Lý Anh Tú đề xuất trong kế hoạch Hộ bộ cũng phải giải thể, hình thành thêm ba bộ mới là Bộ tài chính, Bộ công thương và Bộ nông nghiệp. Bởi hiện tại Đại Việt đang chuyển mình theo con đường tư bản, công nghiệp và thương nghiệp phải được nhận được sự quan tâm đúng đắn với địa vị của nó, nên Bộ công thương hình thành để quản lý việc này; Bộ nông nghiệp thì tiếp quản việc quản lý ruộng đất của Hộ bộ và việc chăm sóc đê điều của các ty đê sứ; Bộ tài chính quản lý tài sản của nhà nước, thu thuế, đồng thời lập ra riêng một ủy ban để quản lý dân số.
Lễ bộ vốn cũng giải tán lập nên bốn bộ: Bộ thông tin, Bộ giáo dục, Bộ văn hóa và Bộ ngoại giao, nhưng Lý Anh Tú xem lượng nhân sự và tình hình hiện tại liền không lập ra bộ thông tin làm gì. Bộ Hình Lý Anh Tú vốn định giải tán để lập ra tòa án, nhưng nhìn lại thực tiễn của bộ máy địa phương và nhân lực của Đại Việt Lý Anh Tú liền tạm gác vấn đề này lại. Công bộ thì vẫn giữ nguyên như cũ, dù sao bản thân của nó tương đương với Bộ xây dựng và Bộ giao thông vận tải cũng không cần phải tách rời. Ba viện gồm Ngự sử đài, Hàn Lâm viện, Thái y viện vẫn giữ nguyên, không đổi.
Nhìn tổ chức lại nhà nước lại như vậy thực tế mọi quyền lực quay một vòng liền trở về với Lý Anh Tú, quyền lực bổ nhiệm, bãi nhiệm, lập pháp, hành pháp, tư pháp đều nằm trong tay hắn. Lý Anh Tú không có ý định thành lập một chính quyền dân chủ, càng không có ý định thành lập một chỉnh thể nhà nước quân chủ lập hiến, hắn đơn giản chỉ là muốn phân nhỏ lại nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh việc một người lại nắm quá nhiều quyền lực, đương nhiên với Lý Anh Tú điều này rất khó xảy ra, thế nhưng đời sau của hắn thì sao? Không có hệ thống bảo đảm, lấy gì các vị trí bên dưới sẽ không có ý nghĩ khác.
Đồng ý rằng Lý Anh Tú làm vua ngày càng lười, thậm chí hắn còn lập nên cái chức thủ tướng để bản thân càng có thể lười, thế nhưng không có nghĩa là hắn không lo lắng và lo xa, hay có thể nói là nghi kỵ, có thể nói đó là bệnh chung của mỗi quân vương.
Nhưng ngược lại Lý Anh Tú cũng trao xuống quyền lực nhiều hơn cho mỗi bộ, nhất là quyền tự quyết, lấy cơ cấu của Ám bộ, các Bộ cũng có các ban, ngành để thảo luận các vấn đề nằm trên thẩm quyền của mình sau đó báo lên thủ tưởng, thủ tướng chịu trách nhiệm kiểm soát, điều hành nội các và các bộ, làm tham mưu cho hoàng đế để hoàng đế đưa ra quyết định, nếu không có hoàng đế chủ trì thủ tướng sẽ đưa vấn đề ra đội các, dựa vào bỏ phiếu để quyết định.
- Đối với bản kế hoạch này các khanh có ý kiến gì không?
Lý Anh Tú chờ đợi các quan đại thần của mình thảo luận xong mới bắt đầu đặt câu hỏi. Các vị đại thần đồng loạt lắc đầu, dù sao giữa các bộ độc lập nhưng lại phải có sự liên hệ phối hợp với nhau, so với lục bộ cũ thực ra cũng không khác mấy, chỉ là cụ thể công việc lại cho từng bộ, như vậy áp lực của lục bộ cũng sẽ nhỏ hơn rất nhiều.
- Như vậy bắt đầu bổ nhiệm nhân sự. Lúc này lấy sự bổ nhiệm từ Trẫm, sau đó các bộ muốn đề cử người nào nắm giữ vị trí phải trình báo lên Bộ nội vụ, thông qua sự đồng ý của Thủ tướng thì mới có thể được chấp nhận.
Lý Anh Tú có thể làm như vậy bởi vì hiện tại những đại thần trong tay hắn đều là những người thanh liêm, có tài, có đức, sau này việc tuyển quan lại ngược lại phải nhờ đến Thủ tướng, nói cách khác Thủ tướng chính là cánh tay phải của vua. Các đại thần cũng liền đồng ý. Lý Anh Tú nói.
- Như vậy vị trí Thủ tướng liền để Bảo Công đảm nhiệm, các khanh có ý kiến hay không?
Tất cả mọi người đều trăm phần trăm đồng ý, bên trong triều Lữ Gia chính là người có danh vọng và thân cận với bệ hạ nhất, nắm vị trí thủ tướng là không thành vấn đề. Thế nhưng đến vấn đề tiếp theo liền đau đầu, Lý Anh Tú hỏi.
- Bộ trưởng Bộ nội vụ các khanh có người tiến cử sao?
Các quan đại thần nhìn nhau, Bộ nội vụ tầm quan trọng khỏi phải nói, đây chính là cơ quan trực tiếp đề cử nhân sự lên Thủ tướng, quyền lực lại không cần phải nói, người này đương nhiên phải thanh liêm, công chính đồng thời phải có năng lực quản lý, quy hoạch. Bình thường Lại bộ là do Lữ Gia nắm, hắn lo liệu việc này, hiện tại Lữ Gia làm Thủ tướng vị trí Bộ trưởng này đương nhiên phải do người khác làm.
- Thần đề cử Thuận Hóa Tuyên phủ sứ Tô Hiến Thành.
Cuối cùng vẫn là Lữ Gia đưa lên ý kiến. Lý Anh Tú bây giờ mới nhớ đến Tô Hiến Thành đúng là một người có tài, liêm khiết, tiến cử người tài cho quốc gia. Có giai thoại Thái hậu và hoàng đế nhà Lý hỏi Tô Hiến Thành người thay thế hắn, Tô Hiến Thành liền bỏ qua người chăm sóc mình là Vũ Tán Đường mà đề cử người có tài là Trần Trung Tá. Thế nhưng buồn cười chính là Thái hậu hết lời khen ngợi câu trả lời của Tô Hiến Thành nhưng sau cùng lại để em trai là Đỗ An Di thay thế Tô Hiến Thành, cơ đồ nhà Lý đến đó cũng đi xuống.
Các quần thần cũng gật đầu đồng ý. Tô Hiến Thành cũng thuận lợi trở thành Bộ trưởng bộ nội vụ. Đến Bộ quốc phòng đương nhiên là Thượng thư Bộ binh hiện tại Lê Phụng Hiểu đảm nhận. Bộ tài chính do Hộ bộ thượng thư Thạch Tiến đảm nhận, Bộ văn hóa do Lễ bộ thượng thư Lê Văn Hưu đảm nhận. Như vậy sáu vị thượng thư nắm đã nắm giữ sáu ghế bộ trưởng (Công bộ, Hình bộ không đổi). Chỉ còn lại Bộ quốc an, Bộ nông nghiệp, Bộ công thương, Bộ thông tin, Bộ giáo dục và Bộ ngoại giao còn trống.
Thảo luận một hồi cuối cùng Bộ ngoại giao tất cả thống nhất do Lê Văn Thịnh đảm nhiệm, dù sao Lê Văn Thịnh trước giờ đã mấy lần đi sứ, công lao đầy mình, ngược lại là người thích hợp ở vị trí này. Bộ nông nghiệp Lê Văn Hưu đề cử do Mạc Hiển Tích làm Bộ trưởng, Lý Anh Tú liền đồng ý, Mạc Hiển Tích rất có tài hoa, bấy lâu này cũng phụ giúp Thạch Tiến rất nhiều, làm Thị lang lâu như vậy đi lên làm Bộ trưởng cũng là hợp lý. Bộ thông tin Lê Văn Hưu lần nữa đề cử Lê Bá Ngọc là người bên trong Lễ bộ, quần thần cũng đồng ý. Đến Bộ giáo dục đương nhiên do người của Quốc Tử giám bên kia tranh đoạt. Có hai ứng cử viên là Chu Văn An và Nguyễn Phi Khanh, ngoài ra cũng có người đề cử Trần Nguyên Đán. Cuối cùng Lý Anh Tú chọn Trần Nguyên Đán, bởi Chu Văn An đi du học không biết bao giờ về, Nguyễn Phi Khanh lại có thiếu hụt, Ngự sử đài bên kia sắp bị Bộ quốc an thay thế nên Trần Nguyên Đán làm Đô ngự sự cũng vô dụng, thay vì vậy đưa sang Bộ giáo dục cũng tốt.
- Bộ trưởng Bộ công thương thần đề cử An Bang Tuyên phủ sứ Tinh Thiều.
Phạm Tu lúc này lên tiến, mặc dù về hưu nhưng uy vọng còn đó, lần này hệ trọng Lý Anh Tú cũng mời Phạm Tu. Đối với tài năng của Tinh Thiều Phạm Tu rất rõ ràng. Lữ Gia cũng đồng ý nói.
- Bẩm bệ hạ, Tinh Thiều bình thường ở An Bang tiếp xúc nhiều với thương nhân ngoại bang, quản lý cũng có một bộ, rất phù hợp với vị trí này.
Ban đầu nhân tuyển của Lý Anh Tú là Trần Khánh Dư, nhưng nghe hai vị đại thần nói hắn cũng có điều suy nghĩ lại. Trần Khánh Dư tính tình bay nhảy, thích làm ăn, vị trí này ngược lại Tinh Thiều phù hợp hơn, Trần Khánh Dư vẫn yên tâm làm CEO của Tập đoàn thương mại quốc doanh là được rồi. Lý Anh Tú hỏi
- Vậy ai sẽ là người thay thế Tinh Thiều đây?
Lữ Gia đáp.
- Bẩm bệ hạ, An Bang bên kia xưa này chúng ta dùng đức trị, hiện lại là lúc triều đình nên xiết chặt lại hệ thống pháp luật bên kia, để xứ đó trở nên quy củ, cũng là để răng đe các thương nhân bên ngoài đến. Thần đề cử Kinh đô phủ doãn Bùi Mộc Đạc.
Lý Anh Tú nghe cũng có lý, Bùi Mộc Đạc làm người cương chính, thượng tôn pháp luật, để hắn đi ngược lại cũng hợp lý, qua vài năm lại đưa trở về nắm tư pháp.
- Chuẩn tấu. Vậy Bộ quốc an Trẫm đề cử Trần Thủ Độ, các khanh cảm thấy như thế nào?
Quần thần lập tức nhìn về Trần Thủ Độ đang lặng yên đứng một góc không tự chủ dựng cả da đầu. Bình thường Trần Thủ Độ nắm giữ chức vị Tham chính là không có tư cách vào Cơ mật viện, thế nhưng hắn nắm giữ Ám bộ liền khiến cả triều đình cũng phải kiên dè, nay nắm Bộ quốc an quyền lực trong tay lại càng mở rộng quan viên nhất định sẽ khổ không kể xiết. Lý Anh Tú đặt Bộ quốc an mà không phải là Bộ công an là bởi quyền lực của bộ này cực lớn, đảm trách đối nội lẫn đối ngoại, những gì gây hại đến với Đại Việt đều phải tiêu diệt, vừa đóng vai trò là Bộ công an, vừa là Thanh tra chính phủ, vừa là đặc vụ.
- Bẩm bệ hạ, thần đề cử Ngô Tuấn.