- Hôm qua không biết gã từ đâu nghe được tin nói cháu đang dẫn đầu cuộc thi Thần Đồng, sáng nay chạy tới tìm ta, gã muốn mời cháu ăn cơm tối. Nhị thúc biết cháu khó xử, nhưng vị khách này rất quan trọng với ta.
- Nhị thúc đừng nói nữa, cháu sẽ giúp thúc, ăn một bữa cơm cũng không có gì to tát cả.
Phạm Thiết Thương âm thầm cười khổ, đại ca và đại tẩu của y mà biết chuyện này, chắc chắn sẽ mắng chết y. Haiz. Hai ngày nữa y sẽ đi xin lỗi họ sau.
Lúc này hai huynh đệ song sinh vui vẻ từ trong cửa hiệu chạy tới, nhảy lên xe bò, một đứa ném cho Phạm Ninh quả lê:
- Lê trồng ở vườn phía sau nhà ta, đệ ăn thử đi.
Phạm Ninh đói bụng đến hoa mắt, quả lê này đối với hắn mà nói chính là hòn than nóng sưởi ấm trong ngày tuyết rơi.
Hắn lau trái lê, ăn luôn cùng hai huynh đệ họ.
Không bao lâu, xe bò dừng trước cửa một ngôi nhà giàu có, bọn họ xuống xe, Phạm Ninh quan sát một chút, ngôi nhà này diện tích khoảng 3-4 mẫu, tường bao cao 8 thước, trên cửa trước là một mái ngói màu đen.
Dưới mái treo một tấm bảng sáng chói, trên bảng viết ba chữ to "Võ Kỵ Úy" màu vàng, bên cạnh có ghi hai chữ nhỏ xếp dọc "Ngô trạch" (nhà họ Ngô).
Võ Kỵ Úy là một chức danh quan lại thấp nhất của Đại Tống - Huân quan, thuộc thất phẩm, nếu như không có cấp quan chính thức, địa vị chỉ cao hơn dân thường một chút.
Bình thường bởi vì có cống hiến cho triều đình mới được sắc phong, ví dụ như nhà giàu nộp thuế, trợ giúp việc học tập, tổ chức hội từ thiện, quyên góp lương thực cho vùng bị thiên tai, giúp quan phủ bố trí chỗ ở cho dân tị nạn, …
Được phong Huân quan cũng có lợi, đầu tiên là có thể tìm việc làm dễ dàng, ưu tiên được nhận vào làm tại các vị trí quan lại chủ chốt, tất nhiên tại thời Tống chỉ có thể vào làm quan văn tại các phủ quan. Tiếp đến là miễn lao dịch. Thứ ba chính là điều mọi người luôn mong muốn, có thể lấy vợ lẽ.
Dân thường ở Đại Tống không được phép trùng hôn, cưới thϊếp chính là một loại trùng hôn.
Muốn kết hôn tiếp thì phải đi thi cử làm quan, không thì nghĩ cách được sắc phong Huân quan.
Biện pháp nhanh nhất chính là tới phủ quan lập tổ chức từ thiện hoặc quyên góp một số tiền lớn cho trường học của huyện, đạt tiêu chuẩn, quan phủ sẽ báo cáo với triều đình.
Sau đó triều đình phái người về xác minh, khả năng năm sau sẽ có tên trong danh sách phong Huân quan.
Phạm Thiết Thương thanh toán tiền xe xong liền vội vàng đi gõ cửa, lúc này hai huynh đệ nhà họ Phạm nói nhỏ với Phạm Ninh:
- Đệ có biết hôm nay tới đây làm gì không?
Hắn cười:
- Không phải tới ăn cơm ạ?
#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}
- Ha ha! Nhà họ Ngô này vốn keo kiệt, ăn cơm nhà họ dễ dàng thế à?
Phạm Ninh không hiểu hỏi:
- Vậy tới làm gì?
Hai huynh đệ họ cười to:
- Thật ra là tới làm thân.
Đứa còn lại nói thêm:
- Huynh đệ chúng ta có nhiệm vụ là bảo vệ đệ không bị sắc đẹp mê hoặc.
Phạm Ninh cười khổ không thôi, thảo nào ánh mắt của chú hai áy náy như vậy, nhưng mà hắn mới chín tuổi, kết thân có ích gì chứ?
Hắn gượng cười nói: - Nếu đã đến đây rồi thì xem mặt qua cũng không sao.
Phạm Minh Lễ bá vai hắn, nhìn hắn với ánh mắt khinh thường nói: - Lão đệ, đệ đừng suy nghĩ nhiều, đệ xem bề trên đây thật vô dụng, mấu chốt là họ xem trọng đệ.
Phạm Minh Nhân cũng bá vai Phạm Ninh tủm tỉm cười:
- Tiểu cô nương nhà họ Ngô kia vẻ ngoài rất xinh đẹp, đáng tiếc lại là một con hổ cái!
Phạm Ninh không nhịn cười nổi: - Tiểu cô nương kia bao nhiêu tuổi mà có thể nhìn ra là hổ rồi hả?
- Ài! Đệ thấy sẽ biết, chẳng lẽ chúng ta còn có thể làm lỡ chuyện lớn cả đời của đệ sao?
Phạm Ninh nghĩ tới lúc chú hai cầu xin, trong lòng có chút do dự: - Nhưng có ảnh hưởng tới cửa hiệu nhà các huynh không?
Hai anh em họ nhìn nhau, trong mắt đều ra vẻ thương hại, Minh Nhân lắc đầu nói: - Nếu đệ nguyện lấy thân mình nuôi hổ, cứu cửa hiệu, chúng ta cũng có thể giúp đệ được như ý nguyện.
Phạm Ninh không có ý này, hắn đoán mình nói không rõ ràng nên vội vàng chối: - Đệ nghe theo các huynh, chỉ để ý ăn cơm thôi.
Lúc này Phạm Thiết Qua ở trên bậc thang gọi bọn hắn: - Ba đứa, nhanh vào đây.
Ba người chạy tới, theo y đi vào nhà họ Ngô.
Chủ nhà Ngô viên ngoại và Phạm Thiết Qua từng học chung một học đường, năm đó Phạm Thiết Qua thi kỳ thi huyện không đỗ, y liền ở lại huyện Ngô, làm tiểu nhị ở quán rượu của nhà họ Ngô.
Mười ba năm trước, Phạm Thiết Qua dựa vào chút tiền tích góp của mình thuê một miếng đất nhỏ có mặt tiền, tự mở cửa hàng, chăm chỉ mười mấy năm, cửa hàng của y đã trở thành cửa hiệu tạp hóa hai tầng.
Trong lúc y đang dày công lập nghiệp, ở quê y, tại thôn Tưởng Loan, Phạm Thiết Qua trở thành một người thành đạt, được kính trọng và ngưỡng mộ.
Nhưng đời người như mặc quần áo, ấm lạnh tự mình biết, cửa hiệu tạp hóa của Phạm Thiết Qua lời lãi ít, lại phải nuôi cả gia đình, nuôi hai đứa con đi học, áp lực cuộc sống rất lớn.
Đằng sau cuộc sống sung túc đó, y đang từng giây từng phút đối mặt với nguy cơ bị phá sản, áp lực đè lên vai là rất lớn.
Cửa hiệu tạp hóa nhà họ Sài đột nhiên xuất hiện khiến cửa hiệu của Phạm Thiết Qua có nguy cơ bị đóng cửa.
Vì muốn thoát khỏi tình cảnh này, y bắt buộc phải nhờ vả đến bạn học ngày xưa.
Vừa đúng lúc Ngô viên ngoại chuẩn bị mở một quán rượu ở huyện Ngô Giang, cần mua nhiều vật dụng như thùng chậu, nồi niêu, bát chén, bầu rượu.
Ngô viên ngoại nể tình y ngày xưa là bạn học, đồng ý giúp đỡ y với một điều kiện, yêu cầu Phạm Thiết Qua dẫn cháu y tới nhà gã ăn một bữa cơm.
Quy định thi cử dưới thời Tống không chỉ để chọn ra quan viên dự bị, mà còn là môi trường để bồi dưỡng nhân tài cho Đại Tống. Tiến sĩ được chọn ra sau mỗi lần thi tuyển giống như một vật báu khiến các gia đình quyền thế, giàu sang tranh nhau đoạt về.
Bên cạnh đó, các quan viên lớn ở tầng lớp giữa tại kinh thành cũng muốn làm thân để nâng cao địa vị chính trị.
Chỉ tiếc sư nhiều cháo ít, bọn họ không đạt được mục đích làm thân.
Dù không tới làm phiền nữa, nhưng họ sẽ để bụng và chú ý theo dõi.
Họ sẽ đi tới gặp các nhà phú hộ trong vùng, để mắt nhìn sang những cái tên đứng dầu trong kì thi Giải ở các châu, nẫng tay trên mấy vị tiến sĩ tương lai này.
Tất nhiên, việc cầu thân này là vô cùng mạo hiểm, có nhiều tên kỳ thi châu này chưa chắc đã đỗ Tiến sĩ. Khó khăn lắm mới câu được con rể rùa vàng, đến cuối cùng lại phát hiện ra chỉ là con ba ba mạ vàng thôi.
Thế là mất đi con gái và của hồi môn một cách vô ích.
Có điều, tất cả những thứ này đều không đáng nhắc tới, chỉ cần học hành nề nếp, qua được kỳ thi Giải, bà mối liền tới nhà cầu thân.
Tuy dưới thời Tống, đỗ Cử nhân không thể làm quan nhưng lại nâng cao được địa vị xã hội, có thể vào học đường làm thầy đồ, hoặc vào làm quan văn tại các phủ quan, nhà quyền quý tranh nhau mướn, ở nông thôn cũng là người khá giả rồi.
Cuộc thi tuyển chọn huyện sĩ ở huyện Ngô đã có danh tiếng khắp cả nước, mới mười lăm năm đã trao thưởng cho ba Đồng Tiến Sĩ là các thần đồng nhỏ tuổi.