa Vệ . Quách Tối mở cửa thành cho quân Tề kéo ồ vào . Trong thành náo động, chém gϊếŧ lẫn nhau, ước độ một trống canh mới thôi . Tề Trang công vào thành . Công Lũ và Thực Xước trói Túc Sa Vệ giải đến trước mặt Tề Trang công . Tề Trang công xỉ mắng Túc Sa Vệ rằng:

- Ta có phụ bạc gì mày, mà mày lại giúp công tử Nha để hại ta, nay công tử Nha còn đâu! mày đã giúp công tử Nha thì cho xuống âm phủ mà giúp một thể!

Túc Sa Vệ cúi đầu không nói gì cả . Tề Trang công truyền đem Túc Sa Vệ ra chém, lấy thịt ướp, chia cho các quan mỗi người một ít; lại cho Công Lũ trấn thủ Cao Đường, rồi rút quân trở về .

Quan thượng khanh nước Tấn là Phạm Mang vì lần trước đánh Tề chưa được thành công, lại tâu với Tấn Bình công, xin đem quân sang đánh . Khi kéo quân đén sông Hoàng Hà, nghe tin Tề Linh công mất, bảo quân sĩ rằng:

- Nước Tề mới có tang mà ta đem quân sang đánh là bất nhân!

Nói xong, liền đem quân về . Quan đại phu nước Tề là Án Anh nói với Tề Trang công rằng:

- Nước Tấn thấy ta có tang mà không sang đánh, nếu ta bội Tấn thì là bất nghĩa, chi bằng ta cùng Tấn giảng hoà, khiến cho hai nước khỏi sự binh đao khổ sở là hơn .

Án Anh tên tự là Bình Trọng, mình cao không đầy năm thước, vốn là hiền sĩ bậc nhất ở nước Tề . Tề Trang công cũng sợ quân Tấn lại đến đánh, mới nghe lời Án Anh, sai nguời sang tạ tội với nước Tấn . Tấn Bình công đại hội chư hầu ở đất Thiền Uyên, cùng với Tề Trang công làm lễ ăn thề, từ bấy giờ hai nước giảng hoà với nhau .

Lại nói chuyện quan hạ quân phó tướng là Loan Doanh, tức là con Loan Áp . Loan Áp là con rễ Phạm Mang . Con gái Phạm Mang gả cho Loan Áp tên gọi nàng Loan Kỳ . Bấy giờ họ Loan kể từ Loan Tân, Loan Thành, Loan Chi, Loan Thũẫn, Loan Thư, Loan Áp cho đến Loan Doanh, cả thảy bảy đời cùng làm khanh tướng, quyền qúi không ai bằng, các văn vũ trong triều, nửa là môn hạ, nửa là thân thuộc . Loan Doanh lại là người biết khiêm kính, phóng tiền kết khách, vậy nên bọn dũng sĩ cảm tử như Châu Xước, Hình Khoái, Hoàng Uyên, và Cơ Di đều về với Loan Doanh cả, lai có Đốc Nhung là một người vũ dũng, sức mạnh nổi mấy nghìn cân, tay cầm hai kích, đâm đâu trúng đấy, không ai địch nổi, lúc nào cũng theo hầu ở bên mình Loan Doanh . Còn bọn gia thần của Loang Doanh như: Hạnh Du và Châu Tân (em Châu Xước) và những kẻ bôn tẩu dâng công thì không biết mấy mà kể . Khi Loan Áp chết thì vợ là nàng Loan Kỳ mới bốn mươi tuổi, chưa dứt hẳn được lòng dục, mỗi khi Châu Tân vào phủ để trình bẩm với Loan Doanh việc gì thì nàng Loan Kỳ lại đứng đằng sau bình phong dòm ra . Thấy Châu Tân là người đẹp trai, Loan Kỳ liền sai một thị nữ ngỏ ý, rồi cùng Châu Tân tư thông với nhau . Loan Kỳ lại đem những qúy vật trong nhà tặng cho Châu Tân . Khi Loan Doanh theo Tấn Bình công đi đánh Tề, Châu Tân công nhien ngủ ở trong phủ, không còn sợ hãi gì nữa . Loan Doanh về, nghe biết chuyện ấy, nhưng ngại vì thể diện thân mẫu mình, mới mượn việc khác để trừng trị những quân sĩ canh cửa, nghiêm cấm bọn gia thần, không cho được tự do ra vào trong phủ nữa . Nàng Loan Kỳ bấy giờ một là thẹn quá hóa giận, hai là tìиɧ ɖu͙© khôn cầm, ba là sợ Loan Doanh làm hại đến tính mệnh Châu Tân, nhân khi về mừng sinh nhật cha là Phạm Mang liền nói với cha rằng:

- Loan Doanh sắp nổi loạn, biết làm thế nào ?

Phạm Mang hỏi:

- Đầu đuôi thế nào con kể cho ta biết ?

Loan Kỳ nói:

- Loan Doanh thường vẫn nói: "Phạm Uởng gϊếŧ chú ta (trở Loan Hàm), cha ta khi trước đuổi đi, sau lại cho về nước, đã khỏi tội chết, lại được làm quan, họ Phạm mỗi ngày một thịnh thì họ Loan mỗi ngày một suy, ta thề không đội trời chung với họ Phạm". Bởi vậy Loan Doanh thường vẫn ngày đem cùng với bọn Trí Khởi, Dương Thiệt Hổ tụ họp ở trong nhà, bàn mưu muốn đuổi hết các quan đại phu đi để lập bè cánh mình . Vì nó sợ con tiết lộ việc ấy, nên truyền quân sĩ canh cửa, cấm con, không cho về thăm nhà . Hôm nay may mà con về được chứ ngày khác vị tất đã lại đuợc trông thấy thân phụ, vì tình cha con, con xin nói thật .

Bấy giờ Phạm Uởng đứng bên cạnh cũng nói thêm vào:

- Con cũng có nghe nói như vậy, nay việc đã quả nhiên! vậy cánh nó nhiều lắm, ta phải phòng bị trước mới được .

Một con trai và một con gái, cùng nói như nhau, tài nào mà Phạm Mang chẳng phải tin lời . Phạm Mang liền mật tâu với Tấn Bình công, xin đuổi họ Loan, Tấn Bình công hỏi riêng quan đại phu là Dương Tất, Dương Tất vốn ghét họ Loan mà yêu họ Phạm, mới nói với Tấn Bình công rằng:

- Loan Thư ngày xưa chính vì gϊếŧ vua Lệ Công ta mà được truyền đời cho đến Loan Doanh, nay chúa công trừ họ Loan, để tỏ rõ tội thí nghịch của y, thì thật là một đìều đại phúc cho nước nhà .

Tấn Bình công nói:

- Loan Thư có cái tiếng lập tiên quân ta, còn tội trạng Loan Doanh thì chưa được rõ, làm thế nào mà trừ được ?

Dương Tất nói:

- Loan Thư mượn tiếng lập tiên quân ta để che tội ác của mình . Tiên quân ta quên cái thù chung mà nhớ cái ơn riêng, nay chúa công lại ngơ đi thì càng hại to lắm! nếu tội trạng của Loan Doanh chưa rõ thì ta nên trừ bỏ những vây cánh mà xá tội cho hắn, đợi khi hắn mưu sự nổi loạn, bấy giờ ta sẽ trị .

Tấn Bình công khen phải, triệu Phạm Mang vào cung để ban về việc trừ cánh họ Loan . Phạm Mang nói:

- Loan Doanh ở nhà mà mình trừ bỏ vây cánh hắn thì khác nào như giục hắn nổi loạn, chi bằng chúa công sai hắn đi đắp thành ở Trứ ấp . Hắn đã đi rôi thì bọn hắn không có ai làm chủ, mới có thể trừ được!

Tấn Bình công khen phải, liền sai Loan Doanh đi đắp thành ở Trứ ấp . Khi Loan Doanh sắp đi, người trong cánh Loan Doanh là Cơ Di can rằng:

- Họ Loan ta nhiều người oán lắm, hẳn ngài cũng đã biết . Việc đắp thành này không phải là việc gấp, can gì phải sai đến ngài, âu là ngài thử chối từ, dò xem ý chúa công ra sao mà phòng bị .

Loan Doanh nói:

- Mệnh vua, sao ta lại chối từ! ta có tội thì dẫu chết cũng không nên tránh; nhược bằng không có tội thì người trong nước đều có lòng thương ta, ai hại ta nổi!

Loan Doanh liền sai Đốc Nhung dong xe, thẳng đường tiến sang Trứ ấp . Loan Doanh đi được ba ngày, Tấn Bình công ra coi triều, bảo các quan đại phu rằng:

- Xưa kia Loan Thư phạm tội thí nghịch mà không bị trừng phạt, nay con cháu đầy trong triều, ta lấy làm xấu hổ lắm, các quan nghĩ thế nào ?

Các quan đại phu đồng thanh mà đáp rằng:

- Nên đuổi họ Loan đi!

Tấn Bình công truyền đem tội trạng Loan Doanh yết thị ở cửa thàn, rồi sai Dương Tất đem quân đi đuổi Loan Doanh . Bao nhiêu vây cánh, thân thuộc trong nước đều bị đuổi cả . Loan Nhạc và Loan Phường đem người nhà cùng với Châu Xước, Hình Khoái đi theo Loan Doanh . Còn bọn Dương Thiệt Hổ thì đi sau, khi ra đến cửa thành thì cửa thành đã đóng chặt rồi, lại nghe tin quan quân đang đi tìm bắt phe phái họ Loan, mới tụ họp người nhà, định đến đêm hôm ấy thì nổi loạn, phá cửa đông mà ra . Họ Triệu có người môn khách tên là Chương Giám ở cạnh nhà Dương Thiệt Hổ, nghe được mưu ấy, đến báo với họ Triệu . Họ Triệu sang nói với Phạm Mang . Phạm Mang liền sai con là Phạm Uởng đem ba trăm quân đến vây nhà Dương Thiệt Hổ

Thêm Bình Luận