Chương 1: Lời mở đầu - Bối cảnh

Nhất Hoa Nhất Thế Giới, Nhất Diệp Nhất Như Lai

Sử sách mỗi khi nói về Trụ Vương đều nhắc đến hình ảnh của một vị hôn quân, bạo chúa khiến cho trăm họ điêu đứng, ngàn kẻ lầm than. Chỉ vì lý do đơn giản “ thắng làm vua, thua làm giặc” chẳng ai đảm bảo được trăm sự viết lại bởi các sử gia đều hoàn toàn là sự thật, không bị ảnh hưởng bởi các nhà cầm quyền đương thời. Trước giờ theo chủ nghĩa kinh nghiệm, thấy thiên hạ bảo “ Trợ Trụ Vi Ngược” là ác thì cho rằng Trụ Vương là ác đến lúc đọc Ngạo Khiếu Phong Thần của Điểm Tinh Linh – Điểm tiền bối mới thấy sự hoang đường của chủ nghĩa kinh nghiệm bản thân. Lan man một chút là đọc đến 6 điều mà Chu Vương – Cơ Phát ban bố trong “ Truyền hịch các chư hầu văn” lại càng thấy nực cười

– Tội trạng thứ nhất: “bóp méo tổ tông, ban bố tân chính’: lý do đơn giản là Trụ Vương tư tưởng tiến bộ, ban bố cải cách, phân cấp ruộng đất cho người dân, bãi bỏ chế độ khổ nô.

– Tội trạng thứ hai: “chỉ nhìn tài năng không nhìn xuất thân”: không cần giải thích cũng dễ dàng thấy sự vô lý của nó, nhưng đơn giản là: “ Chân lý thuộc về kẻ mạnh”

– Tội trạng thứ ba: “Sa vào nữ sắc , chuyên sủng Đát Kỷ , hoang phế triều chính”: làm vua vốn là bậc thiên hạ chí tôn, cô đơn lạnh lẽo không biết bao nhiêu mà kể, Trụ Vương mới có vài vị phi tần cũng không có gì đáng kể, trong khi cha của Cơ Phát là Cơ Xương tính sơ sơ đã có hai mươn tư vị chính phi. Huống chi, đối với miêu tả của sử sách về Đát Kỷ thì Trụ Vương không có phản ứng gì thì cũng đến lúc đưa Trụ Vương sang Thái du lịch được rồi. Miễn bàn, miễn bàn (_ __”)

– Tội trang thứ tư: “phân công nịnh thần dùng cực hình Bào Lạc’: cái này vốn cũng chỉ là vẽ rắn thêm chân, thắng làm vua, thua làm giặc, muốn nói sao cũng khó có thể chứng thực hoàn toàn được. Lúc dùng cực hình trừng phạt kẻ có tội chắc chẳng bao giờ được nói tới nhưng hễ phạt “nhầm” kẻ vô tội ắt sẽ thành cái cớ cho dư luận công kích. Haizzz.

– Tội trạng thứ năm: “Tu kiến Trích Tinh lầu , Lộc thai , tổn hại dân sinh , dân kế”: haizzz, vị vua nào cũng chả có lúc phải hưởng thụ. Nếu không có những lúc hưởng thụ như vậy thì đời sau dễ có mấy ai được chiêm ngưỡng thành quả, di sản của người đi trước.

– Tội trạng cuối cùng “Không để lại tế tự , làm trời xanh giáng tội” cũng chính là cái lý do đáng cười và hoang đường nhất. Nhưng mỗi thời mỗi khác, đứng ở góc độ Tây Bá Hầu Cơ Phát thì đó cũng là cái cớ để dấy binh khởi nghĩa rồi (_ __”)

Vốn dĩ chẳng phải là Sử gia hay Triết gia gì, vấn đề lịch sử đúng sai – thực hư ra sao xin được tạm dừng ở đây. Mục đích của luận bàn một chút ở trên cũng chỉ vì muốn xây dưng một bối cảnh có phần chân thực nhưng được hư cấu, không hoàn toàn bị bó buộc vào dòng chảy thời gian của thực tế. Vốn dựa trên bối cảnh của ba bộ truyện Ngã Vi Trụ Vương – Ngạo Khiếu Phong Thần, Thiên Long Bát Bộ và Ỷ Thiên Đồ Long ký làm cơ sở, ngoài ra còn dựa vào cốt truyện Nam Thiên Nhất Tuyệt Kiếm, Tây Du Ký, Biên Hoang Truyền Thuyết, Đại Đường Song Long,... Nếu có điều gì hoang đường xin chớ thắc mắc cho.

BỐI CẢNH

Nhất Hoa Nhất Thế Giới

Đây là một câu chuyển xảy ra tại một thế giới song song, một thế giới có nhiều nét tương đồng với thế giới thực trừ một vài điểm hư cấu mà biến dị. Mọi sự thay đổi từ khi Trụ Vương bình định phản quân của Cơ Phát, thế giới phân chia làm Tam Thiên Tứ Tộc.

Tam Thiên chính là Thiên - Địa - Huyền hay Thiên Giới (Thiên), Nhân Giới (Địa) và Tiên giới (Huyền)

Tứ tộc bao gồm Thú tộc, Yêu tộc, Ma thần tộc và Nhân tộc ( bao gồm cả Nhân loại tại Nhân giới và Thiên giới)

Cuối truyện Ỷ Thiên Đồ Long ký, Trương Vô Kỵ mắc bẫy Chu Nguyên Chương, sinh tâm chán nản mà bỏ ngôi giáo chủ, cùng Triệu Mẫn ẩn cư, thoái xuất giang hồ. Đối với sự vụ trong giáo thông qua thư hàm mà giao cho Quang Minh tả sứ Dương Tiêu, cùng đó đem tặng binh pháp của Nhạc Phi cho Từ Đạt, đối với công cuộc khởi nghĩa kháng Nguyên của Minh giáo cũng không nhúng tay vào. Mọi chuyện lớn nhỏ đều do hai người Dương Tiêu, Chu Nguyên Chương xử lý.

Cuối 1367, nghĩa quân Minh giáo xuất quân Bắc phạt. Chu Nguyên Chương phong Từ Đạt làm đại tướng quân, Thường Ngộ Xuân làm phó tướng dẫn 25 vạn đại quân bắc phạt, đã nhanh chóng chiếm được Sơn Đông.

Tháng giêng năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, đặt quốc hiệu là Minh, trở thành vua Minh Thái Tổ. Sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương thực hiện triệt để chế độ trung ương tập quyền, nhằm tập trung gần như tất cả quyền lực vào tay nhà vua, đối với các huynh đệ công thần như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, Thanh Hòa dần dần hoặc ám hại hoặc vu oan rồi thẳng tay tàn sát khiến cho Minh giáo giáo chủ Dương Tiêu không khỏi cảm thấy lo lắng.

Tuy vậy, Chu Nguyên Chương vẫn thông cảm được các nổi khổ của nhân dân đồng thời cũng hiểu rõ sức mạnh của quần chúng, càng hiểu rõ hơn sức hiệu triệu của Minh giáo. Sử sách ghi lại, Chu Nguyên Chương từng nói: “Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trồng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng.”

Lúc mới lên ngồi, để vỗ an lòng giáo chúng Minh giáo và giảm bớt sự nghi kị của Dương Tiêu, Chu Nguyên Chương lập tức phong Dương Tiêu làm Minh Dương Vương đồng thời ra sức nâng đỡ Minh giáo khiến cho giáo phái này ngày một lớn mạnh, uy danh nhanh chóng vượt cả Thiếu Lâm, Cái Bang, Nga My, Võ Đang. . . mấy bang phái, bước vào thời kỳ hưng thịnh đỉnh cao.

Nhưng, người ta có câu: “ có cực suy mà thịnh thì cũng từ cực thịnh thành suy”, Dương Tiêu lúc đầu còn kiêng dè Chu Nguyên Chương nhưng vì chính sách an dân, Minh Thái Tổ đành phải làm ngơ cho Minh giáo, Minh Dương Vương ngày càng hoành hành, không lo sợ Minh Thái Tổ hãm hại. Thấy Dương Tiêu chuyên quyền, kiêu căng ngạo mạn, Quang Minh hữu sứ Phạm Dao nhiều lần khuyên nhủ không được, cuối cùng xuất gia rồi mai danh ẩn tích không thấy xuất hiện nữa. Dương Tiêu coi như gỡ bỏ được cái gai trong mắt, đối với các huynh đệ, giáo chúng ủng hộ Phạm Dao, lần lượt đều bị hãm hại hoặc ám sát. Giáo vụ trong giáo cũng dần dần lơi lỏng, không quản thúc chặt chẽ khiến cho giáo đồ Minh giáo thỏa sức tung hoành, không coi ai vào đâu, không lạm sát người vô tội thì cũng cướp đoạt, hãʍ Ꮒϊếp. Minh giáo dần dần lụi bại từ đó.

Sau này, Dương Tiêu bị hậu duệ của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn là Trần Nguyên Huân gϊếŧ chết. Minh giáo từ đó mà tan vỡ, giáo chúng nháo loạn, tứ đại hộ pháp Tử, Bạch, Kim, Thanh hai người đã chết, Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn tự phế võ công rồi xuất gia, còn duy nhất một vị Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu cũng đã bị Dương Tiêu dùng quỷ kế khiến cho tẩu hỏa nhập ma biến thành phế nhân. Ngũ Tản Nhân sau nhiều lần cũng bị vu oan khép cho tội phản loại, bị Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương xử tội chu di cửu tộc, người nào không chết cũng phải đến nơi hoang vu mà ẩn mình mới mong toàn mạng.

Minh giáo không có giáo chủ như rắn không đầu, lần lượt vì tranh chấp ngôi vị với nhau mà tàn sát huynh đệ khiến cho nhân tài trong giáo kẻ chết, người bị thương, đa số còn lại đều bỏ giáo mà đi.

Minh Thái Tổ không phải động tay mà loại được cái gai trong mắt, lần lượt ban bố các chính sách cấm Minh giáo, đem những công thần trong Minh giáo lần lượt gϊếŧ chết. Minh giáo dần dần trở thành giáo phái tà ma, ngoại đạo, bị cả giang hồ lẫn triều đình chèn ép. Mãi đến thời vua Minh Anh Tông – Chu Kỳ Trấn, Minh giáo Ba tư thấy Minh giáo Trung thổ rời rạc như nắm cát khô, không còn khả năng duy trì vị thế ở Trung thổ. Giáo chủ Minh giáo Ba Tư liền sai một vị giáo chúng trẻ tuổi, tài năng xuất chúng cầm Thánh Hỏa Lệnh sang Trung thổ, tập hợp lại lực lượng giáo chúng của Minh giáo. Giáo chúng Minh giáo lúc bấy giờ nhờ có sự giúp đỡ từ Minh giáo Ba Tư, lại thêm triều đình Minh Anh Tông suy tàn, nổi loạn xảy ra khắp nơi, chiến tranh liên miên với tộc người Ngọa Lạt – Mông Cổ. Triều đình Minh Anh Tông không muốn có thêm một cuộc nổi loạn từ Minh giáo đành chấp nhận bãi bỏ lệnh nghiêm cấm, bài trừ Minh giáo, khiến cho giáo chúng Minh giáo một lần nữa được đặt chân yên ổn trở lại Quang Minh đỉnh.

Theo sử sách ghi lại rằng: “Trung tuần tháng chạp năm Thiên Thuận thứ 7, tức là đầu năm 1464 dương lịch, Minh Anh Tông mắc bệnh nặng không thể ra coi triều được.

Sang đầu năm Thiên Thuận thứ 8 (1464), ông không còn tự mình xử lý công việc được nữa, nên lệnh cho thái tử Kiến Thâm lên điện Văn Hoa nhϊếp chính.

Ngày 16 tháng chạp, bệnh quá nặng, Anh Tông tự liệu không thể qua khỏi, bèn triệu thái tử và văn võ bá quan đến bên giường dặn dò. Ông dặn thái tử mấy việc:

– Tiền hoàng hậu chung hoạn nạn với ông nhưng không có con, thái tử phải tận hiếu để.

– Tiền hậu không xung đột với mẹ thái tử là Chu quý phi

– Bãi bỏ chế độ tuẫn táng phi tần (phi tần bị chôn sống) theo ông sau khi ông qua đời

Sau đó Anh Tông mất vào ngày 17 tháng giêng năm 1464, thọ 38 tuổi. Thái tử Chu Kiến Thâm lên nối ngôi, lấy hiệu là Hiến Tông.

Thời chiến tranh với tộc Ngọa Lạt, vua Minh Anh Tông bị bộ tộc Ngọa Lạt bắt giam, lúc trở về bị em trai là Minh Đại Tông ( được đại thần lúc đấy tôn làm vua) , tức vua Cảnh Đế giam lỏng ở Nam Cung. Minh Anh Tông không phục hợp mưu với đại thần trong triều, lật đổ ngôi vị giáng Cảnh Đế là vương, giành lại ngôi báu. Minh Hiến Tông lên ngôi dược hai năm thì trong triều xảy ra bạo loạn, Đức Trang Vương – Chu Kiến Thanh con của Thần phi tập hợp tay chân thân tín gϊếŧ chết Minh Hiến Tông, tự lập ngôi lấy tên hiệu là Đức Tông. Minh Đức Tông lên ngôi được vài tháng thì bị chính tướng lĩnh tâm phúc của mình là Triệu Tuyên Thành lật đổ. Lấy cớ trả thù cho Hiến Tông hoàng đế, tôn sung con trưởng của Hiến Tông lúc đó mới có 10 tuổi là Chu Hiếu Đường làm Minh Hiếu Tông. Thực quyền lúc đó đều rơi hết vào tay Triệu Tuyên Thành, hậu duệ của nhà Nam Tống. Triệu Tuyên Thành ép vua Minh Hiếu Tông phải thi hành nhiều chính sách nhũng nhiễu dân thường, lạm sát đại thần, tăng thu tô thuế, đồng thời Triệu Tuyên Thành tự ý bắt dân nữ về nạp vào trong cung, khiến cho Minh Hiếu Tông bị mang tiếng xấu, các cuộc khởi nghĩa, nổi loạn liên tục xảy ra. Năm 1470, Triệu Tuyên Thành dẹp xong phản loạn, truất ngôi vua Minh Hiếu Tông, tự xưng là Tuyên Đế, lập ra nhà Đại Tống.

Năm 1474, Tống Tuyên Đế sau khi lên ngôi lại một lần nữa bị bộ tộc Ngọa Lạt nam tiến tấn công đe dọa, nhà Đại Tống lúc bấy giờ mới thành lập binh lực phân tán, quốc khố không đủ. Cuối cùng Tống Tuyên Đế phải nhờ sự trợ giúp của người Nữ Chân – dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu. Vốn người Nữ Chân triều Kim bị người Mông Cổ tiêu diệt, thù hận thâm sâu nên Tống Tuyên Đế mới dựa vào đó lập ra sách lược liên minh với thủ lĩnh người Nữ Chân lúc đó là Nỗ Nhĩ Cáp Cáp, đánh lui tộc Ngọa Lạt. Nỗ Nhĩ Cáp Cáp mượn thế đó liền thâu tóm các châu phía bắc Đại Tống, lấy danh nghĩa đóng quân hỗ trợ Đại Tống bảo vệ biên cương phía bắc. Tống Tuyên Đế tuy nhận ra âm mưu của Nỗ Nhĩ Cáp Cáp nhưng lực bất tòng tâm. Để tránh hai bên trở mặt gây chiến, Tống Tuyên Đế chủ động nhường các tỉnh phía bắc Trường Thành cho tộc Nữ Chân cai quản. Không ngờ được Nỗ Nhĩ Cáp Cáp cậy mạnh, không hề coi Tống Tuyên Đế vào mắt, tự động xưng vương, lập ra nhà nước Hậu Kim. Từ đó phân chia thành nam bắc Tống – Kim lưỡng triều.

Tại phương nam, năm 1424, khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi, Lê Lợi thay Trần Cảo lên ngôi vua, lấy tên Đai Việt làm quốc hiệu, niên hiệu là Thuận Thiên. Sau khi Tuyên Tông mất, Anh Tông lên ngôi, nhà Minh liên tục gặp binh biến, khiến cho ảnh hướng tới phía nam ngày càng kém, đến thời Tống Tuyên Đế, Đại Việt không còn phải triều cống cho phương bắc, đất nước ngày càng một phát triển. Để đảm bảo thoát khỏi hoàn toàn sự ràng buộc với phương bắc, năm 1480, một hậu duệ nhà Đại Lý là Đoàn Kiến Trí, được sự trợ giúp từ vua Lê Thánh Tông, tập hợp các chi còn lại của nhà Đại Lý ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, mở cuộc khởi nghĩa đánh lên phía bắc, chiếm các tỉnh Vân Nam, Quý Châu sau đó mở rộng ra khu vực Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên một lần nữa lập ra nhà Đại Lý Đoàn thị. Tống Tuyên Đế phía bắc đối phó với nhà Hậu Kim, phía đông thường xuyên bị giặc Oa quấy nhiễu, đối với sự phát triển của Đại Lý không thể quản tới bới phía nam có nước Đại Việt hỗ trợ.