Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Đồ Ngốc! Anh Yêu Em Từ Rất Lâu Rồi

Chương 44: Giúp Đỡ

« Chương TrướcChương Tiếp »
Ông Nghị nhìn theo chiếc xe của ông bà chủ khuất dần khỏi trang trại mà trong lòng càng trở nên trầm mặc. Để trốn tránh ông Vinh, ông Nghị đã phải đưa gia đình của mình lưu lạc đến tận đây. May mắn thay gia đình ông đã gặp được ông bà chủ tốt bụng. Nhớ lại ngày đầu đi xin việc cùng với gánh nặng trên vai là đứa con nằm lỳ trên giường bệnh sẽ khó lòng xin được việc vậy mà không ngờ được ông bà chủ sau khi nghe xong hoàn cảnh của gia đình mình đã không ngần ngại mà thu nhận gia đình ông.

Để bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà chủ, gia đình ông Nghị tận tâm tận lực làm việc, luôn học hỏi thay đổi cùng với kỹ sư nông nghiệp mà ông bà chủ mời đến để bắt kịp phương án canh tác mới nhất. Nhờ có biểu hiện tốt, chưa đầy nửa năm sau ông bà chủ đã tìm cách giúp đỡ muốn chuyển Y Vân đến bệnh viện phục hồi chức năng tốt nhất trong nội thành. Ông Nghị đang cắt tỉa cây trước nhà thì có tiếng chuông điện thoại kêu:

"A lô!"

"Là tôi đây!"

Nhận ra tiếng ông chủ, ông Nghị lên tiếng:

"Vâng, ông gọi điện có dặn dò gì không?"

"Không có gì, chỉ là bệnh viện chỗ tôi đang có chương trình thử nghiệm điều trị phục hồi cho bệnh nhân hôn mê sâu, tôi đã đăng ký trước cho con bé nhà anh một suất rồi, gia đình anh chuẩn bị sắp xếp đưa con bé vào nhập viện."

Ông nghĩ thoáng vui mừng, nhưng rồi nét mặt lại trở nên trầm ngâm. Ông biết việc điều trị này rất tốn kém nếu như lúc này dốc toàn bộ sức lực để điều trị cho con, nếu như tiền hết rồi mà con chưa bình phục vậy lấy đâu ra tiền để duy trì sự sống cho con chờ ngày tỉnh lại. Dường như đoán được những băn khoăn trong lòng ông Nghị lúc này, ông chủ nói tiếp:

"Chương trình thử nghiệm này hoàn toàn miễn phí nên về khoản tiền viện phí gia đình nhà anh không phải lo lắng nhiều."

Ông chủ chính là trưởng khoa phục hồi chức năng của bệnh viện này nên đã chỉ ra cặn kẽ những ưu điểm khi Y Vân được viện chăm sóc y tế ở bệnh viện.

"Nhưng việc này.."



Ông Nghị ấp úng trong giọng nói tràn đầy do dự, loại chuyện tốt này sao có thể rơi đến đầu nhà mình chứ. Đang miên man suy nghĩ thì đầu bên kia ông chủ lên tiếng:

"Được rồi, anh cùng chị nhà nên suy nghĩ về vấn đề này, dù sao thì con bé đã như vậy rồi sao không thử một chút, nếu anh còn do dự nữa e rằng sẽ mất đi cơ hội tỉnh lại của con bé thì sao?"

Dưới sự thuyết phục của ông bà chủ, cùng với tình yêu thương vô bờ bến đối với con gái ông bà Nghị quyết định đưa con đến bệnh viện để được chăm sóc y tế. Sở dĩ ông bà chủ có ấn tượng tốt với gia đình ông Nghị bởi hai lý do. Thứ nhất, là do gia đình ông Nghị có kinh nghiệm trồng trọt cung cấp hàng hóa cho bách hóa gần một năm. Thứ hai, thật sự thương cảm cho hoàn cảnh của Y Vân gặp phải cảnh tai bay vạ gió.

Ngay khi bọn họ biết Y Vân chính là nữ sinh gặp tai nạn gây ra động tĩnh lớn trong ngành giáo dục của mùa hè năm đó thì ông bà chủ đã có ý định giúp đỡ luôn rồi. Tuy nhiên ông bà chủ muốn quan sát biểu hiện của gia đình ông Nghị một thời gian xem gia đình ông Nghị có thật sự xứng đáng được nhận sự giúp đỡ hay không?

Thực sự mà nói chẳng có chương trình thử nghiệm phương pháp điều trị miễn phí nào cả, toàn bộ chi phí ở bệnh viện của Y Vân là do ông bà chủ chi trả. Đương nhiên là ông Nghị bà Tuệ không hề hay biết chuyện này. Về phía ông Nghị luôn cảm thấy gia đình nhà mình trong cái rủi có cái may khi gặp được ông bà chủ tốt bụng. Đúng là chỉ cần cố gắng tận tâm tận lực làm tốt phần việc của mình, ông trời sẽ không bao giờ tuyệt đường của bất kỳ ai cả.

Đứng trước giường bệnh của con gái bà Tuệ không kìm được nước mắt, chờ đợi lâu như vậy rồi cuối cùng cũng chờ đợi được đến ngày con gái có dấu hiệu tỉnh lại. Y tá chịu trách nhiệm chăm sóc cho Y Vân lên tiếng nói chuyện với bà Tuệ:

"Chúc mừng gia đình bác, em ấy đang có dấu hiệu tỉnh lại!"

"Cảm ơn cháu rất nhiều! May mà thời gian qua có cháu chăm sóc cho con bé!"

Bà Tuệ nói với giọng rưng rưng không dấu nổi xúc động. Nói rồi bà dúi vào tay cô y tá một phong bì, bà Tuệ nghĩ đây là muốn bồi dưỡng cũng chính là thay lời cảm ơn. Cô y tá không khách sáo nhận lấy, dường như đây không phải là lần đầu, cô y tá vui vẻ nói:

"Bác nhìn này không chỉ ngón tay em ấy cử động, cả ngón chân cũng cử động khi cháu chạm nhẹ vào chân em ấy cũng có một chút phản ứng. Bác sĩ đã kiểm tra mắt đồng tử của em ấy cũng không còn giãn nữa."



Bà Tuệ đương nhiên không hiểu, khi đang ngơ ngác trước lời nói của cô y tá, cô y tá mỉm cười và kiên nhẫn giải thích:

"Việc có cả phản ứng cả tay và chân là dấu hiệu phục hồi cực kỳ tốt, dây thần kinh không bị chèn ép hay có dấu hiệu suy thoái. Khi em ấy tỉnh lại chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cùng với vật lý trị liệu tốt thì việc đi lại được bình thường là hoàn toàn có thể!"

Nghe đến đây trong lòng bà Tuệ kích động đến mức nước mắt cứ thi nhau tuôn rơi mà không ngăn được bà run rẩy hỏi:

"Những gì cháu nói là sự thật sao?"

"Đương nhiên rồi!"

Cô y tá vui vẻ đáp. Dường như nhớ ra điều gì đó cô y tá vỗ trán một cái rồi nói:

"A đúng rồi! Còn chuyện này quan trọng nhất mà cháu chút thì quên mất. Bác sĩ khoa thần kinh có căn dặn nói chuyện nhiều hơn với người bệnh để có thể phá đi rào cản cuối cùng giúp cho bệnh nhân nhanh chóng thức tỉnh! Giờ cháu tan ca trực rồi, có chuyện gì bác cứ bấm chuông các y bác sĩ sẽ đến ngay."

"Bác biết rồi, cảm ơn cháu!"

Cô y tá rời khỏi bà Tuệ bước từng bước đến ghế và ngồi xuống. Trong lòng bà Tuệ lúc này thầm cảm ơn ông bà chủ tốt bụng khi vươn tay ra cưu mang giúp đỡ gia đình nhà bà suốt hai năm qua. Bao nhiêu lo lắng, cùng với tủi nhục được bà Tuệ từ từ kể lại rất sinh động cho con gái nghe. Khi bà tự trách bản thân không biết bảo vệ con để con phải chịu nhiều cực khổ như vậy, bất giác một giọt nước mắt tràn ra khỏi khóe mắt của Y Vân. Bà Tuệ kích động đến nỗi miệng không ngừng run rẩy nói không nên lời.

Con gái có thể nghe được những lời bà nói, còn nghe rất rõ ràng là đằng khác, cảm xúc của con cũng được bộc lộ theo những câu chuyện bà kể, vậy là bà chuyển chủ đề hy vọng những chuyện bà nói ra sẽ đủ phân lượng để kí©h thí©ɧ ý chí đang dần thức tỉnh của con gái. Bà bắt đầu kể chuyện những ngày các con còn nhỏ cả nhà tuy vất vả nhưng rất vui vẻ. Khi kể đến những kỷ niệm vui của cả nhà bà thấy con gái có phản ứng tích cực, nhịp tim bị dao động, cử động ở tay và chân cũng nhiều lên.

Quá bất ngờ với chi tiết này bà Tuệ chợt nhớ ra nguyên nhân dẫn đến tai nạn của con gái rất tiêu cực và đó cũng chính là lý do khiến cho con gái không muốn tỉnh lại. Nếu bây giờ toàn kể chuyện buồn chắc chắn sẽ phản tác dụng, vậy nên phải kể lại những hồi ức vui vẻ. Bất giác trong lòng bà Tuệ thấy tiếc nuối nếu như còn ở quê, nếu như gia đình không phải lưu lạc đến nơi đất khách quê người như thế này, chắc chắn cơ hội gặp lại bạn học của con nhất là cậu nhóc Thanh Phong có khi sẽ có tác dụng. Bà Tuệ chợt thở dài, âu cũng là tại cái hoàn cảnh.
« Chương TrướcChương Tiếp »