Trong nhà hội bàn dành riêng cho tù trưởng của làng, Lam Nha ngồi ở vị trí cao nhất, xung quanh là hai hàng người dân quỳ rạp bên dưới, cung kính bái lạy Lam Nha. Cô vốn không quen với cách tiếp đón này của họ, do vậy vội vàng đứng lên, đưa tay làm hiệu:
- Mọi người không cần phải làm thế. Mau đứng dậy đi!
Nhưng Lam Nha càng ngăn cản, dân làng Đồn Phong lại càng quỳ xuống sát đất hơn, nhất quyết phải bái ba lạy mới chịu dừng lại.
Hoa Sinh đứng dậy, hai tay chắp trước ngực, giọng nói ôn nhu hẳn đi:
- Nữ chủ, lần này người trở về khiến thôn làng chúng ta hết mực vui vẻ. Tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh đã phù hộ!
Sau khi Hoa Sinh dứt lời, toàn bộ những người còn lại đều đồng thanh nhắc lại với âm lượng thật lớn:
- Tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh!
Lam Nha đỏ bừng mặt, đột ngột chuyển vai từ người sắp bị gϊếŧ trở thành chủ nhân của cả thôn làng trù vượng này khiến cô hết sức kinh ngạc. Không thể ngờ, quá khứ của Lam Nha cùng cha mình lại cao quý tới như thế. Nhưng cho tới tận khi cha cô bị đám người kì lạ sát hại, đem thi thể giấu vào núi rừng Vân Nam, gán cho tội trạng phản động, Lam Nha vẫn không hề hay biết về thân phận thực sự của mình.
Có điều, hủ tục tự sát tập thể trong làng Đồn Phong là như thế nào, Lam Nha muốn biết rõ hơn.
- Hoa Sinh, ông có thể giải thích đôi chút về hủ tục này không? Tại sao đêm đến, dân làng sẽ chọn ra năm người, sau đó lại để họ nhảy xuống giếng tự sát như thế?
Nghe cô hỏi, ánh mắt Hoa Sinh có chút nhiễu loạn. Ông thở dài, bắt đầu kể lại ngọn nguồn sự tình.
Sau khi Lục Tam Thân ôm Lam Nha bỏ đi trong đêm mà không có lấy bất kì một lời từ biệt nào khác, thôn làng Đồn Phong dần chìm ngập trong u tối. Trong vòng ba năm kề cận, chỉ riêng vùng núi Đồn Phong không có lấy một giọt mưa. Nước giếng cũng cạn, suối nhỏ hết trắng nước, người người đói khổ.
Số lượng người chết vì khát nước càng lúc càng tăng. Có người sợ chết, tự uống nướ© ŧıểυ của chính mình nhưng vừa được một ngụm liền ôm bụng nôn ọe, mặt mũi tái xanh.
Họ thường tụ tập đứng trước miệng giếng cổ đầu thôn, quỳ lạy xin Thần Giếng dâng nước, xin ông trời đổ mưa. Nhưng toàn bộ hy vọng đều trở nên vô nghĩa.
Cho đến một đêm rằm, con trai út của ông lão Vinh trong làng là Trần Sâm, vì quá đói khát liền lê lết đến giếng cổ tìm nước. Sau khi ngửa cổ chửi thề một hồi, Trần Sâm đu người nằm lên miệng giếng. Xui xẻo thay, anh ta chống tay trượt chân, cả người ngã lao xuống giếng, chết tươi tại chỗ.
Đến khi người làng phát hiện ra, da mặt anh ta đã trắng bệch, máu sẫm bắn đầy sang hai bên thành giếng. Vì giếng khá sâu nên không một ai muốn xuống dưới trục vớt. Họ quyết định lấy giếng làm nơi ném thi thể người chết.
Nhưng kì lạ thay, sau cái chết của Trần Sâm, bầu trời đột ngột chuyển mưa, dân làng vui sướиɠ, lao ra ngoài đường nhảy nhót điên loạn. Nhưng mưa chỉ đến vài phút, sau đó tạnh hẳn. Dân làng chưa kịp hứng nước mưa bỗng lại chìm vào trong tăm tối.
Họ hứng cạn từng giọt nước, uống cả nước bẩn nhưng vẫn không đủ cơn khát. Nhanh chóng, nắng lên, làng Đồn Phong tiếp tục chìm vào họa chết khát.
Nghe đến đây, sắc mặt Lam Nha chợt tối sầm hẳn xuống. Cô không ngờ đằng sau hủ tục kì quái này lại là một nạn chết khát thê lương tới như thế. Hoa Sinh ngồi xuống ghế, da mặt có chút tái nhợt. Đây vốn là phần ký ức kinh hoàng nhất mà Hoa Sinh không muốn nhắc lại. Kể từ nạn thiên tai năm đó, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng người chết cũng lên tới vài trăm.
- Mọi chuyện sau đó xảy ra như thế nào?
Lần này, Quỷ Hinh là người tranh trả lời trước. Anh ta nhìn về phía giếng hoang, đưa tay tháo bỏ mũ sừng đội trên đầu, trầm giọng đáp:
- Để tiếp tục cầu mưa, tù trưởng tạm thời khi đó đã ban bố một mệnh lệnh: đem toàn bộ những người già không có sức sống ném xuống giếng hiến tế.
Khi yêu cầu này được đưa ra, người phản đối thì ít nhưng đồng tình lại rất nhiều. Cuối cùng, dưới sự cưỡng chế ép buộc, năm cụ già đáng thương bị ném thẳng xuống giếng làm vật hiến tế. Cả đêm hôm đó, dân làng ngồi quỳ phục trước giếng, hồi hộp chờ đợi. Cuối cùng, đúng như họ mong muốn, ông trời đã thương tình, đổ mưa xối xả xuống.
Kể từ thời điểm đó, hủ tục tàn độc này ra đời. Cứ cách hai tháng họ sẽ chọn ra năm người yếu kém nhất đem làm vật hiến tế.
Lam Nha cụp mi mắt, hai bàn tay nắm lại thật chặt đến mức gân xanh nổi cả lên. Cô đứng dậy, tâm thế bình tĩnh nhìn thẳng xuống dưới người dân trong thôn, giọng nói sang sảng vô cùng quyền lực:
- Lấy danh nghĩa là nữ chủ làng Đồn Phong, Lam Nha tôi muốn xóa bỏ hủ tục hiến tế này!