«
☸ PHẨM 24: QUẢNG THUYẾT☸ PHẨM 25: THIỆN HỮU☸ PHẨM 26: TỊCH DIỆT☸ PHẨM 27: QUÁN SÁT☸ PHẨM 28: TỘI CHƯỚNG☸ PHẨM 29: TƯƠNG ỨNG
Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Quyển 3
☸ PHẨM 24: QUẢNG THUYẾT
[1]
Dẫu tụng trăm bài kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Thông suốt chỉ một câu
Nghe rồi sẽ đắc Đạo
[2]
Dẫu tụng cả nghìn kệ
Chẳng hiểu có ích gì?
Đâu bằng hiểu một câu
Nghe rồi ý tịch nhiên
[3]
Dẫu hiểu cả nghìn kệ
Chẳng hành có ích gì?
Chẳng bằng trì một câu
Tu hành mới đắc Đạo
[4]
Dẫu ai sống trăm năm
Hủy giới ý bất định
Chẳng bằng sống một ngày
Cúng dường người trì giới
[5]
Dẫu ai sống trăm năm
Lười biếng không tinh tấn
Chẳng bằng sống một ngày
Dũng mãnh hành tinh tấn
[6]
Dẫu ai sống trăm năm
Không quán pháp sinh diệt
Chẳng bằng sống một ngày
Hiểu rõ pháp sinh diệt
[7]
Dẫu ai sống trăm năm
Không biết việc thành bại
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy nhân biết được quả
[8]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo vô lậu
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo vô lậu
[9]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo vô động
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo vô động
[10]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo vi diệu
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo vi diệu
[11]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo vô sinh
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo vô sinh
[12]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo vô tác
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo vô tác
[13]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo tối thượng
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo tối thượng
[14]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo tịch diệt
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo tịch diệt
[15]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo cam lộ
Chẳng bằng sống một ngày
Uống được Đạo cam lộ
[16]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo vô cấu
Chẳng bằng sống một ngày
Thấy được Đạo vô cấu
[17]
Dẫu ai sống trăm năm
Không thấy Đạo lìa cấu
Chẳng bằng sống một ngày
Lìa cấu được giải thoát
[18]
Dẫu ai sống trăm năm
Núi rừng thờ thần lửa
Chẳng bằng trong khoảnh khắc
Quán thân mà tu hành
[19]
Dẫu ai sống trăm năm
Núi rừng thờ thần lửa
Chẳng bằng trong khoảnh khắc
Chính kiến được giải thoát
[20]
Tháng này đến tháng khác
Kẻ ngu dùng ẩm thực
Kẻ kia chẳng tin Phật
Mười sáu chẳng được một
[21]
Nếu ai cầu miếu thần
Nhiều năm mong phúc báo
Phúc kia trong bốn phần
Một phần cũng chưa có
[22]
Tháng này đến tháng khác
Kẻ ngu dùng ẩm thực
Chẳng sinh tâm từ mẫn
Mười sáu chẳng được một
[23]
Tháng này đến tháng khác
Kẻ ngu dùng ẩm thực
Kẻ kia chẳng biết Pháp
Mười sáu chẳng được một
[24]
Tháng này đến tháng khác
Luôn đến dự Pháp hội
Kẻ kia chẳng tin Phật
Mười sáu chẳng được một
[25]
Tháng này đến tháng khác
Luôn đến dự Pháp hội
Kẻ kia chẳng tin Pháp
Mười sáu chẳng được một
[26]
Tháng này đến tháng khác
Luôn đến dự Pháp hội
Kẻ kia chẳng tin Tăng
Mười sáu chẳng được một
[27]
Mỗi tháng tới miếu đền
Bố thí luôn bình đẳng
Tâm kia không từ mẫn
Mười sáu chẳng được một
[28]
Mỗi tháng tới miếu đền
Bố thí luôn bình đẳng
Sâu bọ, họ chẳng thương
Mười sáu chẳng được một
[29]
Mỗi tháng tới miếu đền
Bố thí luôn bình đẳng
Nếu tâm không từ bi
Mười sáu chẳng được một
[30]
Mỗi tháng tới miếu đền
Bố thí luôn bình đẳng
Tâm kia ôm oán hận
Mười sáu chẳng được một
[31]
Mỗi tháng tới miếu đền
Bố thí luôn bình đẳng
Không thấy Pháp trạch diệt
Mười sáu chẳng được một
[32]
Mỗi tháng tới miếu đền
Suốt đời không thôi nghỉ
Đâu bằng trong thoáng chốc
Nhất tâm niệm Chính Pháp
Một niệm phúc của Đạo
Hơn kẻ thờ trọn đời
[33]
Dẫu trọn cả trăm năm
Phụng thờ miếu thần lửa
Chẳng bằng trong khoảnh khắc
Cúng dường Phật Pháp Tăng
Phúc đức một lần tu
Hơn kẻ thờ trăm năm
☸ PHẨM 25: THIỆN HỮU
[1]
Bất tín ôm ganh ghét
Kẻ kia ưa tranh đấu
Bậc trí bỏ hiềm oán
Bầy ngu cho là vui
[2]
Tín tâm chẳng ganh ghét
Tinh tấn tín đa văn
Bậc trí luôn kính trọng
Hiền thánh gọi là vui
[3]
Không gần kẻ xấu ác
Không đến nơi phi pháp
Thân cận Thiện Tri Thức
Luôn đến nơi Chính Pháp
[4]
Đi đường nhớ cân nhắc
Trì giới bậc đa văn
Nghĩ suy vô lượng cảnh
Nghe lời dạy hay kia
Mọi việc biết rõ ràng
[5]
Gần ác tự chìm đắm
Tu thiện được tiếng thơm
Thánh hiền luôn kỳ diệu
Do bởi thân chân chính
[6]
Người thiện mãi làm lành
Do bởi gần thiện hữu
Trí tuệ là tối thượng
Trì giới vĩnh tịch diệt
[7]
Như cá tụ tanh hôi
Kẻ tham tranh giành lấy
Ý nhiễm chẳng biết uế
Ác tập cũng như thế
[8]
Hương mộc lá cây hoắc
Chúng sinh đi đến bứt
Lá hương tỏa lan xa
Làm thiện cũng như thế
[9]
Gần gũi kẻ xấu ác
Nghiệp tội ngày càng tăng
Như lợn sống dơ dáy
Dơ mình lẫn dơ người
[10]
Tự mình chẳng làm ác
Gần gũi kẻ làm ác
Sẽ bị người chê cười
Tiếng ác ngày càng tăng
[11]
Huân tập thành bổn tính
Biết ác mà gần gũi
Tên độc ghim trong đó
Khiến người bị nhiễm ô
Trượng phu khéo diệt trừ
Bỏ ác chẳng làm bạn
[12]
Cho nên biết quả báo
Người trí tất phân biệt
Điều ác chớ huân tập
Mà nên gần thánh hiền
Bhikṣu [bíc su] tu hành Đạo
Chịu khổ sạch các lậu
[13]
Kẻ ngu dẫu suốt đời
Hầu cận bậc minh trí
Chánh Pháp cũng chẳng biết
Như vá múc thức ăn
[14]
Bậc trí chỉ một thoáng
Hầu cận hiền thánh nhân
Chánh Pháp biết rõ thông
Ví như lưỡi nếm vị
[15]
Người trí với một câu
Diễn giải vô lượng nghĩa
Kẻ ngu tụng nghìn câu
Không hiểu nghĩa câu nào
[16]
Thành tựu nghĩa một câu
Người trí thích tu học
Kẻ ngu ưa xa lánh
Lời thật của Phật dạy
[17]
Có trí thắng oán ghét
Chẳng theo nghĩa thân tình
Kẻ ngủ theo phi pháp
Tiến dần vào địa ngục
[18]
Kẻ ngu cho mình ngu
Nên biết có trí tuệ
Kẻ ngu cho mình giỏi
Đó là quá sức ngu
[19]
Nếu lại khen kẻ ngu
Người trí lại hủy báng
Hủy trí như có thắng
Khen ngu chẳng phải thượng
[20]
Chớ nghe kẻ ngu nói
Cũng đừng sống với ngu
Cùng ngu chịu tai nạn
Ví như đồng chỗ oán
Hãy lựa nơi chung sống
Như gặp lại người thân
[21]
Cho nên kính đa văn
Cùng với ai trì giới
Tôn quý trong hàng người
Như trăng giữa vì sao
☸ PHẨM 26: TỊCH DIỆT
[1]
Như rùa thu ẩn mình
Bhikṣu nhϊếp ý tưởng
Không nương không hại người
Tịch diệt không lời nói
[2]
Nhẫn nhục là đệ nhất
Tịch diệt là tối thượng
Chẳng ôm lòng phiền não
Vô hại làm Đạo Nhân
[3]
Chớ nói lời thô ác
Lời nói hãy biện tài
Kém hiểu, khó luận bàn
Trái lại kia khuất phục
[4]
Luôn tự khởi phiền não
Như bình vỡ nát kia
Sinh tử luôn lưu chuyển
Mãi chìm chẳng thoát ra
[5]
Nếu không khởi phiền não
Như bình còn nguyên vẹn
Như thế đến tịch diệt
Trần cấu mãi không che
[6]
Không bệnh là lợi nhất
Biết đủ là giàu nhất
Cốt nhục là thân nhất
Tịch diệt là vui nhất
[7]
Đói khát là hoạn nhất
Các hành là khổ nhất
Ai biết như thật ấy
Tịch diệt an vui nhất
[8]
Lời Phật vi diệu thay
Lưu truyền không cùng tận
Truyền bá khắp thế gian
Không bao giờ lỗi thời
[9]
Đức Phật không ai bằng
Thuyết giảng lời chân thiện
Thân bị khổ bức bách
Khổ nào bằng đói khát?
[10]
Ít ai đến chốn lành
Phần nhiều đến nẻo ác
Ai biết như thật ấy
Hãy nhanh cầu tịch diệt
[11]
Do duyên sinh chốn lành
Do duyên sinh nẻo ác
Do duyên đắc tịch diệt
Như thế đều bởi duyên
[12]
Nai sống nơi hoang dã
Chim bay giữa bầu trời
Vạn pháp do nhân duyên
Đạo Nhân về tịch diệt
[13]
Không dùng tâm lười biếng
Khϊếp nhược mà đến được
Muốn cầu Đạo tịch diệt
Đốt cháy mọi trói buộc
[14]
Bhikṣu chèo chiếc thuyền
Thuyền trống lướt nhẹ nhàng
Diệt trừ tham sân si
Rồi sẽ đến tịch diệt
[15]
Ngã, có, vốn là không
Xưa có ngã, nay không
Chẳng không cũng chẳng có
Như nay chẳng thể được
[16]
Chân Đế rất khó thấy
Khéo quán mà phân biệt
Thấu rõ gốc ái dục
Khổ đau sẽ diệt trừ
[17]
Đoạn ái trừ du͙© vọиɠ
Sông khô chẳng còn chảy
Khéo rõ gốc ái dục
Khổ đau sẽ diệt trừ
[18]
Không thân, tưởng diệt trừ
Thống khổ được mát mẻ
Các hành vĩnh dừng nghỉ
Thức tưởng chẳng còn sinh
Ai biết như thật ấy
Khổ đau sẽ diệt trừ
[19]
Ở nơi vắng sẽ tĩnh
Chớ gần gũi dục lạc
Vô động được khinh an
Tĩnh mới được tịch diệt
[20]
Cũng không do đến đi
Đến đi tuyệt sinh diệt
Già chết phiền não trừ
Đoạn khổ được tịch diệt
[21]
Ta đã không trở lại
Chẳng đi cũng chẳng đến
Chẳng chết cũng chẳng sinh
Đó là cảnh tịch diệt
[22]
Biết gốc ngọn của sinh
Hữu vi biết vô vi
Siết trói bởi sinh tử
Ai siết khó chế phục
[23]
Như thế thân bốn đại
Năm uẩn khổ não tập
An trụ quán thật khổ
Dứt khổ chứng tịch diệt
[24]
Các pháp chẳng đến đi
Đến đi luôn sinh diệt
Già bệnh chết đổi dời
Vô lậu đắc tịch diệt
[25]
Bhikṣu! Hễ có sinh
Tất sẽ có tạo tác
Vô sinh không còn hữu
Vô tác không chỗ hành
[26]
Bhikṣu! Ta đã biết
Chẳng còn vào các Xứ
Không, Thức Vô Biên Xứ
Hay Vô Sở Hữu Xứ
[27]
Không vào Phi Phi Tưởng
Không đời này đời sau
Cũng không nhật nguyệt tưởng
Không đến cũng không đi
[28]
Do ăn nhân duyên sinh
Do ăn có vui buồn
Việc đó ai diệt trừ
Các khổ sẽ tận trừ
[29]
Không ăn mạng khó sống
Ai mà chẳng cần ăn?
Người xem ăn trên hết
Sau đó mới đến Đạo
[30]
Đất đai và nước lửa
Bấy giờ gió chẳng thổi
Lửa sáng không chiếu soi
Cũng không thấy cảnh vật
[31]
Không trăng chẳng chiếu sáng
Không trời chẳng chiếu soi
Ai quán sát tường tận
Mới đắc Đạo tịch diệt
[32]
Đoan chính buông xả sắc
Thoát khỏi mọi khổ ách
Chẳng sắc chẳng vô sắc
Thoát khỏi đệ nhất khổ
[33]
Cứu cánh chẳng sợ hãi
Tự tại chẳng hoài nghi
Chưa đoạn gai ái dục
Sao biết thân là hoạn?
[34]
Gọi là bậc cứu cánh
Tịch diệt là đệ nhất
Đoạn sạch mọi chấp trước
Văn cú chẳng sai nhầm
[35]
Phàm phu chẳng tư duy
Bậc trí xả các hành
Tâm tự tư duy hành
Như ra khỏi vỏ trứng
[36]
Pháp thí thắng mọi thí
Pháp lạc thắng mọi lạc
Nhẫn lực thắng mọi lực
Ái tận hết khổ đau
☸ PHẨM 27: QUÁN SÁT
[1]
Khéo quán lỗi của mình
Lỗi mình chẳng lộ ra
Lỗi người rất dễ thấy
Như bụi bay lơ lửng
[2]
Nếu mình xưng không lỗi
Tội phúc đều cùng đến
Chỉ thấy lỗi của người
Luôn ôm lòng nguy hại
[3]
Biết xấu hổ sống lâu
Sao dùng tham dắt trói?
Lực sĩ chẳng sợ gì
Phàm phu mạng giảm ngắn
[4]
Biết thẹn nhận cúng dường
Luôn cầu hạnh thanh tịnh
Uy nghi chẳng khiếm khuyết
Hãy quán chân tịnh thọ
[5]
Mù mịt trùm thế gian
Mắt trí rất hiếm hoi
Bầy chim sa vào lưới
Sinh thiên có mấy ai
[6]
Quán thế pháp suy hao
Chỉ thấy sắc biến đổi
Kẻ ngu tự trói buộc
Bị ám siết bủa vây
Cũng không thấy các hành
Huống nữa không chỗ có
[7]
Chúng sinh đều có ngã
Vì kia mà sinh hoạn
Mỗi người chẳng thấy nhau
Không thấy gai tà kiến
[8]
Quán gai nhân duyên này
Chúng sinh nhiều nhiễm trước
Mình tạo chẳng phải người
Kia tạo chẳng phải ta
[9]
Chúng sinh bị lười siết
Nhiễm trước nơi kiêu mạn
Mê muội bởi cái thấy
Chẳng thoát sinh tử khổ
[10]
Đã được và sẽ được
Cả hai thọ trần cấu
Tập là gốc của bệnh
Cùng hiểu các điều học
[11]
Quán các bậc trì giới
Người tịnh hạnh thanh tịnh
Hãy nhìn kẻ bệnh gầy
Sẽ đến nơi vô vi
[12]
Hãy quán bọt trên nước
Cũng quán như ảo ảnh
Như thế chẳng quán thân
Cũng không thấy chết đến
[13]
Hãy quán bọt trên nước
Cũng quán như ảo ảnh
Như thế chẳng quán đời
Cũng không thấy tử thần
[14]
Như vậy hãy quán thân
Như xe đẹp của vua
Kẻ ngu bị nhiễm trước
Khéo cầu lìa xa kia
[15]
Như vậy hãy quán thân
Như xe đẹp của vua
Kẻ ngu bị nhiễm trước
Người trí hãy lìa xa
[16]
Như vậy hãy quán thân
Chúng bệnh là nguyên nhân
Bệnh với ngu tụ hội
Làm sao mà bảo hộ?
[17]
Hãy quán hình tượng vẽ
Bảo châu tóc xanh biếc
Kẻ ngu dùng làm duyên
Chẳng mong qua bờ kia
[18]
Hãy quán hình tượng vẽ
Bảo châu tóc xanh biếc
Kẻ ngu dùng làm duyên
Người trí sớm nhàm lìa
[19]
Cưỡng lấy hình vẽ đẹp
Trang nghiêm thân xú uế
Kẻ ngu dùng làm duyên
Cũng chẳng mong tự độ
[20]
Tóc móng chia tám phần
Hoa tai hai con mắt
Kẻ ngu bị nhiễm trước
Cũng chẳng mong tự độ
[21]
Tham dục nhiễm trước dục
Chẳng xét, duyên kết sử
Không dùng sinh kết sử
Mà qua dòng dục lậu
[22]
Chẳng vườn ra khỏi vườn
Khỏi vườn lại vào vườn
Hãy nên quán kẻ này
Cởi trói lại bị trói
[23]
Nay xả ngôi vua trời
Không tạo gốc sinh tử
Cầu lìa khổ địa ngục
Xin nói tịch diệt vui
[24]
Áo trắng sạch che thân
Người lái xe một bánh
Quán kia chưa đoạn cấu
Hãy cầu dứt buộc ràng
[25]
Nhiều người đi nương tựa
Thần cây thần sông núi
Xây miếu và tế thần
Hy vọng miễn khổ nạn
[26]
Nơi đó không tối thượng
Cũng chẳng có lợi ích
Ai nương tựa như thế
Không thoát mọi khổ ách
[27]
Nếu ai Quy Y Phật
Quy Y Pháp cùng Tăng
Tu tập Bốn Thánh Đế
Tất thấy chân trí tuệ
[28]
Khổ nhân duyên khổ sinh
Hãy vượt khổ ách này
Thánh hiền Tám Chính Đạo
Diệt tận chứng cam lộ
[29]
Quy y nơi Tam Bảo
Tối thượng cát tường nhất
Nếu có ai quy y
Sẽ thoát mọi khổ đau
[30]
Đã quán rồi sẽ quán
Không quán cũng sẽ quán
Quán rồi lại quán nữa
Quán rồi chẳng quán nữa
[31]
Quán rồi lại quán nữa
Phân biệt bổn tính kia
Tính ngày cho là đêm
Không lâu thân báu hoại
[32]
Quán rồi chẳng quán nữa
Tuy thấy cũng chẳng thấy
Như thấy mà chẳng thấy
Quán mà cũng chẳng thấy
[33]
Tại sao thấy chẳng thấy?
Sao nói thấy chẳng thấy?
Nhân gì thấy chẳng thấy?
Do gì thấy giải thoát?
[34]
Nếu như chẳng quán khổ
Hãy luôn tự quán rõ
Liễu giải gốc của khổ
Đó là minh diệu quán
[35]
Ai khiến hàng phàm phu?
Không quán gốc các hành
Do kia mà quán sát
Bỏ tối thấy sáng ngời
☸ PHẨM 28: TỘI CHƯỚNG
[1]
Không làm các điều ác
Vâng làm mọi việc lành
Thanh tịnh tâm ý mình
Là lời chư Phật dạy
[2]
Huệ thí được phúc báo
Phẫn nộ không ôm ấp
Dùng thiện diệt trừ ác
Chẳng còn tham sân si
[3]
Một mình chớ theo ngu
Kẻ mê hãy theo trí
Người trí diệt điều ác
Như hạc chọn uống sữa
[4]
Quán đời muôn đổi thay
Sinh diệt biết dấu tích
Hiền thánh chẳng thích đời
Kẻ ngu xa thánh hiền
[5]
Hiểu biết vị của niệm
Tư duy nghĩa dừng nghỉ
Vô nhiệt không nghĩ đói
Hãy uống vị của Pháp
[6]
Ai không hại tâm họ
Cũng không hủy ý họ
Dùng thiện diệt sạch ác
Chẳng lo đọa đường ác
[7]
Ai muốn tu luyện tâm
Thì phải luôn tuyển chọn
Người trí dễ chạm trổ
Mới gọi là thế hùng
Ai khéo thân cận họ
An ổn chẳng ưu sầu
[8]
Tịch nhiên chẳng ai hơn
Nhu hòa không táo bạo
Thổi tan các pháp ác
Như gió thổi lá rụng
[9]
Cố ý khủng bố người
Hủy báng bậc thanh tịnh
Làm ác nghiệp lực truy
Như mây bị gió thổi
[10]
Thiện ác của mỗi người
Ai nấy tự biết rõ
Làm lành được quả lành
Làm ác đọa đường ác
[11]
Xem mình tịnh hay không
Sao lo người khác tịnh?
Kẻ ngu chẳng tự luyện
Như sắt dùi thép rỉ
[12]
Nếu mắt thấy chẳng tà
Người sáng cầu phương tiện
Bậc trí khéo sống đời
Cũng không làm điều ác
[13]
Thương nhân tại hiểm lộ
Vắng người mà nhiều hàng
Đi qua chỗ hiểm nạn
Trục gãy tất âu lo
[14]
Nếu thân không ung nhọt
Chẳng bị độc gây hại
Như độc chẳng đau đớn
Không ác gì chẳng tạo
[15]
Nhiều người làm việc ác
Thân phải bị liên lụy
Tu thiện ban ân đức
Việc này sẽ rất khó
[16]
Lành thay ai tu thiện
Than ôi kẻ tạo ác
Rất dễ tự làm ác
Ác nhân khó làm lành
[17]
Kẻ ngu cho mình đúng
Bởi ác chưa chín mùi
Đến khi ác chín mùi
Các khổ cũng kéo đến
[18]
Hiền giả thấy điều ác
Không bị ác làm hại
Khi ác chưa chín mùi
Kẻ ác nghĩ chẳng sao
[19]
Hiền giả quán điều ác
Mãi không làm việc ác
Ác xưa như chín mùi
Hiền giả tự quán sát
[20]
Dẫu ai làm việc ác
Cũng không luôn luôn làm
Ý họ chẳng an vui
Biết ác là khổ đau
[21]
Ai khéo làm phúc thiện
Cũng sẽ luôn luôn làm
Ý họ nguyện an vui
Khéo thọ phúc báo đó
[22]
Trước hãy khéo điều tâm
Nhϊếp trì gốc của ác
Thì phúc sẽ tăng trưởng
Nghiệp ác do tâm tạo
[23]
Làm ác tuy rất ít
Đời sau chịu lắm khổ
Báo ứng sẽ vô biên
Như độc vào trong tim
[24]
Làm phúc tuy rất ít
Đời sau thọ đại phúc
Sẽ được phúc báo lớn
Do gieo quả chân thật
[25]
Không lỗi mà khinh khi
Không sân mà xâm đoạt
Họ phải chịu mười thứ
Sẽ liền đến nơi kia:
[26]
Đau đớn lời thô ác
Thân thể bị tổn thương
Bệnh tật bức thảm thiết
Tâm loạn mà chẳng an
[27]
Thân quyến biệt ly tan
Tài sản hao hụt hết
Bị giặc cướp đoạt mất
Sở nguyện chẳng toại ý
[28]
Hoặc bị vô số thứ
Bị lửa thiêu cháy rụi
Khi chết đọa địa ngục
Đó là mười tai ương
[29]
Làm ác chớ nói không
Đã làm nói vô tội
Che giấu bảo chẳng tội
Nó đều có quả báo
[30]
Làm ác lời buồn lo
Đã làm chịu sầu muộn
Che giấu lại lo âu
Quả báo cũng ưu sầu
[31]
Gây ưu đời sau ưu
Tạo ác với sầu muộn
Sợ hãi luôn ưu phiền
Thấy tội lòng ngậm ngùi
[32]
Tạo vui đời sau vui
Làm thiện với hoan hỷ
Hân hoan thường vui vẻ
Thấy phúc tâm an nhiên
[33]
Gây khổ đời sau khổ
Tạo tội với thống khổ
Báo ứng luôn đau đớn
Thấy tội lòng ngậm ngùi
[34]
Tu phúc chẳng làm ác
Đều do nghiệp mình tạo
Mãi không sợ khi chết
Như thuyền lướt qua sông
☸ PHẨM 29: TƯƠNG ỨNG
[1]
Ánh trăng soi tối tăm
Khi trời chưa ló dạng
Nhật quang chiếu sáng khắp
Ánh trăng liền lu mờ
[2]
Ngoại đạo chiếu ánh sáng
Khi Phật chưa xuất thế
Như Lai phóng đại minh
Ngoại đạo liền lu mờ
[3]
Lấy thật cho là giả
Lấy giả cho là thật
Đó là tâm tà kiến
Không được lợi ích lành
[4]
Chân thật biết là thật
Hư ngụy biết là giả
Đó là tâm chính kiến
Tất được lợi ích lành
[5]
Kẻ ngu chấp kiên cố
Phải bị chín trói buộc
Như chim sa vào lưới
Đều do đắm ái dục
[6]
Những ai có hoài nghi
Đời này và đời sau
Thiền định khéo diệt sạch
Tịnh hạnh không não phiền
[7]
Tính độc không nhổ trừ
Tham muốn lòng rong ruổi
Chưa thể tự điều phục
Không xứng mặc Pháp y
[8]
Tính độc khéo nhổ trừ
Giữ giới ý an nhiên
Tâm đó đã điều phục
Xứng đáng mặc Pháp y
[9]
Không dùng lời nhu hòa
Danh xưng vang khắp chốn
Dung nhan dẫu đẹp xinh
Mà lòng đầy gian xảo
[10]
Ai khéo lìa việc ác
Nhổ tận đến gốc rễ
Bậc trí trừ các uế
Mới gọi là thiện sắc
[11]
Chớ cho đẹp bên ngoài
Thoáng gặp mà biết lòng
Trên đời lắm kẻ xấu
Nhởn nhơ ở thế gian
[12]
Như vàng giả mạo kia
Bên trong toàn đồng thau
Rêu rao đi khắp nơi
Trong uế ngoài bất tịnh
[13]
Ham ăn chẳng biết dừng
Suốt ngày chỉ nằm lì
Như chuồng để nuôi lợn
Nên mãi thọ bào thai
[14]
Ý ai khéo chuyên nhất
Ăn uống biết chừng mực
Thực là nhánh của dục
Tiết chế tu Chính Đạo
[15]
Tà kiến cho thân tịnh
Các căn chẳng nhϊếp phục
Ăn uống không chừng mực
Là pháp của phàm phu
Ý dục càng chuyển tăng
Như nhà mục rỉ chảy
[16]
Hãy quán thân bất tịnh
Các căn chẳng nhϊếp phục
Ăn uống biết chừng mực
Tín tâm hành tinh tấn
Ý dục chẳng buông lung
Như gió thổi thái sơn
[17]
Nơi vắng rất an lạc
Nhưng người chẳng thích mấy
Thánh hiền thường cư trú
Nơi ở của Đạo Nhân
[18]
Khó dời khó dao động
Như núi Tuyết trùng trùng
Phi thánh tức chẳng hiện
Như đêm vào nhà tối
[19]
Hiền giả có cả nghìn
Bậc trí tại tùng lâm
Nghĩa lý cực thâm thúy
Người trí khéo phân biệt
[20]
Chúng sinh nhiều muôn loại
Chẳng tu nên chẳng chứng
Nay quán nghĩa lý này
Phạm giới bị người khinh
[21]
Quán lậu biết sợ hãi
Biến đổi chẳng phải thường
Hữu lậu nên chớ thích
Nên nhớ lìa ba cõi
[22]
Bất tín chẳng xấu hổ
Xuyên tường mà trộm cắp
Đoạn trừ ý tưởng kia
Đó là bậc thượng nhân
[23]
Trước đoạn tâm tham ái
Kiêu mạn và tà kiến
Diệt sạch mọi kết sử
Vô cấu tu tịnh hạnh
[24]
Ăn uống biết chừng mực
Tài vật không cất giấu
Vô nguyện, không, vô tướng
Tu hành độ chúng sinh
[25]
Như chim bay giữa trời
Dấu tích chẳng thể thấy
Như bậc tu hành kia
Diệu ngôn chẳng thể biết
[26]
Ai khéo đoạn gốc lậu
Không nương pháp vô thường
Vô nguyện, không, vô tướng
Tu hành độ chúng sinh
[27]
Ít có mấy chúng sinh
Phần nhiều chẳng thuận Đạo
Giả sử dẫu có người
Rất khó chứng diệt độ
[28]
Đúng sai của nhân thế
Hãy quán hết mọi pháp
Trừ sạch các kết sử
Nhiệt não vĩnh chẳng còn
[29]
Tu hành chẳng ưu sầu
Ngày kia sẽ giải thoát
Trừ sạch mọi kết sử
Phiền não chẳng còn sinh
[30]
Như chim bay giữa trời
Không gì gây trở ngại
Vị kia được vô lậu
Vô nguyện, không, vô tướng
[31]
Như chim bay giữa trời
Không gì gây trở ngại
Hành giả qua bờ kia
Vô nguyện, không, vô tướng
[32]
Việc ác chớ nên tạo
Ai tạo chịu phiền não
Việc sai chớ nên làm
Trước sầu sau cũng sầu
[33]
Việc thiện hãy nên tạo
Ai tạo chẳng ưu sầu
Việc vui hãy nên làm
Sinh thiên thọ vui sướиɠ
[34]
Hư không chẳng dấu vết
Đạo Nhân chẳng ý dơ
Người đời ưa làm ác
Duy Phật tịnh vô uế
[35]
Hư không chẳng dấu vết
Đạo Nhân chẳng ý dơ
Thế gian đều vô thường
Phật lìa ngã, ngã sở
[36]
Chư thiên cùng nhân thế
Tương ứng tất cả hành
Thoát khỏi mọi khổ đau
Lìa ái miễn luân hồi
[37]
Chư thiên cùng nhân thế
Tương ứng tất cả hành
Khéo xa những nghiệp ác
Không đọa ba đường ác
[38]
Cũng lại không biết luận
Trí ngu không phân biệt
Nếu lại biết luận nghĩa
Lời nói chẳng sai lầm
[39]
Hãy đàm luận Chính Pháp
Hãy dựng Phật Pháp tràng
Pháp tràng là Đại Tiên
Đại Tiên là Pháp tràng
[40]
Hoặc chê do im lặng
Hoặc chê do nói nhiều
Hoặc chê do chưa nói
Chẳng ai không bị chê
[41]
Lúc khen lúc hủy báng
Chỉ vì lợi với danh
Chẳng có cũng chẳng không
Tức cũng chẳng thể biết
[42]
Được người trí ngợi khen
Hoặc tốt hay là xấu
Người trí chẳng khiếm khuyết
Định tuệ được giải thoát
Như vàng ròng sắc tím
Trong ngoài tịnh xuyên suốt
[43]
Ví như núi Diệu Cao
Không bị gió lung lay
Người trí cũng như vậy
Chê khen chẳng động dao
[44]
Như cây không có rễ
Không cành huống là lá?
Bậc trí cởi trói buộc
Đức họ ai dám hủy?
[45]
Vô cấu chẳng chỗ nương
Thân lậu trồng nhân khổ
Tối thắng không còn ái
Trời người chẳng hay biết
[46]
Ví như lưới rừng rậm
Vô ái huống có dư?
Phật có vô lượng hạnh
Không vết, vết ai đi?
[47]
Nếu hữu chẳng dục sinh
Với sinh chẳng thọ hữu
Phật có vô lượng hạnh
Không vết, vết ai đi?
[48]
Nếu muốn diệt vọng tưởng
Trong ngoài không các nhân
Cũng không vướng sắc tưởng
Bốn ứng chẳng thọ sinh
[49]
Bỏ trước và bỏ sau
Bỏ giữa vượt các cõi
Tất cả đều buông bỏ
Chẳng còn thọ sinh già
Kinh Pháp Tập Yếu Tụng ♦ Hết quyển 3
Soạn tập: Tôn giả Pháp Cứu
Dịch sang cổ văn: Pháp sư Thiên Tức Tai (?-1000)
Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Dịch nghĩa: 19/10/2014 ◊ Cập nhật: 22/8/2021
☸ Cách đọc âm tiếng Phạn
Bhikṣu: bíc su