“Đừng lo, Grace. Sẽ sớm đến lượt cháu thôi,” giọng một bà dì oang oang như còi tàu.
“Dì chẳng biết được đâu, dì Mavis,” tôi trả lời kèm một nụ cười ngọt ngào. Đó là lần thứ tám trong tối nay tôi nghe cái câu an ủi xã giao đó, và tôi đang tính đến chuyện xăm lên trán mình câu Tôi không lo lắng. Sẽ sớm đến lượt tôi thôi.
“Cứ phải nhìn thấy họ ở bên nhau thế có khó khăn không?” Mavis lớn tiếng.
“Không, không hề,” tôi nói dối, vẫn mỉm cười. “Cháu rất mừng vì họ hẹn hò nhau.” Cứ cho là mừng thì có lẽ hơi quá, nhưng biết sao được. Tôi còn có thể nói gì nữa? Thật rắc rối.
“Cháu đúng là dũng cảm,” Mavis dõng dạc. “Cháu là một người phụ nữ can đảm, Grace Emerson ạ.” Rồi bà ì ạch bỏ đi tìm ai khác để hành hạ.
“Rồi, xổ ra đi,” chị gái Margaret của tôi gặng hỏi, rồi ngồi ngay vào bàn của tôi. “Có phải em đang tìm một dụng cụ sắc nhọn để cắt cổ tay không. Hay đang nghĩ đến chuyện hít một ít khí cácbon mônôxít đấy?”
“Ặc, nghe chị kìa, tình cảm gớm. Em đến phải rơi lệ trước mối quan tâm đầy tình chị em của chị mất thôi.”
Chị nhăn nhở. “Sao? Kể cho bà chị của cô đi nào.”
Tôi tu một hơi dài rượu gin pha tonic. “Em bắt đầu hơi mệt mỏi vì mấy người nhận xét em dũng cảm thế nào, như thể em là một dạng lính thuỷ đánh bộ nhảy đè lên một quả lựu đạn vậy. Độc thân đâu phải là điều tệ nhất trên đời.”
“Ước gì lúc nào chị cũng độc thân,” Margs trả lời khi chồng chị tiến lại.
“Này, Stuart!” tôi ân cần. “Hôm nay em không thấy anh ở trường.” Stuart là chuyên gia tâm lý ở trường và sáu năm trước đã báo cho tôi thông tin về vị trí còn trống ở khoa lịch sử. Đại khái, anh là người sống theo kiểu khuôn mẫu… sơ mi kín cổ mặc trong áo gi lê hoa văn hình con thoi, giày lười làm bằng da được trang trí tua rua, một bộ ria đúng kiểu. Một người đàn ông ít nói, dịu dàng, Stuart gặp Margaret khi đang học thạc sĩ và đã trở thành người phục vụ tận tuỵ của chị kể từ đó.
“Em chịu đựng được đến mức nào rồi, Grace?” anh hỏi, đưa cho tôi một phiên bản mới tinh của thứ đồ uống đặc trưng của tôi, rượu gin pha tonic với chanh.
“Em ổn cả, Stuart,” tôi trả lời.
“Chào Margaret, chào Stuart!” dì Reggie gọi từ sàn nhảy. Rồi dì nhìn thấy tôi và sững lại. “Ô, chào Grace, trông cháu có đẹp không cơ chứ. Và ngẩng mặt lên, cháu yêu. Rồi một ngày gần đây cháu sẽ khiêu vũ trong đám cưới của mình thôi.”
“Ôi, Chúa, cảm ơn dì Reggie,” tôi trả lời, ném sang cho chị mình một cái nhìn đầy ý nghĩa. Dì Reggie cười buồn với tôi rồi đi chỗ khác buôn chuyện.
“Chị vẫn nghĩ như thế hơi kỳ dị,” Margs nói. “Làm sao mà Andrew và Natalie lại có thể… Lạy Chúa lòng lành và chiếc vòng gai của Người! Chị thật không thể nào hiểu nổi điều đó. Mà họ đâu rồi nhỉ?”
“Grace, tình hình thế nào? Con chỉ đang đeo bộ mặt vui vẻ thôi hay đang thấy ổn thực sự vậy, con yêu?” Câu này là từ mẹ, giờ đã bước tới bàn chúng tôi. Bố đang đẩy bà nội già khụ của tôi lên xe lăn, lê bước theo sau.
“Con bé ổn mà, Nancy!” bố quát. “Nhìn nó xem! Bà thấy trông nó không ổn sao? Để nó yên! Đừng nói về chuyện đó nữa!”
“Im đi, Jim. Tôi hiểu rõ con mình và đứa này thì đang đau khổ. Một phụ huynh tốt có thể nhận ra điều đó.” Mẹ ném cho bố một cái nhìn đầy ẩn ý và lạnh giá.
“Phụ huynh tốt ấy à? Tôi là một phụ huynh tuyệt vời,” bố phản pháo.
“Mẹ, con ổn mà. Bố đúng đấy ạ. Con đang mơn mởn đây. Mà không phải trông Kitty thật tuyệt hay sao ạ?”
“Cũng gần đẹp bằng đám cưới đầu tiên của chị ấy,” Margaret nói.
“Con đã gặp Adrew chưa?” mẹ hỏi. “Có khó khăn lắm không, con yêu?”
“Con ổn,” tôi nhắc lại. “Thật đấy, con cực ổn.”
Nội(4), bà nội chín mươi ba tuổi của tôi, lắc lắc đá trong chiếc ly cao của mình. “Nếu Grace không thể giữ được một người đàn ông, thì chứng tỏ, trong tình yêu và chiến tranh, mọi thứ đều công bằng.”
(4) Nguyên văn mémé – từ tiếng Pháp để chỉ bà nội. Ở truyện này Mémé được sử dụng như tên thân mật để gọi bà nội Eleanor của nhân vật chính.
“Tuyệt!” Margaret thốt lên.
Nội tảng lờ chị, nhìn chăm chăm vào tôi với con mắt khinh miệt, ướŧ áŧ. “Ta chưa bao giờ gặp rắc rối trong chuyện tìm một người đàn ông cả. Đàn ông yêu ta. Thời trước, ta khá là xinh đẹp, cháu biết đây.”
“Và giờ vẫn vậy.” tôi nói. “Nhìn nội kìa! Làm sao bà làm được như vậy. Nội trông không quá 110 tuổi lấy một ngày.”
“Thôi nào, Grace,” bố tôi mệt mỏi càu nhàu. “Cứ đổ thêm dầu bào lửa.”
“Cứ cười đi nếu cháu muốn, Grace. Ít nhất chồng chưa cưới của ta cũng không quẳng ta đi.” Nội uống cạn ly Manhattan của mình và giơ cốc ra cho bố, bố ngoan ngoãn đón lấy.
“Con không cần một người đàn ông,” mẹ nói quả quyết. “Không một người phụ nữ nào cần hết.” Mẹ chĩa ánh mắt nặng nề về phía bố.
“Như vậy là có ý gì đây?” bố ngắt lời.
“Nó nghĩa là như thế chứ còn thế nào,” mẹ nói, giọng nặng trịch.
Bố đảo mắt. “Stuart, hãy đi một vòng nữa nào con trai. Grace, bố vừa ghé qua nhà con hôm nay và con thực sự cần mấy cái cửa sổ mới đấy. Margaret, làm vụ Bleeker hay lắm, con yêu.” Đó là cách bố để nhồi tối đa thông tin vào cuộc trò chuyện, đại loại là để sớm kết thúc mọi thứ sao cho ông có thể lờ đi mẹ tôi (và cả mẹ ông nữa). “Và, Grace này, đừng quên trận Bull Run cuối tuần sau nhé. Chúng ta là phe Liên minh miền Nam.”
Bố và tôi là thành viên hội Anh Em Chống Anh Em, nhóm tái hiện cuộc Nội chiến lớn nhất trong ba bang. Bạn đã biết chúng tôi rồi đấy… chúng tôi là những kẻ lập dị, phục sức để diễu binh và đánh trận giả trên các cánh đồng và các công viên, giả vờ bắn lẫn nhau và ngã xuống đất trong nỗi đớn đau dễ chịu. Bất chấp sự thật là Connecticut chứng kiến cuộc Nội chiến ấy chẳng nhiều nhặn gì (hỡi ôi), những kẻ cuồng tin trong hội Anh Em Chống Anh Em chúng tôi vẫn lờ đi cái sự thật phiền phức ấy. Lịch hoạt động của chúng tôi bắt đầu vào đầu xuân, khi chúng tôi dàn dựng một vài trận đánh tại địa phương, rồi chuyển tới các địa điểm thực ở khắp vùng phía Nam, nhập hội với các nhóm tái hiện khác để thoải mái thoả mãn đam mê của mình. Bạn chắc chắn sẽ phải kinh ngạc vì số lượng những người như chúng tôi.
“Cha con và mấy cái trận đánh ngu ngốc ấy,” mẹ lẩm bẩm, chỉnh lại cổ áo cho nội. Nội rõ ràng là đã ngủ gật hoặc đã chết… nhưng không, l*иg ngực nội vẫn nâng lên hạ xuống. “Thôi, mẹ không đi đâu, tất nhiên rồi. Mẹ cần phải tập trung vào các tác phẩm nghệ thuật của mình. Con sẽ tới dự buổi trình diễn tuần này, đúng không?”
Margaret và tôi trao nhau ánh nhìn lo ngại và ậm ừ như không muốn xác nhận điều gì. Tác phẩm nghệ thuật của mẹ là một đề tài tốt nhất là không nên đả động đến.
“Grace!” nội gắt lên, đột nhiên bừng tỉnh. “Ra ngoài kia đi! Kitty chuẩn bị ném bó hoa đấy! Đi! Đi ngay!” Nội quay chiếc xe lăn và bắt đầu thúc nó vào ống đồng tôi, thô bạo không kém Rames đánh gục đám nô ɭệ người Do Thái đang bỏ trốn.
“Ôi cháu xin nội, nội đang làm cháu đau đấy!” Tôi né chân ra, và như thế cũng chẳng khiến nội dừng lại.
“Đi! Cháu cần tất cả sự giúp đỡ có thể tranh thủ được!”
Mẹ trợn mắt. “Để con bé yên. Eleanor. Bà không thấy cháu nó chịu đựng đủ rồi sao. Grace con yêu, nếu thấy buồn thì con không cần phải đi đâu. Mọi người sẽ hiểu mà.”
“Con không sao,” tôi nói to, lùa tay qua mái tóc nổi loạn của mình, mái tóc vừa làm xổ tung nếp giữ của mấy chiếc cặp kim. “Con sẽ đi.” Bởi vì khốn thật, nếu tôi không đi thì chuyện sẽ còn tệ hơn. Tội nghiệp Grace, nhìn cô ấy kìa, cô ấy chỉ ngồi đó như một con chuột nằm chết trên đường, thậm chí còn không thể rời khỏi ghế ngồi. Bên cạnh đó, chiếc xe của bà nội đã bắt đầu để lại vết trên váy của tôi.
Hướng thẳng về phía sàn nhảy tôi bước, phấn khích như Anne Boleyn trên dường tới giá treo cổ. Tôi cố gắng để hoà mình vào giữa những con cừu khác, đứng ở phía cuối, nơi tôi không hẳn có cơ hội bắt được bó hoa. Bài hát “Cơn sốt mèo cào” nổi lên – quá xuất sắc – tôi không thể kìm được một cái cười khẩy.