- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Mạt Thế
- Điềm Báo Mạt Thế
- Chương 11: Gừng Càng Già Càng Cay
Điềm Báo Mạt Thế
Chương 11: Gừng Càng Già Càng Cay
Gừng càng già càng cay, Diệp lão gia tử đích thân ra trận một mình đấu lại hai cái miệng, Diệp Cảnh Dương đậu xe lừa ở một nơi râm mát, chờ lão gia tử thương lượng xong mới đi qua.
Cũng không biết ông lão đàm phán với người ta như thế nào, kết quả dùng hai trăm cân bắp đổi về một xe nồi niêu chum vại.
“Ông nội thật lợi hại, mấy thứ này bình thường đừng nói hai trăm cân bắp, dù thêm gấp đôi cũng không đổi được.”
“Hiện tại là lúc nào rồi, hôm qua cháu không xem tin tức nên không biết đó thôi, vì động đất nên nhiều nơi xe lửa ô tô đều kẹt cứng. Chỗ chúng ta trồng lương thực, bình thường mỗi nhà đều không thiếu ăn, nhưng nạn sâu bệnh lần này khiến mọi người ăn quả đắng giá lương thực mới tăng. Nhà đó ít người nên mở cửa hàng buôn bán làm ăn, hiện tại lương thực không đủ dùng tiền cũng không mua được. Họ muốn đổi lấy lương thực thì phải dựa theo giá cả hiện tại để đổi, ông cũng đâu bắt chẹt họ”
Lão gia tử thở dài, ông không muốn tính kỹ như vậy, nhưng phải nghĩ cho người nhà mình nữa chứ, hơn nữa nhà đó cũng đâu tính là bị thiệt, giờ này có bao nhiêu người cầm bắp đi đổi như ông chứ.
Cẩm Khê phụ khiêng mấy cái vò trên xe vào trong nhà.
Diệp lão gia tử rất biết mua đồ, loại vò muối dưa kín mít dày to cỡ quả bóng rổ có đến bảy cái, vừa lúc trong nhà đang cần loại này.
Thân vò vàng nhạt in hoạ tiết hoa văn màu cà phê, kiểu dáng khá đẹp, có hai tầng nắp, nắp trong được bọc thêm lớp da, nắp ngoài giống như cái chén úp ngược, sau khi đậy kín thì xối nước vào, vò sẽ hoàn toàn kín mít.
Kiểu vò như vầy chỉ phổ biến ở miền Nam, chỗ họ rất ít người dùng.
Còn có sáu cái chum màu đen bằng men cao chừng nửa thước, nắp to như cái chậu, hình như chuyên dùng để làm kimchi, đặc biệt là nó vừa to vừa phẳng, có thể chất chồng lên nhau, ở trong cửa hàng lão gia tử nhìn thấy người ta chất bốn năm cái chồng lên nhau mà vẫn đứng vững nên mới chọn chúng để đỡ chiếm chỗ trong nhà.
Trừ mấy thứ trên ông còn mang về vài cái bình đất, không đẹp như bình sứ cũng không dày và kín nhưng có thể dùng để đựng đồ này nọ linh tinh.
Đã có vật dụng, bọn Cẩm Khê liền bắt tay vào làm tương cà chua.
Dùng nước nóng tráng sơ cái vò, lau khô sạch sẽ, thái cà chua thành từng miếng nhỏ cho vào vò, cái vò lớn nên thời gian đun hơi dài, một vò phải rót hai lần nước nên hơi phiền toái, may mà đã tính toán chuẩn bị xong trước.
Lúc sôi Cẩm Dương nhấc nắp lên, Cẩm Khê và chị dâu đảo đảo một hồi liền đậy nắp trong vào, sau đó đậy cái nắp giống chén úp ngược lên, dội nước phong kín.
Sợ bị hơi nóng xông, trên mặt và hai tay hai người đều quấn vải che lại.
Ba người làm một lúc bảy vò tương cà mà vẫn còn dư lại không ít, không biết lão gia tử lấy ở đâu ra thêm một đống chai rượu, không có nắp bèn dùng đầu gỗ làm nút bấc, tổng cộng hai mươi mấy cái chai đều trang bị nút bấc đầy đủ.
Sau khi nguội thì đem mấy cái vò và đống chai cất vào hầm, mấy cái chum màu đen cậu chỉ dùng vài cái, đậu que và dưa chuột thái mỏng đem ướp với tương đậu, vậy là cả nhà lại có thêm hai chum rau tương cỡ lớn, đủ để chống đỡ được hai năm.
Cẩm Khê nhìn hầm ngầm chứa đầy lương thực, lòng thấy kiên định hơn nhiều.
Tiếc là cảm giác này không tồn tại được bao lâu.
Sáng hôm sau Cẩm Khê dậy trễ, mới mở mắt còn mơ mơ màng màng liền nghe tiếng chó sủa, tiếp đó là tiếng mắng chửi của phụ nữ, trời nóng nên cậu ngủ mở cửa sổ, theo tiếng vang hẳn là từ xa truyền tới. Cẩm Khê mang giày rồi ra ngoài xem, có tường vây nên đứng trong nhà không thấy được gì nhưng có lẽ là ở hướng Tây.
“Chuyện gì vậy ạ?” Cẩm Khê đi ra thì thấy Đại Bảo và ông nội ghé vào đầu tường nhìn ra ngoài bèn hỏi một tiếng.
Lão gia tử cau mày “Ông ra xem một chút, hình như bên đó gặp chuyện”
“Để con đi với nội” Cẩm Khê nói xong thì về phòng thay chiếc áo tay dài, đội mũ rơm, rồi cầm thêm một mũ rơm nữa cho ông nội.
Hai người đi qua, từ xa nghe được tiếng một phụ nữ vừa khóc vừa mắng “Cái thằng khốn nạn nhà nào không để cho người ta sống nữa hả coi chừng ra đường bị sét đánh “
Cẩm Khê suýt nữa đã cười ra tiếng, người này mắng chửi mà cứ như hát tuồng, may là nhịn lại được, không người ta tưởng cậu vui sướиɠ khi người khác gặp hoạ thì khổ.
Đi vào, vừa nhìn qua đã biết chuyện gì xảy ra, vườn nhà này bị người khác đào trộm.
Thời điểm châu chấu đến đã ăn hết thực vật trên mặt đất nhưng phần trong lòng đất thì vẫn còn nên nhà nào trồng khoai lang khoai tây thì tổn thất không nhiều, chỉ là mất phần thức ăn giành cho gia súc.
Diệp lão gia tử nhìn người phụ nữ, là con dâu thứ nổi danh ba hoa nhà lão Tam.
Trước đó có nghe nói năm nay nhà họ trồng nhiều loại khoai tây hơn, không lẽ ra ngoài khoe khoang khiến người ta chú ý, bằng không sao lại chọn trúng nhà họ.
Hơn nữa nhà nào trong thôn họ chả có vài mẫu khoai tây cần gì phải đi ăn trộm, xem ra là đã đắc tội với người ta, mấy nhà khác có ai bị trộm đâu.
Diệp lão gia tử đứng xem một hồi rồi kéo đứa cháu về, loại chuyện như vậy khó mà xử lắm, người phụ nữ này bình thường đắc tội không ít người, ngay cả đối tượng hoài nghi cũng không có. Không biết lão Tam sao lại chọn trúng con dâu như vậy.
Có một nhà bị trộm thì chắc nhà thứ hai cũng không còn xa, có thể trước đây không ai có suy nghĩ này, nhưng hiện tại là lúc nào rồi?
Do đó nhà nhà trong thôn, nếu không cho người trông coi vào ban đêm thì sẽ mau chóng thu hoạch.
Nhà Cẩm Khê là nhà sẽ mau chóng thu hoạch, phần cây lá trên đất đều bị ăn trụi lủi, sau có mọc thêm cũng không dài được bao nhiêu.
Năm nay thiếu nước nhưng bù lại nhiệt độ khá cao, chỉ thu hoạch sớm hơn nửa tháng so với mọi năm hẳn là không có chuyện gì.
Hơn nữa so với cánh đồng bắp bên kia thì hàm lượng nước bên này nhiều hơn, thực vật sinh trưởng sẽ không tệ.
Lúc thu hoạch khoai tây thì sự phấn khởi của mọi người đều bay mất, một là sản lượng khoai tây không nhiều, hai là năm nay khoai tây sinh trưởng rất kỳ lạ, từng củ từng củ cỡ quả trứng chim, lớn nhất cũng chỉ to bằng trứng vịt, mọc thành từng chuỗi dài, một mẫu thu được ba nghìn tám trăm cân.
Khoai lang thì nhiều hơn, mỗi mẫu ba nghìn kí, tuy sản lượng thấp hơn năm ngoái nhưng không phải rất nhiều, tốt hơn so với dự tính của họ.
Nhìn thấy nhiều khoai lang khoai tây như thế Cẩm Khê chỉ muốn nằm trên chúng ngủ luôn thôi.
Vất vả vài ngày thu hoạch nhưng chuyện vẫn chưa xong, khoai tây khoai lang không thể trữ nguyên cả củ. Trời oi bức chất trong hầm không thể đảm bảo, huống chi không thể trữ chúng trong hầm được.
Mọi người bận rộn nấu khoai lang khoai tây rồi đem phơi khô để dùng trong thời gian dài.
Hàng năm nhà Cẩm Khê đều phơi khoai tây, đến tết đem ra hầm với gà hoặc xương heo, ăn vừa dai vừa ngon.
Khoai lang thì nhà họ chưa từng nấu, toàn luộc hoặc nướng lên ăn vặt, mấy năm trước chỉ trồng một hai mẫu, chủ yếu là trồng dưa.
Khoai tây nấu xong cắt thành từng lát rồi trải ra mành phơi nắng, trời đang nắng gắt nên phơi một hai giờ là được.
Nhờ phơi trong thời gian ngắn lại đủ nhiệt độ nên lát khoai nhỏ đặc biệt giòn ngon, vàng óng trong suốt, nhìn qua giống hệt đồng tiền xu.
Khoai lang mọi người cũng làm như vậy nhưng không đem phơi nắng, vì lúc xắt khoai lang thì phát hiện chúng rất khô, cắn một cái liền phát ra tiếng răng rắc, mùi vị ngon ngọt nhưng khá cứng nếu đem phơi nắng nữa sẽ biến thành đá mất nên cứ để vậy, dù thế thì so với loại bán trong siêu thị vẫn cứng hơn nhiều.
Sáng hôm sau bà nội Diệp thử dùng loại khoai lang cưng cứng này nấu với cháo, hương vị không ngon bằng nấu với dưa chuột nên cuối cùng trở thành món ăn vặt, Cẩm Khê vừa làm vừa ăn, liên tục hai ngày đều không cần ăn cơm.
Khoai lang và khoai tây khô sau khi sơ chế thì bỏ vào bao bố trữ trong hầm.
Mỗi nhà mỗi hộ đều thu hoạch một chút, nhà không trồng khoai thì cũng mua lại từ họ hàng thân thích trong thôn, bầu không khí khẩn trương mới dần dần lắng xuống.
Một tuần sau khi thu hoạch, người ở huyện trên đến làng bắt loa hô thu mua lương thực với giá cao.
Trước đó cũng có người đến thu mua nhưng không mấy ai bán, lần này khoai tây khoai lang thu hoạch được nhiều nên người trong thôn động lòng, nhưng biết hiện giá lương thực tăng cao nên ngồi chờ quan sát.
Quả nhiên ngày hôm sau lại có một đợt thu mua, giá cả cao hơn một nửa.
Mấy ngày sau đó lại có thêm vài nhóm người kéo tới, giá mỗi ngày một tăng, không ít người đem bán.
Tối đó Diệp gia mở cuộc họp nhỏ, quyết định bán đi sáu nghìn cân khoai lang, năm nghìn cân khoai tây.
Nếu không bán thì họ cũng không ăn hết, hầm ngầm chất đồ này nọ đã không còn chỗ chứa, giữ không được chỉ tổ mốc hỏng.
Mặt khác cứ khư khư giữ lương thực sẽ gây chú ý, không khéo trở thành mối hoạ trong tương lai, bán đi một chút để làm dáng cũng tốt.
Thật ra nếu dựa theo khẩu phần ăn như năm ngoái, họ cũng không tính là thiếu lương thực, không cần dự trữ nhiều đồ ăn đến như vậy, mấy hộ khác trong thôn cũng chưa nghe qua có nhà nào không đủ ăn. Nhưng mà con người vốn là giống loài kỳ quái, cứ thấy không trữ nhiều lương thực là không chịu nổi.
Có lẽ bởi vì tin tức thiên tai trên TV càng lúc càng nghiêm trọng, khiến cho mọi người cứ cuống cuồng cả lên, tới nỗi phải chắc mẩm rằng trong kho nhà mình có cái ăn thì mới yên bụng.
Dĩ nhiên bán lương thực cũng không phải tùy tiện bán, Diệp lão gia tử qua nhà mấy anh em mình, mấy anh em già cùng con cháu bàn bạc với nhau, cuối cùng cử người lên huyện trên và thành phố cách đây vài dặm xem xét.
Sau khi tìm hiểu tình hình, không để ý tới hai nhánh buôn lậu trong thôn mà trực tiếp tìm chuỗi siêu thị trên thị trấn. Rất nhiều siêu thị đã đóng cửa, nhà này còn mở chứng tỏ vốn liếng người ta không ít, có điều cũng không còn bán lương thực nữa.
Giá so với giá thu mua trong thôn thấp hơn một chút, họ thương lượng với bên siêu thị đổi lấy ít vật dụng, dĩ nhiên là phải lén lút.
Trong thành phố nghiêm cấm đầu cơ trục lợi lương thực, nhà nước đang xem xét điều chỉnh để thống nhất giá bán, chỉ là tình hình mỗi nơi mỗi khác nên chưa có
công bố chính thức, nhưng cấm đầu cơ tích trữ thì là thật.
Kết quả sau khi thương lượng với ông chủ siêu thị, bên họ không lấy tiền mà dùng lương thực đổi lấy vật tư, rất nhiều thứ giờ đã thành vật phẩm quý hiếm có tiền cũng không mua được.
Diệp lão gia tử về nhà để cho Cẩm Khê liệt kê ra mấy thứ sau này trong nhà cần dùng đến.
Đồ ăn thức uống này nọ trong nhà không thiếu, chủ yếu là đường ăn. Về muối thì nhà cậu có rất nhiều, chưa kể muối viên ướp thức ăn mà chỉ muối bình thường trước đây chú Hai đã vào nội thành mua vài rương đem về, khi đó còn chưa ai biết tương lai sẽ phát sinh chuyện gì.
Dầu ăn thì chỗ họ không thiếu, nhà nào cũng có đậu nành, có thể tự ép lấy dầu để dùng.
Cần chút thuốc thang nữa, thuốc trị thương ngoài da, thuốc vài bệnh thường gặp, vi-ta-min, băng gạc.
Cẩm Khê còn viết thêm xe đạp và xe đạp ba bánh, xe lừa trong nhà không biết có thể sử dụng đến khi nào, có xe đạp cũng tiện hơn.
Cẩm Khê suy nghĩ rất nhiều, ở phương diện ăn uống họ không thiếu, thể lực tốt hơn so với người thành phố, cuộc sống sinh hoạt ở thôn quê cũng đơn giản, nhu cầu không cao, bất quá có điện vẫn tốt hơn, nghĩ tới đây Cẩm Khê lại muốn có một máy phát điện bằng năng lượng mặt trời, hiện tại mặt trời như vậy lúc sử dụng hiệu quả nhất định sẽ tốt.
Dầu do trong thôn đã hết nên tivi cũng ngừng luôn, họ đã lâu không xem được tin tức bên ngoài rồi.
Cuối cùng cậu ghi thêm bông vải, mấy chuyện trong mộng đều lần lượt xảy ra rồi, như vậy mùa đông băng giá cũng không còn xa nữa, thứ này có thể trữ càng nhiều thì càng tốt.
Người phụ trách chuỗi siêu thị kia vào thôn tiến hành đàm phán cùng Diệp gia, chuyện này không được coi là bí mật, tám mươi phần trăm người trong thôn đều họ Diệp, với những nhà khác ít nhiều đều có quan hệ thân thích, bất quá mấy cụ già Diệp gia nói có thể cùng nhau làm nhưng không thể đi rêu rao, hơn nữa cũng chỉ có lần này, về sau có gì mới tính tiếp. Đương nhiên có vài người ghét bỏ giá cả thấp nên không tham gia. Mọi người cũng không đi quản họ.
Hiện tình trạng đầu cơ lương thực ngày càng ác liệt, cứ tiếp tục sớm muộn gì cũng có chính phủ đến can thiệp, lúc đó trao đổi vật tư càng phiền toái, không bằng dứt khoát đổi luôn một lần.
Những thứ nhà Cẩm Khê muốn ngoại trừ bông vải và xe đạp, mấy thứ khác có chút khó khăn, nhất là đường và máy phát điện bằng năng lượng mặt trời. Đường được xem như vật tư cần dự trữ, trên thị trường đã không còn.
Các thiết bị dùng năng lượng mặt trời bởi điện lực khan hiếm mà trở thành hàng hoá bị mọi người tranh đoạt.
Trên thực tế không đợi mọi người nhớ tới, lúc tai hoạ vừa phát sinh đã không còn thấy mấy thứ này nữa, giống như thành phố chỗ Cẩm Khê 90% cửa hàng đều đóng cửa .
Cũng may ông chủ siêu thị này có chút đường dây nên đồng ý với giao dịch này, máy phát điện bằng năng lượng mặt trời đổi với bốn nghìn cân khoai lang.
Trước đây loại máy phát điện trong nhà này giá hơn một vạn, bốn nghìn cân khoai lang giá khoảng mấy ngàn, dựa theo giá cả mà nói thì nhà Cẩm Khê quá lời rồi, nhưng đó là trước đây, hiện tại ai chiếm lợi của ai không thể nói chính xác, tuỳ theo nhu cầu mà thôi.
Điện có cũng được mà không có cũng không sao, nhưng Cẩm Khê nghĩ đến tình cảnh trong mộng, rồi cũng có lúc phải dùng tới, nhưng sau này muốn tạo nguồn điện khó vô cùng.
Cuối cùng, Cẩm Khê ngoài mấy vật dụng cần thiết dùng hàng ngày còn lấy thêm chút giấy vệ sinh, thành phố cúp điện cúp nước trên diện tích lớn, nhiều thứ không thể sản xuất, Cẩm Khê nhớ trong mộng rất nhiều người lén bán đồ này đồ nọ, băng vệ sinh của phụ nữ thành vật phẩm quý hiếm, tương lai sẽ khó mà mua được.
Mấy nhà khác trao đổi thế nào Cẩm Khê không rõ, chỉ là có một ngày chị dâu Anh Tử về nhà kể trên tay dâu út nhà ông chú Năm có đeo chiếc vòng vàng rất to, có khi nào ông chú Năm dùng lương thực đổi lấy vàng hay không?
Vàng ở bất cứ đâu đều có thể lưu thông, chỉ là không có lương thực vàng cũng ngày một mất giá.
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Mạt Thế
- Điềm Báo Mạt Thế
- Chương 11: Gừng Càng Già Càng Cay