MUỐN VƯỢT LÊN, HÃY PHÁT TRIỂN BẢN THÂN THEO THỨ TỰ
1. Rèn cái tư duy:
_ Người có tư duy tốt, họ hỏi câu nào giá trị câu đó nên đời họ luôn đi giải những bài toán có giá trị. Họ luôn hiểu rõ ý nghĩa của những việc họ đang làm. Họ cũng luôn làm việc theo những tiêu chí cao và khắt khe.
_ Người không thích, không quen suy nghĩ kiểu như: "Có cách nào khác hay hơn không? Trong điều kiện của mình thì làm cách nào là tối ưu nhất?". Vì lẽ đó Họ luôn chọn cách đỡ phải suy nghĩ nhất, thích làm việc dễ và nhàn nên nó...ít tiền hoặc rơi vào các bẫy chuột liên tục.
2. Quen dùng phương pháp: khi có những phương pháp hay, người ta thường giải được nhiều bài toán theo hướng nhanh hơn, hiệu quả hơn, ít tốn kém chi phí hơn.
Làm cái gì đó bản thân chưa từng làm, sẽ thấy ngay phương pháp giúp mình tốt hơn so với kiến thức và kinh nghiệm.
3. Có kỹ năng tốt trong những việc mình làm: trăm hay vẫn không bằng tay quen. Muốn, hiểu nhưng không chuyển đổi thành kết quả cao được là do không có kỹ năng.
Càng muốn nhiều, càng biết nhiều càng đau khổ là vì chỗ này. Phải làm nhiều lên thôi.
4. Kinh nghiệm: nó cũ. Nó chưa chắc phù hợp với bối cảnh mới, con người mới hoặc khách hàng mới chẳng hạn. Đừng quá ỷ lại vào kinh nghiệm. Hơn nữa, không có kinh nghiệm thì không đc làm à? Rồi không làm thì làm sao có kinh nghiệm?
Ngoài ra, ta có thể học được kinh nghiệm từ những người đi trước cả thành công lẫn thất bại một cách khá dễ dàng, nhưng như mình nói đó, làm cái việc mới mà dùng kinh nghiệm cũ nó sẽ bị hạn chế nhiều.
Mà không dám làm những việc mới thì lấy gì phát triển năng lực bản thân??
5. Kiến thức: nó nằm đâu đó tại các kho lưu trữ, chỉ cần giỏi kỹ năng tìm kiếm thì khi cần dùng cái gì, tìm cái đó nhanh lắm. Nhét vào đầu chi cả đống kiến thức mà không dùng được bao nhiêu cả thì quá phí thời gian và công sức để học haizz…
Nó cũng cũ y chang kinh nghiệm vì đc ai đó viết ra từ những sự thật nhưng cái dở là bị chế, bị dịch sai, bị làm cho phức tạp lên, khi cần dùng phải dịch ngược ra hành động rất vất vả, đó là có thể dịch được nha chứ một số lý thuyết là học cho...biết và lấy...chứng chỉ, bằng cấp chứ không dùng để làm được.
P/s: Cái môi trường giáo dục nó chủ yếu trọng kiến thức và kinh nghiệm.
Nếu bạn càng học lại càng cảm thấy mình thiếu rất nhiều thứ thì coi chừng bạn đang sai về mức độ ưu tiên đấy.