Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Đầu Xuân

Chương 4

« Chương TrướcChương Tiếp »
Lần đầu tiên Trần Tịch ngồi xe, nhưng nỗi sợ hãi chung đυ.ng với người lạ thắng cảm giác hiếu kỳ, dọc theo đường đi cậu chỉ vùi đầu vào trong lòng mẹ, thỉnh thoảng len lén liếc mắt nhìn cảnh vật vùn vụt qua cửa sổ, sau đó nuốt tiếng hô kinh ngạc xuống.

Vu Mộng Chi làm mẹ, vốn cũng là con gái nhát gan yếu đuối, đêm qua bước một bước đầu tiên từ tuyệt vọng ra để thay đổi cuộc sống, cô đã tích góp từng chút một dũng khí, ôm Trần Tịch lặng lẽ ngẫm nghĩ tiếp theo nên làm gì, lên thành phố đi đâu? Ngủ ở đâu? Ăn gì? Kiếm tiền thế nào? Tịch Tịch phải đi khám, còn phải đi học... thoát khỏi địa ngục kia, nhưng không biết con đường tiếp theo ở đâu. Vu Mộng Chi siết thật chặt tay, Trần Tịch trong lòng là chỗ dựa của cô.

Vu Mộng Chi nghĩ ngợi, hỏi vợ quản đốc sống trong thành phố thế nào. Thấy cô đáng thương, vợ quản đốc cũng nói cho cô biết lên thành phố tìm chỗ ở thế nào, như cô thì nên tìm công việc gì, giải quyết vấn đề cho con đi học thế nào vân vân. Vu Mộng Chi liều mạng ghi nhớ mỗi một chữ. Khó hơn nữa cũng phải sống, cô tin chắc rằng tương lai không thể khó khăn hơn so với mấy năm ở cùng Trần Quý.

Lên thành phố, Vu Mộng Chi ôm Trần Tịch lại thật lòng cảm ơn hai vợ chồng quản đốc, muốn gửi tiền cảm ơn, vợ quản đốc kiên trì không nhận, chỉ bảo hai mẹ con phải cố lên. Vu Mộng Chi lau nước mắt, mỉm cười gật đầu, lại cùng Trần Tịch trịnh trọng cúi người cảm ơn. Quản đốc thở dài, phất tay một cái, đưa vợ rời đi.

Trần Tịch bị dòng xe như nước chảy và nhà cao tầng san sát làm cho kinh hoảng, vô cùng sợ hãi, dán sát vào người mẹ mình. Tim Vu Mộng Chi đập cực nhanh, cô nắm tay cậu cũng hơi run, nhưng không kịp trấn an con trai đang bất an mà phải nhanh chóng tìm chỗ ở theo lời chỉ của vợ quản đốc.

Sắc trời hãy còn sớm, Vu Mộng Chi đưa Trần Tịch đến khu trọ giá rẻ, học ngồi xe buýt, đưa con đi lên hành trình mới.

Vợ quản đốc nói chỗ đó là chỗ ở của người nghèo nổi danh, tên là Lam Loan, bị dân bản xứ gọi đùa là "chỗ dân chạy nạn", phần nhiều ở đó là người ngoại lai đến làm công nhân, cũng có một ít dân nghèo bản địa. Vu Mộng Chi cùng Trần Tịch ngồi mấy chuyến xe buýt, cuối cùng cũng tới nơi trước chạng vạng.

Nơi này và nơi lúc trước khi họ tạm biệt vợ chồng quản đốc đã là cách biệt một trời một vực, nhà cũ rách nát, mạng nhện giăng đầy trên đủ kiểu dây điện xiêu vẹo, trên mặt đất trái một vũng bùn phải một đống rác, ruồi bọ bay ong ong, còn có tiếng mắng chửi và tiếng trẻ con khóc vang vọng ra. Trần Tịch dán chặt lấy mẹ đi về trước, cẩn thận không giẫm lên vũng nước và đống rác thối um. Vu Mộng Chi cũng bồn chồn, vẫn chỉ có thể cắn răng đi tìm nhà ở.

Lúc này một người phụ nữ ngồi ở ven đường "phụt" một tiếng nhổ vỏ hạt dưa, gọi Vu Mộng Chi: "Này, em gái kia, đến thuê nhà à?" Người phụ nữ này vẽ mày rậm, bôi một lớp phấn thật dày, môi son đỏ chót, mà thần sắc thì hiền lành.

Vu Mộng Chi đeo quai hành lý lên vai, cảm thấy người phụ nữ kia không giống như là người xấu, vì thế khẽ gật đầu.

Người phụ nữa kia phủi tay đứng lên, đến gần cô, thấy cô cảnh giác lui về phía sau thì cười dừng chân, tự giới thiệu mình: "Em gái đừng sợ, chị không phải người xấu. Chị tên là Tần Yến, em gọi chị là chị Tần cũng được. Chỗ này có mấy nhà là của chị, vừa hay tháng trước có một khách trọ chuyển đi, còn một nhà trống, chị thấy em tới thuê nhà cho nên hỏi xem em muốn đến chỗ chị thuê nhà không? Giá cả tuyệt đối rẻ, chị không có bản lĩnh gì, mà bảo đảm hai mẹ con ở đây an toàn thì không thành vấn đề."

Vu Mộng Chi do dự nhìn Tần Yến, không biết có nên tin tưởng hay không.

Tần Yến thấy vậy, cười hiền lành nói: "Em yên tâm, chị không lừa em, chị sống ở đây vài thập niên rồi, mọi người ở đây ai cũng biết chị, em tìm bất kỳ người nào hỏi là biết ngay chị có nói láo không. Chồng chị là cảnh sát, tên là Vương Minh Hải, nếu em không tin thì có thể đến đồn cảnh sát hỏi thăm, cảnh sát sẽ không lừa em đâu. Chị thấy em vẫn trẻ, đây là con em à? Em còn trẻ như này, một mình đưa con đến đây, nói thật là không an toàn, cho nên chị mới gọi em lại. Em tin chị, thuê nhà của chị, chị cam đoan không ai dám động vào hai mẹ con. Nếu em cảm thấy không tin được thì chị cũng không ép em, đằng trước có bảng quảng cáo cho thuê đấy, em có thể đến đó xem chỗ nào thuê được."

Vu Mộng Chi thấy Tần Yến nói đầy chân thành, trời cũng càng ngày càng tối, cô cúi đầu nghĩ ngợi, gật đầu nói: "Cảm ơn chị Tần, vậy phiền chị dẫn em đi xem nhà."

Tần Yến đáp lời, dẫn hai mẹ con đến căn nhà trống. Nhà kiểu hai phòng ngủ, một phòng ngủ lớn hơn chút cùng một phòng ngủ nhỏ, phòng khách phòng bếp WC đầy đủ mọi thứ, rất hợp cho hai mẹ con ở. Vu Mộng Chi hỏi tiền thuê, cũng gần giống tiền mà bà vợ quản đốc nói, lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, gật đầu thuê nhà.

Tần Yến giúp đỡ thu dọn nhà, bảo hai mẹ con ở trước, ngày mai ký hợp đồng. Vu Mộng Chi nghe vợ quản đốc nói đi thuê nhà nhất định phải ký hợp đồng, không ký hợp đồng cho tiền cũng đừng thuê, lại tin tưởng hơn, gật đầu đồng ý. Cô tiễn Tần Yến đi, dẫn Trần Tịch đi mua lương khô, sau đó đơn giản trải giường, một ngày quá mệt mỏi, hai mẹ con nhanh chóng ngủ thật say.

Sáng sớm hôm sau Tần Yến mang hợp đồng đến, đọc cho cô nghe từng khoản, ký hợp đồng, gửi tiền đặt cọc, vài ngày sau lại chủ động đưa cô đi làm quen cảnh vật xung quanh, chọn mua một ít đồ dùng hàng ngày, còn giới thiệu cho Vu Mộng Chi mấy chỗ làm việc. Cô rất là cảm kích, cũng nhanh chóng tìm một nhà hàng rửa bát.

Trần Tịch đang ở tuổi học tiểu học, Tần Yến chủ động hỗ trợ cho Trần Tịch đi học lớp 1 ở trường học gần đó. Hai mẹ con được Tần Yến giúp đỡ nhiều như vậy, càng cảm kích chủ nhà hơn. Tần Yến chỉ nói nếu đến ở thì là hàng xóm, giúp đỡ lẫn nhau là phải, Vu Mộng Chi tự biết không có gì để báo đáp nên thường thường giúp đỡ Tần Yến dọn dẹp nhà, cho đồ ăn tự làm để tỏ lòng biết ơn. Cứ như thế hai mẹ con chậm rãi ổn định trong thành phố, mở ra trang sách mới của cuộc đời.

Phiền quá, chỉ muốn viết khung thôi, thế mà bốn chương rồi bạn học Hạ Lệnh Tân vẫn chưa lên sân khấu... Chậm quá, sợ là phải viết trường thiên trăm nghìn chữ. (đùa thui)
« Chương TrướcChương Tiếp »