Chương 20: Tấn hiến công mê sắc lập Ly cơ Sở thành vương chuộng tài phong Đấu Cấu
Trịnh văn-công thấy uy thế nước Tề mỗi ngày một mạnh, sợ đem binh đến đánh nước mình, bèn sai sứ cầu hòa.
Vào năm Châu huệ-vương thứ mười, Tề hoàn-công họp các nước Tống, Lỗ, Trần, Trịnh nơi đất U làm lễ huyết-thệ.
Từ ấy, các nước đều tùng phục nước Tề.
Sau lễ huyết-thệ, Tề hoàn-công trở về nước bày tiệc khao thưởng các quan. Tiệc nữa chừng, Bảo thúc-nha rót một chén rượu đầy dâng cho Tề hoàn-công và chúc thọ.
Tề hoàn-công rất đẹp lòng nói :
- Tiệc rượu ngày hôm nay vui vẻ biết bao !
Bao thúc-nha tâu :
- Bậc minh-quân, hiền-sĩ tuy vui mà chẳng quên lo . Chúa-công chớ nên quên những ngày chạy trốn sang nước Cử, Quản-Trọng chớ quên những ngày ở trong tù xa, Ninh-thích đừng quên lúc cỡi trâu dưới núi.
Tề hoàn-công cười lớn, đứng dậy xá hai cái, và nói :
- Nếu chúng ta không bao giờ quên những lúc gian nan, đó là phúc lớn cho nước ta đó.
Ngày ấy Chúa tôi vui vầy, rượu càng say, lòng người càng hoan-hỉ .
Một hôm, có sứ nhà Châu sai đến.
Tề hoàn-Công vội vã ra nghinh-tiếp.
Sứ triều truyền chỉ phong cho Tề-hầu làm Phương-bá, có quyền đem quân vấn tội các chư-hầu.
Lại giao cho Tề hoàn-công một tờ mật chiếu như sau :
Vệ hầu Sóc, đem quân giúp Vương-tử Đồi, gây loạn Thiên-triều , lòng trẫm tích oán đã mười năm, song chưa chinh phạt đặng. Nay trẫm cậy khanh toan liệu việc ấy mà rửa hờn cho trẫm.
Tề hoàn-công bái mạng, rồi đưa Thiên-sứ về nước .
Cách đó không lâu, Tê hoàn-Công hưng binh phạt Vệ.
Lúc ấy Vệ huệ-công (tức Vệ-sóc) đã qua đời , con là Thế-tử Xích lên nối ngôi xưng hiệu Vệ ý-công.
Vệ ý-công nghe binh Tề kéo đến, không cần hỏi nguyên do, cứ việc đem quân ra thành chống cự. Nhưng đánh không lại, bị thua một trận khá lớn, phải kéo binh trở về cố thủ.
Tề hoàn-Công đem binh vây thành hạch tội Vệ huệ-Công thuở trước.
Vệ ý-công nói :
- Đó là lỗi của Tiên-quân ta, đâu có can hệ gì đến ta mà sợ !
Nói rồi sai con trưởng là Khai-phương đem lễ vật xin giảng hòa .
Tề hoàn-công nói :
- Theo phép nhà Châu ta thì không bắt tội đến con cháu. Nay Vệ huệ-công đã chết, ta cũng nên khoan thứ.
Nói rồi, thâu lễ vật , thừa nhận việc cầu hòa, rồi rút quân về nước.
Công-tử Khai-phương thấy nước Tề cường-thịnh, xin được làm quan nơi nước Tề .
Tề hoàn-công nói :
- Ngươi là con trưởng của Vệ-hầu, tất ngày sau lên nối ngôi , tại sao lại bỏ ngôi của mình mà sang làm tôi ở nước ta ?
Công-tở Khai-phương tâu :
- Chúa-công là bậc hiền đức trong thiên-hạ, nếu được hầu hạ chúa-công tôi tưởng còn sung sướиɠ hơn là làm vua.
Tề hoàn-công suy nghĩ, rồi phong cho Khai-phương làm quan Đại phu, và cũng thân yêu như bọn Thụ điêu và Dịch-Nha vậy.
Người nước Tề gọi ba người nầy là "Tam quí" . Nghĩa là ba người
được vua tin nhứt.
Công-tử Khai-phương lại nói với Tề hoàn-công rằng :
- Vệ huệ-công trước kia còn lại một người con gái rất đẹp , chưa định vu-quy.
Tề hoàn-công hỏi :
- Con gái Vệ huệ-công là Vệ-Cơ ta đã cưới về làm phu-nhân rồi , nay còn một người em nữa sao ?
Công-tử Khai-phương nói :
- Tâu Chúa-công, thật đúng vậy. Nàng này là em nhưng nhan sắc còn mặn mà hơn.
Tề hoàn-công mừng rỡ sai người đến thương lượng với Vệ ý-Công , xin rước về làm tiểu thϊếp.
Vệ ý Công không dám trái lời, phải đưa Vệ-Cơ sang Tề.
Tề hoàn-Công gọi người chị là Trưởng Vệ-Cơ, người em là Thiếu Vệ-Cơ để
phân biệt. Hai chị em đều được Tề hoàn-công yêu chuộng cả.
Đây nói qua việc Tấn. Chúa nước Tấn lúc bấy giờ là Tấn hiền-Công , con của Xưng đại tức là Tấn Võ-công.
Hiến-công lúc còn làm Thế-tử, cưới nàng Giả-thị làm chánh thất nhưng không con, bèn cưới cháu gái của Khuyển-Nhung là Hồ-Cơ làm thứ thất, sinh đặng một trai là Trùng-nhĩ . Sau đó lại cưới thêm con gái họ Doãn, sinh đặng một trai là Di-ngô.
Lại nữa, trong lúc Tấn võ-Công còn sang có cưới nàng Tề-Khương, con nhà tôn-thất nước Tề làm tiểu thϊếp. Nhưng Tấn võ-công đã già, còn nàng Tề-khương còn trẻ, nên Hiến-Công tư thông với Tề-khương (tiểu thϊếp của cha) ăn ở với nhau sinh đặng một trai là Thân-sanh.
Đến lúc Hiến-công lên ngôi, thì chánh thất Giả-thị đã qua đời .
Tấn hiến-công bèn lập nàng Tề-Khương lên làm chánh-thất, và con nàng Tề-khương là Thân-sanh lên làm Thế-tử, mặc dầu lúc đó Trùng-Nhĩ, Di-ngô, cũng là con của Tấn hiền-công, đã lớn tuổi hơn .
Sau đó Tề-khương sinh thêm được một gái nữa, mới mãn phần .
Nàng Tề-khương chết , Tấn hiến-công cưới em gái nàng Giả-thị là Giả-quân làm tiểu thϊếp, nhưng Giả-quân cũng không con, Tấn hiến-Công bảo phải nuôi con gái mới sinh của Tề-khương làm con nuôi.
Chưa hết, Tấn hiến-công lên ngôi được mười lăm năm , cử binh sang đánh nước Ly-nhung. Chúa Ly-nhung bị thua, dâng hai người con gái cho Tấn hiến-công mà cầu hòa. Hai người con gái ấy , người lớn là Ly-cơ, người nhỏ là Thiếu-Cơ. Nàng Ly-cơ xinh đẹp phi thường, nhan sắc không thua Tức-Vĩ , tướng mạo không nhường Đắc-Kỷ, lại thêm lòng dạ nham hiểm, đũ mánh khoé làm say lòng người , do đó Tấn hiến-công rất yêu chuộng.
Chẳng bao lâu, Ly-cơ sanh đặng một trai là Hề-Tề, còn Thiếu-Cơ cũng sanh đặng một trai là Trác-tử .
Vì quá yêu nàng Ly-cơ, Tấn hiến-công không còn thiết gì đến mối tình nàng Tề-Khương thuở trước, muốn lập Ly-Cơ lên làm chánh-thất, bèn đòi quan Thái-bốc là Quách-yến vào triều bảo :
- Khanh thử bói một quẻ xem ta lập Ly-cơ lên chánh-thất có đặng chăng ?
Quách-yến tuân lời gieo quẻ, rồi nói :
- Quẻ không tốt. Điềm ứng việc thay đổi lộn xộn không hay.
Tấn hiến-công không tin, truyền quan Sử-tô bói lại.
Quan Sử-tô cũng cho là xấu, và nói :
- Tâu Chúa-công, chư-hầu không đặng cưới vợ hai lần , nay Chúa-công đã lập chánh thất rồi, mặc đầu chánh thất sớm lìa trần nhưng vẫn có con trai. Nếu Chúa-công lập chánh-thất nữa thật trái lẽ .
Tấn hiến-công không nghe, chọn ngày cáo với Thái-miếu , rồi lập Ly-cơ làm Chánh-cung, Thiếu-cơ làm Thứ-phi.
Sử-tô thấy vậy thở dài , nói riêng với quan Đại-phu Lý-khắc :
- Nước Tấn ta sắp mắt rồi ! Biết làm sao !
Lý-khắc nghe nói giật mình hỏi :
- Sao thế ! Ai làm mất nước Tấn ?
Sử-tô đáp :
- Nước Tấn ắt phải bị mất về tay nước Ly-nhung. Ngày xưa vua Kiệt nhà Hạ, đánh nước Thi , người nước Thi dâng nàng Muội-Hỉ, vua Kiệt yêu Muội-Hỉ mà nhà Hạ mất. Vua Trụ nhà Ân đánh nước Tô, người nước Tô dâng Đắc-kỷ, vua Trụ yêu Đắc-Kỷ mà nhà Ân mất. Vua U-vương nhà Châu đánh nước Bao, người nước Bao dâng Bao-tự, vua U-vương yêu Bao-tự nên nhà Tây Châu suy mất. Nay Chúa-công đi đánh nước Ly-Nhung người Ly-Nhung, dâng gái đẹp mà Chúa-Công say mê như thế , lẽ nào nước Tấn còn được.
Lúc đó có quan Thái-bốc là Quách-yến bước vào, Lý-khắc đem những lời của Sử-tô thuật lại.
Quách-yến nói :
- Cứ theo quẻ, thì nước Tấn ta bị loạn chứ chưa mất , vì tiên-quân ta mới được thọ-phong ở nước Tấn này, nên vận nước còn dài.
Lý Khắc hỏi :
- Đến bao giờ thì loạn ?
Quách-yến nói :
- Chi trong mười năm nữa mà thôi.
Ba vị đại thần nhìn nhau buồn bã rồi lui về.
Kế đó, Tấn hiến-công tỏ ý muốn lập con trai nàng Ly-cơ lên làm Thế-tử. Một hôm nói với Ly-cơ :
- Nay phu nhân ở chức chánh cung, chẳng lẽ không lập Hề-Tề , con trai của phu-nhân, lên làm Thế-tử sao phải lẽ ?
Ly-cơ nghe nói lòng mừng khấp-khởi, nhưng nàng vốn là một kẻ mưu mô, thâm hiểm, bèn nghĩ thầm :
- Thân-sanh được phong Thế-tử đã lâu , nay vô cớ mà phế đi ắt quần thần chẳng phục. Hơn nữa Trùng-nhĩ và Di-ngô lại thân mật với Thân-sanh lắm. Nếu bây giờ nói ra chưa làm chi được, mà họ lại biết trước đề phòng, thì sau nầy rất khó.
Nghĩ như vậy, bèn tâu với Tấn hiến-công :
- Khi Chúa-công lập Thế-tử Thân-sanh, cả chư-hầu đều biết. Nay Thế-tử không có tội gì mà Chúa-công tính việc phế-lập, thϊếp thà chết chứ không dám vâng mệnh.
Tấn hiến-công ngỡ Ly-cơ có lòng tốt , khen ngợi vô cùng, rồi bỏ qua việc ấy không nói đến nữa.
Trong triều có hai người tôi được Tấn hiến-công rất yêu mến.
Một người là Lương-ngũ và một người là Đông quang-ngũ. Cả hai họp sức với Tấn hiến-công lo việc quốc-chính. Vì được yêu dùng nên hai người nầy làm lắm chuyện lộng quyền, đến nỗi người nước Tần gọi là "nhị-ngũ" . Nghe tiếng "nhị-ngũ" ai cũng phải sợ.
Cũng trong lúc ấy, có một phường hát tên Ưu-thi, trẻ tuổi, đẹp trai, có tài khôi hài rất duyên dáng, vì vậy Tấn hiến-công rất thích , cho phép được tựđo ra vào cung điện, không ai ngăn cấm cả.
Ly-cơ được thế, tư tình với Ưu-thi, hai bên tỏ ra tương đắc .
Một hôm, Ly-cơ đem ý muốn lập Thế-tử Hề-Tể nói với Ưu-Thi .
Ưu Thi đáp :
- Ba vị Công-tử kia còn ở tại Kinh đô, việc đó khó thực hiện được . Nay phải tìm cách đưa ba người ra trấn cõi ngoài rồi tùy cơ ứng biến.
Ly-cơ hỏi :
- Thế thì ta đem ý ấy bàn với Chúa-công có đặng chăng ?
Ưu-thi nói :
- Không nên, nay trong triều có "nhị ngũ" nói gì mà Chúa-công chẳng nghe . Phu-nhân nên đem vàng bạc mua lòng mà giao kết với họ. Hễ "nhị ngũ" thưa thuận thì việc chẳng khó gì .
Ly-cơ liền đưa vàng bạc cho Ưu-thi đem lo lót cho Lương-Ngũ và Đông quang-ngũ.
Ưu Thi lãnh mạng, đến nhà Lương-ngũ trước và nói :
- Thưa ngài, phu-nhân muốn làm đẹp lòng ngài nên sai tôi đem lễ vật đến đây, mong ngài không từ chối .
Lương-ngũ nghe nói, ngạc nhiên hỏi :
- Phu-nhân có dặn điều chi chăng ? Nếu không nói rõ tôi đâu dám nhận ?
Ưu Thi đem mưu kế của Ly-cơ , thuật lại.
Lương-ngũ nói :
- Việc nầy phải có Đông quang-ngũ giúp sức mới xong.
Ưu Thi nói :
- Phu-nhân củng có lễ vật biếu Đông-quang-ngũ như ngài.
Hai người liền dắt nhau đến nhà Đông quang-ngũ để cùng nhau đàm luận.
Sáng hôm sau, Lương-Ngũ vào triều thưa với Tấn hiến-công :
- Đất Khúc-ốc là chỗ Tiên-quân thuở xưa lập nghiệp, hiện nay tôn miếu hãy còn. Còn đất Bồ và đất Khuất, tiếp giáp với Nhung định là một nơi trọng địa. Ba chỗ ấy cần phải có người ra trấn thủ, xin Chúa-công sai Thế-tử Thân-sanh ra trấn nơi Khúc-ốc, Công-tử Trùng-Nhĩ ra trấn nơi đất Bồ và Công-tử Di-ngô ra trấn nơi đất Khuất . Được như vậy giang-san nước Tấn mới vững vàng.
Tấn hiến-công nói :
- Đất Khúc-ốc thì phải rồi, còn đất Bồ và đất Khuất là hai nơi hoang địa, tại sao lại phải cho hai vị Công-tử ra trấn giữ ?
Đông quang-Ngữ quỳ tâu :
- Tuy hoang địa nhưng lại là nơi trọng địa. Nếu xây thành sửa sang cho kiên cố thì đất ấy trở nên trù mật. Và nước Tấn sẽ giàu mạnh hơn các chư hầu.
Tấn hiến-Công nghe lời sai Thế-tử Thân-sanh ra trấn thủ nơi Khúc-ốc, có quan Thái-Phó Đỗ nguyên-Khoản theo hầu . Công-tử Trùng-Nhỉ ra trấn nơi đất Bồ, có Hồ-Mao theo hầu . Công-tử Di-Ngô ra trấn nơi đất Khuất, có Lã di-Sảnh theo hầu .
Ba vị Công-tử đi rồi trong triều chỉ còn có Hề-Tề và Trác-tử gần gũi Tấn hiến-công .
Nàng Ly-cơ lại tìm hết mánh khóe để làm say lòng vua Tấn.
Lức bấy giờ Tấn hiền-công chia quân ra làm hai đạo : Thượng quân và hạ quân. Đạo thượng quân thì do Tấn hiến-công điều khiển, còn đạo hạ quân thì giao cho Thế-tử Thân-sanh xử dụng.
Thân-sanh cùng với quan Đại-phu Triệu-Túc và Tất-Vạn kéo quân sang chinh phục nước Cảnh, nước Quắc và nước Ngụy.
Ba nước nầy đánh không lại phải đầu hàng.
Vì vậy công lao của Thế-tử Thân-sanh rất lớn.
Mà cũng vì vậy, nàng Ly-cơ ngày đêm buồn bã, tính chưa ra kế để làm hại Thế-tử Thân-sanh được.
Đây nói đến việc nước Sở. Từ khi Sở văn-vương tạ thế, Hùng-hi lên nối ngôi. Hùng-Hi và Hùng-Vận cùng là con nàng Tức-Vĩ sinh ra, nhưng Hùng-vận tài trí hơn anh , do đó Tức-Vĩ có lòng yêu dấu . Cả đến người trong nước cũng mến phục.
Hùng-hi thấy vậy muốn tìm kế gϊếŧ Hùng-vận đi để khỏi di-họa về , sau ngặt vì Hùng-vận được các quan trong triều hết lòng che chở , nên Hùng-hi không tìm ra kế.
Lần hồi, Hùng-hi chán nản, bỏ bê việc triều chính, thích săn bắn nơi chốn hoang vu . Vì vậy, Hùng-hi lên ngôi đã hơn ba năm mà chưa chỉnh đốn được việc gì cả.
Một hôm, Hùng-vận mật sai người đón đường gϊếŧ Hùng-hi đi , rồi nói dối với Tức-vĩ là Hùng-hi đi săn gặp tai nạn mà thác.
Tức-Vĩ lòng nghi ngờ nhưng không tiện nói ra, bèn truyền cho các quan lập Hùng-vận lên nối ngôi, hiệu là Sở thành-vương.
Sở thành-vương phong cho người chú là Vương-tử Nguyên làm Tể-tướng.
Vương-tử Nguyên từ khi Sở văn-vương chết đi, đã có ý muốn cướp ngôi, lại thấy chị dâu là Tức-Vĩ, nhan sắc tuyệt vời, đem lòng ham muốn. Trước kia, vì sợ Đấu bá-tỷ là một Đại-thần cương-trực , lại có nhiều tài trí nên chẳng dám làm càn . Nay Đấu bá-tỷ đã chết, Vương-tử Nguyên không còn kính trọng ai nữa, mới lập lên một ngôi nhà bên cạnh cung Tức-Vĩ, ngày đêm bắt vũ-nhạc múa hát, cốt làm cho Tức-Vĩ say lòng.
Tức-Vĩ nghe tiếng, hỏi bọn thế nữ :
- Tiếng đờn ca ở đâu mà gần thế ?
Bọn thế-nữ tâu :
- Đó là tiếng nữ-nhạc bên nhà mới của quan Tể-tướng đó.
Tức-Vĩ thở dài nói :
- Tiên-quân ngày xưa chăm lo luyện tập binh-sĩ đánh dẹp các chư hầu, vì vậy các nước đều thần phục. Bây giờ quân nước Sở ta đã mười năm nay, không tiến được nữa bước trên đất Trung-quốc , thế mà quan Tể-tướng không nghĩ những điều xấu hổ ấy lại bày việc đờn ca, hát xướng bên cung gái góa nầy, thật lạ lùng làm sao !
Nội-thị đem mấy lời ấy thuật lại với Vương-tử Nguyên.
Vương-tử Nguyên lấy làm xấu hổ , nghĩ thầm :
- Một người đàn bà còn có chí như vậy, lẻ nào ta đây là một đấng trượng-phu lại chẳng nghĩ đến sao ! Nếu không đánh được nước Trịnh quyết chẳng
làm người.
Nói rồi, điểm sáu trăm cỗ binh xa, khiến Đấu ngự-cương và Đấu Ngô làm tiên-phuông, Vương-tôn Du và Vương-tôn Gia đi hậu tập rầm rộ kéo đến nước Trịnh.
Trịnh văn-công nghe tin binh Sở kéo đến đánh liền hội quần-thần thương nghị.
Đỗ-thúc nói :
- Quân-sở rất hùng mạnh, ta làm sao địch lại , chi bằng xin giảng hòa rồi sẽ tính.
Sư Thúc nói :
- Nước ta đã có minh thệ với Tề, nếu cầu cứu ắt Tề đem binh đến giúp. Xin cứ cố-thủ chờ viện binh.
Thế-tử Hoa bấy giờ còn trẻ tuổi, lòng bồng-bột nghe nói vội xin đem quân ra đối địch.
Trịnh văn-công chưa quyết lẽ nào, Thúc-thiêm quỳ tâu :
- Trong ba lời nói vừa rồi, chỉ có lời của Sư-thúc là hợp ý tôi . Tôi đoán binh Sở chẳng bao lâu phải kéo về.
Trịnh văn-công hỏi :
- Vương-tử Nguyên đã đem binh đến đây, nếu không bị thua lẽ nào chịu lui về.
Thúc-thiêm nói :
- Xưa nay nước Sở đi đánh nước ngoài chưa bao giờ dùng binh lực nhiều như thế. Lần nầy Vương-tử Nguyên cốt ý làm cho vừa lòng Tức-Vĩ. Nhưng đã cố thắng tất sẽ thua. Vì vậy không đáng sợ .
Các quan còn đang thương nghị bỗng có tin báo :
- Binh Sở đã phá đặng Kiết-thất quan, nay đã vào đến Thuần-môn rồi.
Đỗ-thức nói :
- Ấy vậy, nếu không muốn giảng hòa thì phải qua nơi đất Đồng-khâu để tránh nhuệ khí của giặc .
Thúc-thiêm nói :
- Đừng sợ gì cả ! Tôi đã có kế làm cho quân giặc phải lui .
Nói xong, sai quân giáp sĩ mai phục trong thành, rồi khiến mở bét cả bốn cửa thành ra. Dân sự, chợ búa vẫn đi lại như thường.
Tướng nước Sở là Đấu ngự-cương vừa kéo quân đến thầy vậy lòng nghi ngờ, nói với Đấu-ngô :
- Ta đến đây mà quân Trịnh không chút gì xao dộng, tất có mưu kế chi đây. Ta không nên tiến quân vội, phải án binh đợi quan Tể-tướng đã.
Nói xong, truyền đóng quân ngoài thành, cách xa năm dặm .
Được một lúc, đại binh của Vương-tử Nguyên kéo đến, Đấu ngự-Cương cáo-báo lại quân tình.
Vương-tử Nguyên lấy làm lạ, trèo lên chỗ cao xem, thấy trong thành Trịnh quân-sĩ có thứ lớp, cờ xí rộn-ràng, liền thở dài, nói :
- Nước Trịnh có ba người tài (ý nói Thúc-thiêm, Đỗ-Thúc và Sư-thúc) ắt có mưu kế chi đây. Nếu ta sơ-xuất còn mặt mũi nào trông thấy nàng Tức-Vĩ. Chi bằng cho quân thám thính kỹ, nắm được địch mình rồi sẽ liệu.
Ngày hôm sau, có quân thám thính về báo :
- Quân nước Tề , Lỗ, Tống đồng hưng binh qua cứu Trịnh.
Vương-tử Nguyên giật mình, bảo các tướng :
- Nay các nước chư hầu đem binh đến đây, trong đánh ra, ngoài đánh vào, quân ta cự sao lại. Thôi thì ta tiến quân được đến đây cũng gọi là thắng trận rồi. Bây giờ rút lui về nước thì tiện hơn .
Nói xong, truyền quân-sĩ cuốn cờ im trống, ngay đêm hôm ấy lẻn ra khỏi địa-giới nước Trịnh.
Nhưng khi về đến biên giới nước Sở lại truyền mở cờ đánh trống lên ầm-ĩ.
Về chưa đến Kinh-thành Vương-tử Nguyên đã sai người đến báo cho Tức-Vĩ hay tin quân Sở đắc thắng khải-hoàn.
Tức-Vĩ nói :
- Nếu quan Tề-tướng đắc thắng thì cáo-tế với nhà Thái-miếu, rồi truyền bá cho dân chúng biết chứ nói với gái góa nầy làm chi ?
Quân về báo lại. Vương-tử Nguyên thẹn thùng, lểnh mểnh đem quân vào thành mặt buồn khôn xiết.
Cũng trong đêm ấy, tại nước Trịnh, Thúc-thiêm thấy bốn bề yên lặng, mới cho người ra dò xét.
Quân vào báo :
- Trại quân Sở không còn một bóng người.
Thúc-thiêm dẫn các quan lên mặt thành xem, rồi chỉ vào trại địch nói :
- Quân Sở đã bỏ trốn rồi.
Các tướng không tin hỏi :
- Tại sao ngài biết được ?
Thúc-thiêm nói :
- Dinh quan Đại tướng bao giờ cũng phải có quân canh gác cẩn mật, nay thấy có đàn quạ đậu trên cây mà kêu thì biết đó là trại không người. Tôi chắc rằng quân Sở hay tin các nước chư hầu kéo đến nên đã âm thầm rút lui.
Đang lúc bàn bạc, bỗng có quân vào báo :
- Quân các nước chư hầu vừa kéo đến biên giới, hay tin quân Sở đã bỏ về nên các chư hầu đem binh trở lại.
Ai nấy vỗ tay reo hò, khen ngợi Thúc-thiêm là người cao kiến.
Trịnh văn-công mừng rỡ, mở tiệc vui vầy, Chúa tôi hỉ-hạ.
Còn Vương-tử Nguyên, từ khi đi đánh nước Trịnh không được công-trạng gì lại bị Tức-Vĩ thờ ơ, lãnh đạm, lòng áy-náy muốn cướp ngôi nước Sở. Tuy nhiên, Vương-tử Nguyên lại định ý tư thông với Tức-Vĩ trước đã.
Gặp lúc Tức-Vĩ bị bệnh, Vương-tử Nguyên giả cách vào thăm , rồi ở mãi trong cung, không chịu về.
Quan Đại-phu là Đấu-liêm hay được, liền vào cung thấy Vương-tử Nguyên đang soi gương, chải đầu.
Đấu-liêm nói :
- Quan Tể-tướng dẫu là chú vua, nhưng vẫn là kẻ bề tôi. Vã lại, quốc-mẫu góa chồng, nam nữ nên tị-hiềm, sao Tể-tướng không nghĩ đền điều ấy
Vương-tử Nguyên nỗi giận nói :
- Quyền bỉnh nước Sở hiện ở trong tay ta. Sao ngươi dám nói càn .
Liền sai bọn thủ-hạ bắt Đấu-liêm trói lại, giam vào ngục.
Tức-Vĩ thấy hành động lăng-loàn của Vương-tử Nguyên liền sai nội thị đến báo với Đấu-cấu ô đồ (con của Đấu bá-tỷ) tìm mưu diệt loạn.
Đầu-cấu ô đồ tâu với Sở thành-vương, rồi cùng với Đấu ngự-cương, Đấu-ngô và Đấu-bàn (con của Đấu-cấu) đem quân vào cung.
Vương-tử Nguyên đang vui say với bọn cung-nữ, nằm ngủ mơ màng, nghe tiếng quân reo, giật mình thức dậy, cầm gươm chạy ra.
Vừa đền cửa, gặp Đấu-ban bên ngoài cầm kiếm xốc tới .
Vương-tử Nguyên hét to :
- Thằng ranh con này, mày dám đến đây tác-loạn sao ?
Đấu Ban nói :
- Ta đâu có làm loạn, ta đến để trừ loạn đấy chứ !
Nói xong vung kiếm chém Vương-tử Nguyên.
Hai bên đánh một lúc thì Đấu-ngô và Đấu ngự-cương đến tiếp ứng .
Vương-tử Nguyên nhắm thế cự không lại bõ chạy .
Đấu-ban rượt theo chém một nhát, rơi đầu.
Gϊếŧ được Vương-tử Nguyên rồi, Đấu-cấu ô đồ mở trói cho Đấu Liêm rồi cùng nhau đến thăm Tức-Vĩ.
Xảy có lệnh Sở thành-vương triệu tập quần thần để chọn người thay thế Vương-tử Nguyên làm chức Tể-tướng.
Các quan tề tựu đũ mặt.
Sở thành-Vương muốn chọn Đấu-Liêm, nhưng Đấu-liêm một mặt chối từ, nói :
- Hiện nay nước ta có một đối thủ đáng sợ là nước Tề .
Nước Tề dùng Quản-Trọng và Ninh-Thích mà nước giàu, quân mạnh, nay Đại-vương muốn chỉnh đốn lại nước Sở tất phải dùng Đấu Cấu Ô đồ mới được.