- 🏠 Home
- Hồi Ký
- Tâm Sự
- Đài Loan Ký Sự
- Chương 9: Cuộc Sống Của Một Người Bất Hợp Pháp
Đài Loan Ký Sự
Chương 9: Cuộc Sống Của Một Người Bất Hợp Pháp
Sau khi bị đuổi học, chính thức gia nhập đại gia đình Bất Hợp Pháp tôi được thằng Giang mở cho một lớp bổ trợ kiến thức nhằm tránh những điều đáng tiếc. Nó bắt đầu :
– Tuy hộ chiếu của mày cũng còn hơn tháng nữa mới hết hạn. Nhưng giờ mày vẫn là người bất hợp pháp vì nhà trường nó đã gạch tên khỏi danh sách đi học. Có khi nó cũng báo lên đại sứ rồi.
Tôi hỏi :
– Thế đi làm có sợ không…!??
Giang làm mặt nguy hiểm tư vấn :
– Tất nhiên là sợ rồi, kể cả mày đi học vẫn sợ. Vì học sinh không được quyền đi làm. Trừ khi mày học được nửa năm hay gần năm gì đó nó mới cấp cho cái thẻ đi làm. Nhưng thẻ đấy cũng chỉ được làm 3 tiếng một ngày. Vẫn là làm chui….
Tôi hơi lo lắng :
– Thế giờ phải làm sao…?? TᏂασ mẹ nó , trốn sớm quá giờ hơi sợ.
Giang tiếp :
– Không lo , mày làm ở Chợ đêm ít khi công an nó vào tìm. Chỉ trừ khi bị báo , giờ mày ít nói tiếng Việt đi , hoặc ai hỏi cũng đừng bảo là người Việt Nam. Bảo người Hàn hay người nước khác. Việt Nam bên này bị ghét lắm.
Thấy cũng không đúng vì tôi làm ở chợ được khá nhiều người quý. Nó nói tiếp :
– Quý thì quý, nhưng vẫn có bọn đểu. Báo bắt người là chúng nó được tiền đấy. Mà tao không nói người Đài nó báo. Bên này đa số toàn người Việt Nam hại người Việt Nam thôi. Tốt nhất mày đừng giao du với thằng Việt Nam nào ở chợ. Nhìn mày chúng nó không biết là người Việt Nam đâu.
Thấy thằng Giang nói chí lý, tôi lặng im gật đầu nghe tiếp :
– Không gây gổ đánh nhau , ai hỏi cũng bảo vẫn còn đi học. Đi đường mà thấy công an thì cứ bình tĩnh mà né. Đừng có đi qua nó mà bô bô tiếng Việt. Mà đi ngoài đường thì nói chuyện điện thoại ít thôi. Không nói là tốt nhất.
Tôi hỏi nó :
– Thế đông người bị bắt không..!?
Giang trả lời :
– Ngày trước thoải mái lắm , nhưng đợt năm ngoái có công ty trốn ra hàng nghìn bố lao động. Vậy nên từ đó bọn công an nó mới lùng ác. Ngày xưa chỉ cần cầm cái thẻ học sinh đi là được. Bây giờ nó dùng máy soi rồi.
Vãi cả l*и trốn ra hàng nghìn người thì bảo sao. Đấy mới chỉ là một công ty , còn hàng nghìn công ty khác nữa thì số người lao động trốn ra là không đếm xuể. Vậy là bà giáo nói thật , họ còn mời cả công an Việt Nam sang bắt người cơ mà.
Giang nói tiếp :
– Mà mày biết sao tao bảo mấy anh em mình chuyển nhà không..??
Tôi ngơ ngác :
– Thì ở đông không tiện chứ sao..!?
Nó lắc đầu :
– Không hẳn đâu, bên này bọn Việt Nam cướp của nhau nhiều lắm. Ở cái nhà đấy có chục người. Mà ngày tháng lĩnh lương bên này nó giống nhau . Ai cũng lĩnh tầm mùng 5-10 mỗi tháng. Ở đông có ngày nó vác súng vác dao lên tận nhà nó cướp.
Nghe như phim Người Trong Ao Hồ. Nhưng tôi thấy khá khó tin :
– Đéo ai làm thế , cùng cảnh sang đây ai nó cướp.
Giang nó cười :
– Không tin mai mày sang hỏi ông Sơn. Từng là nạn nhân đấy , ngày trước ông ấy ở cái nhà ở khu vắng người cơ. Nhà rẻ có mấy nghìn một tháng. Ở 5 người bị tầm chục thằng nó vào cướp sạch tiền lương đấy. Bạn ông ấy chui được lên gác xép nhưng chúng nó chưa đi đã mò xuống. Nó đánh cho như chó…
Tôi nói :
– Thế mà không đâm chết cụ nó một thằng….
Giang trả lời :
– Toàn ông nhát , với lại chúng nó cầm cả súng. Mình là người bất hợp pháp chết không ai quan tâm. Mất tiền còn hơn mất mạng.
Nghĩ cũng đúng , thằng Giang nói thêm :
– Sau vụ đó mới chuyển lên khu đông người này này. Cửa nhà phải có khoá , với nhà chung cư bố chúng nó cũng không dám vào cướp. Thường chúng nó chỉ chặn đường với tìm những nhà ở đông thôi. Mày đi làm đừng mang tiền trong người.
Đệch mợ nó, tôi còn hẳn nghìn Đô chưa động đến. Lúc nào cũng mang trong người, giờ nghe nó nói thấy sợ. Nhưng cũng phải cảm ơn nó đã cho tôi những kinh nghiệm quý báu. Được cái tôi cao to , lại chăm mua quần áo bên này nên khi tôi ra đường nếu không nói chuyện không ai nghĩ tôi là người nước ngoài.
Làm được hơn một tháng ở quán nấm tôi được lĩnh tháng lương đầu tiên. Đúng 2 vạn 3. Chủ còn mua cho 2 bộ quần áo đi làm. Đúng chuẩn áo rộng , quần rộng , đội cái mũ in hình nấm chủ nó tấm tắc :
– Từ mai đi làm mặc cái này thôi, quần áo kia dầu mỡ nó bắn vào giặt không ra. Đến đây xong thay quần áo, bao giờ về lại thay. Không thì mặc như này về cũng được.
Cảm động trước tấm lòng của chủ mà suýt khóc. Tôi cảm ơn rối rít rồi đi về , từ hôm sau tôi mặc quần áo mà chủ nó mua cho để làm việc. Đến chỗ làm , nhìn thấy tôi bà bán ngô đưa tay hình cái Like :
– Mày mặc bộ này nhìn như người Đài ấy.
Vậy là tôi thêm phần tự tin khi ra đường , cái thói quen đeo kính của tôi cũng từ đó mà có. Mặc dù tôi không bị cận , nhưng đi ngoài đường đeo thêm cái kính trông nó khác hẳn. Như bọn Đài chính hiệu , tôi ở Đài Loan gần 2 năm mà dù tôi đi qua công an không biết bao nhiêu lần nhưng chưa một lần tôi bị kiểm tra giấy tờ. Lúc nào cũng đóng bộ ngon lành , đeo kính, tay cầm điện thoại , tai nghe phone.
Nhiều khi đi ngoài đường gặp mấy trường hợp chỉ cần liếc qua cái là biết ngay mấy bác Việt Nam. Đặc điểm nhận dạng rất dễ , mặc quần áo kiểu Việt Nam , đạp những chiếc xe đạp ăn trộm , và Vượt Đèn Đỏ trên vỉa hè. Đa phần các bác ấy toàn đi xe đạp trên vỉa hè mà. Thê nên có đèn đỏ là các bác ấy vượt luôn. Hồi đó còn mốt đầu Vàng như Cứt nữa. Nhìn sơ qua cái đoán chắc 100% là người Việt Nam. Đã vậy còn hay đi thành top 2-3 người xong sổ tiếng Việt.
Tôi thì khác , tôi hạn chế đi đông người, hạn chế nói tiếng Việt. Và tôi chỉ đi bộ hoặc đi tàu điện. Dù rằng mua cái xe đạp 3000 bạc nhưng chỉ sau khi chuyển từ quán Nấm sang Quán Hàn tôi mới đạp xe đi làm tầm 3 hôm. Để rồi khi hỏi bọn ở quán gần đó có Ga tàu điện thì tôi chuyển nhượng Xe Đạp cho thằng Phú để nó đi làm.
Gắn bó với quán nấm được hai tháng thì ông chủ quyết định mở thêm một Sạp nữa ở một chợ đêm khác. Ông ấy giao cả sạp lại cho tôi , chỉ đến thu tiền vào mỗi buổi đêm khi gần đóng cửa. Ông ấy nói :
– Mày giờ tìm thêm một người nữa về đây làm với mày. Tao phải làm ở Quán trên chợ đêm khác.
Thế thì ngon quá , thằng Phú giờ công việc chưa ổn định. Ngày người ta chỉ nhận nó rửa bát có mấy tiếng. Có cơ hội này thì tuyệt vời , tôi đồng ý luôn. Vì có thêm thằng Phú tôi dễ dạy hơn. Người Việt Nam với nhau cái gì không hiểu còn dễ giải thích. Hôm sau tôi đưa Phú đến gặp chủ , tôi nói :
– Đây là em trai tao , nó cũng vừa mới sang đây. Hai anh em tao làm mày cứ yên tâm.
Chủ gật đầu đồng ý, nhưng hôm đó vẫn cố ở lại xem xét tình hình. Thằng Phú còn lóng ngóng hơn cả tôi lúc ban đầu. Nhưng số nó may vì giờ đây tôi chiên nấm với đóng bao thành thần rồi. Có nó thì hơi thừa nên việc Rao Hàng tôi với chủ giao luôn cho nó. Cả buổi tối hôm đó Phú hú như người rừng. Lúc này tôi mới thấy cái cảnh hôm đầu tiên của tôi nó Chuối như thế nào. Đang rao Phú nói :
– Thế ngày nào cũng rao như thế này à…Ngại lắm, mà rao sai toàn bị chủ nó chửi.
Tôi cười :
– Ừ hai tháng nay ngày nào tao chẳng rao thế. Dần rồi quen , ko vất vả kiếm sao được tiền. Mày đi rửa bát ngày 4 tiếng đuọc có 400 đồng. Làm ở đây không tốt hơn à…!!?
Từ hôm sau chủ không ở đấy nữa , tôi với thằng Phú cùng nhau đi làm . Tôi dạy nó tất cả những gì tôi biết , nếu chủ mà ở đây thì nó bị chửi sml , vì học mãi không vào. Làm được 4 tháng thì tôi đổi công việc , một hôm làm về Giang nó gọi tôi bảo :
– T , tiếng mày nói được nhiều chưa. Tao có chỗ làm ngon lắm , lương 2 vạn rưỡi , ăn hai bữa mà còn thêm giờ….Nhưng nó yêu cầu biết ít tiếng, với thẻ học sinh.
Tôi nói :
– Tiếng thì cơ bản cũng ok , nhưng móc đâu ra thẻ học sinh…??
Giang trả lời :
– Thẻ học sinh ông Sơn làm giả được, làm giả được cả thẻ đi làm. Nhưng chỉ mang đến cho chủ quán nó xem thôi. Xong xé luôn chứ không được mang trong người. Tù đấy…
Tôi thấy cũng được , lương 2 vạn rưỡi, có thêm giờ thì tháng cũng phải được 2 vạn 8. Đã vậy còn ăn hai bữa , tôi bảo nó dẫn tôi đi xin việc. Thằng Giang chấp nhận rồi nó chạy sang nhà ông Sơn nhờ làm giúp tôi cái thẻ học sinh để mai mang đi Lừa chủ. Tôi gọi điện cho chủ quán Nấm xin nghỉ 2 ngày với lý do nhà trường bắt Thi. Chủ cũng bực vì thông báo vội vàng, nhưng vì việc học nên ông ấy cũng đồng ý . Nhưng sau đó tôi chỉ gặp lại ông ấy lần cuối là lúc tôi đến thanh toán nốt số tiền lương còn lại.
Hôm sau thằng Giang dẫn tôi đến một quán ăn Hàn Quốc . Nơi đây cũng chính là nơi tôi bắt đầu học cách cầm dao, cách hất chảo , và cách nấu ăn từ một thằng Sư Phụ , sau này cũng là người bạn Đài tốt của tôi………
Quán Nấm là nơi khởi đầu , ông chủ ở đó cũng là người Thầy đầu tiên của tôi trong mọi thứ. Ông ấy dạy tôi tiếng, dạy tôi cách làm việc , dạy tôi cách nhấn nhá câu chữ……Nhưng vì đồng tiền nên khi có công việc ổn hơn tôi chẳng còn cách nào khác là tìm người thế chỗ và ra đi với công việc mới….!!!!
——————–
- 🏠 Home
- Hồi Ký
- Tâm Sự
- Đài Loan Ký Sự
- Chương 9: Cuộc Sống Của Một Người Bất Hợp Pháp