Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Đại Việt Đệ Nhất Thương Gia

Chương 6 - Nội tình rắc rối

« Chương TrướcChương Tiếp »
Bấm để xem

Đóng lại

Đại Việt được trời phú cho khí hậu bốn mùa khác biệt, lại được bao phủ bởi mạng lưới sông ngòi, ao hồ khắp nơi nên rất thuật lợi cho nông nghiệp. Người nông dân hàng năm đều đặn mùa xuân cấy lúa, gieo hạt, mùa hạ nuôi tằm, mùa thu bắt cá, mùa đông vào rừng hái nấm đào dược liệu. Ai Lao Quốc ở phía Tây tuy không có biển nhưng lại có núi non trùng điệp, khí hậu ôn hòa, lâm sản phong phú, khoáng sản dồi dào. Quốc gia này còn được mệnh danh là vùng đất Vạn Tượng tức lãnh thổ triệu voi. Chuyến hàng đầu tiên do đích thân ta chuyển tới Ai Lao chính là tơ lụa, toàn bộ đổi được thành ngà voi, gỗ qúy, chuyển về Đại Việt thu lợi nhuận gấp hai. Từ chuyến hàng này, ta học được điểm đặc biệt nhất ở Ai lao chính là chỉ có quan lại, nhà giàu, các tửu quán cao cấp mới cho muối vào đồ ăn.

Thừa thắng xông lên, chuyến hàng thứ hai ta chỉ mang theo muối, lại đổi được ngà voi và đá quý với khối lượng tương đương, về tới Đại Việt lợi nhuận đã gấp mười lần.

Chuyến hàng thứ ba, ta bị lợi nhuận che mắt nên chuyển gấp đôi lượng muối nhưng đau đớn thay lại bị sơn tặc cướp trắng. Cả đoàn thương buôn gần một trăm người lại chỉ còn ta, hai tỳ nữ và ba cửa hàng trưởng chạy thoát. Chuyến ấy về tới lãnh thổ Đại Việt bọn ta đã thương tích đầy mình, chật vật không chịu nổi. Lần ấy, ta bị Trần Thuyên xỉ vả cho một trận nên thân, còn lão cáo già Hưng Đạo vương lại vuốt râu cốc đầu ta nói.

"Nhóc con, binh pháp cao nhất trong các loại binh pháp là chiêu hàng, đánh trận không nhất thiết cứ phải rút giáo gϊếŧ địch."

Sau hôm ấy ta tuy ấm ức vì vừa mất người, vừa mất tiền mà lại còn bị một thằng nhãi đầy mồm đạo lý, chẳng có tý thực nghiệm buôn bán như Trần Thuyên lên lớp, nhưng bù lại một lời của lão vương gia lại khiến ta như kẻ lạc đường tìm được ánh nến trong đêm.

Chuyến hàng thứ tư và thứ năm ta không thèm suy nghĩ mệt đầu, gói đại mấy trăm bao cát, cùng một thùng bạc trắng, mang theo Thanh Liên và vài chục bảo tiêu nghênh ngang đánh xe bò đi thẳng một đường tới kinh đô Ai Lao. Trên đường đi gặp thổ phỉ hay sơn tặc thì dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, từ lươn lẹo khúm núm, lấy lợi dụ dỗ cho đến cả dùng mỹ nhân kế bắt tướng địch uy hϊếp quy hàng đều có cả.

Giai đoạn ấy, bao nhiêu thủ đoạn mười mấy năm bán nước bọt mua vui trong thanh lâu được ta đem ra dùng triệt để. Ta có thể tự hào rằng trên mấy ngàn dặm hoàng thổ, từ Thăng Long tới Ai Lao, không địa danh nào không có cửa hàng của Bách Nguyệt hội, cũng không ngọn núi nào có sơn tặc mà chưa nghe danh ta một lần. Nhưng lại nói, năm ấy ta mới mười bảy tuổi, ngựa non háu đá, đối với những kẻ chống đối không chịu quy hàng, ta ỷ có thế lực Bách Nguyệt hội nên thường ra tay không biết nặng nhẹ, đánh rắn là đánh dập đầu. Cũng vì thế mà gây thù chuốc oán ở rất nhiều nơi. Mỗi lần ra khỏi kinh thành đều phải nhìn trước ngó sau, bị trả thù không ít.

Một lần nọ, ta vừa trở về từ chuyến đi rừng hung hiểm thì bị đối thủ cạnh tranh phục kích cướp hàng, dù có người bảo vệ nhưng vẫn bị thương không nhẹ, chật vật lắm mới trở về tới Vạn Nguyệt lâu. Không ngờ rằng, ta vừa trở về thì nghe tin mẹ vì bảo vệ Trần Thuyên khỏi thích khách mà trọng thương. Ta vội vàng lết thân mình đau đớn tới chỗ mẹ nhưng chỉ có thể trơ mắt nhìn bà trút hơi thở cuối cùng. Sau ngày hôm ấy, ta bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, mấy tháng liền ngơ ngơ ngẩn ngẩn, không thiết ăn uống nhưng người anh em thân thiết là Trần Thuyên lại tuyệt không thèm hỏi thăm.

Sau này, khi đã bình phục hẳn, giữa ta và Trần Thuyên đã chính thức tồn tại một khoảng cách vô hình. Mười bảy tuổi, ta cuối cùng cũng nhận ra hắn chỉ coi ta là một thuộc hạ, ta cũng chôn chặt tình cảm của mình, toàn tâm toàn ý tập trung vào Bách Nguyệt hội.

Cứ như thế, Trần Thuyên lên ngôi được ba năm thì ta cũng xây dựng được đường dây trao đổi hàng hóa của mình xuyên suốt hai nước, mặc kệ Ai Lao và Đại Việt bao lần động chiến loạn, tiền chảy vào túi ta vẫn đều đặn như hoa nở mùa xuân, như lúa chín ngoài đồng, như cây ngô đồng gặp tiết mưa mùa hạ.

* * *

Quay trở lại thời điểm hiện tại, đoàn người chúng ta vừa mới đặt chân vào lãnh thổ Chăm Pa, chọn một tửu quán đông đúc dừng chân nghỉ ngơi. Trần Thiệu Nghĩa cho người tách đoàn đi trước để liên hệ với Trần Khắc Chung đại nhân, còn ta cũng lệnh cho Linh Thị và ba cửa hàng trưởng đi trước báo tin cho các trụ sở kinh doanh ở bến cảng và thành Đồ Bàn, cũng không quên cho người gửi tin về kinh thành cho Trần Thuyên. Đương nhiên, để đánh lạc hướng những kẻ tò mò, người đưa tin của ta và Trần Thiệu Nghĩa trước sẽ đi cùng nhau, khi tới cổng thành Đồ Bàn mới đồng loạt tách làm năm hướng. Sắp xếp xong xuôi, Trần Thiệu Nghĩa và ta thuê một gian phòng riêng biệt để uống trà, vừa ngồi ngồi xuống hắn liền hỏi:

"Cô nương hiểu biết bao nhiêu về người Chiêm?"

Trần Thiệu Nghĩa nhìn ta với đôi mắt long lanh như trẻ con chờ kẹo kéo, ta liền bất chợt nhớ ra, mấy năm nay hắn chủ yếu lập công ở biên giới phía Bắc rồi về làm tướng lĩnh cấm vệ quân, có lẽ Trần Thuyên lợi dụng chuyến đi này để cho hắn có thêm hiểu biết về quốc gia phía Nam này. Nghĩ tới việc dù sao hai chúng ta cũng phò chung một chủ, ta liền thành thật trả lời hắn.

"Ta tuy là thương nhân hay ra Bắc vào Nam, số lần vào Chăm pa cũng nhiều, nhưng chính thức đặt chân tới thành Đồ Bàn thì đây là lần thứ ba. Chăm Pa là một quốc gia nhỏ nhưng rất giàu có, trải dài một vùng bờ biển liên kết Đại Việt ở phía Bắc và đế quốc Xiêm La ở phía Nam. Quốc hiệu hiện tại là Chiêm Thành, kinh đô là thành Đồ Bàn, quốc gia này sở hữu nhiều bến cảng quan trọng và các thành bang trung gian cho thương nhân trao đổi, buôn bán. Chính vì sinh sống chủ yếu nhờ vào việc trao đổi hàng hóa nên người Chiêm khá cởi mở với người ngoại tộc, tính cách thoải mái, sòng phẳng. Tổ chức hành chính của hoàng tộc Chiêm cũng không khác nhiều so với Đại Việt ta, tuy nhiên mỗi Châu Tổng và Huyện Lệnh lại có một người đứng đầu, có quyền quyết định chính sách riêng của vùng ấy.

Tôn giáo chính ở đây là Phật Giáo Đại Thừa rất giống với Đại Việt, vì vậy mà Thượng hoàng đã có một thời gian hơn chín tháng tới ở lại vương cung của thành Đồ Bàn, sau này mới dẫn đến việc ngài hứa gả Huyền Trân Công chúa cho tiên vương Chế Mân.

Bên cạnh Phật giáo, còn một bộ phận lớn thường dân và quý tộc ở đây theo tín ngưỡng Bà La Môn. Tuy hai tôn giáo này tồn tại song song không hề có tranh chấp cùng nhau, nhưng trong triều đình Chăm Pa lại tồn tại hai thế lực đối lập. Phái chủ hòa gồm tiên vương Chế Mân cùng phần lớn tông thất và các vị đứng đầu đều là tín đồ đạo Phật. Phái này chú trọng quan hệ hòa bình với các nước láng riềng, mở rộng thông thương, chào đón thương nhân từ bất cứ nơi nào tới Chăm Pa.

Phái chủ chiến đứng đầu là hoàng hậu Tapasi, vị hoàng hậu này là người Chà Và, mẹ ruột của thái tử Chế Đạt Đa, theo đạo Bà La Môn. Bởi đạo Bà La Môn theo chế độ mẫu hệ, vì thế từ khi mới tới Chăm Pa, bà ta đã tích cực lôi kéo bè cánh cho mình, hiện tại bà ta đang nắm trong tay kha khá các đại thần có tiếng nói trong triều. Mục tiêu chính của họ là đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương với các quốc gia lân cận để bảo vệ dòng máu thuần khiết của người Chiêm. ĐIều này cũng có nghĩa là hạn chế việc triều đình Chăm Pa phải phụ thuộc vào nước láng giềng như Đại Việt ở phía Bắc, đế quốc Xiêm La ở phía Nam và các đảo quốc ở Đông Hải."

Ta nói tới đâu, lông mày của Trần Thiệu Nghĩa lại nhíu chặt lại tới đó. Nhìn ngắm hắn một hồi, ta không thể hiểu nổi một kẻ mà trong bụng nghĩ gì đều viết hết lên mặt như hắn thì làm sao cầm quân đánh giặc. Hỏi rồi ta lại tự trả lời, có khi tại trên chiến trường tướng địch thường cách nhau xa tít mù tắp, tối thiểu là ngoài tầm tên bắn còn tối đa thì đừng thấy nhau là tốt nhất, thế thì ai có thể nhìn mặt hắn mà đoán ý đâu. Tự trả lời xong ta lại tự phì cười. Bất ngờ liền bị một cái đập bàn và tiếng quát to như trống trận làm cho giật mình.

"Ngươi nghiêm túc một chút được không?"

Ta giật mình hoàn hồn mới thấy mặt Trần Thiệu Nghĩa nửa xanh nửa đỏ đang trợn mắt nhìn mình. Ta không khỏi chột dạ quay sang Chi thị đang hầu hạ bên cạnh, ý hỏi nàng ấy chuyện gì mới xảy ra. Ngờ đâu nàng ấy lại che mặt cười khúc khích ghé tai ta nói.

"Tướng quân người ta da mặt mỏng, tiểu thư nhìn ngài ấy tới ngơ ngẩn như thế bảo sao người ta không giận."

Ta hốt hoảng bưng ngực, đại cô nương đến tình cảm với nhà vua còn nói bỏ là bỏ như ta lại bị hiểu lầm là yêu thích thiếu niên này, quả thật là oan thấu trời xanh. Nhưng đương nhiên loại chuyện này làm sao ta dám vỗ vai hắn bô bô giải thích được, nên ta đành dùng bộ dạng xum xoe nói:

"Ai da, ta vừa thất thần suy nghĩ một chút, tướng quân vừa nói gì nhỉ?"

Thấy ta thành khẩn nhận sai, Trần Thiệu Nghĩa mới hắng giọng nói.

"Ta mới hỏi, thông tin vô cùng quan trọng với hoàng thất Chăm Pa như vậy, tại sao một thương gia như cô nương lại biết được?"

Ta biết hắn hỏi câu này không hề có ý khinh thường ta, có lẽ cái tư tưởng giai cấp sỹ, nông, công, thương đã in sâu trong tiềm thức của hắn, khiến tư duy của hắn bị bó gọn trong cái suy nghĩ thương nhân là tầng lớp ngu muội bất tài. Nhưng hiểu là một chuyện còn có tha thứ hay không lại là chuyện khác, ta đây giao thương nhiêu năm, nổi tiếng Bắc Nam là kẻ nhớ dai thù dài nên cảm hứng giải thích của ta tan biến cả. Ta chỉ hừ mũi nhấp trà nói.

"Làm thương nghiệp ít nhiều cũng phải biết thời thế, đề phòng bất trắc."

Tuy ta đã quyết không muốn nhiều lời nhưng Trần Thiệu Nghĩa lại càng hỏi tới dồn dập.

"Chuyện này quá vô lý, lẽ nào triều đình Chăm Pa lại lơi lỏng thông tin đến thế hay sao? Cho đến bây giờ, thông tin do gián điệp của ta gửi về đều là việc vương hậu Tapasi một lòng hướng đạo, không màng việc triều chính. Mà vị vương hậu này đã hỏa thiêu tuẫn tiết ngay sau khi tiên vương Chế Mân qua đời, chắc chắn những thông tin như thế này có vấn đề."

Ta hơi ngẩn người, trong lòng bất chợt có cảm giác đang nói chuyện với người không đồng đạo. Suy nghĩ một lúc, ta hỏi lại hắn.

"Khoan nói chuyện tại sao ta biết những tranh chấp nội bộ trong chính quyền Chăm Pa, giả sử những điều ta nói là đúng thì cục diện trước mặt chẳng phải quá dễ đoán hay sao? Đánh rắn phải đánh dập đầu, muốn đập chết tư tưởng chủ chiến thì phải gϊếŧ được vương hậu Tapasi."

Trần Thiệu Nghĩa nghe xong lời ta nói thì trợn mắt không dám tin, hắn nhìn quanh một lúc, dường như đợi chắc chắn rằng câu chuyện giữa ta và hắn không có người bên ngoài nghe được rồi mới hạ thấp giọng hỏi:

"Ý cô nương là từ chuyện tiên vương Chế Mân đột ngột qua đời, vương hậu hỏa thiêu tuẫn tiết đến bức thư của Huyền Trân công chúa, tất cả đều là kế hoạch của ai đó."

Thái độ sợ sệt của Trần Thiệu Nghĩa khiến ta thật muốn đạp cho hắn vài cái. Tuy nhiên, với thân phận nữ tử chân yếu tay mền, động thủ với người tập võ là rất không thông minh, vì thế ta chỉ vuốt tóc, hừ lạnh với hắn.

"Thứ nhất, tiên vương Chế Mân nổi tiếng là người sùng bái Phật Giáo. Phật giáo Đại Thừa là tôn giáo đề cao việc tu hành khổ hạnh, đương nhiên ông ta sẽ chán ghét cuộc sống xa hoa gò bó chốn cung đình. Thứ hai, ông ta có giao tình mật thiết với thượng hoàng của Đại Việt thậm chí còn yêu quý đến nỗi mời ngài ở lại vương cung chín tháng ròng rã. Thứ ba, thái tử Chế Đạt Đa năm nay đã tròn mười bảy tuổi, là độ tuổi vừa đủ chín muồi để kế thừa vương vị. Kết hợp tất cả sự thật này và cái chết đột ngột của ông ta thì ra kết quả là gì? Tướng quân đoán ra chưa?"

Ta đây thích làm việc với người thông minh, nói một hiểu mười nên đương nhiên không thích phí công phải giải thích dài dòng cho Trần Thiệu Nghĩa, nói tới đây ta liền qua sang nhìn hắn với ánh mắt khích lệ. Thấy ta nhìn như vậy, hắn quả nhiên bày ra điệu bộ trẻ nhỏ dễ dạy mà tiếp lời:

"Ý cô nương là tiên hoàng Chế Mân cố tình giả chết để ép vương hậu phải tuẫn tiết, dập tắt sóng gió trong triều đình, tạo tiền đề thuận lợi cho thế tử Chế Đạt Đa lên ngôi, thắt chặt giao tình với Đại Việt."

"Giỏi." Ta vỗ đầu vai hắn khen ngợi rồi tiếp tục ung dung uống trà. Thật ra, mấy chuyện này ta đã nghĩ qua từ khi mới nghe tin Chế Mân băng hà. Vị tiên đế này ta đã từng gặp hai lần, cũng vì hắn mà nếu không phải sự kiện bắt buộc thì ta cũng không tình nguyện quay trở lại thành Đồ Bàn. Lần cuối cùng ta gặp hắn là khoảng hai năm trước, ngày ấy hắn mới hơn ba mươi tuổi, thân hình vạm vỡ, sức lực có thể ví với chín trâu hai hổ, một tiếng hô to cũng đủ làm nghiêng ngả chuông đồng, da dẻ hồng hào phốp pháp, chết là chết làm sao?

Q1.
« Chương TrướcChương Tiếp »