Chương 162: Hầu tước con buôn

Mấy người chậm rãi đi về hầu phủ. Hầu phủ giờ này chỉ Thái Đường ở đây, những người còn lại đang ở trên học phủ hết rồi. Thái Đường có thói quen ngủ trưa, lúc anh đến còn chưa biết. Đến khi nàng dậy thì Thánh Tông đã đi thăm nông hộ rồi. Ấm ức mãi không thôi, đành ở nhà tíu tít chuẩn bị cơm chiều.

Thánh Tông vào phủ, thấy em gái mặc áo hoa đón ở cổng. Cũng vừa gặp nhau tháng trước nhưng đây là lần đầu ông đến nhà. Thái Đường vẫn rất xúc động. Nắm tay anh dẫn vào sảnh đường lại định giới thiệu một lượt nhưng Thánh Tông nói đã xem rồi.

Người nhà Trần vốn thích ăn cá, đây là thứ nằm trong bộ gen của họ. Thái Đường chuẩn bị cho anh một nồi canh cá chua, lại rán vài miếng cá chép vàng ươm, chấm nước mắm cốt ăn với vài quả cà muối trắng nõn. Người khác tiếp thánh giá mà như vậy thì có khi còn bị ngự sử hạch tội, nhưng Thánh Tông ưng lắm. Ăn liền mấy bát cơm.

Thái Đường thấy anh ngon miệng như vậy, mặt tươi như hoa nhưng lại hơi lo. Bách bảo cứ yên tâm. Lại sai đầu bếp đun một ấm nước quả sơn tra để uống tiêu cơm. Thứ này chính là quả táo mèo bây giờ, trồng đầy trên vùng Yên Bái. Người thời nay chỉ biết lấy nó đem ngâm rượu uống bậy uống bạ với nhau, nhưng không biết đây là thứ quả đun nước uống trị chứng tiêu thực rất tốt.

Thánh Tông uống thứ này, lại đi dạo quanh hoa viên một lúc là thấy thư thái. Nói với Bách:

- Những thứ sản vật như cây “sơn tra” này, đúng là chỉ có Tây Bắc mới trồng được. Việc ngươi nói hôm trước, ta sẽ về bàn bạc với Thượng hoàng. Chúng ta có thể lập quân trại, lại đưa người lên khai hoang mở đất ở Tây Bắc, cùng những người Man phát triển kinh tế vùng này để trở thành phên dậu quốc gia. Nhưng việc này, không có ngươi không ai làm nổi.

- Quan gia đánh giá ta cao quá rồi. Ngày mai Quan gia lên học phủ, sẽ thấy được ngoài ta ra, còn có nhiều người tài giỏi hữu dụng lắm. Chỉ cần quan gia cần, học phủ sẽ sẵn sàng ra sức.

- Ý ngươi là việc phát triển Tây Bắc có thể cho người khác làm.

- Đúng vậy! đất phong của thần đã ở vùng này rồi. Từ đây lên là đến vùng Tây Bắc, giờ lại giao quân quyền ở vùng này cho thần , thần sợ hãi không dám nhận.

- Ta không lo thì ngươi lo cái gì?

- Thần tạ ơn tín nhiệm của Quan gia. Nhưng trong triều còn nhiều lời ong tiếng ve lắm, có người còn xếp thần vào Thăng Long tam hại, thần đối phó những người này không nổi. Quan gia yên tâm, ngài giao cho ai, thần cũng ra sức giúp đỡ. Sẽ biết gì nói nấy, không hề dấu diếm. Chỉ cần Quan gia cho người dân Tây Bắc đủ đặc ân, họ sẽ vì ngài tạo ra của cải không dứt.

- Họ cần đặc ân gì?— QUẢNG CÁO —

- Muốn họ phát triển, cần kí©h thí©ɧ ý chí làm giàu của họ. Sư phụ thần khi xưa có ý định cấp trâu bò để sử dụng làm của chung cả làng. Rốt cuộc thất vọng tràn trề. Quan gia có biết tại sao không?

- Cấp trâu là việc tốt, nếu có đủ ta cũng muốn cấp trâu cho từng thôn làng trong nước.



- Con trâu đấy sẽ rất khổ sở, nếu nó biết nói sẽ than thở nó là con trâu khổ sở nhất trên đời.

- Nói vậy là có ý gì?

- Quan gia đọc sách thánh hiền, trong sách toàn viết thứ tốt đẹp, đều là những kinh điển xã hội lý tưởng ai cũng muốn hướng đến. Nhưng đời thực thì sao, con người luôn vị kỷ, sinh ra đã vị kỷ. Chính vì vậy, cái gì thuộc về mình thì có ý thức bảo vệ, chăm sóc rất cao. Còn cái gì không thuộc về mình sẽ không có trách nhiệm đâu.

- Sao nói thế được. Con trâu ấy ta đâu cho riêng ai. Nó chính là của cả làng, ai cũng phải chăm sóc nó chứ?

- Nó là của cả làng, cũng có nghĩa chẳng của ai cả. Khi sư phụ ta đi kiểm tra, thấy những con trâu chung ấy, ở quê sư phụ gọi là “trâu hợp tác” gầy giơ xương, đói sùi bọt mép, dù cỏ non khắp các đồng ruộng. Ngài biết là không ổn rồi …

- Vậy phải làm thế nào?

- Phải phát triển kinh tế tư nhân, cho mọi người điều kiện để họ thấy tài sản mình làm ra phải là của mình. Khi của cải làm ra nhiều, mọi người sẽ đóng góp lại cho triều đình bằng thuế má. Nói thật với ngài, khi đã giàu có, làm ra tiền, việc đóng thuế là đương nhiên, không ai dám phản kháng. Chỉ là có người nói, việc thu thuế giống như vặt lông vịt, làm sao cho khéo, vặt được sạch nhưng con vịt không kêu mới là cao thủ.

- Ý ngươi là phải có cơ chế riêng cho Tây Bắc?

- Không những Tây Bắc, chúng ta cần cho mấy vùng cơ chế riêng. Những vùng chúng ta thấy cần đầu tư trọng điểm, cần phải cho họ nguồn lực đặc biệt, thì ngài nới lỏng quản lý cho họ một chút. Có thể gọi là “đặc khu kinh tế”, vùng này lúc đầu ngài cứ cho nhiều lợi ích vào, thuế má thật thấp, mời gọi bọn thương nhân lên khai hoang lập đất.— QUẢNG CÁO —

- Cứ cho hẳn 5, 10 năm không thu gì đi, đất đai chúng khai hoang được, cứ hứa hẹn cho chúng sử dụng làm của riêng 50 năm. Đằng nào những vùng này triều đình đang bỏ hoang. Ai biết 50 năm nữa có chuyện gì. Nếu thuận lợi ta lại giao tiếp cho bọn chúng, nếu có thay đổi thì ta thu lại.

- Nhưng ngài cũng đừng buông lỏng thật sự, quan viên cử lên vẫn là người trung thành với triều đình, giỏi biến báo thì mới làm được việc.

Thánh Tông bị những tư tưởng mới lạ làm chú ý. Kinh tế tư nhân không có gì lạ ở thời phong kiến, chỉ có điều gọi khác đi thôi. Vả lại nằm hết trong tay quý tộc nhà Trần. Nhưng những vùng xương xẩu như Tây Bắc, chẳng vương nào dại gì đứng ra nhận. Thế mới có truyện, đất phong của các vương hầu toàn miền đồng bằng ven biển.

Trần Thủ Độ có thái ấp Quắc Hương, Trần Hưng Đạo có thái ấp Vạn Kiếp, Trần Quang Khải có thái ấp Kẻ Lầm ... xa hơn Quốc Khang ở Nghệ An, Trần Nhật Duật ở Thanh Hóa, Trần Khánh Dư coi giữ trấn Vân Đồn … Chưa thấy vương nào ở Tây Bắc bao giờ. Lên đấy phải tranh nhau với bọn Man vương, đánh xong lại trả cho chúng vì chịu không quản lý được. Giờ nghe tên này nói thì đúng là không mất cái gì cả, triều đình chỉ là bỏ ra những hứa hẹn suông. Việc này có thể suy nghĩ …

Thánh Tông vuốt râu:

- Cứ tạm gác lại đã, ngươi lười biếng không nhận thì trẫm cũng đành chịu?



- Thần đâu dám lười biếng, mấy năm trước thần trình bày kế hoạch “Giấc mộng Đông A” kia. Bước thứ nhất thần đã sắp xếp tương đối ổn thoả. Giờ chỉ cần học phủ phát triển, liên tục đào tạo được nhân tài công nông nghiệp là quốc lực trong nước sẽ dần nâng cao.

- Quan gia thấy đấy, một trang viên như Trang viên Cát tường, trong ba năm đã biến từ đói khổ trở thành “ăn no, mặc ấm”. Thế nhưng đại nghiệp không thể dừng lại ở đó, từ “ăn no, mặc ấm” dần dần phải nâng cấp cuộc sống nhân dân lên mức cao hơn, phải “ăn ngon, mặc đẹp”

Thánh Tông lẩm bẩm:

- Ăn ngon, mặc đẹp … ?

- Đúng vậy, khi kinh tế trong nước đi lên sẽ xuất hiện thêm nhiều của cải, nhưng của cải phải được luân chuyển khắp nơi thì mới đạt được mức độ này. Bô lão quan gia gặp trong trang hôm nay, ngày xưa không có gạo ăn, chỉ mơ ước được ăn no. Nhưng giờ lão ăn no rồi, sẽ nghĩ đến chuyện có thêm miếng thịt. Có miếng thịt rồi sẽ nghĩ thêm khi nào có thể mua thêm cái áo đẹp, có áo rồi lại nghĩ đến tối tối phải được ra đình nghe hát … những nhu cầu này, sẽ không bao giờ dừng lại cả.— QUẢNG CÁO —

- Vậy làm sao đáp ứng được nhu cầu này?

- Có một việc, thần muốn hai vua cho phép. Không phải thần tự kiêu nhưng thần được cùng ân sư đi khắp nơi, nếu thần làm thì thuận tiện hơn người khác?

- Nói đi!

- Chính là thương nghiệp. Trên học phủ có một chuyên ban gọi là kinh tài. Dạy bọn học sinh cách buôn bán. Nhưng hiềm một nỗi, việc buôn bán vốn bị coi là hèn mọn. Nên người buôn bán luôn có địa vị thấp trong xã hội. Thần muốn xin quan gia một việc, chính là … cho thần trở thành hầu tước con buôn đầu tiên của Đại Việt.

- Hồ đồ! Ngươi là đương kim phò mã, là Sơn Tây hầu của nhà Trần, lén lút buôn bán không ai cấm cả. Ai dám nói ngươi là con buôn. Nhưng sao phải tự hạ mình như thế?

- Quan gia minh giám, lén buôn bán chút đỉnh thì có gì khó, nhưng thần là người quen thói xa hoa. Thần muốn thành lập thương đội, buôn bán khắp miền, rồi ra Vân Đồn, tới đảo xa … để cho các nước biết thương nhân Đại Việt có thể diện như thế nào.

Thánh Tông trù trừ, lại nói:

- Việc này liên quan đến danh dự hoàng gia, ta không quyết được, sẽ nói với thượng hoàng. Được hay không thì chờ ý chỉ của ngài.

- Thần xin cảm tạ thánh ân …