Chương 4

Lâm gia tứ hợp viện;

Trên cơ bản nhà họ Lâm không phải là người gốc Bắc Kinh, là hai ông bà nhà họ Lâm biết cách làm giàu, lại có học thức nên thuyên chuyển từ vùng nông thôn Bắc Hà lên Bắc Kinh sinh sống. Nhà ông bà nổi tiếng nhất thời đó ở cả Bắc Kinh và Bắc Hà vì một lúc xuất ra 4 sinh viên khu đại học 985 (Thanh Hoa, Bắc Đại) là bà Lâm và 3 người con đầu.

Từ khi nhà nước mở cửa thoáng hơn thì bắt đầu chuyển khẩu lên Bắc Kinh làm ăn kinh doanh, nuôi các con ăn học rồi từ đó từng bước đứng vững ở Bắc Kinh.

Ngày còn trẻ hai ông bà biết cách luồn lách, mua đi bán lại, sinh ý tốt nên kiếm được khoản tiền lớn rồi tích góp, lên Bắc Kinh thấy căn viện, căn hiệu nào rao bán thì lập tức mua. Sau hai ông bà lại vì vỡ kế hoạch sinh con ở tuổi 40 mà trốn sang Thượng Hải chờ đến khi sinh ra con út là Lâm Vĩ Tịnh mới quay lại Bắc Kinh.

Trong thời điểm đó, ông đi thị sát vùng Hải Nam, Giang Tô, Thượng Hải lại thu mua thêm mấy căn bên đó. Tài sản của ông bà cứ thế ngày càng tăng mà đôi khi con cái còn chẳng biết ba mẹ đầu tư từ khi nào.

Nói đâu xa, khu đại viện này, ông bà ngoài căn tứ hợp viên tam tiến của mình, còn mạnh tay mua hẳn 3 căn đại viện xung quanh, tu bổ, sửa chữa lại để gần con gần cháu. Bây giờ khu này được coi là khu tấc đất tấc vàng tại Bắc Kinh, không phải ai muốn mua cũng có mà nhà họ Lâm đã sở hữu gần 3000m2 tứ hợp viện rồi chứ chưa nói đến những bất động sản khác.

Vì gần đây Lão phu nhân đã sắp gần đất xa trời đến nơi nên ông cả Lâm – Lâm Quân Hạo, chính là cha của Lâm Anh mong muốn đón nhà chú út về đoàn tụ. Mấy năm rồi, chuyện gì cần bỏ qua cũng nên bỏ qua, huống chi thật lòng gia đình bọn họ hòa thuận thế nào, chỉ vì Lâm lão phu nhân mà căng thẳng lẫn nhau.

Bây giờ bà sắp đi rồi, dù gì cũng có công ơn sinh thành dưỡng dục, thôi thì bỏ qua hiềm nghi mà về với mẹ, rồi tu chí làm ăn phát triển trong nước. Ai có thể ngờ, chú út bị người hãm hại mà qua đời, để lại đứa con gái làm bạn với máy thở và cô cháu gái non nớt. Mọi chuyện mọi người đều được nghe từ các con rồi.

Thêm nữa 20 năm nay, nhà này không sinh ra được một bé gái nào, nhất thời tiểu Bối Nhi được nhận định sẽ thành cục cưng bảo bối như châu như ngọc được nâng như trứng hứng như hoa của nhà họ Lâm đây.

“Về rồi à.. Về rồi thì tốt... Bối Nhi lại đây với bác cả nào”.

Tiểu Bối Nhi từ nãy đến giờ được Lâm Tư Vũ bế vẫn luôn giương mắt nhìn đông nhìn Tây. Không phải là bé không ngoan, bé lười biếng không chịu đi bộ đâu, mà là do nhà lớn quá, sân lớn quá, bảo bảo mỏi chân, bảo bảo cũng sợ lạc nên mới để anh hai bế thôi.

Thêm nữa anh Hai cứ đòi bế bé đó chứ. Ừ đúng rồi, chính là tại anh Hai đó, bé không biết gì đâu nha. Nghe được tiếng kêu, bé đánh mắt nhìn về hướng chủ vị căn nhà, một gia gia nhìn có vẻ hơi lớn tuổi, đầu cũng 2 thứ tóc rồi đang hiền từ gọi bé. Nhưng mà theo bối phận, thì gia gia lớn tuổi này gọi là bác cả. Bé lúng liếng đảo mắt một hồi, lại như hạ quyết tâm, gọi một tiếng:

“Chào bác cả”.

Ahhhhhhh cái giọng nói này... thật là ngọt... muốn ngọt bao nhiêu liền ngọt bấy nhiêu. Thấy không, con gái mới là chân ái. Khi nhỏ làm gì mà mấy cái thằng oắt con nghịch ngơm kia ngọt ngào được như vậy.

Cả nhà ôm ngực ôm tim hít lấy hít để cái không khí ngọt ngào này. Kể cả mấy thằng cháu thằng con vốn trước kia bất mãn vì nghe nói phải gọi một đứa con nít năm tuổi là cô cũng không nhịn được mà chậc lưỡi. Aido.. nhìn đi, đây là cô nhỏ của chúng ta đó.

Lần lượt từng vị bối phận lớn đều giới thiệu với bé, bé cũng rất nghiêm túc mà dùng chất giọng non nớt trong trẻo của mình chào lại từng người. Mỗi lần bé phát ra tiếng là y như rằng cả nhà lại hít thêm ngụm khí. Mãi đến khi bé tụt xuống chạy đến vòng tay đang dang ra đón của bác cả, được bác cả bế lên ngồi trong lòng, bé mới nhỏ giọng hỏi:

“Bác cả, Bối Nhi có thể xin một ngụm nước được không ạ?”.

Mềm. Lâm Vĩ Trí cảm thấy người mềm, lòng mềm, tâm cũng mềm. Bé bây giờ là bảo bối của Lâm gia này, là người ông dự định sẽ đặt trên đầu quả tim mà chiều chuộng, nào có khó gì mà một ngụm nước cũng khiến con bé phải bẽn lẽn như vậy.

Không nói hai lời, ông liền tri kỷ rót cho bé ly nước, cũng thuận tiện hỏi bé có muốn uống sữa bò nóng không. Bé gật gật đầu. Oa... bác cả tri kỷ quá.. Biết bé phải uống sữa nóng vào giờ này, bé lại dùng bàn tay nhỏ bé của mình ôm lấy cánh tay của ông, cọ cọ nói nhẹ một tiếng Cảm ơn làm cho khuôn mặt của ông vui tươi hớn hở liên tục nói tốt.

Mấy thằng cháu nội từ ruột đến họ mắt chữ O mồm chữ A nhìn ông nội cả kiểu: Người mặt lạnh như tiền, rút dây lưng đánh cháu không đổi sắc thật sự là người trước mặt này sao. Nhưng mà không thể phủ nhận là... Ahhhhh cô nhỏ quá mềm, quá manh, quá đáng yêu, muốn cưng cưng, muốn thương thương.

Thế là khi tụi nó còn đang cảm khái, nhìn cô nhỏ bưng bình sữa bò lên mà ngậm núm, chân nhịp nhịp trong lòng ông nội cả, thì bọn nó 10 đứa phải xếp thành hàng mà ngoan ngoãn gọi một tiếng; “Chào cô nhỏ” sau đó từng thằng đứng ra giới thiệu. Nhìn cái đường chân mày nhíu chặt của cháu gái nhỏ, Lâm Vĩ Trí mới hỏi làm sao vậy liền nhận được câu trả lời ngô nghê từ bé “Ah.. nhiều quá.. em bé nhất thời chưa nhớ hết”.

Và cũng từ đó, truyền thống của nhà họ Lâm có thêm một cái nữa: đúng 5h chiều bất kể con hay cháu, bân hay gì đều phải về nhà điểm danh báo tên trước mặt cô nhỏ, em gái nhỏ để được nhớ mặt.

Tất nhiên các thành viên trong nhà cũng không có ý kiến. Thêm nữa mọi người còn thay phiên nhau trực canh phòng bệnh của Lâm Kha Tinh kể chuyện hàng ngày cho cô và dắt Tiểu Bối Nhi đi chơi khắp nơi.

“Mẹ ơi... chúng ta thật sự có nhiều rất nhiều người nhà. Tiểu Bối Nhi không phải là đứa trẻ không ai cần như các bạn ở nhà trẻ vẫn nói. Tiểu Bối Nhi có mẹ, có các bác, các anh, còn có cả cháu nữa. Mẹ cũng có rất nhiều người thương yêu mẹ. Phải chi, Tiểu Bối Nhi cũng có ba nữa thì tốt rồi…”.