- 🏠 Home
- Cận Đại
- Lịch Sử
- Đại Thời Đại 1958
- Chương 50: Tôi tới để đi du lịch
Đại Thời Đại 1958
Chương 50: Tôi tới để đi du lịch
“Nếu thật sự thành công, người Mỹ sẽ có can thiệp hay không?” Serov cẩn thận tính toán vấn đề này, người bình thường cho rằng nước Mỹ có căn cứ đóng quân tại Italia, thực tế là để phòng ngừa thế lực các nước phe Trục ngóc đầu trỗi dậy. Serov khịt mũi cười khẩy, với cái sự dở hơi của người Ý, sẽ có quyết tâm ngóc đầu trỗi dậy? Quốc gia này chỉ có quyết tâm kéo nước Đức lọt hố cùng thì có.
Căn cứ đóng quân của Mỹ tại Italia thuộc cụm căn cứ Nam Âu, khu vực này trấn giữ lối vào Biển Bắc, có thể khống chế phía đông Địa Trung Hải, là vách chắn cho cánh nam châu Âu. Căn cứ quân sự Mỹ phân bố chủ yếu tại Italia và Hy Lạp, trong đó căn cứ lục quân: Vicenza (Tổng hành dinh Lục quân Hoa Kỳ đặc trách Nam Âu), Livorno (cảng cung ứng hậu cần lục quân) ở Italia.
Căn cứ hải quân: Naples (Tổng hành dinh Tổng Lực lượng Hải quân châu Âu hải quân Hoa Kỳ), Gaeta (Tổng hành dinh Hạm đội 06 Hoa Kỳ), Maddalena (căn cứ tác chiến chống tàu ngầm và chi viện hậu cần) tại Italia; vịnh Sudha tại Hy Lạp. Căn cứ không quân: Aviano (Tổng hành dinh Không Lực 16
không quân Hoa Kỳ).
Những căn cứ này nhìn qua cũng biết là để nhắm vào Liên Xô, Serov sẽ không ngây thơ đến mức cho rằng, xử lý xong Italia là vạn sự đại cát, chẳng may người Mỹ chó cùng rứt giậu thì làm thế nào? Vậy là lại quay về vẫn luôn làm khó Serov, đó là hắn rút cuộc có thể nhận được bao nhiêu hỗ trợ từ nội địa Liên Xô?
“Được đến đâu hay đến đó vậy!” Serov đến giờ cũng chỉ có thể làm như thế, lập tức lại cầm tài liệu Mendeleev đưa tới lên. Không thể không thừa nhận, ở quốc gia đồng thời tồn tại hai thế lực Mỹ và Liên Xô, về cơ bản không có gì được gọi là bí mật, bản thân Italia không có bí mật, nơi bí mật chỉ là khu vực Mỹ - Xô cùng không nhúng tay vào mà thôi.
Ba phần tư nguồn cung năng lượng và nguyên liệu công nghiệp chủ yếu của Italia phải dựa vào nhập khẩu từ nước ngoài, còn sản phẩm sản xuất được có một phần ba dùng để xuất khẩu. Các xí nghiệp có sự tham gia của chính phủ khá là phát đạt, IRI (Istituto per la Ricostruzione Industriale), ENI (Ente Nazionale Idrocarburi) và EFIM (Ente partecipazioni e Finanziamento Industrie Manifatturiere) từng là ba tập đoàn quốc doanh lớn nhất, chiếm khoảng 30% giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc, phạm vi kinh doanh bao trùm các ngành sắt thép, đóng thuyền, máy móc, dầu mỏ, hóa học, vũ khí, vân vân.
“Đáng tiếc nguồn năng lượng của Ý không phụ thuộc vào Liên Xô, nếu không có thể thao túng được một chút!” Từ tài liệu, Serov không tìm được tin tức mình cần, cho đến hiện tại vẫn còn trong trạng thái vô kế khả thi. Nếu muốn xuống tay từ phương diện kinh tế, tường chắn đầu tiên chính là ba tập đoàn xí nghiệp quốc doanh.
Xí nghiệp quốc doanh, Serov chưa hề biết kết cấu tổ chức bên trong nhưng không cản trở hắn có nhận thức trực quan của bản thân. Trong mắt Serov, tác dụng lớn nhất của xí nghiệp quốc doanh là nuôi người mà không phải là kiếm tiền. Đến lúc tất yếu, khi sản nghiệp tư doanh bị tài phiệt quốc tế đánh cho nát bét, xí nghiệp quốc doanh chính là phòng tuyến cuối cùng bảo vệ mạch sống của nền kinh tế quốc gia. Nếu dùng một căn nhà để hình dung thì xí nghiệp quốc doanh tương đương với nền móng, nhìn không bắt mắt thậm chí có chút xấu xí nhưng căn nhà có thể xây cao cao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào nền móng đào sâu từng nào. Khi thật sự đến lúc đất nước có khó khăn, chính phủ ra một mệnh lệnh, xí nghiệp quốc doanh lỗ vốn bán ra sản phẩm người dân cần thiết, xí nghiệp quốc doanh sẽ chấp hành không chút dị nghị, các doanh nghiệp tư nhân thì phải xem lương tâm của họ thôi. Cho nên bình thường bạn có thể chửi bới nó, khi thật sự đến lúc cấp bách, ngoài xí nghiệp quốc doanh ra bạn chẳng thể trông cậy vào ai khác được.
“Loại xí nghiệp này xuất hiện trong nước kẻ địch thật là khiến người ta căm hận!” Serov hoàn toàn bó tay bó chân, nếu hắn có tài năng bóp chết được ba tập đoàn xí nghiệp quốc doanh thì đã không cần phải loanh quanh ở Italia nữa, chạy khắp thế giới cũng chẳng ai dám làm gì mình. Còn về cầu viện với quốc nội lại càng không có khả năng, trừ phi đội ngũ lãnh đạo Liên Xô đồng loạt nhũn não nếu không sẽ không giao cho Serov số vốn lớn như vậy để đấu lưỡng bại câu thương với người Ý.
“Chính trị và kinh tê nhất định phải tiến hành song song! Nhất định phải khiến Italia rung chuyển!” Serov không ngừng viết lên giấy những ý tưởng, suy luận xong lại xóa đi, hy vọng tìm thấy một phương án có tính khả thi, đánh một dấu ấn tươi sáng cho cuộc đời ngoại giao của mình.
Cách mạng bắt buộc phải có điều kiện hình thành, chính là kinh tế phát triển chậm chạp, cuộc sống của nhân dân không được cải thiện, chính trị mục nát nghiêm trọng, xã hội phân hóa sâu sắc. Vấn đề mục nát là vấn đề dễ phát hiện nhất, Serov xưa nay luôn tin tưởng, trên thế giới này không có chính phủ nào hoàn toàn trong sạch, chỉ có thủ đoạn vận dụng khác biệt mà thôi, chỉ cần để bên tình báo chú ý, nhất định sẽ tìm được nhược điểm trong hệ thống của Italia hiện tại. Nhưng chỉ có vấn đề mục nát thì còn xa mới đủ, kinh tế Italia được nước Mỹ trọng điểm nâng đỡ, ở thập niên 50 duy trì được tỷ lệ tăng trưởng rất cao, cho dù bị một số vấn đề cắn nuốt mất một bộ phận, số còn lại vẫn có thể khiến nhân dân thấy được chất lượng cuộc sống có sự cải thiện.
Đồng thời một khi cách mạng nổ ra, thái độ của Liên Xô sẽ cực kỳ quan trọng, mỗi lần Serov nhớ tới các quyết sách kỳ quặc của Liên Xô, trong lòng lại có chút lo lắng. Trải suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phong cách của Liên Xô hẳn là cứng rắn, nhưng nếu quan sát cẩn thận sẽ phát hiện, Liên Xô luôn ở lúc không nên cứng rắn thì cứng rắn, lúc cần cứng rắn thì quyết đoán bán đứng đồng đội, lưu lại đầy tiếng xấu mà chẳng được chút lợi ích thực tế nào.
Serov chợt thấy bực tức, xé vụn tất cả kế hoạch vừa biết, đứng dậy đi đi lại lại trong phòng, thầm nghiến răng nói: “Ta không tin, một chuyên gia phá hoại như mình, đập nát kinh tế Italia lại khó khăn như vậy? Còn chậm hơn xây dựng đất nước chắc?”
Cộc cộc cộc....
Theo tiếng gõ cửa, Mendeleev bước vào hỏi: “Đồng chí Serov, có tham gia liên hoan không? Mấy ngày hôm nay, ngày nào anh cũng ở trong phòng mình, nên đi ra hàn huyên một chút với các đồng chí!”
“Được, đồng chí Mendeleev!” Serov nhặt lại những bản kế hoạch vừa vứt bừa ra lúc nãy, tiện tay ném vào trong thùng rác, chỉ đạo, “Đồng chí Mendeleev, thanh lý sạch sẽ những thứ này!”
“Chuyện đó đơn giản!” Mendeleev đã quen với việc này, không gì khác ngoài xử lý một số thứ không được để lộ ra ngoài. Các loại giấy tờ cần tiêu hủy như thế này, ngoài Bộ Nội vụ ra thì ở Đại sứ quán là phát sinh nhiều nhất, với Mendeleev mà nói, xử lý giấy tờ không để lại dấu vết đã gần như trở thành một bản năng.
“Ngày ngày chỉ làm việc ở trong phòng sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu suất!” Mendeleev không bỏ lỡ cơ hội, nói: “Kết hợp hài hòa công tác và thư giãn là điều cần thiết, tại Italia có rất nhiều thắng cảnh lịch sử, nếu có thời gian anh nên tới xem thử!”
“Đúng vậy, cũng nên xem thử!” Serov không mấy hứng thú, đáp lại qua quýt, lúc xuống cầu thang bỗng nhiên hơi dừng lại, ra vẻ như tùy ý hỏi, “Ở Italia có phải là có rất nhiều du khách không?”
“Đúng thế!” Mendeleev gật đầu, “Trung tâm của Đế quốc La Mã, rất hấp dẫn du khách, cũng coi như một ngành sản xuất lớn của Italia!”
“Có vẻ tôi nên đi cảm nhận thử vẻ tráng lệ của Đế quốc La Mã!” Serov quét sạch tâm tình buồn chán, hăng hái chuẩn bị đi khảo sát thực địa một chuyến.
Kỳ thực tôi tới Italia là đi du lịch, không phải để xuất khẩu cách mạng! Serov thầm nói láo đến chính bản thân mình cũng không thèm tin, đầy vẻ tươi cười cùng liên hoan với các đồng chí trong Đại sứ quán.
Dịch mất 2 tiếng, trong đó 1 tiếng chỉ để tìm tên 3 cái công ty chết tiệt
- 🏠 Home
- Cận Đại
- Lịch Sử
- Đại Thời Đại 1958
- Chương 50: Tôi tới để đi du lịch