Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Đồ Đệ Diêm Vương 2: Tế Quỷ

Chương 4: Lên đường đi đại học

« Chương TrướcChương Tiếp »
Sáng hôm sau tỉnh dậy, bà Thuyết thấy mình đã nằm trong phòng sau sinh của Trạm Y tế xã, Trần Phong đang rúc nách mẹ ngủ ngon bên cạnh, ông Phục cũng đang ngủ gục ở đầu giường. Bế con trên tay trong hạnh phúc, quên cả nỗi đau đớn đêm qua, bà vừa ru à ơi vừa cưng nựng hắn, ông Phục cũng tỉnh dậy trong vui sướиɠ. Ông lấy cháo cho bà Thuyết ăn rồi kể.

Số là đêm qua trong lòng ông cũng thấp thỏm không yên, ông cũng muốn phi xe về lắm nhưng trời mưa kinh quá, lại còn có sét đánh đầy trời nữa, khéo còn chưa qua được cánh đồng thì đã bị sét đánh cho cháy thui rồi, nên sáng sớm ngớt mưa cái là ông phóng về luôn. Thì về đến nhà mới kinh hoàng, toàn bộ các cây cối xung quanh nhà đều bị đánh cháy đen hết, cứ như thể sấm sét chỉ nhằm vào nhà mình mà đánh vậy. Ông chạy tới cửa thì cửa mở không khóa, lao vào trong nhà thì thấy bà Thuyết đang ngất nằm lăn dưới đất, váy bầu bê bết máu, một tay cầm then cửa, tay kia đầy máu thì đang ôm lấy cái thúng úp, chân thắt nút như có vết rắn cắn nhưng lại không có dấu hiệu của trúng độc. Ông chạy lại đỡ bà Thuyết lên kiểm tra thì thấy bà vẫn còn sống, chỉ là bị kiệt sức mà thôi.

Rồi ông thấy cái thúng úp đó động đậy, như đã hiểu chuyện gì đêm qua vừa xảy ra, ông vội vàng lật thúng ra thì thấy một đứa bé đỏ hỏn đang cựa quậy trong mớ khăn tã, chim nó ngỏng lên tưới nước tung tóe, rồi nó khóc lên oe oe. Vừa vui mừng hạnh phúc, vừa khẩn trương cứu người, ông chạy ra sân hô lớn gọi bác Diển và chú Trai sang phụ đưa bà Thuyết lên Trạm Y tế cấp cứu, thế rồi cứ túc trực tới khi ông bà nội Trần Phong lên trông thay, mới về nhà thu dọn lại mọi thứ.

Sau khi nghe bà Thuyết kể về sự vụ đêm qua, ông Phục nắm chặt lấy tay bà Thuyết mà khóc trong hạnh phúc:

- Anh cám ơn em! Anh xin lỗi em, đúng lúc em cần anh nhất thì anh lại không có mặt, cám ơn em vì đã mang con đến với anh, với cuộc sống của hai ta.

Bà Thuyết cười hạnh phúc nhìn chồng, có lẽ giờ hai mẹ con sống sót qua được cửa ải đó đã là may mắn lắm rồi, bà cũng không buồn quan tâm sâu đến chuyện đêm qua nữa, bà nói với chồng:

- Anh muốn đặt tên thằng bé là gì?

Ông Phục khoan khoái:

- Tên à! Anh muốn con có một cái tên thật đặc biệt, hơn nữa đó phải là một cái tên có cấp bậc trên cả cao ngạo xa hoa, vừa nghe đã thấy phong thái anh hùng. Tiến lên có thể áp chế kẻ khác, lùi lại có thể ôm các mỹ nhân chứ lại…

Đang nghe ông Phục lảm nhảm thao thao bất tuyệt như thế, bà Thuyết chốt hạ:

- Trần Phong! Thế nào? Anh là Trần Phục thì con là Trần Phong. Thôi không nói nhiều nữa, con đã theo họ anh, thì tên phải do em đặt.

Ông Phục cũng vui vẻ ngay, vì cái tên ông mãi chưa nghĩ ra mà vừa nghe xong đã cảm thấy rất vừa ý.



Sáng hôm sau thì cũng đến lúc Trần Phong cắp balo lên đường nhập học, ông Phục chở hắn ra bến xe khách, lúc đi qua ngõ nhà em Ngân, hắn thấy bóng dáng Ngân lấp ló sau cánh cửa vẫy chào hắn, Ngân đang đứng trong nhà tuy không nhìn rõ lắm nhưng hắn cũng vẫy tay chào lại.

Lại nói thời điểm chờ kết quả khi vừa thi xong đại học, tình cảm của hai đứa tốt lên hẳn. Đáng lẽ ra hắn không phải dậy sớm như mọi ngày, bố mẹ cho hắn ngủ nướng thoải mái và cái con gà trống bố láo bố lếu ông Phục đã nhốt sẵn trong phòng biệt giam chờ tử hình rồi, thế mà Trần Phong lại xin để con gà trống đó lại. Hắn bảo hắn quý con gà trống ấy lắm, quý như chó như mèo vậy, không muốn gϊếŧ nó. Nghe giả tạo vậy mà ông Phục cũng tin, nhưng thực ra hắn muốn dậy sớm để có cơ hội la liếʍ con gái ông hàng xóm. Chả trách sáng nào, cứ đúng lúc nghe thấy tiếng gϊếŧ mổ với tiếng mấy ông bạn rượu ông Bình ở bờ ao bên kia là hắn cầm ngay cây chổi ra sân quét quét, bà Thuyết cũng không hiểu sao thằng con mình lại dở giời như vậy, bà mỉa :

- Gớm! Tao vừa quét ra khỏi cổng xong, giờ mày lại quét vào đấy!

Tuy không có giao hẹn trước, nhưng hình như em Ngân cũng biết Trần Phong cố tình như vậy là để gặp mình, thế nên cứ lúc nào thấy hắn đang lúi húi quét sân bên kia là bên này lại luống ca luống cuống, mớ lòng lợn trong rổ cũng rối như lòng người vậy. Và thế là một bên thì mỉa thằng con đến cái chổi còn không biết nó ở đâu thì tự nhiên chăm đột xuất, một bên thì quát ỏm tỏi lên hết lòng với mề.

Trần Phong đang tưởng tượng đến cái ngày thành đạt, có công danh sự nghiệp, đánh bại tất cả đám thanh niên trong làng, rồi đường đường chính chính sang xin em Ngân về làm vợ nghe có vẻ thỏa mãn lắm thì lại có tiếng gọi đằng xa:

- Bác Phục! Bác Phục ơi! Anh Phong ơi!

Là Ngân, Ngân đang đứng ở ngã tư cùng phụ bà Yên bán thịt lợn, thấy hai bố con hắn đi qua liền gọi, giờ này chắc ông Bình đang ở quán ăn sáng. Ông Phục đi chậm lại, ghé gần lại quầy thịt lợn, bà Yên cười:

- Bác Phục! Hai bố con đi đâu mà sớm thế?

- Chị! Hai mẹ con bán hàng à? Tôi phải đưa thằng bé lên bến xe giờ, mấy hôm nữa nhập học rồi. - Rồi ngoái lại Trần Phong : “Cái thằng này mồm đâu?”

Lúc này Trần Phong người cứng đờ…

Ngân đây, vậy Ngân lúc nãy trong nhà là ai, hai bố con hắn đi xe máy, làm sao Ngân có thể di chuyển nhanh đến vậy, lại có vẻ như không hề biết chuyện vẫy tay chào nhau gì cả.

- Dạ! Bác và em bán hàng ạ!

Ngân có vẻ hồi hộp, con bé lấy một cái hộp giấy nhỏ được bọc bằng tờ báo, nhìn khá cẩn thận đưa cho Trần Phong, khuôn mặt xinh xắn cúi gằm xuống vì ửng đỏ:

- Tặng anh này!

Dường như muốn nói thêm nhiều điều lắm, nhưng câu nói vừa rồi có lẽ đã lấy hết sức mạnh và sự dũng cảm của mình rồi nên miệng tuy mấp máy cái gì đó mà không thể phát ra thành tiếng. Trần Phong cũng ngượng ngùng nhận lấy:

- Cám… anh cám ơn Ngân nhé!

Không khí ngượng ngùng của cái cặp đôi hoàn cảnh làm hai người lớn cũng thấy ngượng ngùng theo, ông Phục giải vây:

- Thôi! Chị và cháu bán hàng nhé, tôi đưa nó đi kẻo muộn.

Nói rồi ông chở Trần Phong đi khuất, hắn cũng không quên ngoái lại trao ánh mắt đong đầy tình cảm với em Ngân, còn Ngân thì cũng ngẩn ngơ nhìn theo bóng lưng hắn xa dần. Ông Bình phát xít như thế nhưng bà Yên thì thương con lắm, nhìn thái độ của con gái bà là bà biết ngay mấy hôm nó thức đêm thức hôm đan khăn len làm gì rồi, mới có tháng 9 trời còn nóng bỏ mẹ ra, hỏi thì nó bảo chuẩn bị sang đông, cái lý do khó nuốt ấy bà đã không chấp nhận được rồi nhưng bà cũng kệ, giờ thì bà đã hiểu. Bà cũng không tỏ thái độ cấm cản gì cả, vì như ông Bình nói, bằng em Ngân bà đã hết tuổi đẻ rồi, nên bà cũng hiểu con gái mình đang trải qua mối tình đầu đời, chỉ lắc đầu nói một mình:

- Haiiz! Khăn chia áo lìa thôi con ạ!

Lúc này Ngân mới hơi giật mình, cũng không để ý bà Yên vừa nói gì, khuôn mặt xinh xắn lúng túng:

- Dạ! Mẹ bảo gì con ạ?

- Không có gì, qua phụ bố mày bán ăn sáng đi!
« Chương TrướcChương Tiếp »