Chương 30: Mạc Vân Cao ở Nam Cương

Chúng ta chuyển góc nhìn về Trung Quốc, đến với hải cảng phía bắc Nam Cương Trung Quốc, một trong những bến cảng quan trọng từ vịnh Bắc bộ đi Đông Nam Á.

Thời tiết nơi đây vô cùng nóng bức ẩm thấp, Mạc Vân Cao có một dinh thự rất lớn ở đây, là dinh thự của thương nhân tộc Hồi Mã Hữu Bảo năm đó sau khi người Anh mở bến tàu, có trang viên lớn, khắp sân trồng cây cọ và chuối, tòa nhà chính có sáu mươi mấy phòng.

Dinh thự họ Mã đã rất lâu không được tu sửa, sau hỗn chiến quân phiệt, mấy thế lực Quế hệ nhiều lần giằng co tại Bắc Hải, khiến đường thủy nơi đây đình trệ, tàu đều chuyển hướng đến Hạ Môn. Người Tây đến ít đi, các đan sĩ có thể tu sửa loại dinh thự này cũng ít đến nữa.

Loại dinh thự kiểu Âu mang phong cách Thiên Chúa giáo này, rất hiếm gặp ở Quế Tây. Lần đầu tiên Mạc Vân Cao đánh vào Bắc Hải, nhìn thấy căn nhà này, đã chọn làm bộ tư lệnh, đến giờ vẫn không rời đi.

Niên đại xưa cũ rồi, rất nhiều chìa khóa trong căn nhà đều không tìm được nữa, quản gia mấy lần oán giận chuyện này, bất giác khiến Mạc Vân Cao nhớ đến Trần Tây Phong, năm đó tiếp quản nơi này, nếu gã Trần Tây Phong chuyên sắp xếp mọi thứ đó còn ở đây, thì đã không phiền phức như vậy.

Trần Tây Phong là đệ nhất công thần giúp ông ta đánh hạ Bắc Hải, phòng ngự ở Bắc Hải cũng do Trần Tây Phong quy hoạch, là phó quan của ông ta, lúc Trần Tây Phong còn sống, đã giúp Mạc Vân Cao xây dựng cơ sở thống trị vô cùng vững chắc.

Đáng tiếc, ba năm trước, gã đã chết trên tàu về Melaka, tuy rằng như hẹn, Trần Tây Phong đã mang về thứ mình cần, nhưng lúc về, xác đã trương phềnh rồi.

Mạc Vân Cao đã cho rằng người như Trần Tây Phong sẽ không chết, lúc ông ta nhìn thấy thi thể Trần Tây Phong, rất lâu cũng không tin được.

Mùi thối gay gắt đó khiến mắt ông ta cũng không mở nổi.

Không nghi ngờ gì nữa, Trần Tây Phong là một người vô cùng hữu dụng, nhưng nếu chết rồi, thì cũng giống như đám thủ hạ ngu ngốc đã chết của ông ta mà thôi, cũng vẫn hôi thối khó chịu.

Khi đó chiếc bình bịt kín nằm trong tay Trần Tây Phong, nghe nói phó quan đã ôm chặt chiếc bình này, người khác không thể cạy ra. Nói không chừng muốn chính tay giao cho sư đoàn trưởng.

Mạc Vân Cao đại khái có một tia xúc động, đại khái trong mấy giây, ông ta cảm thấy mình đã mất đi thứ gì đó, nhưng rất nhanh, hứng thú của ông ta đối với chiếc bình đã vượt lên tất cả những gì Trần Tây Phong đem lại. Ông ta bịt mũi, cho người cắt ngón tay Trần Tây Phong ra, gỡ lấy chiếc bình.

Thi thể của Trần Tây Phong ngã xuống đất, Mạc Vân Cao tránh né chất lỏng chảy ra, bảo người mau chóng hỏa thiêu, khi đó thân tín của phó quan đều hỏi, có phải mai táng theo quân lễ không, Mạc Vân Cao đã bỏ đi, không bao giờ hỏi đến chuyện Trần Tây Phong nữa.

Thi thể được hỏa thiêu qua loa trong sân.

Khi đó cùng với chiếc bình, còn có một bức thư tay của Trần Tây Phong, ở dưới đáy bình, trong đó viết thông tin về Trương Hải Diêm cùng chi nhánh ở Melaka của kho hồ sơ Nam Dương.

Trần Tây Phong, bị một người tên Trương Hải Diêm gϊếŧ chết.

Họ Trương?

Không biết vì sao, Mạc Vân Cao đặc biệt nhạy cảm với cái họ này. Do đó sinh ra hứng thú sâu đậm cực đoan với kho hồ sơ Nam Dương.

Vận mệnh đã chuyển động như thế, từ chuyện này đã thể hiện rất rõ, mấy lời nói đùa của Trương Hải Diêm, dưới ghi chép của người tinh ý như Trần Tây Phong, truyền đến chỗ Mạc Vân Cao, tầng tầng lớp lớp, phát triển thành một bức tranh ầm ầm dậy sóng.