Editor: Tây An
Nghĩa: Tuyết rơi cuối ngày, tình này đứt đoạn.
Đầu năm Giáp Tý, tuyết lớn đổ bảy ngày, còn bảy ngày nữa là Từ Tức trở lại phủ tướng quân ở kinh đô từ Tây Bắc man hoang.
Trước đó, đã một năm rồi tôi chưa được gặp chàng.
Ngày chàng hồi phủ, ngồi nơi căn sảnh phía sau phủ ngắm bộ
giang sơn đồ trên tường mà bất động hồi lâu, hổ khẩu*
(kẽ giữa ngón cái và ngón trỏ) trên tay phải có vết thương mới chưa lành, tôi đứng mãi sau lưng chàng, nhìn ba tấc ánh nắng trên cánh tay chàng, và mái tóc đen, tôi chỉ chờ chàng gọi tôi một tiếng, sau đó sẽ tiến lên giúp chàng băng bó vết thương.
Song phút giây ấy, chàng cứ mãi không động, ngồi bên trong sảnh, vững như giang sơn.
Từ Tức là Thập tam thúc của đương kim Thánh thượng, chỉ lệch mỗi bảy tuổi so với Thánh thượng thôi, lại nắm hơn nửa binh quyền quốc gia trong tay, mười sáu tuổi lĩnh quân xuất chinh, thắng trận đếm khôn kể, còn giúp quân vương khai khẩn vô số cương thổ, luôn chân thành. Từ thời Tiên hoàng chàng đã công cao cấn chủ, hai triều Thánh thượng đối với chàng có nhiều điều đề phòng, Tiên Hoàng vội vã thoái vị, đỡ lập Thánh thượng bây giờ, nhiều năm qua lại đứng phía sau màn giám thị hạn chế từng hành động của chàng.
Một ngày mùa thu năm năm trước, Tiên Hoàng chợt lên cơn bệnh, nằm rặt trên giường mấy ngày không dậy nổi, có lẽ lòng còn sợ hãi thế lực trong triều, lúc nằm trên giường lão liên tục hạ mười thánh chỉ, điều Từ Tức đến vùng man hoang chàng từng đoạt được.
Từ Tức chẳng hé lấy một chữ, đón lấy thánh chỉ giục ngựa vυ"t roi mà đi.
Chàng nói với tôi, man hoang thật ra là gì cũng có, mặt trời lặn sương mù dày, sáo Hồ tiêu Khương, chỉ độc không có tuyết trắng như Giang Nam thôi.
Mà hàng năm chàng đạp tuyết trắng trở lại kinh đô, chỉ vì tuyết, không vì người.
Trong phủ tướng quân chỉ có năm người, bốn thị vệ, tôi là nha hoàn duy nhất, sáu năm trước được chàng nhặt về lúc chạy nạn giữa đường, báo ân sốt ruột, tất nhiên là phải một lòng trung thành, nhưng chàng không cho tôi theo chàng đi man hoang, chàng nói: “Cô là cô gái duy nhất bên cạnh ta, ta sẽ để cô ở lại nơi nên ở lại.”
Chàng là người cứng nhắc lạnh lẽo, lạnh lùng vậy đấy, trong đôi mắt có thâm sơn cô thạch, nhưng trước sau tôi vẫn nguyện lòng chờ chàng.
Năm nay thời gian chàng ngồi trước
giang sơn đồ dài hơn những năm khác, vào đêm, tôi lấy lò sưởi, đứng sau lưng chàng, đương gật gù, rốt cục chàng gọi tôi một tiếng: “Cô qua đây.”
Từ trên bàn chàng cầm lấy một cái áo lông chồn đuôi hỏa hồng, quấn quanh giữa cổ tôi, tôi được yêu mà sợ nên hoảng hốt lui về sau, lò sưởi nóng hổi ngã trên đùi chàng, lửa than nhoáng cái bèn làm chàng phỏng, tôi vội vã đứng dậy vốc lấy một vốc tuyết trắng để che trên đùi chàng.
Chàng nhìn chằm chằm mu bàn tay tôi đương làm lạnh vết thương, muốn nói lại thôi, tôi lắc đầu chẳng ngại, “Không cần lo ạ, năm sau xuân về sẽ ổn.”
“Nhưng ta chưa từng thấy tay cô ổn bao giờ.”
“Bởi vì chưa đến xuân thì ngài đã rời đi rồi.” Tôi chuyển lời nói: “Cái áo lông chồn này, tôi thích lắm, đa tạ.”
“Lúc ở man hoang ta trông thấy con Hỏa hồ ly này, nhớ tới sắc trời lúc mặt trời mọc, hàng năm ta trở về đều sẽ trông thấy cô ngắm trời, chắc mẩm cô rất yêu màu sắc ấy.” Chàng cười, có sự dịu dàng nhàn nhạt, “Năm nay e lại chẳng có thời gian mà ngắm cây hoa hồng trà cô trồng, nhưng cũng may, ta mang pháo hoa tái ngoại từng kể về, có thể đốt lên ngắm cùng cô.”
Tôi ngẩn người, không cười, chỉ nói: “Đốt xong pháo hoa tướng quân lại vào cung, xuất cung rồi phải đi, nhưng cũng may là có năm sau.”
Chàng đưa tay, sau rốt hơi dừng lại mới vuốt ve đầu của tôi.
“Cô đã đến tuổi gả chồng, xuất phủ đi.”
“Không được ạ.”
Tay nắm lấy nước tuyết đã hòa tan, tôi xoa xoa tay trên vạt áo chàng, quay người rời đi.
Chàng không hay, tôi cũng sẽ không để chàng hiểu được.
Trong đêm gió bấc thét gào, nước bên cạnh mái hiên nhà đã đóng thành băng, ban đêm tôi cuốn chăn nghé sang phòng chàng, trong cửa đèn đuốc đã tắt, vừa mới đẩy cửa, lại nghe một tiếng tiếng gió hú bên tai, chủy thủ tùy thân của chàng cắm thẳng tắp trên ván cửa bên tai tôi, trên tai tôi thấy đau nhức như bị xé ra, sau đó máu tươi chảy ròng. Chàng đúng là cảnh giác nên ra tay hung ác như thế.
Dường như chàng phát hiện là tôi, trong bóng tối mới giật một miếng khăn trải bàn xuống đặt bên trên tai tôi, thấy tôi không đổi sắc mặt, hồi lâu chàng nói: “Chẳng lẽ không đau à?”
Đau chứ, sao mà không đâu cho được, song chung quy thì tôi không phải người hay khóc.
Nhưng mà cùng chàng ngồi gần như thế, lại chẳng biết nói chi, đành phải bó lấy đống chăn chiên trên gối, hỏi chàng: “Ngài có lạnh không ạ?”
Chàng trầm ngâm mãi, đứng dậy phủ thêm áo choàng ngoài áo mỏng, cưỡi ngựa xuất phủ tìm đại phu.
Nhưng mà đi xong chuyến này về, ngoài dẫn đại phu về, còn cả Lý công công trong cung.
Chàng vừa nhìn đại phu giúp tôi băng bó vết thương, vừa nghe Lý công công đọc thánh chỉ.
Đúng, vời chàng vào cung, là lập tức lên đường.
Chàng không giận chẳng cười, thần sắc bình tĩnh, không có rung động tí ti, sớm thành thói rồi, điều này dường như là thủ đoạn duy nhất mà đương kim Thánh thượng dùng để phòng chàng hồi kinh kết bè kéo cánh, muốn giam cầm chàng trong cung trong ngày đông ngắn chẳng tày gang này.
Chàng tiếp ý chỉ, nói: “Mấy năm nay, mỗi lần Từ Tức chỉ ở lại phủ thượng năm ngày, giờ có mỗi một ngày mà Thánh thượng cũng không chịu cho hay sao?”
Lý công công dừng lại, nếp gấp trên mặt dúm dó lại thật chặt, nói: “Được ạ, tạp gia* sẽ đi thuyết phục Thánh thượng, sau khi trời sáng mong Tức vương vào cung, cũng đừng làm khó tạp gia ạ.”
*[杂家; tạp gia] có nghĩa là (1) học thuyết Tạp gia thời Chiến quốc, một trong Bách gia chư tử, hoặc (2) người có hiểu biết rộng, hay nhà thông thái.Thật ra thì tôi và chàng đều biết, tám phương phủ tướng quân sớm bị binh sĩ dẫn tới phá hỏng rồi, đi hay không đi thì đều phải đi.
Tiễn người rảnh rỗi rời chân, chàng đóng cửa lại, bóng lưng chán nản, mãi lâu mới xoay người lại nhìn tôi cười, lại là khí thôn sơn hà.
“Đi đi, đi đốt hết pháo hoa đi.”
Ấy là hoa lửa lộng lẫy nhất tôi từng thấy, pháo hoa người Hồ luôn long trọng như vậy, từ từng đường đến từng mảnh, như sao đầy trời, như sao băng, lấp lóe ở giữa không trung khiến phủ Tức vương sáng như ban ngày, chàng đứng giữa tuyết trắng trong viện mà trông, áo trắng một thân, hòa cùng thế gian này liền thành một thể, tôi muốn nhìn từng phần từng phần của những quả pháo hoa đó, cũng muốn ngắm từng phần từng phần của chàng, trận pháo hoa này chung quy là ngắm không được rõ ràng cho lắm.
Chàng lấy Nữ Nhi Hồng trong phủ chưng đã lâu ra, uống thả cửa một đêm cùng bốn tên hộ vệ trong, mà từ đầu đến cuối tôi cứ ngồi quỳ chân sau lưng chàng, nghe, cười, nhìn, không nói nhiều một chữ, không một động tác thừa, làm cái bóng bên người chàng.
Tuyết rơi ào ạt, bên ngoài mái hiên gió lại thổi, tôi hơi lạnh, cầm cái áo lông lớn đi qua cạnh chàng cuốn thật chặt, chàng cúi đầu nhìn tôi, tóc dài rơi xuống đầu vai tôi, an tĩnh như vậy, lại không động tới.
Một đêm tuyết đổ, trọn đời pháo hoa, một bầu rượu mạnh, một lòng thiên hạ.
Chàng có thể ở bên cạnh tôi, mang một chút ấm áp, chính là giấc mộng đẹp nhất của tôi.
Tỉnh lại, trên người tôi đắp kín áo choàng chàng, bên ngoài mái hiên gió tuyết đà ngừng, yên tĩnh đến kinh khϊếp, chàng đi rồi, chỉ để lại nơi đây một chuỗi dấu chân trước tấm bia đá ở một góc phủ, và một bó hàn mai đợi nở trên tấm bia đá đặt ngang, tuyết che kín bia văn, chưa bị lau đi.
Tôi cho rằng gặp lại lại phải qua bốn mùa, ai ngờ một tháng sau chợt có người đến phủ, chỉ rõ là tìm chính là tôi.
Là Lý công công.
Bốn hộ vệ trong phủ hiển nhiên cảnh giác, tay cùng đồng đều chôn bên hông, nắm chặt chuôi kiếm dưới áo khoác.
Trong vòng bảo hộ bên của bốn người mặt tôi cười tiến ra đón, cúi thân thở dài nói: “Nô tỳ Nhạn Như bái kiến Lý công công, lần này công công đích thân tới phủ tướng quân tìm nô tỳ, không biết sao lại đại giá quang lâm?”
Ông ta và tôi chỉ đối mặt một khắc, bèn nói: “Tướng quân bảo ta mang vật này chuyển giao cô.” Tiểu công công sau lưng trình lên một vật, tấm vải màu vàng đất bọc một thanh chủy thủ vỏ lam, trên thân chủy thủ có một đường men đỏ, là thanh chủy thủ đêm đó Từ Tức làm tôi bị thương.
Lúc anh ta thả chủy thủ trên tôi tay thì chẳng thu tay lại, phát hiện bốn hộ vệ nhìn chằm chằm anh ta mới bằng lòng buông tay.
“Vậy chuyển giao được vật này rồi, tạp gia đi trước, cô nương giữ cẩn thận.”
“Công công, tướng quân vẫn chưa đi sao?”
Đầu ông ta chẳng quay lại, khoát tay áo, xin từ biệt, lúc ra cửa phủ lại đột nhiên nói: “Tướng quân còn ở trong cung, sáng mai rời kinh, lại trở về man hoang, có gì muốn nói muốn làm, mong cô nương lặng chờ một năm nữa.”
Tôi đương nhiên là không để mình đợi thêm một năm nữa.
Trong đêm ngày hôm sau tôi và bốn hộ vệ mặc áo đen toàn thân, cưỡi ngựa ra hoàng thành, đợi mãi dưới tường thành, chưa đến tảng sáng, tôi đã thấy Từ Tức, chàng ra từ Tây Môn, sau lưng có một nhóm hoàng thân đi theo cho đến tận cửa Vĩnh Lạc.
Mà ngoài hoàng thành là ba ngàn binh sĩ, xe lương khô sớm đã đợi ở đó, đều là binh lực do Thánh thượng bổ sung cho chàng lần này, mà số binh lính này lại cứ năm sau ít hơn năm trước.
Nhưng chàng vẫn cưỡi chiến mã thượng cấp, mái tóc đen dùng thanh quan buộc chặt, mình khoác áo giáp ô kim, phía sau mang hai thanh đao cổ nguyệt, thảng như hàng lông mày có thể rung chuyển trời đất.
Hành quân dọc đường vòng qua phố xá thị trấn sầm uất, đi theo con đường nhanh nhất song cũng khó khăn nhất để đến man hoang.
Năm người chúng tôi ra roi thúc ngựa không dám thư thả một khắc nào, đành phải theo sát phía sau, một tháng qua đi, cảnh sắc bốn bên đã hoàn toàn thay đổi, dần khác biệt, nam nữ người Hồ dần nhiều, mà lương thực năm người chúng tôi mang theo quả thực không nhiều, lại không thông ngôn ngữ với người Hồ, đành phải khi thì chắc bụng khi thì chịu đói.
Đêm ấy, bốn hộ vệ đã thϊếp đi, tôi thấy trong nơi hoang dã lại có quả dại, đương toan hái để dự trữ một chút, lại nghe thấy đầu cỏ có một tiếng vang, sau đó một cánh tay nhấc tôi lên.
Từ Tức mắt như hàn tinh, trong đêm lóe ra ánh sáng màu bạc, chàng lặng yên xách tôi ra trọn vẹn nửa dặm, kéo vào đám binh sĩ mới buông ra, mang lương khô và nước tới, thấy tôi ăn như hổ đói khi thì ho khan vài tiếng, mới nói: “Thật sự đói đến cùng cực mới to gan đến trộm, không nên hái mấy thứ quả độc kia, vào man hoang đừng tùy tiện ăn đồ nơi đất hoang, ăn xong rồi thì trở về đi, đừng có theo nữa.”
Tôi rưng rưng ngẩng đầu, nhìn về phía chàng, mặt mày chàng sâu thẳm không có chút vẻ động dung nào, tôi đành phải thở dài, móc ra từ trong ngực một cái lò sưởi, “Ngài sợ lạnh, để cái này bên người, đêm đến không ai giúp ngài đốt lò thì để cái này vào trong ngực, cũng không đến mức nửa đêm tỉnh lại.”
Chàng nhận, lại lẳng lặng đứng, thật lâu.
“Trở về đi, phía trước không còn đường cô nên đi.”
“Từ Tức.”
Nghe tôi gọi tên của chàng, trong mắt của chàng cuối cùng cũng có gợn sóng.
Tôi móc ra từ trong bao vải một đóa hoa hồng trà đã khô quắt, đưa cho chàng.
“Sau khi ngài đi hoa nở hết, nhưng cũng may, cuối cùng tôi không cô phụ thời kỳ hoa nở.”