Tài xế chỉ kịp nói đúng thông tin quan trọng rồi cuộc gọi cũng bị ngắt đi. Đăng Khang lòng đầy lửa đốt, mọi sự kiêu ngạo ngày thường nay hóa cơn thịnh nộ dồn sức vào chân ga mà đạp. Chiếc xe lao đi như cơn bão mùa.
Rẽ qua vài khúc quanh anh lại thấy một đám hỗn độn ở ngay giữa đường. Ở đó đã có cảnh sát và một vài cơ quan có liên quan đến lập biên bản và khám xét hiện trường. Anh cho xe dừng ở phía xa rồi tự mình đi bộ sang đó. Hai chiếc xe gặp tai nạn đã chụm đầu vào nhau đến bẹp dúm hơn nửa phần. Mùi khét nồng nặc đang tỏa ra xung quanh khiến người ta khó chịu. Khói trắng cũng phảng phất khắp nơi như vừa có một vụ cháy nổ nào đó xảy ra và đã được dập tắt. Càng đến gần thì nỗi sợ hãi trong anh lại càng tăng cao. Một trong hai chiếc xe kia đã biến dạng. Nhưng một khi đã đến gần hơn thì tim anh như dừng đâp. Chiếc xe mà lúc sang đây anh đã tận tay chuẩn bị cho ông bà Duy đã nằm ngay trước mắt. Bên trong không còn ai cả, chỉ còn lại những vệt máu loang lỗ khắp nơi bên trong, trên từng tấm kính cũng có lưu lại một việc kinh hoàng nào đó vừa xảy ra.
– Anh à, ở đó nguy hiểm anh không được vào đâu.
Một vị cảnh sât gần đó thấy anh ngày càng lại gần thì đến ngăn cản. Đăng Khang như điếng hồn, nhưng mặc nhiên không mất bình tĩnh nhìn viên cảnh sát.
– Xin cho hỏi có chuyện gì xảy ra ở đây vậy?
– Như anh đã thấy rồi đó, ở đây vừa xảy ra một vụ tai nạn.
– Ý tôi là lý do của việc này.
– Xin lỗi nhưng đây là công việc riêng của chúng tôi. Tôi không có nhiệm vụ phải báo với anh cũng như anh không có quyền hỏi chuyên sâu về vụ việc như thế nào.
– Tôi là người nhà của nạn nhân chiếc xe này.
Đăng Khang chỉ tay vào chiếc xe mày đen mà ông bà Duy đã đi. Viên cảnh sát nhìn anh nghi hoặc từ trên xuống dưới rồi nghiêm giọng.
– Anh là gì của nạn nhân?
– Tôi là con trai của họ.
– Lấy gì để chứng minh?
– Trên xe có ba người, một tài xế và hai vợ chồng già khoảng gần 60 tuổi. Chúng tôi là người ngoại quốc sang đây công tác. Chính vì vậy tôi muốn biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Ba mẹ tôi đâu rồi?
Vốn muốn kiên nhẫn hỏi chuyện nhưng đến cuối anh cũng không thể ghìm lại mình được. Câu cuối cùng anh đã gằn giọng hỏi lại khiến viên cảnh sát giật mình.
– Vậy đúng rồi, các chuyên viên của chúng tôi đang trích xuất camera an ninh giao thông để xem xét vụ việc. Mong anh bình tĩnh cho chúng tôi ít thời gian để điều tra làm rõ. Còn ba người anh vừa nói họ bị thương rất nghiêm trọng. Trước khi xe cấp cứu đến đây thì tất cả họ đã hôn mê sâu.
Dây thần kinh trong người anh như bị kéo giãn khi nghe đến đây. Dù không muốn khóc nhưng trong đáy mắt đã sớm đỏ ngầu ngấn nước.
– Họ được đưa đi đâu rồi anh mau nói đi.
– Họ được đưa đến bệnh viện trung tâm gần đây rồi. Ở Raffles, anh mau đến đó đi.
Đăng Khang không nói thêm câu nào mà quay trở lại xe rồi lái đi như bay. Dù quãng đường từ đây đến đó chỉ mất hơn 10 phút chạy xe. Nhưng sao anh lại thấy nó xa đến tận chân trời như vầy. Có cố chạy nhanh thế nào nó cũng mãi xa tít tắp.
Reng, reng…
Chiếc điện thoại ở kế bên lại vang lên tiếng chuông cuộc gọi. Tâm tư rối bời, anh không muốn nghe nhưng thoạt nhìn thấy Lý Minh đang gọi đến nên anh mới bắt máy.
– Cậu đến đâu rồi? Đáp chuyến bay chưa?
“Có, tôi đến rồi, cậu sao vậy, giọng cậu gấp gáp nặng nề quá Đăng Khang.”
– Ở chỗ tôi xảy ra chuyện rồi, cậu mau đến hiện trường giúp tôi điều tra đi.
“Mới qua đến nơi là đã có việc làm rồi sao? Được vậy tôi sẽ qua đó luô. Ủa nhưng có chuyện gì vậy?”
– Ba mẹ tôi xảy ra tai nạn rồi, tôi nghĩ chuyện này không đơn giản. Hai cha con Cẩm Tiên cũng đang ở đây. Cậu hiểu điều tôi đang nghĩ chứ?
“Sao, được được tôi hiểu rồi. Tôi đi đến đó ngay đây. Cậu gửi cho tôi địa chỉ đi. Cậu nhớ cẩn thận đó.”
Lý Minh hay tin dữ cũng hoảng loạn nên liền gấp rút đi thẳng từ sân bay Singapore đến đoạn đường ông bà Duy vừa gạp tai nạn. Đăng Khang sau khi nhắn xong địa chỉ cho Lý Minh thì lại vội vàng chạy đến bệnh viện mà viên cảnh sát nói.
Chẳng mấy chốc anh đã có mặt trước cổng bệnh viện Raffles. Nơi đây vẫn cứ đông đúc người ra lẫn vào. Nhìn xung quanh không thấy người thân quen của mình. Không ai biết lúc đó anh đã hy vọng mọi chuyện không tồi tệ đến thế nào. Đứng ở quầu tiếp tân mà giọng nói anh đã trầm đặc.
– Cho hỏi mới đây có 3 bệnh nhân bị tai nạn giao thông được đưa vào đây đúng không?
– Dạ đúng thưa anh, họ đang được cấp cứu ở bên kia.
– Tôi cảm ơn.
Đăng Khang đi theo lối cô tiếp tân vừa chỉ. Đứng trước cánh cửa mà người ta vẫn thường hay nói là sinh tử kia, cái đèn màu đỏ vẫn cứ sáng mãi không có dấu hiệu tắt đi. Anh hết đi đi lại lại rồi ngồi bứt rứt tay chân chờ đợi tin tức nhỏ bé từ chủ nhân căn phòng đầy mùi sát trùng kia.
Ở khách sạn, Cẩm Tiên đang ở trong phòng ba mình. Ả dường như đang hoang mang một chuyện gì đó nên đôi mày cứ nhăn nhúm chất vấn ông.
– Ba, sao ba làm mọi chuyện lớn lên như vậy? Ba nên biết ở đây không phải chỗ để mình muốn làm gì thì làm đâu ba.
Ông Định bình thản như đang nghe câu chuyện hề nên phì cười.
– Con đang nói gì vậy con gái? Con vừa xem phim xong à?
– Đến giờ này mà ba còn hỏi con như vậy nữa sao? Xảy ra chuyện lớn như vậy mà ba có thể ung dung đến thế ư? Ba làm con thấy sợ quá, rất sợ ba của hiện giờ.
– Tại sao ba phải rối rắm lo sợ như con muốn chứ?
– Vụ tai nạn đó…
– Vụ tai nạn đó là do xe của bọn họ có vấn đề nên mới bị mất lái đâm vào nhau. Camera an ninh dọc đường có bị quy tụ lại hết để điều tra thì cũng chỉ có vậy thôi. Ba đã làm gì, đã nhúng tay vào làm gì đâu mà phải lo?
Cẩm Tiên không nghĩ rằng ông Định lại có thể ra tay tàn nhẫn như vậy. Nói như ông thì chắc cái người cầm lái gây tai nạn kia lại là tay sai “sĩ tử” của ông rồi, họ sẵn sàng chết đi chỉ để báo đáp ông một cái gì đó.
– Tóm lại con không cần biết ba đã làm gì họ. Nhưng đến đây đã đủ rồi ba, đến đây ba đã dừng tay được rồi. Ở chỗ Jayson ba cũng đã lợi dụng điểm yếu mất con của họ để dụ dỗ họ hợp tác cùng chúng ta. Hai bác Duy cũng đã bị ba làm cho thập tử nhất sinh rồi. Ba dừng tay đi ba.
Cẩm Tiên nói mà như cầu xin ông. Hơn ai hết ả biết tiếp theo đây ông sẽ làm gì. Ả dù có chết cũng không để ông Định được như ý nguyện.
Nhưng ông Định đã không còn mỉm cười bình thản nữa. Thay vào đó là một cơn tức giận ồ ập.
– Cẩm Tiên, con nên nhớ con là con gái ruột của Đỗ Quốc Định này. Sao con một câu cũng hai bác Duy, hai câu cũng hai bác Duy vậy? Ai sinh ra con, ai nuôi con học hành khôn lớn? Con bỏ ngay cái tính lo chuyện bao đồng đi. Có muốn lo thì nên lo cho người ba đã già này của con đây này. Con đừng học cái thói ăn cơm nhà mà đi lo chuyện hàng tổng như lũ ô hợp ngoài thiên hạ kia. Ba cấm.
Đối diện với cơn giận của ông, ả dù có sị nhưng vẫn cứng đầu.
– Ba cũng thừa biết là con yêu anh Khang lâu lắm rồi mà. Tại vì ba cứ ngăn cản nên bây giờ anh ấy đã có vợ rồi ba không thấy sao? Ba quên con đã từng nói gì rồi sao? Cả đời này con không được gả cho anh ấy thì con chấp nhận đi làm ni cô đến hết cuộc đời. Bây giờ ba đã hại nhà anh ấy quá đủ rồi. Anh ấy sắp mất hết tất cả rồi thì ba nên nương tay để con gái ba có được hạnh phúc đi chứ.
Rầm.
– CON CÂM MIỆNG.
Ông Định nổi đóa khi nói mãi mà Cẩm Tiên vẫn không để lọt tai câu nào. Ông không như những người cha khác. Lời ông nói thì buộc người khác phải nghe, cấm cãi, kể cả người thân của mình.
Cẩm Tiên bị ông hét lớn làm cho giật mình. Ả mím chặt môi rồi rưng rưng khóc nhìn ông ấm ức.
– Ba, con đã nói rồi, con sẽ không cho ba làm gì anh ấy đâu. Nếu ba còn ra sức ngăn cản thì ba đừng trách tại sao đứa con gái này quyên sinh sớm.
– Mày..
Cẩm Tiên vùng vằn bỏ đi khỏi đó, gần đến cửa ông Định lại lớn tiếng.
– Mày đứng lại đó cho tao vó nghe không?
– Ba còn muốn con nói thêm gì nữa?
– Mày lại dám vì cái thằng chó chết đó mà thái độ hằng học với tao như vậy à? Đúng là có con gái thì không làm được cái tích sự gì mà.
– Bây giờ ba có hối hận cũng đã muộn rồi. Ba cũng chỉ có mình con là con thôi. Sau này việc nhang khói vho ba cũng sẽ do một tay con lo. Cho nên nếu con đi sớm hơn ba thì ba đừng trách.
– Mày im ngay, con ngu đần.
Cẩm Tiên vốn tính bốc đồng ương ngạnh như ông nên không có gì lạ khi ả nói ra mấy lời đó. Ông Định bị chọc điên đến nỗi suýt mắc bệnh tim. Ông thờ dài thả lỏng rồi mới nói tiếp.
– Mày nghe cho kĩ đây, muốn thu phục một thằng đàn ông không có gì khó hết. Chỉ cần nó chẳng còn gì và mày là cái phao duy nhất của nó thì tự nhiên nó sẽ ngả về phía mày. Mày có hiểu hay không?
– Ba.. ba làm vậy là muốn giúp con?
– Vậy chứ mày còn đợi tao nói quạch tẹt ra hết thì mới vừa lòng à?
– Nhưng rõ ràng là ba muốn..
Ông Định không cho ả nói hết rồi phất tay lắc đầu.
– Tao biết mày muốn nói gì. Đúng là tao muốn vậy đó, nhưng tao sợ sau này bàn thờ của tao lạnh lẽo nên tao buộc phải sắp xếp cho mày. Tao thật là vô phúc mà.
Cẩm Tiên nghe đến đây liền thay đổi sác mặt. Ả cười như điên dại rồi chạy lại chỗ ông Định ôm lấy cổ ông.
– Oa con biết là ba thương con nhất mà. Con cảm ơn ba, yêu ba nhất. Vậy con đi tìm anh ấy đây. .
– Mày đứng yên đấy, bây giờ chưa phải lúc. Ngoan ngoãn ở yên trong khách sạn cho tao. Nếu không tao đổi ý khi nào thì tao cũng không biết đâu. Mau đi về phòng đi.
– Ba à..
– Đi.
– Dạ thì đi, mệt ba thật đó.
Chiêu Ly chật vật với bà Kim đến tận chiều tối. Sắp đến giờ cô đi làm rồi mà bà Kim vẫn cứ canh chừng theo sát khiến cô không tài nào diện cớ đi khỏi được. Như bây giờ, cô nói xuống bếp uống chút nước. Vậy là bà lại đi theo trông chừng với lý do cô đoản lắm, nhỡ làm đổ nước ra sàn sẽ giẫm phải thì nguy hiểm. Cô muốn ăn ít đồ cay, nhưng bà lại cho dẹp hết mấy món có vị cay đi khỏi chỉ vì mẹ bầu không nên ăn cay. Cô muốn lén lấy điện thoại gọi cho Đăng Khang, cô nhớ anh đến phát điên rồi. Nhưng bà không cách xa cô nổi 1 mét thì lấy đâu ra thời cơ để lấy.
– Nội ơi, cũng đã tối quá rồi mà. Nội lên trên ngủ một giấc cho khỏe đi. Nguyên hôm nay nội đi tới đi lui với con nội cũng đã mệt rồi.
Bà Kim đang bắt cô ngồi xem tivi, bà bật rất nhiều video mẹ bỉm chỉ để cho cô học hỏi thêm kinh nghiệm. Khỏi nói cũng biết một người năng động thích náo nhiệt như cô đã phải dằn vặt ngứa ngáy tay chân thế nào rồi.
– Con nhỏ này, ở gần cháu dâu với cháu cố thì mệt làm sao được. Hay là con mệt rồi hả, mệt rồi thì đi nghỉ ngơi đi. Để nội lên đó với con.
– Ơ không, ý con không phải như vậy. Con chỉ lo nội mệt thôi.
– Không, không mệt, nội đang khỏe lắm. Mệt gì đâu mà mệt.
Vừa nói bà vừa liếc xéo cô 1 cái thấy rõ. Cô biết bà chỉ là nể tình cái thai bất đắc dĩ này nên mới thay đổi thái độ với cô. Nhưng thà bà như trước đi có lẽ cô sẽ dễ thở hơn một chút.
Thấy bà đang say mê xem tivi, nhân lúc đó cô rón rén đứng lên định đi lên phòng. Vậy mà chưa được mấy bước bà lại kêu.
– Chiêu Ly, con đi đâu đó. Đi ngủ sao không kêu nội?
– Ơ dạ, con.. dạ con..
– Cái gì mà lính qua lính quýnh hoài vậy? Sao, con làm sao?
– Dạ.. dạ chuyện là con sắp đến giờ đi làm rồi.
– Cái gì?
Bà Kim nghe xong, cái điều khiển trong tay liền bị bà ném lên bàn rồi đi sang cô.
– Con đi đâu?
Chiêu Ly không thể nói dối, cô đành thật thà mặc dù không đúng lúc.
– Dạ con đi làm.
– Làm cái gì mà làm, thiệt mấy cái đứa trong nhà này thế nào tôi không hiểu nổi. Bộ nhà thiếu thốn lắm hay sao mà phải để con đi làm như vậy chứ. Một mình thằng Khang thôi là đã đủ nuôi con trắng trẻo mập mạp tận mấy kiếp luôn rồi. Nghỉ việc đi, làm chi nữa, có thai rồi thì nên dưỡng thai mới đúng. Đi tới mấy chỗ trai gái đu đưa bay lắc như ngựa ngáo thuốc đó con chỉ mang tiếng thôi chứ được gì.
Bà Kim nói một hơi làm cô không thể xen vào câu nào. Nhưng bà bắt cô nghỉ làm chỗ đó là không thể. Bởi vốn dĩ cô có thể chọn cho mình một công việc ở khung giờ hành chánh cho khỏe thân. Nhưng cô buộc mình phải làm ở đó vì đó là nơi duy nhất 1 tuần 7 ngày Đăng Khang sẽ đến tận 6 đêm. Anh thích đến đó xả stress, thích nâng ly cùng bạn vài ba ngụm rượu. Lần nào anh ngồi ở đó cũng về nhà rất khuya. Anh lại là mẫu đàn ông mà người phụ nữ nào cũng muốn sà vào lòng. Cho nên cô quyết tâm học cái nghề bartender rồi xin vào đó làm việc. Đơn giản là cô biết anh thích đến đó, cũng biết anh sẽ phản đối nếu cô đến làm tại nơi phức tạp như vậy. Nên cô đã rất khéo léo vào làm nhân viên pha chế, vừa được gặp anh mỗi đêm, lại vừa không cần tiếp xúc với nhiều đàn ông như nhân viên phục vụ.
– Nè con đang nghĩ gì vậy, sao không trả lời nội?
Chiêu Ly đang ngẩn ra suy nghĩ thì bà Kim lại khều vai. Cô giật mình nhìn sang bà.
– Dạ không, con đang nghĩ xem nên nói thế nào. À ý con là, con nên nói với phía bar thế nào đó nội. Ở đâu cũng có quy tắc của ở đó mà. Nếu con muốn nghỉ thì cũng phải xin phép cấp trên trước ít nhata là 1 tuần để họ tìm người mới. Con không thể muốn nghỉ là nghỉ đâu nội ơi.
Bỗng dưng đến đây bà Kim lại không vui ra mặt.
– Cô nói cái gì vậy, dăm ba cái kiểu pha chế đó tôi búng tay một cái là có thể làm được rồi. Cái nghề đơn giản này ai cũng làm được mà. Sao tôi nghe cô nói cứ như nó hiếm có khó tìm lắm vậy? Cô muốn nghỉ thì cứ nghỉ, họ tìm nửa ngày là có người mới thay vào thôi. Hay cô quen với cái không khí ngập tràn đàn ông rồi nên bây giờ đột nhiên bắt cô nghỉ cô liền không chịu được?
Dù đúng dù sai bà Kim thật sự không nên xúc phạm cô như vậy. Có lẽ vì bà đã quá lời nên nhất thời Chiêu Ly không thể nhịn nỗi. Cô đanh mặt lại tức tối đứng lên. Sau không dám lớn tiếng nhưng vẫn cái kiểu không thể chấp nhận nói với bà.
– Nội đang nói cái gì vậy ạ? Con đã có gia đình rồi sao nội lại nói vậy? Đây chỉ là công việc thôi, chủ yếu quy tắc nghề nghiệp con phải làm theo thôi mà nội. Tóm lại con không có làm gì sai hết, con không việc gì phải cắn rứt lương tâm. Dù gì thì con cũng phải đi làm. Cũng gần đến giờ rồi, thưa nội con đi.
– Ơ ơ, trời ơi cái con nhỏ này, cô đang muốn chửi vào mặt bà già này đó hả? Cô đứng lại đó cho tôi, Chiêu Ly.
Cô nghe bà gọi nhưng vẫn cứ đi thẳng lên trên phòng. Vào tắm rửa thay quần áo xong cô điểm tô thêm ít son phấn một lớp mỏng rồi mới đi ra ngoài. Lúc xuống phòng khách thì không thấy bà Kim đâu. Nghĩ lúc nãy cũng đã xin phép bà rồi nên cô bỏ đi luôn.
Bà Kim đang ở trong bếp định tìm cái gì đó uống cho hạ hỏa. Việc Chiêu Ly tỏ thái độ gắt gao đáp lời lại khiến bà phiền lòng không vui. Vốn dĩ bà muốn vì đứa bé mà gạt bỏ đi hiềm khích với cô. Ấy vậy mà bà vẫn không làm được.
– Bà chủ à, bà đang tức giận chuyện gì sao?
Dì Lam quản gia từ sau đi tới, nghe bà Kim đang lẩm bẩm lí nhí chuyện gì đó mà có vẻ hậm hực lắm nên mới hỏi. Bà Kim như được dịp bung tỏa nên quay lại cáu gắt.
– Thì còn ai vào đây chọc ghẹo bà già này ngoài cái con Chiêu Ly kia chứ? Vợ chồng thằng Duy nó hay quá rồi. Tôi đã bảo phải dạy dỗ cái đứa không rõ nguồn gốc kia cho đàn hoàn tử tế vào mà tụi nó không nghe. Bây giờ thì tốt rồi đó, nó nghĩ mình được cưng nên muốn leo lên đầu bà già này lúc nào thì leo kia kìa. Dì nghe không, lúc nãy tôi mới nói nó nhỏ nhẹ khuyên bảo vài câu là nó đã làm mình làm mẩy với tôi rồi. Đã vậy còn lớn tiếng cãi lại, thậm chí còn dạy đời tôi nữa. Bây giờ im lặng như vậy không khéo nó lại tung tăng đi đến cái quán bar chết tiệt đó rồi. Mấy cái đứa có cha sanh mà không có mẹ dạy đúng thật là nghiệt súc mà. Có nói thế nào cũng ngang tàn bỏ ngoài tai. Thật tức chết tôi đây mà.
Bà Kim oán giận vừa nói vừa thở hồng hộc vì mệt và tức. Dì Lam biết mối quan hệ giữa bà và Chiêu Ly vốn không thuận nên cũng không tiện nói giúp quá đà. Dù dì biết sự thật Chiêu Ly là một đứa hiểu chuyện và ngoan ngoãn thế nào. Dì vuốt lưng bà Kim như an ủi rồi nhẹ giọng đối lời.
– Bà chủ đừng giận quá sẽ sinh bệnh đó. Theo tôi thấy thì Chiêu Ly cô ấy không có dám hỗ hào như vậy với bà chủ đâu. Chắc là có hiểu lầm gì đó thôi bà.
– Hiểu lầm cái gì mà hiểu lầm, nó rõ ràng là hỗn láo với bà già này mà dì còn muốn bênh nó à. Cái nhà này đúng là lạ thật, sao ai cũng bị nó bỏ bùa nói gì nghe nấy hết vây? Tôi nói cho mà biết nhé, sau này nếu có vì nó mà mang họa thì đừng có nói tại sao tôi đây không báo trước.
– Bà chủ có lẽ có chút thành kiến với cô Chiêu Ly nên mới nghĩ xa quá thôi. Hay là bà chủ về phòng nghỉ ngơi đi, để tôi pha lên cho bà ly sữa ấm uống cho dễ ngủ nha.
Dì Lam muốn kết thúc chuyện này vì biết có nói thêm gì thì cũng không thể “dời núi Thái Sơn”. Nhưng bà Kim lại chưa trút hết phẫn nộ nên một mực không chịu.
– Thành kiến cái gì, bà già này mà thèm đi chấp nhặt cái đứa tiểu bối tuổi còn non đó à? Tôi làm vậy đơn giản là tôi không thích nó, không ưa nó. Không có lý do gì hết, không ưa là không ưa thôi. Nó có tốt lành gì, rồi nó cũng sẽ mang họa cho cái nhà này giống y như ba mẹ của nó. Tưởng đâu tụi nó chết quắc đi như vậy là xong. Ai dè con tôi lại đi lo chuyện bao đồng rồi đem cái con nhỏ này về nuôi nấng. Từ ngày có con nhỏ đó là tôi nói không đứa nào chịu nghe nữa. Chẳng phải là vì nó sao, tại nó mà bà già này phải sống thui thủi một mình trong cái nhà rộng lớn kia đó.
Dì Lam nghe vậy liền hốt hoảng nhìn chạy ra phía cửa bếp nhìn. Thấy không có ai dì mới quay lại nhỏ tiếng.
– Trời ơi bà ơi, ông chủ có dặn là mấy chuyện liên quan đến ba mẹ cô Chiêu Ly là không được tùy tiện nhắc tới trong nhà đâu bà. Thôi cũng tối quá rồi, bà nói ra hết nãy giờ thì chắc cũng đã nguôi giận rồi đúng không? Bây giờ bà đi nghỉ ngơi đi, để tôi đi pha sữa cho bà.
Dì Lam vừa nói vừa dắt tay bà Kim ra khỏi nhà bếp. Nếu còn để bà nói nữa thì e là chuyện cấm kị nhất trong nhà này cũng bị bà phanh phui ra hết cho mọi người biết mất.