Trong căn biệt thự kiểu Âu ở nơi xa, một ông lão thất thần ngồi bên giường bệnh của một nữ nhân. Dù cho thiết bị, ống thở khắp người cũng không quấy rầy được gương mặt xinh đẹp có phần an yên của cô. Tiếng máy đo nhịp tim ngày một dài hơn, đồng nghĩa với việc nhịp tim người trên giường bệnh ngày càng yếu đi.Lúc này, cửa phòng hé ra, một cái đầu nhỏ thập thò bên ngoài, chưa tiến vào. Nghe tiếng động, ông lão cố gắng điều chỉnh tâm tình, khuôn mặt hiền từ quay lại.
“Tiểu thư, người đi học về rồi sao?”.
“Gia gia”.
Giọng nói non nớt vang lên, như muốn nhu hòa đi tiếng kêu phát ra từ các loại máy móc trong căn phòng. Cánh cửa mở rộng hơn, một bé gái bốn tuổi trắng nõn lạch bạch đi vào.
Cô bé với đôi mắt tròn xoe, 2 má phúng phính, chân tay ngắn cũn, tóc búi hai bên nhìn tựa như tiểu đồng bên cạnh Quan Thế Âm trong tranh. Cô bé bước đến bên giường bệnh, bò lên chiếc ghế cạnh giường bệnh, Đây là chiếc ghế mà ông quản gia đã đặc biệt làm cho nó để nó có thể tiện nhìn mẹ hơn.
Cô bé động tác thuần thục nhận lấy khăn tay từ quản gia, cẩn thận lau tay cho người nữ trên giường.
“Mẹ ơi, Bối Nhi đi học về rồi này, hôm nay ở lớp Bối Nhi rất Ngoan nên được cô Mary thưởng cho rất nhiều bông hoa nhỏ, mẹ xem này” – nói rồi con bé ngừng tay, lấy trong cặp ra một xấp hoa giấy, khoe với người trên giường.
Trần Sâm, tên của lão nhân đang ngồi kế bên giường, cũng là quản gia của căn nhà này đáy mắt bỗng trở nên chua xót. Ông đã làm quản gia cho căn nhà này gần như cả cuộc đời. Đại tiểu thư và tiểu thư là một tay ông chăm sóc.
Gia chủ và phu nhân đến nửa đời người mới hạ sinh được một tiểu công chúa, yêu thương hết mực. Năm tiểu thư 20 tuổi, biến cố gia đình ập đến.
Chiếc xe chở gia đình 3 người đi du xuân bị người ta động tay động chân, ông bà chủ không qua khỏi, đại tiểu thư hôn mê sâu. Đáng sợ hơn là bác sĩ kiểm tra và nói với ông ta là “Thiếu phụ thai nhi vẫn ổn định, không có gì đáng ngại.”.
Thiếu phụ? Lúc nghe đến đây ông giật mình, đại tiểu thư có thai? Nhưng từ khi nào? Cái thai này là của ai?
Mang bao nhiêu nghi vấn, ông liều mạng điều tra nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì về cha của tiểu tiểu thư. Nhưng khi đó ông biết một điều, cái thai này là đời sau duy nhất có thể tồn tại của gia chủ, quyết tâm giữ lại. Đại tiểu thư sinh con trong tình trạng hôn mê sâu.
Tiêu thư là một tay ông chăm lớn. Cái nhũ danh Bối Nhi của tiểu thư cũng là do ông đặt, vì gia chủ trước đây từng muốn đặt tên tiểu thư là Bối Nhi, nhưng phu nhân cảm thấy con gái yêu ngọt ngào như vậy, an tĩnh như vậy, gọi Mật Nhi thích hơn.
Tên của tiểu thư là Lâm Giai Nhan cũng là do ông đặt. Ông mong tiểu thư có thể bình an vui vẻ mà lớn lên, mong tiểu thư mang theo phước lành của gia đình mà trưởng thành.
May mắn thay, tiểu thư lớn lên Ngoan ngoãn, hiểu chuyện, người gặp người thích, luôn mang năng lượng tích cực đến cho mọi người. Tiểu thư là động lực để ông ra sức củng cố sản nghiệp của gia chủ để lại, cốt chỉ mong có thể mang đến mọi sự tốt đẹp cho tiểu thư.
Từ sau khi gia chủ qua đời, ông giấu giếm các tin tức liên quan đến đại tiểu thư. Bên ngoài chỉ nghĩ là tiểu thư sau cú sốc mất đi cha mẹ mà hướng nội, không muốn gặp người ngoài, không một ai ngoại trừ vợ chồng ông và 2 bác sĩ biết rằng tiêu thư dang trong trạng thái thực vật.
Nhìn đến Bối Nhi tiểu thư lúc này, lại nhìn chỉ số nhịp tim của đại tiểu thư ngày một chậm lại, ông không khỏi thở dài. Lại không khỏi nhớ đến cuộc đối thoại cách đây ba ngày trước.
“Trần quản gia, tôi muốn đón cô nhỏ và em gái về nhà”.