Cung Khanh cũng cảm thấy việc định hôn vô cùng gấp gáp. Thứ nhất có thể tránh được việc năm sau phải tham dự tuyển thái tử phi, thứ hai sau khi tuyển thái tử phi xong, những cô nương còn lại sẽ tranh nhau tìm nhà chồng, như vậy việc cạnh tranh sẽ rất khốc liệt.
Chớp mắt đã đến lễ Thượng Ty. Ở thời kỳ Khánh Phong, cả trong triều đình và ngoài dân gian đang thịnh hành việc du yến, đến ngày lễ Thượng Ty này, hai bên bờ sông Khúc Giang có thể xem là nơi náo nhiệt nhất chốn kinh thành, dường như tất cả bách tính đều đổ dồn về đây, tụ tập chơi xuân mở tiệc, vô cùng vui vẻ, nói theo kiểu văn hoa là “Thám xuân”. Nam thanh nữ tú đều cưỡi ngựa ngồi xe hoa mà đến, dựng trướng bên bờ sông phong cảnh tươi đẹp, ngồi bệt xuống đất, thỏa thích uống rượu, lại còn có cả những người phụ trách việc ca múa trong cung đến biểu diễn giúp vui, thật là náo nhiệt vô cùng.
Bên bờ nam sông Khúc Gian là Phù Dung uyển của hoàng gia với những chiếc xe ngựa lộng lẫy, yên ngựa được trạm trổ hoa văn, cả một vùng đó bỗng trở nên nhộn nhịp cảnh xa hoa phông vinh. Dựa theo lệ cũ, đến lễ Thượng Ty Tuyên Văn đế sẽ mở tiệc thiết đãi quần thần ở trong Phù Dung uyển, phàm là quan ở kinh thành thì đều có thể dẫn theo thê tử tham dự.
Thẩm Túy Thạch vừa nghĩ nhân dịp này có thể nhìn thấy Cung Khanh thì trống ngực đã đập thình thịch, nhưng lại nghĩ đến việc nhất định phải gặp A Cửu, trong thoáng chốc cõi lòng lại chùng xuống.
Chàng rút cuốn Kinh Thư trên giá sách xuống, ở trang “quan quan thư cưu” kẹp tờ giấy tiết đào Cung khanh gửi cho mình. Chàng không tin đây là chủ ý của nàng, tất cả những điều này, hẳn đều là mưu kế của A Cửu. Ngoại trừ lần đó, chàng không thể nghĩ ra một nguyên do nào khác khiến nàng lại viết một câu thơ như vậy.
Nhớ tới từ “giác” thiếu một nửa đó, Thẩm Túy Thạch cảm thấy
buồn bực trong lòng, liền gấp sách lại, đi tới hậu hoa viên hít thở không khí. Lễ hội hoa vừa qua, sắc xuân dần dần hiện rõ, trên cành liễu những mầm xanh đã nhú, vài khóm hoa nở rộ đón xuân.
Một tương lại rạng rỡ đang chờ, vận khí tốt khiến nhiều cực kỳ hâm mộ, nhưng sao tất cả lại giống như sợi dây trói buộc vô hình.
Đứng dưới ánh mặt trời, hắn cảm thấy mình thật giống một con chim Bằng, với đôi cánh vô cùng rộng lớn, muốn bay cao bay xa, nhưng đột nhiên lại bị một cái võng cản lại, có người muốn thuần dưỡng nó, chỉ bởi muốn xem những lông chim hoa mỹ, mà chẳng quan tâm đến dáng vẻ bay lượn oai hùng và dũng khí vật lộn với trời cao rộng lớn của nó.
Đây có phải là cuộc sống mà hắn hằng mong muốn? Cúi đầu trước cường quyền, thần phục A Cửu, từ chim bằng biển thành con chim hoàng yến trong chiếc l*иg son?
Không, tuyệt đối không!
Hắn quay người trở lại thư phòng, sau một chút kích động, hắn rất muốn điền thêm một nửa chữ “kiến” còn thiếu trong chữ “giác”, thế nhưng tờ giấy tiết đào đó tuy vẫn còn kẹp trong quyển sách, nhưng lại không còn ở trang “quan quan thư cưu” nữa.
Nhất hời một luồng phẫn nộ khó biểu đạt bằng lời dâng lên trong lòng. Hắn đứng dậy, ngón tay khẽ run. Một vài tia do dự và thương tiếc vốn đang còn sót lại, nhưng giờ đây trong nháy mắt đã bị hắn quét cùng đuổi tận.
Nàng cậy mình là công chúa, cho nên có thể muốn làm gì thì làm sao? Hắn vốn không phải là quân cờ trong tay, để nàng tùy ý điều khiển.
Chính ngọ, trong Phù Dung uyển, các bận quyền quý và quan viên lớn nhỏ trong triều đều tề tựu đông đủ, xiêm áo lộng lẫy, phảng phất hương thơm lan tỏa trong gió. Tuyên Văn đế dắt Độc Cô hoàng hậu lên ngồi ở phía trên, Thái tử Mộ Trầm Hoằng và A Cửu công chúa phân chia ngồi hai bên.
Bở vì là du xuân dã yến, cho nên các quan đều mặc thường phục, gia quyến nào cũng mặc những trang phục rực rỡ, tranh kỳ khoe sắc. Tuyên Văn đế đưa mắt nhìn một lượt, liền cảm thấy sắc xuân như tràn ngập đất trời.
Cung yến vô cùng xa hoa tinh tế, đối với những quan viên bậc thấp thì đây chính là cơ hội một năm mới có một lần để được chiêm ngưỡng dung nhan thánh thượng, được thưởng thức bữa tiệc thịnh soạn với những món ăn mà cả đời họ rất ít có cơ hội được nhìn thấy, chính bởi vậy mỗi giây phút trôi qua, họ càng thêm vô cùng trân quý.
A Cửu chẳng có lòng dạ nào tập trung ăn uống, ánh mắt cứ dán chặt vào Thẩm Túy Thạch.
Hôm nay chàng mặc chiếc áo màu xanh ngọc bích, thanh nhã sáng sủa, đứng lọt thỏm trong đám nam nhân có tuổi, càng khiến cho vẻ trẻ trung anh tuấn của chàng trở nên nổi bật, hơn hẳn mọi người.
Trong lòng A Cửu tràn đầy sự ái mộ, có vẻ như sự ái mộ ấy sắp tràn cả ra ngoài. Ông trời quả thực quá ưu ái đối với nàng, vừa đến tuổi cập kê, đã đưa đến cho nàng một quan trạng nguyên tài đức hơn người, dung mạo tuấn tú để làm phò mã. Trong mắt nàng, chỉ có duy nhất hoàng huynh của mình mới có thể so sánh với chàng về độ xuất sắc.
Nằng đắc ý quét mắt nhìn về phía chỗ ngồi của Cung Cẩm Lan, trong lòng định khoe khoang một lần với Cung Khanh: Đệ nhất mĩ nhân thì đã sao, dung mạo tốt cũng không bằng số mệnh tốt. Liệu ngươi có chọn được một đức lang quân tốt hơn Thẩm Túy Thạch không? Dù cho ngươi có để ý đến chàng thì cũng đa sao, hãy giương mắt lên mà nhìn chàng sẽ thuộc về ta. Những thứ tốt nhất, chỉ có thể thuộc về ta mà thôi, đừng có tranh giành, cả đời đừng hòng mơ tưởng.
Nhưng thật tiếc, hôm nay Cung Cẩm lan chỉ dẫn theo Cung phu nhân đến dự yến, còn Cung Khanh không đi cùng.
Sự đắc ý của A Cửu trong thoáng chốc bỗng nhiên biến thành nỗi thất vọng hụt hẫng, ánh mắt khoe khoang hư vinh bỗng nhiên trở nên lặng thầm buồn bã.
Nhìn thấy Cung Khanh thì thấy không vừa mắt, không nhìn thấy Cung Khanh thì lại thấy không hài lòng, lúc nào cũng cảm thấy thiếu một điều gì đó, rất buồn tẻ, nỗi lòng ấy rõ thật là vấn vít.
Kỳ lạ là Tiết Giai cũng không đến, A Cửu cảm thấy đáng ngờ, nghiêng người hỏi Triệu Quốc phu nhân: “A Giai không đến sao?”
“Nhi nữ ở bên bờ sông, nói là mời mấy vị tiểu thư cùng làm quần ác yến.”
“Quần ác yến là cái gì?”
Triệu Quốc phu nhân cười nói: “Không dùng ni lông cũng không dùng vải thêu, mà dùng váy thạch lựu dựng thành lều trướng, nha đầu kia thật đúng là lắm trò quỷ.”
A Cửu vừa nghe đã cảm thấy hứng thú, liền quay sang nói với Độc Cô hoàng hậu: “Mẫu thân, con cũng muốn đi xem.”
Độc Cô hoàng hậu nói: “Đợi cung yến kết thúc rồi hãy đi.”
Lúc này, An phu nhân kề sát vai A Cửu, thì thầm mấy câu.
Trong nháy mắt, A Cửu biến sắc, ném một ánh mắt u oán tức giận về phía Thẩm Túy Thạch.
Hắn vẫn giữ tờ giấy tiết đào Cung Khanh gửi, còn kẹp trong sách thỉnh thoảng lấy ra nhìn!
Nhìn vật nhớ người sao? Như gặp Khanh Khanh sao?
Nghĩ tới khuôn mặt nhu mì kiều diễm ấy, một cơn ghen tuông cuồn cuộn dâng lên trong lòng như muốn trào ra.
Lúc này, ở bên bờ Khúc Giang ngoài Phù Dung uyển, giữa lầu đài đình các, trên bãi đất cỏ mọc xanh mướt bên bờ sông, chỗ nào cũng có lều trướng. Lều của Cung Khanh được dựng ở trước Tử Vân lâu cách Phù Dung uyển không xa lắm, ở vị trí đó vừa khéo có thể nhìn ngăm được rất nhiều những chiếc thuyền hoa rực rỡ trên sông, còn có thể thưởng thức ca vũ của phường nhạc. Năm ngoái, Cung Cẩm Lan dẫn theo thê tử cùng đến dự yến, nhưng năm nay, trước mấy ngày diễn ra lễ hội, Tiết Giai đã nói với Cung Khanh vài câu, nên Cung Khanh đã không đi cùng, để tránh bị Độc Cô Đạc gây phiền phức.
Còn Hướng Uyển Ngọc thì không muốn gặp A Cửu, nên cũng chẳng đi cùng phu nhân An Quốc Công dự yến, mà đến lều của cô mẫu, chơi cùng Cung Khanh.
Hai người ở trong lều, cùng nhau thưởng thức bữa trưa được chế biến cầu kỳ, lại còn ôm trong tay một bình trà thượng hạng. Cả hai chuẩn bị xem ca vũ của phường nhạc trên Từ Văn lâu.
Đúng lúc này, bên ngoài lều, tiếng của Tiết Giai truyền đến: “Cung tỷ tỷ.”
Cung Khanh vội vàn đứng dậy nghênh đón, Tiết Giai không chỉ đến một mình, mà còn đi cùng Kiều Vạn Phương.
Hôm nay Tiết Giai mặc một chiếc áo mỏng màu vàng tơ, gương mặt trang điểm nhẹ nhàng, trên vành tai còn đeo một đôi khuyên bằng trân châu rất dài, trong lúc nói, đôi khuyên tai ấy cứ đung đưa lúc lắc, khiến khuôn mặt nàng ấy cũng sáng bừng như ngọc, càng tôn thêm vẻ xinh xắn hoạt bát.