Ma đạo lâm thời ứng
Dương đạo dấn thân chinh
Cửu Dương đang ở trong lều của chàng xem bản cảo mà chàng đã biên xong cho tập thơ Tống, tối qua chàng và Phi Nhi lại cùng nhau thức trắng. Trần Tôn như thường lệ ở cạnh làm những công việc như mài mực và chuẩn bị thêm giấy bút cho Cửu Dương. Khi này các cống sinh còn ngủ rất ngon. Nghị Chánh thì đã dẫn Hiểu Lạc đi săn.
Một xấp giấy hoa tiên được Trần Tôn để ngay ngắn trên bàn cho Cửu Dương, mực cũng được mài xong, có hai cây bút mềm gác hai bên chiếc khay. Thêm một li trà nóng cho Cửu Dương, một tí trầm hương được Trần Tôn cho vào lò sưởi đặt ở giữa lều. Rồi ông lão đi lấy chiếc áo khoác trong rương mang đến kính cẩn nói:
- Viện trưởng, mặc thêm áo nầy vào rồi hãy làm việc tiếp. Trời đang lạnh mà ngài không mặc áo choàng vào sẽ bị bệnh.
Cửu Dương đỡ lấy chiếc áo nói:
- Cám ơn Trần thúc.
- Có chi đâu viện trưởng - Trần Tôn móm mém nụ cười hiền nói - Ngài không chê lão nô này già ưa lải nhải là lão nô đã cảm thấy rất vui rồi.
Cửu Dương khoác áo vào. Trần Tôn tiếp:
- Lão nô hiểu ngài nhiều. Ngài là một người có trách nhiệm với bất kỳ các công việc nào đã được giao cho, nhưng làm việc cũng phải coi trọng thân thể, xong nốt trang này rồi ngài gắng đi ngủ để giữ gìn sức khỏe.
Cửu Dương lại nói cám ơn ông lão, sau đó cúi xuống đọc tiếp mấy trang cuối của tập thơ Tống.
Tứ bề bây giờ hoàn toàn yên tĩnh, Cửu Dương nhìn giấy trước mặt. Nghe tiếng gió thổi bên ngoài từng đợt từng đợt qua. Trong giấy có bài thơ nói về tiết Thanh Minh đã sớm qua. Đêm mưa tiễn xuân tàn, đặc biệt buồn vô tận. Cửu Dương đọc thơ nghĩ đến phận chàng ngày xưa cũng là một thiếu gia nhà cao cửa rộng, được cha mẹ thương yêu hết mực, có thầy đến tận nhà dạy học hẳn hoi, nhưng rồi vì gia đình tham gia cuộc kháng chiến chống triều đình đã dẫn đến cảnh nhà tan cửa nát, cha mẹ đã mất, hai anh em chàng mồ côi cô quạnh, nếu không có Giác Viễn, Cửu Nạn và Mã Lương che chở, không biết rồi tương lai sẽ về đâu? Nghĩ đến cảnh nhà cửa tiêu tan mà lòng Cửu Dương buồn bã. Bên ngoài tiếng gió tiếp tục thổi vi vu, âm thanh đơn điệu như một khúc nhạc buồn. Truyện Khác
Cửu Dương xem gần tới trang cuối tập thơ Tống thì nghe có tiếng Phi Nhi vỗ tay hồ hởi, Phi Nhi cầm một xấp giấy chìa trước mặt chàng nói:
- Bản cảo Đường Thi đã chỉnh lý xong, xin mời huynh xem.
Cửu Dương nhìn đôi mắt Phi Nhi mà quên hẳn buồn bực. Chàng cầm lấy xấp giấy lật ra xem, thấy phần mở đầu của bộ Đường Thi là mười bài thơ của Đường Thái Tông “Đế kinh thiên thập thủ.” Phi Nhi chọn những bài này là đúng ý chàng. Cửu Dương mỉm cười, những câu thơ đó mang khí thế khoát đạt, tâm thế hoành tráng diễm lệ, thể hiện tiết tháo cao thượng và hoài bão vĩ đại làm cảm khái và rung động lòng người.
Cửu Dương đọc lên hai câu:
- Tâm tùy lãng nhật cao. Chí dư thu sương khiết.
Phi Nhi nói:
- Muội trích hai câu này từ cuốn “Thăm lại chiến địa đánh bại Tiết Cử Bá Vương.”
Gương mặt Cửu Dương không giấu vẻ cảm kích:
- Tốt! Tốt lắm! Để chiều nay huynh sẽ duyệt lại tất cả.
Phi Nhi được Cửu Dương khen ửng hồng đôi má, nàng nói:
- Có việc này muội muốn tham khảo ý kiến của huynh.
Cửu Dương đặt xấp bản cảo qua một bên, nói:
- Chuyện gì?
Phi Nhi nói:
- Trong bản cảo Đường Thi này, riêng phần thơ của Lý Bạch có tám trang nhưng một trang trong đó muội nghĩ có gì hơi sai.
- Có gì hơi sai? - Cửu Dương hỏi.
Phi Nhi nhìn Cửu Dương, cười dịu dàng:
- Muội coi nhiều sách cũ, nhưng trong bản cảo Đường Thi này lại sửa câu “Cửu Huê Sơn” thành “Cửu Tử Sơn.”
Cửu Dương ngạc nhiên:
- Ồ, vậy sao? Để huynh xem thử xem thế nào.
Chàng lại cầm xấp giấy lên.
Phi Nhi giúp Cửu Dương lật đến những trang thơ của Lý Bạch, bảo chàng:
- Muội nghĩ ý của Lý Bạch trong câu này phải là Cửu Huê Sơn mới phải, vì nhớ hồi Lý Ngụy đánh Tấn đã có câu nói: “Cửu Huê Sơn nhất thiên tự, tản hại dân vũ trung.” Còn có câu này còn xưa hơn nữa này: “Cửu Huê kỳ tú cận tại thiên đài,” cho nên muội thấy cần phải sửa lại đoạn thơ đó cho trùng hợp.
Cửu Dương cùng Trần Tôn nhìn nhau. Phi Nhi tiếp:
- Cửu Huê Sơn trong đoạn thơ của Lý Bạch muội nghĩ chính là viết về Ngưỡng Huê Sơn Tịch, một thiền sư sống thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, là môn đệ lừng danh của Huê Sơn Linh Hựu, và là người khai sáng tông Huê Ngưỡng. Trí huệ và kinh nghiệm giác ngộ thâm sâu của Sư nổi danh trong thiền giới thời đó, nên Sư cũng có biệt danh là "Tiểu Thích Ca." Trước tuổi hai mươi, Sư yết kiến và trau dồi kinh nghiệm với nhiều ngôi sao sáng trong Thiền Tông, và đã mang danh là một thiền sinh xuất sắc. Dưới sự hướng dẫn của Huê Sơn, rất nhiều người đạt yếu chỉ thiền.
Cửu Dương xúc động lặng lẽ nhìn Phi Nhi. Chờ cho Phi Nhi nói xong, Trần Tôn nói:
- Lộ tiền bối có cô cháu gái vô cùng thông thái, lại còn thạo về sử và thi thơ, nếu là lão nô, đã không bao giờ phát hiện ra.
Phi Nhi được khen khiến nàng sung sướиɠ trong lòng, nhìn Cửu Dương cười nói:
- Đa tạ Trần thúc, nhưng cháu làm sao được kỳ tài như thúc vừa nói chứ, chỉ có thất gia đây mới tài, còn cháu, chỉ là con mọt sách thôi.
Cửu Dương đáp lại Phi Nhi bằng nụ cười dịu dàng, ánh mắt chàng giữ yên trên mặt nàng khá lâu, bấy nay chàng cứ ngỡ nàng chỉ là một cô bé ham chơi, không ngờ lại làm được việc như vậy.
Lúc này Tiểu Tường mang bình trà nghi ngút khói và một dĩa điểm tâm vào đặt trên bàn trước mặt Cửu Dương, mời chàng và Phi Nhi, Trần Tôn cùng ăn. Phi Nhi trố mắt hỏi Tiểu Tường:
- Hôm nay lẽ ra tới phiên Phi Yến nấu ăn chứ nhỉ? Chắc muội ấy lại ngủ quên, thật là ngại quá.
Tối qua Tiểu Tường thức khuya làm thơ, sáng nay nàng định ngủ nướng bù lại, nhưng lại bị Phi Yến làm cho tỉnh giấc, lại còn phải nấu điểm tâm dùm cho Phi Yến, nên trong lúc ngầy ngầy ngật ngật vì thiếu ngủ, Tiểu Tường đã quên mất lời căn dặn mà nói ra tông tích của Phi Yến cho Phi Nhi nghe.
Phi Nhi nghe danh Châu Tân Trình, bật đứng dậy nói với Cửu Dương:
- Nguy! Người này đã từng tay không đơn thân độc mã đột phá tam ải của Thanh Thành, để đoạt lấy bảo đao của chưởng môn nhân bọn muội!
Trần Tôn cũng nhìn Cửu Dương nói:
- Lão cũng có nghe danh sư đệ hắn, tên Lôi Đại Hổ đó cũng là một cao thủ, hơn nữa hắn là chủ tiêu cục Bạch Bảo, vì là một phần tử trong giới lục lâm nên những chuyến tiêu của hắn không bao giờ bị ai cướp hàng.
Cửu Dương nhìn Trần Tôn rồi nhìn Phi Nhi, cũng lo lắng nghĩ: “Võ công hai người này rất cao, so với Phi Yến hơn hẳn ít nhất cũng mười mấy bậc.”