- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Đông A Nông Sự
- Chương 165: Thu Thanh Phú
Đông A Nông Sự
Chương 165: Thu Thanh Phú
Hai người vui vẻ trò chuyện, lại ăn uống rồi nghỉ ngơi ở Tiểu viện một đêm. Hôm sau, Thánh Tông về Kinh, khi đi chỉ dặn Bách coi sóc trang viên cho tốt. Chuyện phát triển Tây Bắc, sẽ có quyết định sớm, còn chuyện đóng tàu đi buôn của hắn cứ từ từ.
Bách thất vọng, “Có lẽ mình hơi nôn nóng rồi, không biết lộ ra chút phong thanh như vậy có sao không?”. Hắn buồn bã về học phủ, Cao lão đã đợi từ lâu, vào phòng nghe hắn nói chuyện thì cười với hắn:
- Ngươi tưởng Trần tộc đơn giản như ngươi sao? Còn lâu ngươi mới lấy được lòng tin của bọn chúng. Chúng cướp ngôi của nhà Lý, chính là lấy danh phò mã đấy. Cho nên nhà Trần chỉ toàn phò mã trong nhà thôi, bọn phò mã khác chính là thổ quan cách kinh thành ngàn dặm.
- Vậy phải làm sao?
- Cứ từ từ, rồi sẽ có cơ hội, chúng ta làm việc đâu phải ngày một ngày hai. Ngươi phải nghĩ cách cho chúng không đồng ý không được mới ổn thoả.
- Cũng đành phải vậy thật.
…
Trang viên vẫn vậy, bình yên và xinh đẹp lạ kỳ. Nhưng học phủ có học sinh mới. Trong đám học sinh mới này có thêm các vương gia nhỏ tuổi nữa. Cao lão cười mỉm nhìn đám Ích Tắc, Nhật Duật và Quốc Tảng, đều đang khoảng mười tuổi, đứa nào đứa nấy vênh mặt đi qua cổng đá. Chúng kiêu ngạo đưa cho giám thị chỉ dụ của Thượng hoàng nhưng nhanh chóng nhận ra mình chẳng có đặc quyền gì ở đây cả. Quần áo vật dụng bị thu hết, mặc bộ đồng phục xanh nhuộm chàm, uất ức định không đi gánh nước.
Chẳng sao hết, những đứa trẻ thế này làm sao đã biết được cái gì là kỷ luật. Chúng mỗi đứa bị đưa vào một tổ ngũ, ngây ngốc không biết mình đã bị lùa vào cái thế “lấy tập thể rèn cá nhân, lấy cá nhân rèn tập thể”. Các vương gia chỉ biết, mình là người nghĩa khí, không thể vì mình mắc lỗi mà để anh em phải cùng gánh chịu.
Mình không đi gánh nước thì bốn anh em khác u oán nhìn mình, cả tổ được cấp cho một cái ca gỗ, múc từng ca một, đi từ suối về cho đến khi đổ đầy thùng nước thì thôi. Người ta không nói, không chửi bới, nhưng trong lòng thì chúng biết mình không thể xấu tính thế được. Thôi đành chịu khó một chút, đi gánh nước với mọi người, ở đây ai chả phải làm thế. Vả lại, ở đây không làm bậy được, anh rể chúng phải nể mặt, càng phải nể mặt tỷ tỷ.
Ích Tắc mệt mỏi lê thân về phòng, không tháo giầy mà nằm vật ra giường. Giám thị đi qua, cười ruồi. Ích Tắc lại đau khổ nhìn bốn người đồng đội chuyền nhau đôi giày của hắn giữa trưa nắng. Ích Tắc gào lên trong lòng, “CMN! Cái nơi ma quỷ này” — QUẢNG CÁO —
Ba đứa ở đây một tuần, rút cục hiểu được thế nào là sinh hoạt tập thể. Sáng giờ Mão thức dậy, cần khẩn trương tỉnh táo ngay. Cẩn thận vuốt đi vuốt lại tấm chăn còn thơm mùi vải mới. Những ngày đầu chúng vẫn còn loay hoay để có thể gấp chăn sao cho thật vuông vức thì giờ chỉ mất nửa khắc là xong.
Rừa mặt, đánh răng rồi tập thể dục đều đặn làm cho thân thể những đứa trẻ đang sắp dậy thì trở nên khoẻ khoắn. Quốc Tảng nhận ra, mình đang ngày một dẻo dai hơn, một ngày ở học phủ dường như dài gấp đôi ở Vạn Kiếp. Hắn bỡ ngỡ học toán thuật kiểu mới, tuy biết chữ rồi nhưng vẫn phải dạy những người trong tổ ngũ học. Quốc Tảng biết bọn họ không học được chữ, mình cứ phải ngồi chết dí ở đây.
Nhật Duật tò mò nhìn qua khe cửa, học sinh khoá trên đang học một ký tự gì đó. Không phải chữ Hán, nhìn thú vị hơn nhiều. Thứ này ghép được vần, hắn nghe bọn chúng đọc ê a:
- Chờ ơ chơ huyền chờ … Chờ ơ chơ nặng chợ ….
Trong phòng học còn có rất nhiều sách, bản vẽ kỹ thuật, rồi bản đồ. “Ôi! những thứ này sao hay đến thế?”.
Hết giờ học là đi đá bóng, buổi tối học xong còn được đốt lửa ngồi ê a đàn thứ đàn ghi-ta kỳ lạ, hát mấy bài hát làm nhiệt khí sôi trào:
“… Rừng núi giang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau
Mừng như bão cát quay cuồng trời rộng …” — QUẢNG CÁO —
Bách nhìn ba thằng em, thấy chúng vào khuôn phép rồi cũng mừng. Hắn biết bọn này đều là người không tầm thường. Một thằng sau này phản quốc, một thằng khuyên cha làm phản còn một thằng là đệ nhất vương gia tài hoa, thiên tài ngoại giao … Giờ mình nên làm gì với chúng đây? “Thôi cứ kệ chúng! Nhét tư tưởng vào đầu ngươi khác là thứ khó nhất trên đời. Cứ dạy chúng đạo lý, đời chúng đi đâu về đâu thì tự chúng quyết định thôi”.
…..
Mấy tháng trôi qua mau quá …
Đêm đó nằm đọc sách, nghe thanh âm róc rách từ con suối nhỏ chảy từ Ba Vì. Hai vợ chồng nằm cạnh nhau an an ổn ổn. Bỗng Đinh Tú giật mình, dỏng tai nghe bên ngoài: “Lạ thay! Âm thanh thoạt đầu nghe lác đác, rồi sau nghe rào rào, như sóng vỗ, như gió mưa cùng ập đến, tiếng va đập vào mọi vật nghe loảng xoảng như tiếng sắt, tiếng vàng, tiếng binh khí chạm nhau, như có nhiều người ngựa cùng nhịp bước tới.”
Đinh Tú có vẻ thất thần: “Chàng nghe xem, tiếng gì thế kia?”
Bách lo lắng nhìn nàng, lấy tay vén tóc mai của nàng sang bên đôi tai trắng hồng nhỏ nhắn, chậm rãi an ủi:
- Vợ chồng ta dạo này ở trên học phủ lâu dần, đã nhiễm cái không khí thanh nhàn. Nàng chẳng biết thu đã về hay sao? Âu Dương Tu làm “Thu thanh phú”. Là tuyệt tác tả âm sắc thu về, để ta đọc cho nàng nghe nhé?
Nói đoạn nhẹ giọng ngâm:
“Tiếng thu là thế, thảm thiết thê lương, réo gào giận dữ. Đương hạ thì cỏ xanh ngăn ngắt đua mọc um tùm; cây mơn mởn tươi nhìn mà thích mắt. Chỉ trong phút chốc, thu vừa lướt qua cỏ liền đổi sắc, cây liền xơ xác.”
“Thu theo mùa mà thuộc về âm, thu theo hành mà thuộc về kim, thu kéo về như thể đoàn quân. Thế mới nói: nghĩa khí đất trời lấy tiêu sát là tâm; Vạn vật trên đời, xuân đến sinh sôi, thu về quả chín …” — QUẢNG CÁO —
Đinh Tú lắng nghe bài phú, lại quay sang chỗ Bách, ôm lấy hắn:
- Tự nhiên ta thảng thốt không yên.
- Nàng và ta ở lại đây dạy học, có gì mà không yên chứ?
- Ở đời không ai đoán hết mọi sự. Chúng ta lường hết trăm bề, kín kẽ cư xử. Đã biến mình thành gia môn hoang phí nhất Đại Việt, chỉ biết xa hoa hưởng lạc. Nhưng lòng ta hôm nay tự nhiên thảng thốt, sợ sắp tới có việc chẳng lành …
Bách nắm tay nàng, an ủi:
- Nàng đừng lo, mọi chuyện chúng ta chuẩn bị chu toàn, cứ gắng sức đến đâu hay đến đó …
Sáng hôm sau, một gia nhân chạy lên học phủ cấp báo, Đinh Nhu xảy ra chuyện, bị người ta bắt đi. Lại đến soát nhà họ Đinh ở Kinh Thành. Một nhà mấy chục người, giờ đã bị giải vào đại lao.
Đinh Tú nghe xong, mặt biến sắc. Sai người đi tìm Đinh lão và Đinh Đang. Bốn người tức tốc lên thuyền hồi kinh. Trên đường đi Đinh lão vẫn rất bình tĩnh, Đinh Đang cứ rấm rứt khóc, lại có lúc cáu gắt xiết chặt nắm đấm nhỏ. Bách phải an ủi cô bé mãi. Hắn cũng tức giận muốn biết là ai làm việc này. Vì sao làm như vậy?
- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Đông A Nông Sự
- Chương 165: Thu Thanh Phú