- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Đông A Nông Sự
- Chương 35: Nhị hoàng (2)
Đông A Nông Sự
Chương 35: Nhị hoàng (2)
Lúc này Thái Tông bên trên cũng cười nói:
- Hai đứa ngươi đã lớn rồi, có đứa đã thành bậc tể phụ mà vẫn như khi xưa giữ cái tính trẻ nít, lúc bé thì chọi dế đá gà, bây giờ lớn thì xúc cúc, không khi nào ngừng tranh đấu.
Lúc này có một người, tướng người đẫy đã, mặt cười hiền như bụt nói:
- Thượng hoàng đừng trách bọn họ. Hai người này hơn nhau chục tuổi nhưng gặp nhau đã ganh đua. Con từ bé đứng giữa hai người đã khi nào được yên ổn.
Thái Tông hiền từ nhìn người này:
- Nhà ta cuối cùng chỉ có Quốc Khang là hiểu lễ nghĩa, không ganh đua đố kị với ai.
Thánh Tông cười:
- Đại ca chả phải tranh cái áo bông, không cho ta được như ngươi sao?
Quốc Khang thẹn đỏ mặt, cúi đầu thấp xuống. Mọi người cười ồ! Bách nghe mọi người nói, trong lòng phán định người kia chắc là Trần Quốc Khang. Nói người này thân thế ly kỳ, chính là biểu tượng mâu thuẫn hai dòng chính vua nhà Trần. Khi Thuận Thiên hoàng hậu còn ở với An Sinh vương thì có mang Quốc Khang, sau vì mưu của Trần Thủ Độ. Trần Thái Tông lấy vợ của anh. Thế mới nói, Quốc Khang là con ruột An Sinh Vương nhưng danh nghĩa là con Thái Tông.
Lúc này có một đứa bé khoảng 6 – 7 tuổi, nhìn rất lanh lợi, giữa trán có vệt lờ mờ như hình con mắt, ăn mặc xa hoa chen lời:
- Đệ thấy đúng là An Sinh xã thắng là điều không bất ngờ, mọi người đều đoán được. Nhưng gần đây có một sòng bạc tên là Lục Tứ đưa ra cách cược mới lạ. Đó là cược bù trừ bàn thắng. An Sinh xã chấp Chiêu Minh xã 3 bàn thắng. Nếu An Sinh xã thắng Chiêu Minh xã nhiều hơn 3 bàn mới được lấy tiền, còn không thì mất trắng. Cách này được nhiều người hưởng ứng.
Tiểu tử này chính là Trần Ích Tắc. Người này từ bé thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời, là Hoàng tử được Thái Tông yêu mến nhất. Trần Quốc Khang nói ngay:
- Cách này hay. Tính cạnh tranh rất cao. Người nào nghĩ ra cách này vậy?
- Hắn là Chu Đại Lực, chủ sòng bạc Lục Tứ. Ngoài cách này ra còn cho đặt được kiểu tài sửu tổng số bàn ghi được. Cũng có thể cược cầu thủ ghi bàn. Tỷ lệ nhỏ nhất chính là Yết Kiêu và Dã Tượng. Hai tên này nếu ghi bàn thì chỉ bỏ 2 thường 1. Còn nếu Ma Lĩnh bên Chiêu Minh xã ghi bàn thì bỏ 1 thường 20.
Mọi người lại ồ lên. Đúng là Mã Lĩnh ghi bàn thì mặt trời mọc đằng tây, hắn được phân công chủ yếu ở gần cầu môn đội nhà, ngăn cản An Sinh xã ghi bàn. Có bao giờ lên quá nửa sân mà có khả năng ghi bàn.
Lúc này, Trần Quang Khải nghe thấy cách chơi này, vô cùng thích thú. Hắn vốn biết đội mình yếu hơn. Nhưng nghe thấy được chấp 3 quả, lý gì mà không giữ được tỷ số. Một là thấy đội mình có khả năng thắng, hai là nghe mất mặt quá. Đội nhà được chấp 3 quả mà không giữ được thì về sau ai còn dám ra sân. Quay sang nói với Trần Quốc Tuấn:
- Cách chơi hay như vậy, ca ca có muốn cùng ta chơi một cuộc không?
- Chơi thế nào Quang Khải cứ nói.
- Theo như đánh giá của sòng bạc Lục Tứ, Anh Sinh xã chấp 3 bàn. Ta cược đội Chiêu Minh xã 2000 lượng, ca ca thấy thế nào?
- Cung kính không bằng tuân mệnh.
Bách thầm than hỏng rồi. Mấy hôm nay hắn cùng Chu Đại Lực nghiên cứu rất kỹ về cách ra đề này. Chu Đại Lực là người trong nghề nên hắn biết, chỉ cần Yết Kiêu và Dã Tượng ra sân, khả năng này là 50-50. Nhưng nếu Trần Quốc Tuấn biết được mục tiêu này, dặn dò hai người kia tập trung ghi bàn thì khả năng họ thắng quá 3 bàn là rất cao. Trần Quang Khải thì tự tin vào đội mình có một số tuyển thủ trẻ. Hàng ngày hắn cũng cùng họ bỏ công tập luyện nhưng đâu biết rằng thi đấu đối kháng cần nhiều kinh nghiệm. Khi đứng trong một sân vận động hàng vạn người. Áp lực là rất khác.
Thánh tông thấy thú vị, hắn là người anh em thân sinh với Quang Khải, cũng muốn ủng hộ đội bóng kinh thành. Nên nói:
- Trẫm cũng ủng hộ Chiêu Minh xã, nhưng ủng hộ theo cách khác. Trẫm nghe cách cược người ghi bàn rất hay. Cũng nghĩ hôm nay có cả ta và Thượng hoàng ở đây, ắt xảy ra chuyện không ngờ, muốn cược Ma Lĩnh ghi bàn. Không biết Hưng Đạo Vương có dám không?
Thái tông nghe thế cười ha hả:
- Anh em nhà ngươi như thế là bắt nạt Quốc Tuấn đấy!
Trần Quốc Tuấn chắp tay:
- Không dám, đều chỉ là trò vui. Không biết Quan gia đặt cược bao nhiêu?
- Chúng ta lấy vui vẻ làm chính thôi. Ta cược 100 lượng!
- Vậy thì thần thường được. Thần sợ Quan gia cược mấy vạn lượng mà nhỡ thua thần không biết lấy cái gì ra mà thường cho Quan gia thôi!
Mọi người rộ lên vui vẻ! thực ra với bọn họ những khoản tiền này không nhiều. Nhưng vấn đề ở chỗ đi xem thể thao, ai cũng muốn dính một chút cá cược trong đó, nếu không sẽ mất rất nhiều phong vị. Khi xưa Bách cũng thường xuyên làm vậy, không tính là cờ bạc nhưng cốt phải có phần thưởng. Như vậy khi xem hăng hái lên rất nhiều. Thái Đường lúc này thấy các anh chơi vui như vậy, kéo tay Thái tông:
- Phụ hoàng không cá cược gì sao?
Thái tông nhìn nàng, mở miệng hói:
- Con gái ta thích cược gì để phụ hoàng định đoạt?
- Con cược tổng số bàn thắng sẽ hơn 8 quả, là tài. Nếu dưới 8 quả là con thua.
Thái tông vuốt râu cười:
- Trưởng công chúa của ta muốn gì thì nói đi?
- Con muốn xin cha phủ đệ ở bên sông Tô Lịch.
- Khẩu vị lớn thật đấy. Theo lệ công chúa chưa hạ giá thì không ở riêng, mở phụ đệ làm gì?
- Con muốn ra ở riêng, trong cung chán lắm.
Thái tông ngẫm nghĩ rồi nói:
- Việc này tạm thời không được, vẫn phải hạ giá rồi mới nói. Nhưng ta đánh cược với con, nếu con thắng ta sẽ ban cho con cây trâm vàng ta hay đeo. Có được không?
Mọi người sửng sốt, địa vị của Thái Đường trong lòng Thái Tông đúng là khó ai bì kịp. Cây trâm vàng này ông đeo mấy chục năm, là vật thân quý. Nay đem ra cho đứa con gái, đúng là lòng yêu thích không ai bằng được.
- Vậy con thắng phụ hoàng không được nuốt lời đâu.
- Quân vô hý ngôn!
- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Đông A Nông Sự
- Chương 35: Nhị hoàng (2)