Chương 9

Tôi xách con chó kia lên:

“Trong thôn còn mấy hộ nhà vậy? Đi hỏi một chút của nhà ai thôi.”

Anh Trần nhăn mày lại:

“Đừng xen vào việc người khác, đi tìm đầu quan trọng hơn, cô tò mò con chó này của ai làm chi?”

Tôi giải thích sơ tình hình một lần:

“Tìm được chủ nhân con chó này là có thể tìm được đầu.”

Anh Trần: “Ha ha, cô có thể đừng bịa mấy chuyện này nữa hay không? Còn là sinh viên đấy, nói chuyện khoa học chút được không?”

“Anh nói chuyện đạo lý khoa học thế anh giải thích cho tôi xem, con chó này chết rồi thì vì sao khi nãy còn chạy tới chỗ này?”

Anh Trần trầm mặc:

“Có thể là gió thổi?”

“Anh Trần, nếu không thì… nghe bọn họ một lần đi.”

Tôn Lượng ở bên cạnh hoà giải, Văn Yến cũng kiên trì muốn đi lên trước tìm chủ chó, anh Trần bất đắc dĩ, chỉ có thể gật đầu đồng ý.

Chúng tôi đi vào thôn dọc theo con đường nhỏ, băng qua mấy căn nhà cũ rách nát cổ xưa, rất nhanh sau đó đã thấy đằng trước có ánh sáng.

Vách tường cao nửa người, nửa trên là hàng rào sắt, bên trong lộ ra ánh đèn, còn truyền đến tiếng nói chuyện lí nhí.

Anh Trần đến gõ cửa, chốc lát sau, cửa nhà mở ra, một cụ già tóc hoa râm dò nửa người ra:

“Ai vậy?”

Tôi vội giơ con chó đã chết trong tay lên:

“Đây là chó nhà cụ sao?”

Cụ già nhìn chằm chằm một lúc, lắc đầu:

“Không phải, chó nhà tôi không bẹp như vậy.”

“Có điều tôi biết cháu, Tôn Quý nhà tôi vẫn luôn đợi cháu đó, vào đi.”

Biết tôi sao?

Nhưng tôi đâu có biết cụ.

Tôi tràn đầy nghi hoặc, anh Trần còn tưởng rằng cụ già này là đồng bọn của chúng tôi, lập tức cảnh giác nắm chặt súng lục trên eo, mắt qua mày lại với Tôn Lượng, hai người kẹp chúng tôi ở bên trong, một trước một sau vào sân.

Cụ già tò mò nhìn chằm chằm đồ bên hông anh Trần, hai mắt tỏa sáng:

“Ai da, cháu nói đến thì đến thôi, còn mang theo gì vậy, khách khí như vậy làm gì?”

Nói xong liền duỗi tay sờ eo anh Trần.

Anh Trần biến sắc:

“Cụ làm gì đấy? Không được nhúc nhích!”

“Sao mà hung dữ thế nhỉ?”

Cụ già lầu bầu một tiếng, rút tay, một hồi sau lại phấn chấn lên, mang chúng tôi đến chỗ gara:

“Phòng cho khách đã chuẩn bị cho các cháu rồi, một người một phòng, đủ chỗ.”

Căn nhà trệt tăm tối, trản đèn huỳnh quang trên đầu lóe ánh sáng trắng bệch, trên nền đất xi măng tích đầy tro bụi là một hàng quan tài ngay ngắn.

Cụ già xoay người, nhếch miệng, nếp nhăn tụ vào nhau:

“Tôn Quý nhà tôi nói các cháu đều là khách quý, đợi lát nữa tối rồi cứ ở lại đây đi.”

Thôn núi yên tĩnh, ánh đèn tối tăm, cụ già cử chỉ quái đản, hơn nữa còn bốn chiếc quan tài sắp ngay ngắn này, lòng tôi “thình thịch” một chút, Văn Yến cũng hít hà một hơi, dựa gần bên tôi.